Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

NHỮNG GIÁ TRỊ CĂN BẢN CHO XÃ HỘI-CHÍNH TRỊ (Kỳ 2)




II. BÌNH AN VÀ CÔNG MINH CHÍNH TRỊ HAY LÀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT PHÁP QUỐC GIA

    “Con người, theo bản tính tự nhiên là một hữu thể xã hội-chính trị”, đó là tư tưởng triết học nhận định.Bản tính xã hội chính trị này là dấu chỉ con người nghĩ đến nguyên nhân của nhiều phức tạp cùng đa tạp bất đồng, đó là theo ngành nhân loại học phân tích.Vì thế, con người cần sự hổ tương và giúp đỡ. Con người phải chấp nhận cần đến những giá trị nhân bản, để thông thương và truyền đạt cho nhau sự sống. Cái căn bản cần thiết của sự tương quan xã hội chính trị này (socio-politique) là hiệu lực sống còn của con người và nhân loại. Cũng thế, để con người có được đời sống tươi nở, hầu tạo nên cái nhân vị cho mình, cũng như cái lý do chính đáng để con người thực hiện cùng sáng tạo những công trình khoa học, không những trong lãnh vực xã hội chính trị, mà còn trong nhiều lãnh vực khác là văn hoá, nghệ thuật, triết học và tôn giáo vv…

    Chúng tôi được biết nghành nhân loại học cũng nghiên cứu nhiều vấn đề như: tình yêu, tính dục, luân lý, thiên tính, bản năng, những nhu cầu chính đáng của trẻ em mới sinh, nhu cầu làm việc và sự chọn lựa việc làm, hoặc dễ dãi khi ra đi v.v. Nhất là, những tiềm năng của ngôn ngữ và lý trí con người.


    Tuy nhiên cái bản tính chính trị là một bản tính bên cạnh bản chất thực của con người (l’essence humaine).Vì bên ngoài những khuynh hướng xã hội và cộng đồng, thì con người cũng có khuynh hướng chống lại xã hội và cộng đồng, nên thường dễ tạo những cuộc xung đột, đánh nhau, chiến tranh hoặc hận thù vv...

    Đã là con người, thì họ cần sống chung với đồng loại, và liên hệ với tha nhân. Tuy nhiên sự sống chung này, không luôn được che chở do những tiêu chuẩn của các quy luật đề ra. Ngược lại, điều vừa nói đó luôn gặp khó khăn trở ngại bởi những khác biệt: như là ý kiến, màu da, giòng giống, chủng tộc, giai cấp, hay vì những ganh ghét, chống đối, hoặc nữa vì những quyền lợi chính trị, thương mại. Hay nữa, là do những hiếm hoi về tài sản vật chất, tài nguyên quốc gia, vả nữa cũng do những dục vọng muốn chống lại xã hội.Tất cả các điều nói đó tạo nên sự ghen tị, hận thù, tham vọng.Do đó, chúng tôi cảm nghĩ sự sống chung như thế qủa là một hiện thực khó khăn cùng nan giải.

    Thiết nữa chúng tôi thấy sự sống chung luôn bị những con người hành động theo ý muốn tự do, mà họ cho là sự sống tuyệt đối tự do, chính họ là người thường gây rối.Lý ra, những con người này không thể làm cản trở sự chia sẻ và thông phần chính mình cùng một không gian, một mảnh đất sống với đồng loại. Hơn nữa, điều tối thiểu là họ nên ý thức rằng mình không thể làm cản trở sự sống chia sẻ này với tha nhân.Có nghĩa là cho kẻ chia sẻ với họ đó cùng một thời gian và không gian thực, cũng như chớ làm cản trở ảnh hưởng của những người này đối với người khác khi đã sống chung.Vì thế, sự kiện này không chỉ có giá trị cho hoàn cảnh mà những người khác khi đã sống chung, đối lại cũng có giá trị cho người muốn sống chung. Lý do trên chúng tôi nêu ra để ai muốn thiêt tạo đời sống chung, thì chớ nên làm cản trở hay phá ảnh hưởng của người anh em đối với người khác. Nhất là, cho những người theo con đường ý muốn tự do không làm cản trở tư tưởng, đời sống của tha nhân.Bởi việc này có thể đi đến những cuộc xung đột dễ tạo hận thù và chiến tranh triền miên.

    Sau nữa, chúng tôi lưu ý đến các năng tính của con người.Con người ai cũng muốn trục xuất những cuộc xung đột ra khỏi đời sống của mình.Bởi các cuộc xung đột làm trầm trọng thêm đời sống, đôi khi dẫn đến chiến tranh và sự chết như chúng ta đã thấy xảy ra đó đây trên trái đất ta sống.Vì thế sự rủi ro đưa đến các cuộc xung đột, có tính cách phổ quát cho con người theo hai điều kiện sau đây:
    1 Vì nhiều người chia sẻ sống cùng một không gian thực, và
    2. Họ theo đuổi con đường tự do ý muốn (libre arbitrer).
     Chúng tôi được biết có những người đưa ra các biện bác và bác luận chống lại đề nghị trên.Những biện bác cùng bác luận đó là do các tư tưởng gia marxistes như Marcuse hay Macphreson. Tuy nhiên, các điều này không những chỉ có trong thuyết marxisme mà người ta bắt thấy các bác luận này, là chống lại những đề luận rủi ro xung đột của thế giới, của xã hội con người.Song người ta cũng bắt thấy các đề luận như thế do những tư tưởng gia tự do, ví dụ như Hume vá gần chúng ta hơn cả là J. Raws. Theo các tư tưởng gia marxistes và tự do, thì họ bênh vực cho thuyết chỉ có xung đột trong trạng thái (thực cảnh) mà hai điều kiện khác nhau thường hiện hữu như sau:
    a) Nhiều người khác biệt về nhu cầu quyền lợi;
    b) Thực trạng về kinh tế không dồi dào và phong phú.
    Từ đó chúng tôi nghĩ rằng ai bênh vực và ủng hộ ý kiến cho hai điều kiện trên là tất yều, tức là họ chấp nhận một trạng thái xung đột chầm chậm.Họ cũng có lý do thừa nhận rằng trong trường hợp mà các điều kiên trên không xảy ra xung đột, là nhờ vào những quy tắc luật pháp minh xác. Theo lý của họ, để có thể giải quyềt những bất đồng trên, thì có một sự hoà điệu của quyền lợi và sự phong phú tài sản vật chất.Như thế, chúng tôi nghĩ những quy tắc và các giá trị xã hội-chính trị là vô ích chăng (superflues)?

    Thực vậy, ngoại trừ ý kiến cụ thể về hai điều kiện khác nhau là điều tất yếu, thì ý kiến của các tư tưởng gia marxistes hoàn toàn trái ngược với các tư tưởng gia tự do – Theo họ, ở đây là một sự sống chung không có các bổn phận xã hội và chính trị.Có nghĩa là sự giao thông và tác dụng hổ tương (interaction) không hạn chế.Chúng tôi nghĩ thực là một tình trạng vô chánh phủ (anarchie).Bởi một quốc gia không có nhà cấm quyền (un Etat sans aucune autorité politique) là điều ảo tưởng của họ.

    Trái lại những tư tưởng gia marxistes và tự do trên, thì chúng tôi nghĩ hai điều kiện khác nhau này, là không phải tất yếu. Trước hết, theo chúng tôi tưởng thì người ta chỉ có thể giàu có về sự tương quan, và họ không có cái giàu có tuyệt đối vế tài sản (chẳng hạn sau khi Hà Nội cưỡng chiếm Miền Nam, nhiều người dân Miền Nam và người giàu có đã bị chúng cướp sạch.Hay cuộc khủng hoàng tài chánh của các ngân hàng ở Mỹ những năm vừa qua đã lây lan cả toàn cầu. Nhiều nhà tỷ phú tiền rừng, bạc bể chỉ trong một đêm, sáng ngày mai bi mất hằng tỷ mỹ kim.Người ta ước tính số tiến “đốt đi” trên toàn cầu vào khỏang 35 ngàn tỳ Mỷ kim).Thề nhưng, chúng tôi thấy trong một vài lãnh vực, thì sự giàu có và phong phú không thể có tuyệt đối: đơn cử trong những tác phẩm mỹ thuật có cái độc nhất như bức tranh thời danh La Joconde của đại họa sĩ Léonard de Vinci.Hoặc nữa, như các nhà ẩn tu, các vị ấy có cái nét độc đáo của mình.Con người cũng có những nghề nghiệp thượng đẳng, như các viện trưởng đại học hay các vị thẩm phán của tối cao pháp viện.

    Chúng tôi nhận thấy những tài nguyên đơn giản như là nước, không khí, đất đai và năng lượng sẽ trở nên khan hiếm, tạo lo âu cho thế gíới ngày nay.Ví dụ những liên quan đến các tài nguyên này, có thể tạo nên sự nguy hiểm tranh dành, xung dột, và chiến tranh đánh nhau để chiếm đoạt.Như người ta nói nguồn nuớc là sự sinh tử của dân Do Thái. Thế nên, cuộc chiến tranh đánh nhau của người Do Thái và khối Arabe và Palestin trước đây và bây giờ một phần cũng do sư sinh tử của nguồn nước này. Cũng như vấn đề năng lượng, là dầu hỏa mà người Mỹ qua chánh quyền ông Bush đã bằng bất cứ mọi giá đánh cho gục chánh phủ Sadam Husen.Ông đã bất chấp sự không đồng ý của các đồng minh Pháp, Đức và Liên Hiệp Quốc, cũng như bỏ ngoài tai các lời khuyến can của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị không nên đánh chiếm Irak… Ông Bush đã ra lệnh cho quân đội Mỹ đánh phủ đầu Sadam Husen, và chiếm cho được Irak, là nơi có các mỏ dầu hài ra tiền cho Mỹ. Chúng ta thấy ngay cả trong hoàn cảnh sung mãn giàu có, kể cả những người có nhiều quyền lợi trong một xã hội, song chúng ta thấy rằng vẫn có thể xảy ra những xung đột, tranh dành khó có thể tránh được.

   Vả nữa, chúng ta có thể khảo sát thêm để nhận ra, không chỉ ở những đứa bé mới có tranh chấp, mà ngay cả những người lớn vẫn có các tranh chấp này. Thêm nữa, các tranh chấp không chỉ vài người, nhóm người, mà ngay các đảng phái và quốc gia, vẫn thường có những xung đột, tranh dành, ẩu đả thường xảy ra.Chẳng hạn như cái Bộ Tà Trị và cái Đảng gian phi Việt cộng của Hà Nội, chúng nó tranh ăn hối lộ, tham nhũng, chúng nó dành nhau cướp đất, cướp tài sản của người dân vv. Lắm lúc tranh ăn, tranh cướp với nhau ăn chia không đều, chúng lại hạ sách cho lệnh thủ tiêu, hay cho xe đụng gây ra các tai nạn chết người.

    Tại sao chúng làm như thế? Bởi lý do họ không có những kiểu mẫu, những quy phạm giống nhau về luân lý và đạo đức chính trị.Hơn thế nữa, ví họ có những nhu cầu và quyền lợi không được thỏa mãn. Vì sự không thảo mãn đó tạo nên cho họ những khát vọng.Và bởi họ có quá nhiều tham vọng và dục vọng, nên họ khao khát chế ngự người khác.Nói tóm lại, những cảnh tranh dành, xung đột là được xây trên các hành vi tự do (theo ý mình, có tính cách chủ quan) cứ nghĩ rằng mình có quyền làm vậy, có tự do hành động như thế v.v..Và nhất là, vì con người sống trong cùng một không gian, một giải đất.Do thế, người ta có thể nói rằng những thực trạng xung đột, đánh nhau là cái liên quan gắn chặt vào đời sống của con người mà họ sống vậy. Bởi thế, mục đích cao cả của tôn giáo và triết học là loại bỏ tình trạng không có một khuôn khổ chính trị, không có những giá trị nhân bản làm mẫu mực cho xã hội và con người.Để rồi nhờ những quy tắc mẫu mực và giá trị nhân bản đó làm phẩm chất tốt đẹp cùng công minh cho cộng đồng loài người để sống chung.

    Thế nên, để loại bỏ điều khinh thi và ngộ nhận, thì sự đề nghị tranh chấp, là không thể được xây dựng trên một hình ảnh của con người bi quan, tụ hội bè phái, khao khát thống trị và tham vọng chế ngự anh em mình. Đề rồi từ đó sinh ra dùng vũ lực thô bạo hoặc những đòn thù độc để mưu hại anh em.Thực ngay cả những con người đã hướng về mưu cầu hạnh phúc cho đồng loại, có thể họ cũng có những cuộc tranh chấp.Song, chúng tôi nghĩ những cuộc tranh chấp này thường liên quan đến điều tốt, điều đẹp, điều thiện và ích lợi cho đồng loại.Vì các vị ấy muốn thực thi những điều công bằng cho tha nhân. Đơn cử như Cha Nguyễn Văn Lý, Đức Tồng Giám Muc Ngô Quang Kiệt, Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh, Cha Vũ Khởi Phụng, Hòa Thưọng Thích Quảng Độ, Mục Sư Nguyện Công Chính vv. Do vậy, những cuộc tranh chấp trong chiều hướng xây dựng nhân bản này, thì có một hành động của lý tưởng cao cả để mưu cầu và tạo hạnh phúc cho đồng loại, cho đồng bào hay giáo dân của mình.

    Từ đó, chúng ta hiểu rằng cái quan điểm trên rất là quan trọng, để tránh cho mình khỏi rơi vào trạng thái ích kỷ và quy ngã, quy đảng thái qúa.Có nghĩa là chúng ta không đi vào cuộc tranh chấp, tranh biện giữa các tư tưởng gia cộng sản độc tài hay tự do phóng túng.Qủa thực có biết bao nhiêu lý do mà những người thực tiễn chung sống và chia sẻ cùng một bầu trời, một giòng sông cùng một giải đất vv.. Họ thừa nhận ảnh hưởng và quyền lợi của nhau, tôn trọng ảnh hưởng của người này trên các người khác mà không xảy ra những cuộc ẩu đả và xung đột, không tranh đấu giai cấp đến đổ máu, đầu rơi như người cộng sản chủ trương.

    Thực thế, con người không mấy ai muốn diễn tiến xung đốt xảy ra vì những trái ngược và mâu thuẫn đối với quyền lợi của mình.Tuy thế, nhưng chúng tôi thấy qủa là khó tránh những xung đột, bất đồng lắm lúc xảy ra.Chúng ta nhận thấy như các xã hội Tây Phương chúng ta đang sống, những đồng dạng và đồng hạng cùng đồng đẳng của các quy luật và nên tảng giá trị của xã hội chính trị, đôi khi chưa đủ chính thức hóa và hợp pháp hóa, mặc dầu những giá trị nhân bản đó có tính cách phổ quát cho con người. Bởi thế, chúng tôi nghĩ phải có một đề nghị cho việc sống chung bình an được thực hiện do những thể chế, định chế chính trị xã hội tạo nên.Thể chế hoặc định chế đó sẽ hướng về những quy tắc, quy luật, quyền lợi, và chúng có giá trị chung cho mọi người.Và chỉ có sự sống như thế mới bảo đảm việc hòa bình và công minh giữa con người với nhau.

    Vì vậy cái điều kiện cùng nền tảng thiết tạo và bảo vệ bình an cũng như công chính giữa con người với nhau, thì đây là một khuôn khổ cùng quy luật chính trị, hầu làm giảm bớt những cuồng vọng, những tham vọng thống trị của những người mưu cầu chế trị kẻ khác; và trong khi đó cùng một lúc bảo đảm được cho mọi người có sự sống an thái cũng như có được một không gian độc lập cho sự sống riêng tư của mình.Các điều nói này cần được thực hiện theo những nguyên tắc, cũng phải được thực hiện đồng đều cho tất cả mọi người dân, và cho tất cả hoàn cảnh chính đáng của họ.Điều ấy muốn nói người dân chỉ có bình an và hạnh phúc khi tất cả các việc làm chính trị ngay thẳng và công minh.Từ suy tư này, khi luật pháp của một quốc gia hướng về hòa bình và công chính, thì nhờ bình an cùng công chính đó bảo đảm bởi quyền của công chúng, thì được gọi là một hình thái luật lệ và hiến pháp quốc gia. Và một quốc gia như thế, thì luôn được thiết tạo trên những quy thuận hổ tương của mọi người công dân có cùng một nhân phẩm.Hơn nữa, trong một quốc gia có hiến pháp và quyền luật được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh: như thể lý, tâm linh, kinh tế, chính trị, văn hóa cùng xã hội v.v., thì quốc gia này theo một nguyên tắc chung và phổ quát.Đó là hướng về sự giới hạn các hành động trái phép, cùng một lúc hướng về việc bảo vệ sự sống chung cùng một không gian, một lãnh thổ, cũng thế cùng một lúc bảo vệ và duy trì sự sống tự do cho các cá nhân và cộng đồng.

    Khi một quốc gia luôn hướng về nền công chính hay các nền tảng căn bản tự do của các công dân, thì được gọi là một quốc gia có Luật Pháp và Hiến Pháp xác thực minh định.Còn các Nuớc cộng sản, tuy có hiến pháp và luật pháp làm ra, nhưng người cộng sản luôn làm trái những điều căn bản mà họ đã đề ra trong hiến pháp. Như Bắc Kinh, Hà Nội, Lào, Bắc Hàn, Cu Ba v.v. thường vi phạm vào luật nhân quyền.Một quốc gia có luật lệ và hiến pháp minh định như thế, thì đây là nền tảng của con người theo quan điểm chính trị-xã hội.Khi tổng thống, thủ tướng, dân biểu, nghị sĩ mà phạm pháp và vi hiến do hiến pháp quốc gia đề ra, cứ chiếu theo luật pháp quốc gia, chúng ta có quyền xử tội và bỏ tù họ. Đẹp thay khi quốc gia có hiến pháp được bảo vệ và tôn trọng, đó chính là thể hiện cái giá trị chính trị-xã hội cốt yếu hơn cả.Các giá trị chính trị- xã hội là những quyền căn bản của con người, mà người ta gọi là Nhân Quyền, Human Rights, Droits De L’Homme.


(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét