Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

{NVCL}:‘Ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện, một chứng nhân của Trại giam Cổng Trời đã ra đi - {VRNs}: Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tạ thế




Ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện, một chứng nhân của Trại giam Cổng Trời đã ra đi


Cuộc đời ông Thomas More Nguyễn Chí Thiện là một chứng tích khủng khiếp của chế độ cộng sản tàn bạo và bất nhân.
Xin cầu nguyện cho linh hồn Thomas More Nguyễn Chí Thiện sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Xin thành kính phân ưu với gia quyến, bạn bè của nhà thơ, ngục sĩ Thomas More Nguyễn Chí Thiện.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, thường được gọi là ‘ngục sĩ’ Nguyễn Chí Thiện – chỉ vì phần lớn cuộc đời của ông gắn liền với nhà tù cộng sản – đã từ trần lúc 7 giờ 17 phút  sáng Thứ Ba, ngày 2 tháng 10 năm 2012,  tại một bệnh viện ở thành phố Santa Ana, quận Cam, California, thọ 73 tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện

Tổng cộng thời gian ngồi tù của ông là 27 năm, đã từng biết đến những trại giam kinh hoàng của chế độ Cộng sản như Trại giam Cổng Trời.
Tại đây, ông đã được gặp những chứng nhân Công giáo như Cha Chính Vinh, những người công giáo đã đem đến cho ông những suy nghĩ sâu sắc và cảm nhận được Tình yêu Thiên Chúa. Chính vì vậy, cũng như ông Kiều Duy Vĩnh vừa mới từ giã cõi đời gần đây, ông Nguyễn Chí Thiện đã nhận lãnh bí tích rửa tội từ linh mục Cao Phương Kỷ để trở thành một người Công giáo. Ông lấy tên Thánh là Thomas More.
Cuộc đời ông Thomas More Nguyễn Chí Thiện là một chứng tích khủng khiếp của chế độ cộng sản tàn bạo và bất nhân.
Ông đã để lại những tác phẩm của mình, vẫn còn gây nhức nhối cho bạn đọc đến hôm nay và là một bản tố cáo đanh thép chế độ cộng sản cũng như chế độ nhà tù bất nhân. Đó là tác phẩm Hoa Địa ngục và Hỏa Lò.

Xin cầu nguyện cho linh hồn Thomas More Nguyễn Chí Thiện sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Xin thành kính phân ưu với gia quyến, bạn bè của nhà thơ – ngục sĩ Thomas More Nguyễn Chí Thiện.
2/10/2012
Ban Biên Tập Nữ Vương Công Lý
=========================================

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tạ thế

California, USA – Từ California, Chu Tất Tiến cho biết: “Vô cùng xúc động báo tin buồn: Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện, người Anh Hùng trong Thi Ca và Đời sống, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước Việt Nam, người đã thản nhiên chấp nhận 27 năm tù trong ngục tù Cộng Sản, vừa từ giã chúng ta lúc 7 giờ 17 phút sáng nay, ngày thứ Ba, ngày 02 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, California (giờ Cali)”.
Tự điển bách khoa mở Wikipedia viết về nhà thờ Nguyễn Chí Thiện như sau:
“Ông sinh 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội, là một nhà thơ phản kháng người Việt Nam. Ông từng bị nhà chức trách của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt giam tổng cộng 27 năm tù vì tội “phản tuyên truyền”.
Ông được phóng thích ngày 28 tháng 10 năm 1991 và đến tháng 1 năm 1995 thì được xuất cảnh sang Hoa Kỳ”.
Nhà thờ Nguyễn Chí Thiện đã xuất bản:
“Tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội và được giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:
‘Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm’.
Vì tập thơ không ghi tên tác giả, nên lần in đầu tiên năm 1980 do “Uỷ ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam” phát hành tại Washington D.C. ghi tác giả là “Khuyết danh” hay “Ngục Sĩ” với tựa Tiếng Vọng Từ Đáy Vực.
Năm 1981, ấn bản khác của báo Văn nghệ Tiền phong phát hành ở hải ngoại được ra mắt dưới tựa Bản Chúc thư Của Một Người Việt Nam.
Nhan đề Hoa Địa ngục được dùng đầu tiên năm 1984 khi Yale Center for International & Area Studies in bản tiếng AnhFlowers from Hell do Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau này người ta mới biết đến tên Nguyễn Chí Thiện.
Một số bài thơ trong Hoa Địa ngục đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trong tập Ngục ca.
Cũng nhờ vì tập thơ này năm 1985 Nguyễn Chí Thiện đoạt giải “Thơ Quốc tế Rotterdam” (Rotterdam International Poetry Prize).
Trong khi ông bị giam cầm vì tên tuổi ông được biết đến nhiều, những hội đoàn như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cùng những chính khách như Léopold Senghor (cựu tổng thống Sénégal), John Major (cựu thủ tướng Anh) và vua Hussein của Jordan từng lên tiếng tranh đấu cho ông được thả.
Năm 2006 tập thơ gồm hơn 700 bài của ông được đúc kết lại với đúng tên tác giả đã ra mắt độc giả người Việt hải ngoại một lần nữa và được đón nhận nồng nhiệt.
Tập thơ Hoa Địa ngục còn được dịch ra tiếng Đức với tựa Echo aus dem abgrund, tiếng Pháp: Fleurs de l’Enfer, và tiếng Hà Lan: Bloemen Uit de Hel. Cái tên này tác giả đã chọn ghi ở cuối lá thư đính kèm với tập thơ khi đột nhập tòa đại sứ Anh ở Hà Nội”.
Ngoài làm thơ, Nguyễn Chí Thiện còn viết văn:
“Nguyễn Chí Thiện được phóng thích năm 1991 và sang định cư ở Mỹ năm 1995. Năm 2001, tập truyện Hoả Lò của ông được nhà xuất bản Cành Nam ở Arlington, Virginia đem in cùng Tổ hợp Xuất bản miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2001, rồi tái bản năm 2007. Cũng trong năm 2007, tập truyện cùng với thơ ông được dịch ra tiếng Anh, nhan đềHoa Lo/Hanoi Hilton Stories do Yale University Southeast Asia Studies xuất bản. Bản dịch có sự đóng góp của Nguyễn Ngọc Bích, Trần Văn Điền, Vann Saroyan Phan và Nguyễn Kiếm Phong.
Năm 2008 Hai Truyện Tù/Two Prison Life Stories, một tác phẩm song ngữ Việt-Anh được xuất bản ở Mỹ với sự cộng tác của Jean Libby, Tran Trung Ngoc và Christopher McCooey”.
PV.VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét