LTCGVN (10.06.2014)
Trong hạn chế bài viết, nên chỉ tạm nêu lên vài nét “nổi bật” trong cuộc đời của vài nhân vật Cộng sản chính và được phân ra thành thành hai nhóm trong ba thế hệ: nhóm thứ nhất gồm Kart Heinrich Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, và nhóm thứ thứ hai gồm Joseph Stalin, Mao Zedong, Hồ Chí Minh, Kim Il-Sung. Tất cả sự kiện thực tế đều được dựa trên những tài liệu của trang mạng en.wikipedia sau khi được kiểm tra, những bài viết cá nhân của những học giả nghiên cứu, Giáo sư, và nhà báo ngoại quốc, và một số cuốn sách ngoại ngữ được cho là có giá trị xác thực.
1- Nhóm thứ nhất:
(Từ trái sang phải là Marx, Engels, Lenin)
a- Kart Heinrich Marx (1818--1883):
Kart Marx được xem là cây cổ thụ về lý thuyết Chủ nghĩa Cộng sản qua Bộ sách “Das Kapital” (“Tư bản Luận”), được sinh ra trong một gia đình trung lưu người Hòa Lan gốc Do Thái, ở nước Phổ (nước Đức thời phong kiến) gốc, có truyền thống theo đạo Do Thái (Judaism), sau đổi theo đạo Tin Lành (Protestantism) thuộc giáo phái Martin Luther (i.e. Lutheranism, đạo Tin Lành của Tây phương,) nhằm tránh pháp chế bài Do Thái lúc bấy giờ. Nhưng khi lớn lên, ông ta trở thành kẻ vô thần, hâm mộ triết lý Hegel nhưng thuộc tả phái Hegel tự xưng là nhóm Thanh niên Hegel, chống đạo Tin Lành, áp dụng biện chứng pháp của Hegel để phát triển chủ thuyết duy vật, chủ thuyết xã hội, chủ thuyết duy lý, và chủ thuyết bài thần --là những chủ thuyết đã có trước từ lâu. Ông ta được cho ăn học hết bậc đại học và đạt đuợc bằng Tiến sĩ Triết học Đức. Cha ông ta là một luật sư, phía bên ngoại cũng là người Hòa Lan gốc Do Thái, có công ty Điện tử Phillip ở thủ đô Amsterdam, và người cậu là chủ ngân hàng và nhà kỷ nghệ tư bản giàu có ở thủ đô London vốn là người mà người vợ của ông ta, Jenny von Westphalen (còn được gọi là Jenny Marx) --gánh chịu khốn khổ nhất vì chồng con-- thường hay đến để vay tiền khi sinh sống ở London, ngoài phần tiền chu cấp hàng tháng cho ông ta bởi người bạn thân và là đồng chí mình, Friedrich Engels vì tiền nhuận bút cho những bài viết trên 6 tờ báo ở 6 nước khác nhau không đủ trang trải cho sinh hoạt cuộc sống của gia đình đông con --7 người, nhưng sau nầy chỉ còn lại 3 người con gái trưởng thành.
(Johanna Bertha Julie Jenny von Westphalen (1814--1881),
xuất thân từ một dòng họ rất giàu có, gốc Do Thái,
người Hòa Lan, trở thành, Jenny Marx, người vợ của Karl Marx vào năm 1843)
xuất thân từ một dòng họ rất giàu có, gốc Do Thái,
người Hòa Lan, trở thành, Jenny Marx, người vợ của Karl Marx vào năm 1843)
(Jenny Marx lớn hơn Karl Marx 4 tuổi)
Trong cuốn sách vốn nhận được Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2012, là “Love and Capital: Karl and Jenny Marx and the Birth of a Revolution” (“Tình yêu và Tư bản: Karl và Jenny Marx và sự Ra đời của cuộc Cách mạng”) của nữ nhà báo với 20 năm trong nghề và là nhà nghiên cứu sử liệu, Mary Gabriel - cũng là người hâm mộ Karl Marx, dầy khoảng 700 trang, được Elaine Showalter điểm sách trong bài viết “Love and Capital: Karl and Jenny Marx and the Birth of a Revolution,” vào ngày 14/10/2011 trên washingtonpost.com, như sau:
“Nhưng “Tình yêu và Tư bản” là cuốn tiểu sử từ lúc khởi đầu --nói về cuộc sống và sự nghiệp của Karl Marx từ viễn ảnh của người vợ và những đứa con của ông ta và đặt lịch sử của Chủ nghĩa Mác-xít trong những bối cảnh của một lịch sử gia đình. Những tiết lộ và những mâu thuẫn tạo nên sức hấp dẫn. Đối với một nhà lý luận vĩ đại về tư bản và kinh tế, đáng kinh ngạc là ông Marx không biết lo xa và không biết gì về tiền bạc”.
Trong phần mở đầu, tác giả bài điểm sách trên, Elaine Showalter, vị nữ Giáo sư Anh ngữ tại Đại học Princeton, và là nhà chuyên nghiệp về văn hóa Victoria, vốn là người viết về Eleanor Marx, người con gái út của ông Marx, đã viết như sau:
“Khi người vợ của nhân vật chính trị, đang mang thai đứa con thứ tư của họ, thực hiện chuyến đi ngắn để cố gắng quyên tiền cho công việc của ông ta, ông ta đã ngủ với người quản gia sống trong nhà và làm cho cô ta có thai. Trong cơn hoảng loạn, ông ta thuyết phục người luôn theo sau trung thành nhất của mình để nhận là quan hệ cha con, và đứa bé trai đã được gởi đi để được nuôi dưỡng bởi một gia đình khác”.
Nhân vật chính trị đó là Karl Marx và người vợ của ông ta, Jenny Marx, đang mang thai đứa con thứ tư, đó là bé Henry Edward Guy (tên gọi khác là “Guido”, nhưng vắn số: 1849--1850). Sau khi ông Marx trở lại Paris từ thành phố Cologne, Đức khi bị trục xuất vì âm mưu bạo loạn, định lật đổ chế độ quân chủ phong kiến, và nhà cầm quyền Paris sau đó cũng trục xuất gia đình ông ta. Con đường duy nhất còn lại là trú ngụ tại London từ năm 1849 đến cuối đời mình. Sự quan hệ của ông Marx với người quản gia, có thể bắt đầu từ khoảng năm 1949, sau khi đến Anh Quốc.
Người quản gia đó là Helene Demuth, một tớ gái thuộc gia đình nông dân, bắt đầu phục vụ trong trong gia đình von Westphalen, nhà Mẹ của Jenny Marx, từ lúc 14 tuổi, và sau đó được gởi đến phục vụ cho gia đình ông Marx từ năm 1845, lúc họ từ Paris đến thành phố Brussels, Bỉ, một thời gian trước khi chuyển đến thành phố Cologne, Đức, sau nầy. Trong bài viết về Helen Demuth trên en.wikipdia, phần Biography, có đoạn:
“Mặc dù sự ghê tởm của ông Marx về vấn đề bóc lột những người lao động, cô Demuth không bao giờ được trả lương cho những phục vụ của mình”
Và trong bài viết “Marx’s Illegitimate son” (“Đứa con hoang của Marx”) của vị Giáo sư Lý thuyết Chính trị, Terrell Foster Carver, tại Đại học Bristol, Hiệp Quốc Anh, cho biết là:
“Bà ta đã để lại mọi thứ (95 đồng bảng Anh) cho ‘đứa con trai Frederick Lewis Demuth’ của mình, có tên khác lúc sinh ra là Henry Frederick, theo giấy khai sinh của đứa bé, qua đó không cho thấy tên của người cha nào”.
Frederick (tiếng Đức viết là Friedrich) là tên của ông Engels (Frederick Engels) và Henry (tiếng Đức viết là Heinrich) là tên lót của ông Marx (Karl Heinrich Marx). Điều nầy cho thấy, dường như ông Marx muốn lưu lại dấu hiệu gì đó cho đứa bé cho việc nhận diện sau nầy bên trong những thành viên gia đình qua giấy tờ chứng minh, nhưng bề ngoài đó thì sử dụng tên của ông Engels để che đậy dư luận.
(Helene “Lechen” Demuth (1820--1890) trong thập niên 1850s,
người quản gia trung thành của gia đình ông Marx.
Đó là lúc cô ta mang thai khi được 30 tuổi, qua quan hệ
với ông Marx và hạ sinh bé trai vào năm 1851)
người quản gia trung thành của gia đình ông Marx.
Đó là lúc cô ta mang thai khi được 30 tuổi, qua quan hệ
với ông Marx và hạ sinh bé trai vào năm 1851)
Cuốn sách từ nguyên bản tiếng Đức “Unbekannte Dokumente über Marx’ Sohn Frederick Demuth” (“Unknown Documents concerning Marx’s Son Frederick Demuth”) (“Những tài liệu Chưa được Biết liên quan đến Đứa con trai Frederick Demuth của Marx”), của hai tác giả người Đức, Heinrich Gemkow, và Rolf Hecker được trang mạng Beiträge zur Geschichte der Arbeiterbewegung (Sự đóng góp cho Lịch sử của Phong trào Lao động) nhắc đến từ tháng 4/1994. Đây là một tài liệu khó tiếp cận về những bức thư trao đổi của những người có ít nhiều quan hệ với Karl Marx, Frederick Engles, Frederick Demuth, và mấy cô con gái trưởng thành của Karl Marx. Mặc dù hai tác giả thừa nhận rằng những tài liệu nầy không đưa ra một minh chứng kết luận rằng ông Marx là cha đẻ của Frederick Demuth, đề tựa là điều gì mà hai tác giả muốn xác định hơn.
Và gần đây, trên trang wochenspiegelonline với bài viết “Über das Leben von Helene „Lenchen“ Demuth” (“Về cuộc đời của Helene ‘Lenchen’ Demuth”) vào ngày 6/02/2014, lên tiếng mời gọi cuộc thảo luận về chủ đề Lechen Demuth và Jenny Marx vào ngày 17/02/2014 tại Viện Bảo Tàng Sankt Wendel. (‘Lenchen’ là tên riêng của Helene Demuth được đặt cho bởi ông Marx, và ngay cả ông ta cũng có nhiều cái tên riêng khác, cả mỗi thành viên trong gia đình nhằm tránh sự theo dõi của mật vụ, và tai tiếng khi hòa nhập vào xã hội khác)
(Tác phẩm thứ ba của nhà điêu khắc Kurt Tassotti, người Đức,
là tượng đồng Helene Demuth đang mang thai, được đặt
dọc theo Bức tường cổ ở thị trấn Sankt Wendel, thuộc tiểu bang
Saarland, Đức, vào năm 2012, nơi mà bà ta được sinh ra)
là tượng đồng Helene Demuth đang mang thai, được đặt
dọc theo Bức tường cổ ở thị trấn Sankt Wendel, thuộc tiểu bang
Saarland, Đức, vào năm 2012, nơi mà bà ta được sinh ra)
Tuy nhiên điều đáng lưu ý là trên trang mạng vn.wikipedia không hề nhắc đến vấn đề nầy và ngay cả nhân vật Helen Demuth và trong bài viết “At Home With Karl Marx” của Simon Sebag Montefiore, trên trang nytime, điểm sách “Love and Capital”, đã dí dỏm viết rằng:
“Hoặc như tác giả giải thích một cách không cần thiết: ‘Không biết là liệu việc nầy có phải là lần đầu tiên hay cuối cùng mà hai người đã có quan hệ tình dục.’ Tại sao việc nầy hoặc là một trong hai? Chắc chắn là việc đó có thể đã là lần thứ hai hoặc lần thứ 20 - và, trong sự mạo hiểm của việc thách thức cuộc tìm hiểu thông suốt chuyện tình dục của người Mác-xít một cách kỳ cục của bà Gabriel, những điều đáng làm một lần thì thường đáng làm một lần nữa. Cách nào nào đi nữa, cô Lenchen đã sinh ra một đứa con trai, Freddy (i.e. là Frederick Demuth, một cách gọi riêng khác). Engels giả vờ là cha của đứa bé, vốn là người đã trở thành một trong những bí mật về tiểu sử của ông Marx: Chính Stalin đã ra lệnh việc đó phải bị chôn vùi trong những kho tài liệu lưu trữ”
Quả thật, cho đến nay, người ta chưa tìm ra được sử kiện nào về vấn đề nầy trong kho tài liệu lưu trữ ở Liên Xô vốn được cho phép tham khảo trong hạn chế nào đó. Và những nước hiện còn đang theo chế độ Cộng sản hoặc những tổ chức Cộng sản trên thế giới không bao giờ dám để lộ điều bí mật nầy nếu họ biết hoặc chưa từng được biết đến.
Trong khoảng 34 năm phục vụ như là người tôi tớ trong gia đình ông Marx, và 7 năm trong nhà của ông Engels sau khi ông Marx qua đời, bà ta dành dụm được tất cả là 95 đồng
bảng Anh, tương đương 5 năm rưởi làm việc của một nữ công nhân trong nhà máy dệt, trong suốt cuộc đời của người quản gia. Số tiền đó có thể có được là trong 7 năm làm việc trong nhà của ông Engels vì gia cảnh của gia đình ông Marx rất túng thiếu, nghèo nàn, và bẩn thỉu (như trong chương 8 của cuốn sách “Love and Capital” cho biết qua báo cáo của nhân viên Phổ theo dõi ông ta trong thời gian còn ở thành phố Brussels, Bỉ) khi phải di chuyển hay bị trục xuất từ nước nầy sang nước khác trong khoảng 6 năm (1843--1849).
Nhưng trong bức hình dưới đây, gồm 3 đứa con gái của ông Marx và người bạn thân Engels, giả như như cô bé áp út Jenny Julia Eleanor khoảng 10 tuổi trong bức hình, tức là vào năm 1865, lúc ông Marx được 47 tuổi - đó là khoảng thời gian đang cư ngụ vĩnh viễn ở London-- cho thấy cuộc sống của họ khá sung túc hơn với sự trợ cấp hàng tháng của ông Engels qua cở xưởng của gia đình để lại ở London và sự giúp đỡ của người cậu giàu có, chủ ngân hàng và nhà kỷ nghệ tư bản, của Jenny Marx. Trong bài viết trên smithsonianmag “How Friedrich Engels’ Radical Lover Helped Him Father Socialism” của Mike Dash vào 1/08/2013, cho biết là:
“Ngay cả trước khi ông Engels trở nên khá giàu, ông ta thường gởi cho ông Marx nhiều như 50 bảng Anh một năm --tương đương vào khoảng 7.500 đô hiện nay, và vào khoảng 1/3 tiền phụ cấp hàng năm mà ông Engels nhận được từ cha mẹ mình”.
So với mức lương của nam công nhân trong nhà máy dệt khoảng 36 bảng Anh một năm theo bài viết “Living and working conditions” trên bbc.co.uk, gia đình ông Marx nhận được khoảng 2 năm tiền lương của một công nhân trong thời gian ở thành phố Manchester, Anh Quốc mặc dù đó chỉ là tiền chu cấp trong giai đoạn đầu khi ông Engels chưa càng lúc càng giàu hơn với vai trò quan trọng hơn trong nhà máy dệt ‘Ermen và Engels’ sau năm 1855.
(Ba đứa con gái còn lại của ông Marx và người bạn thân Engels,
từ trái sang phải: Friedrich Engels, Karl Marx (hàng trên)
và Jenny Laura (chị thứ hai), Jenny Julia Eleanor (áp út), Jenny Caroline (chị cả))
từ trái sang phải: Friedrich Engels, Karl Marx (hàng trên)
và Jenny Laura (chị thứ hai), Jenny Julia Eleanor (áp út), Jenny Caroline (chị cả))
Sau khi người vợ mất, 2 năm sau, ông Marx cũng mất và 12 năm sau đến lượt ông Engels qua đời vào năm 1895. Tác giả của bài viết “At Home With Karl Marx”, cho biết thêm:
“Khi bà Jenny mất vào năm 1881 và ông Marx mất vào năm 1883, những đứa con sống sót của họ, cô Tussy (i.e. tên riêng khác của Eleanor) và cô Laura, và những người đàn ông trong cuộc đời của họ, trở thành những người lãnh đạo phong trào, đặc biệt là sau khi ông Engels đã để lại cho họ một phần đáng kể của tài sản 4.8 triệu đô của ông ta”.
Tuy thế, vị Giáo sư Terrel Foster Carver cho biết thêm rằng tờ di chúc được viết vào ngày 29/07/1893, tức là đã được soạn cách đó 2 năm trước khi ông Engels qua đời, không hề có tên Frederick Demuth, đứa con hoang của ông Marx, thậm chí trong bản di chúc bổ sung vào ngày 26/07/1895, trước 1 tháng ông ta qua đời, mặc dù đứa con hoang đó lại mang cái tên Frederick của ông ta mà ông ta đã phải nhận dùm cho ông Marx. Dù là thế, ông Engels đã không dám đưa đứa bé về nuôi trong nhà, mà tìm cách giao cho nơi chăm sóc trẻ vốn là rất phổ biến trong thập niên 1850s, cho những gia đình nghèo.
Từ đó, ba cô con gái của ông Marx có cuộc sống sung túc hơn, và thậm chí họ có người giúp việc trong nhà như bà Helene Demuth đã từng phục vụ trong gia đình ông Marx. Mặc dù sau đó, đứa con hoang của ông Marx cũng không được ba cô con gái Mác-xít thừa nhận khác hơn là đứa con của bà quản gia nhà mình.
Sau nầy, Eleanor Marx (áp út) đã tự tử vào lúc 43 tuổi, 1898, khi phát hiện ra người đàn ông của mình, cũng là một nhà Mác-xít, Edward Bibbins Aveling, vốn là người mà cô Eleanor sống chung không chính thức từ năm 1884 --mặc dù ông ta đã kết hôn chính thức trước đó và vẫn duy trì danh phận cho đến năm 1892-- đã đánh cắp tiền và bí mật thành hôn chính thức với nữ nghệ sĩ sân khấu trước đó một năm, 1897. Người cuối cùng là Laura Marx, 66 tuổi, cùng người chồng Mác-xít, 69 tuổi, Paul Lafargue, tự tử khi cảm thấy mình không còn hữu dụng cho phong trào Cộng sản. Và họ đã để lại lá thư trình bày lý do, và không quên viết thêm câu: “Chủ nghĩa Cộng sản Muôn năm ! Đệ nhị Quốc tế Cộng sản Muôn năm !” Ngoại trừ Caroline Marx, người chị cả, tuy mất hơi sớm lúc 39 tuổi, 1883, nhưng để lại 5 cháu trai và 1 cháu gái cho dòng họ Marx bên ngoại.
(Còn nữa)
__________________________________
Những tài liệu tham khảo:
Kart Heinrich Marx (1818--1883):
1- Trên trang en.wikipedia, “Karl Marx”; “Hegelianism”; “Helene Demuth”; “Laura Marx”; “Edward Aveling”; “Mary Burns”; “Lydia Burns”.
2- Bài viết trên marxmyths “Marx’s Illegitimate Son” của vị Giáo sư Lý thuyết Chính trị, Terrell Foster Carver, tại Đại học Bristol, Hiệp Quốc Anh.
3- Bài viết trên washintongpost “Love and Capital: Karl and Jenny Marx and the Birth of a Revolution” của vị nữ Giáo sư Anh ngữ, Elaine Showalter, tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ.
4- Tác phẩm “Love and Capital: Karl and Jenny Marx and the Birth of a Revolution” của Mary Gabriel, được xuất bản vào tháng 9/2011.
5- Trang de.wikipedia, “Helena Demuth”.
6- Trên trang wochenspiegelonline với bài viết “Über das Leben von Helene „Lenchen“ Demuth”(“Về cuộc đời của Helene ‘Lenchen’ Demuth”) vào ngày 2/02/2014.
7- Bài viết trên nytime “At Home With Karl Marx” của Simon Sebag Montefiore, vào ngày 23/11/2011.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét