Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Giáo Hội Công Giáo và Nhân Quyền (Kỳ 2)


LTCGVN (09.11.2012)


KÍNH TẶNG ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ, LUẬT SƯ LÊ THỊ CÔNG NHÂN VÀ GIÁO HỘI VIỆT NAM CÙNG NHỮNG ANH CHỊ EM TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN 

IV. TRIẾT LÝ THỜI NAY VỀ NHÂN QUYỀN

1. Khái Niệm Các Nhân Quyền
   
 Chúng ta rõ nhờ ý thức đạo đức cùng luân lý của thời cận đại và thời nay, để qua đó thì người ta nhận thấy trong các Nhân Quyền có đuợc những điều quan trọng đồng nhất của chúng. Như trong các Nhân Quyền được cấu tạo thành một ý thức chung cho toàn thế giới thời cần đại – đó là sự hội tụ khao khát và sự đòi hỏi những căn bản đạo đức cho xã hội và chính trị (xin qúy vị xem thêm bài « Những Giá Trị Căn Bản Cho Xã Hội Chính Trị » để hiểu thêm). Với những yếu tố chủ thể duới dạng thức quyền công chúng, thì các Nhân Quyền trước hết là những lý thuyết đòi hỏi quyền tự nhiên, quyền tất nhiên do sự tiến bộ và văn minh của người Âu Châu, và do lý thuyết chính trị của chủ nghĩa tự do. Chúng được nảy sinh trong những hoàn cảnh lịch sử của Những Quốc Gia Quân chủ chuyên chế của Châu Âu, từ đó những  Nhân Quyền này được phát sinh rộng rãi, song trước hết được xem là những quyền tự vệ : có nghĩa một sự che chở cho người dân chống lại những sự lạm dụng của quyền hành chính trị gây ra.

    Tính cách thường, người ta gọi Nhân Quyền là những quyền chủ thể, qua đó thì mỗi ngưòi, là hữu thể con người, thế nên có thể đòi hỏi cho mình được tôn trọng và có các quyền tất nhiên này. Với Nhân Quyền là một sự đòi hỏi thích đáng cho mỗi một người dân, một cách đặc biệt đối với những nhà cầm quyền và đối diện với những người làm chính trị. Bởi Nhân Quyền chính là cái trật tự của luân lý và đạo đức của chính trị, hơn nữa Nhân Quyền được xem là một phần thân thể của xã hội chính trị (socio-politique). Qủa thế Nhân Quyền không chỉ sinh ra từ lòng bác ái hay lòng từ tâm của con người. Đúng hơn Nhân Quyền là một yếu tố thiết thực của sự công bằng và công chính của chính trị và xã hội thời nay. Bởi Nhân Quyền đem lại cho tất cả mọi người thực là con người của họ với nhân phẩm của mình. Nhân Quyền cũng được gọi là những quyền tự nhiên, tất nhiên, quyền bẩm sinh, quyền không thể nhượng lại - hằng luôn giá trị và hiệu lực – trong thời gian – và khắp cả mọi nơi – trong không gian. Từ quan niệm và ý nghĩa này, thì Nhân Quyền  được xem là không thể phủ nhận, không thể đụng chạm đến và không thể bải bỏ nó được như kiểu các chế độ độc tài, quân phiệt và cộng sản : chẳng hạn Hà Nội, Bắc Kinh, Miến Điện, Bắc Hàn vv., xem thường và loại  bỏ Nhân Quyền trong đời sống xã hội và chính trị. Những quyền chúng tôi nói đây không cho phép người dân sống trong hèn hạ, nhục nhã và đê tiện, mất nhân phẩm hay tư cách liêm sĩ của mình, nhưng là sống trong niềm tự hào « đầu ngẫng cao, không khiếp sợ và không thể chê trách ». Những nguyên tắc căn bản này chính là  phẩm giá của con người, tư cách tự trọng và cũng chính là sự tự do cho hết thảy con người, hết mọi người dân.
    Qủa thực Nhân Quyền mang lại cho hết mọi người như những dấu chỉ của các nguyên tắc tốt đẹp hầu các nhà cấm quyền qua đó mà áp dụng cho dân chúng. Hơn nữa, Nhân Quyền  là những nguyên tắc của những luật định sẵn, những luật thực tiễn và siêu hiến pháp (superpositifs et supraconstitutionels). Tuy nhiên, qui chế thực tiễn của Nhân Quyền không những là hợp lý và thực tế cho những quyền luật thực tiễn và những cơ cấu chính trị khác biệt của con người. Qui chế thực tiễn này chỉ là ý nghĩa và dấu chỉ Nhân Quyền được thiết lập, hay được xem là thiết thực cho đời sống người dân khi quyền hành chính trị tôn trọng cùng Nhân Quyền hóa và tích cực hóa việc làm này.  Do đó, Nhân Quyền trở thành một trong những Luật căn bản cho sự sống tất nhiên của con người và của người dân.
    Thế đó, Nhân Quyền có thể và phải trở nên được nhận biết và bảo vệ cho người dân, để rồi tạo cho  Nhân Quyền hiện hữu vào đời sống chính trị và xã hội người dân. Có nghĩa Nhân Quyền được xem là những quyền hiệu lực định sẵn cho một thể chế chính trị vị nhân và dân chủ. Thực thế, một chánh phủ không thể đồng ý hay từ khước Nhân Quyền : chánh quyền không chỉ bảo đảm và từ chối Nhân Quyền. Bởi Nhân Quyền không chỉ là chủ đích của triết lý đạo đức và luân lý quy phạm, hơn nữa Nhân Quyền còn  cung cấp một trách nhiệm, một bổn phận - nhất là giải tỏa mối bất hòa cho thể chế chính trị thời nay khi gặp khó khăn và khủng hoảng.

2. Thực Tế Hóa Nhân Quyền: Quyền Căn Bản, Chủ Trương Của Nhà Nước & Những Hiệp Định Quốc Tế

    Bất cứ thể chế chính trị nào cũng phải đem lại hạnh phúc, tự do và bình an cho con người, thế nên Nhân Quyền chỉ là những đòi hỏi và yêu cầu của đạo đức và luân lý có tính cách mang lại sự phổ quát cho hết mọi người. Do thế, Nhân Quyền theo quan điểm và ý niệm của quyền tự nhiên, tất nhiên và hợp lý của nó, hầu áp dụng phổ quát cho hết mọi người dân sống có được tự do và hạnh phúc. Thế nhưng, chúng lại vắng bóng đâm sâu trong quyền thực tiễn, Nhân Quyền chỉ được thực hành do những giá trị tư tưởng và hy vọng, được kêu gọi và thỉnh cầu, được tuyên bố và quảng bá, hầu đối thực với luật pháp hiện thời và hiến pháp hiện nay. Tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn còn lưu mãi trình trạng chưa thực thi : chẳng hạn Việt Nam, Trung Cộng, Miến Điện, Bắc Hàn, Cu Ba vv.. Trái lại, khi Nhân Quyền được bảo đảm  và bảo vệ do những quyền thực tiễn nói trên, tất khi đó Nhân Quyển trở thành một phần tất yếu của các thể chế chính trị, khi mà Nhân Quyền được nhìn nhận và đóng một vai trò bảo đảm cho thể chế và pháp chế  của Nhà Nước đó. Có nghĩa tất thì Nhân Quyền được thiết tạo nên qui chế của những luật căn bản : như quyền cá nhân, quyền tự do, quyền tự do báo chí và hội họp, quyền tư hữu. quyền tự do tôn giáo, quyền giáo dục con cái, quyền tham dự chính trị, các quyền xã hội và văn hóa vv., hay là những hợp lý, những nguyên tắc cấu trúc căn bản và những sự bắt buộc, được  qui chiếu, được ghi khắc trên những mục đích của Nhà Nước : như theo đuổi sự tự do, dân chủ, chủ trương Nhà Nước Xã Hội và Nhà Nước Pháp Quyền vv., tôn trọng người dân.
    Nhờ vậy, Nhân Quyền được bảo đảm, và thể chể hóa Nhân Quyền bằng những phẩm chất của những quyền căn bản và những nguyên tắc hợp lý của Nhà Nuớc. Từ đó Nhà Nước được thiết tạo như một trách nhiệm luân lý của tất cả các cộng đồng chính trị đã và đang phục vụ dân mình. Vì ở đâu sự đảm bảo này được hiện hữu, thì cộng đồng chính trị hay thể chế chính trị đó được xem là chính đáng và hợp pháp, được xem là công chính. Ở đâu những quyền căn bản này bị khinh thị và bị loại trừ, tầt nhiên Nhà Nước đó được xem là không chính đáng và hợp pháp, lẽ tất nhiên không công chính.  Cho dẫu Luật Pháp và Hiến Pháp hoặc thể chế của một quốc gia tạo nên sự ổn định chính trị, và xã hội  thì tốt đẹp ở quốc nội  lẫn quốc ngoại, cho dẫu Quốc Gia đó có những dấu hiêu hợp tác, có sự thành công và sự quân bình giá cả thị truờng và tiền tệ, cũng thế , cho dầu Nhà Nước đó bảo đảm rằng nền kinh tế Quốc Gia của họ đang phát triển tốt đẹp (chẳng hạn như Trung Cộng) vv. Thế nhưng, với quan điểm triết lý đạo đức thời đại, thì đương nhiên cùng một thời gian ấy Nhà Nước đó đi ngược lại và mâu thuẫn với Nhân Quyền, với các quyền căn bản của con người, của người dân họ.  Thế nên, những Luật Pháp và Hiến Pháp của Nhà Nước này phải cần điều chỉnh lại cho phù hợp với Nhân Quyền, để cho sự hiện hữu của Quốc Gia mình được xem là một cách chính đáng và hợp pháp trên chính trường quốc tế.
    Do đó Nhân Quyền được trình bày trên hết ở đây, chính là sự chống lại những “bức thành cản trở”, chống lại những sự sai lầm, những sự lạm dụng  quyền hành của tất cả những Nhà cầm quyền. Nhân Quyền ví thể giống như “tấm thuẫn” che chở, bênh vực và bảo vệ cho những người dân thấp cổ, nhỏ bé, cho những người dân thiểu số. Vả nữa, Nhân Quyền bảo đảm những quyền bình đẳng với những người cùng tham dự, chia sẻ một đời sống tôn giáo, kinh tế, chính trị và văn hóa của sắc dân đa số. Thêm nữa, Nhân Quyền là những quyền trước hết của con người, trong ý nghĩa của quan niệm căn bản và những lý do chỉ đạo cho tất cả những thế chế chính trị chính đáng và hợp pháp. Và vì thế Nhân Quyền được trình bày như một sự phẩm nghị ngay thẳng, trong sáng đối với những sự tiếm đoạt quyền tối thượng của người dân bởi những chế độ độc tài như cộng sản, quân phiệt. Nhân quyền cũng phẩm nghị những sự sai lầm và tội ác của những Nhà cầm quyền, lãnh đạo nữa, dù họ là ai chính trị hay tôn giáo khi xúc phạm đến phẩm giá con người, của người dân, thì Nhân Quyền lên tiếng bênh vực, tranh đấu cho phẩm giá của con người được hồi phục.
    Để cho những qui tắc này được nhận biết như sự căn bản hợp lý và những nguyên tắc nền tảng, thì  chúng ta không chỉ ngồi đó mà hưởng những ích lợi của Nhân Quyền đem lại cho mình. Trái lại, điều cần thiết hơn cả, chúng ta cần phải nỗ lực cộng tác bằng trí tuệ và nghị lực của ta cho việc tranh đấu, để tạo cho Nhân Quyền một sự chắc chắn và vững mạnh. Nhất là, đưa Nhân Quyền vào đời sống xã hội của người dân, tập cho họ quen dần với những nhận thức cái quyền căn bản và quyền lợi của mình đương nhiên có để tranh đấu, để đòi hỏi… Vả nữa, cũng tập cho những người làm chính trị, cai trị làm quen với nền văn hóa chính trị nhân bản cần được lưu thông này, hầu tạo nên sự pháp chế hóa và Nhân Quyền hóa vào thể chế chính trị thời nay. Thế đó, ắt Nhân Quyền sẽ được định chế hóa một cách chính đáng và hợp pháp hóa, được sự che chở và bảo vệ của Hiến Pháp và Luật Pháp, để qua đó chúng ta có thể tin tưởng và kê ra rằng :
1. Sự hiểu biết và nhìn nhận Nhân quyền là những quyền căn bản, tất nhiên trong Hiến Pháp được ghi thành văn một cách trang trọng qua Hiến Pháp Quốc Gia.  
2. Sự tùy thuộc chính đáng và hợp pháp vào Hiến Pháp, nhờ thế mà kiểm soát đuợc sự tùy thuộc  này do những vị thẩm cấp tối cao của Luật Pháp (do những vụ kiến tụng, tố tụng của người dân về các hành vi sai trái vi hiến, vi phạm của các quan chức thoái hóa nhân cách vv.).
3. Sự tùy thuộc của quyền hành chính trị như guồng máy Chánh Quyền, các người cầm quyền, lãnh đạo, các người quản trị và quyền hành chánh vv., do Hiến Pháp qui định, cần được kiểm soát, theo dõi và tùy thuộc này qua bởi  một quyền hành khả thể của  tòa Tối Cao Pháp Viện v.v.. Để từ đó, khi họ đứng trước các vị quan Thâm Phán này mà trả lời những hành vi sai trái và phạm luật của mình.
4. Sự tùy thuộc quyền hành chính tri vào những luật tương hợp, thích ứng đến Hiến Pháp này và luôn được kiểm soát bình phẩm của sự tùy thuộc này do một quyền tư pháp có tính cách hành chánh (đơn cử khi chánh phủ hay các vị cầm quyền đi trật đường rấy của Luật Pháp hay Hiến Pháp Quốc Gia, thì sẽ được nhắc nhở, hiệu chính cho đúng).
5.  Sự tách biệt và phân chia quyền hành chính trị, đây là hệ thống của “ những sự kiểm soát và những sự quân bình; chechs and balances, contrôles et equilibres”, và đặc biệt là các Tòa Án và các vị thẩm phán độc lập, nhờ vậy có được một sự đối lập chính đáng và hiệu nghiệm, cũng thế cần phải phân quyền hành minh bạch tương hợp theo chế độ liên bang ( như Mỹ, Đức, Thụy Sĩ) và chế độ làng xã, hương thôn. Không như  kiểu tập trung quyền hành và quyền lực tất cả vào cái “Bộ Chính Trị” như phỉ quyền Hà Nội.
    Thế đó, bản khuôn mẫu chúng tôi tạm đưa ra này, có thể được xem là một thể chế hợp pháp và chính đáng, từ sự thực tiễn hóa này của Nhân Quyển là có được một Nhà Nước Pháp Quyền hoặc Nhà Nước Hiến Pháp, một Nhà Nước Dân Chủ và Xã Hội trọng dân, vì dân. Sự chủ xướng của Nhân Quyền và sự tiến triển thực hiện hóa của nó có thể được xem là sự chinh phục chính trị lớn lao nhất của thời đại nay, cùng một lúc là những thành tích lớn lao của nền văn hóa nhân bản và phổ quát.
    Những Hiệp Uớc Quốc Tế được xem là những chặng đường của Châu Âu hay Thế Giới, có thể sinh thành một yếu tố và một động lực quan trọng của sự thực tiễn của Nhân Quyền này. Cũng thế qua một vài hiệp hội quốc tế : điển hình như Amnesty International, Le Comité International de la Croix-Rouge, Hội Ân Xá Quốc Tế, Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, L’Association Internationale des Juristes, Hiệp Hội Luật Gia vv., được tiêu biểu qua những dạng thái khác nhau và bổ túc thêm cho một sự hài hòa chính đáng về những trường hợp vi phạm Nhân Quyền do bởi các Nhà Nước độc tài, quân phiệt như Hà Nội, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng vv., quấy nhiễu và vi phạm.
    Chúng ta hiểu rằng qua những giai đoạn và chặng đường quan trọng hơn cả của vìệc thực thi hóa Nhân Quyền vào đời sống chính trị và lịch sử cùng xã hội của con người : thì ở đây chúng ta phải kể ra rằng , tiên khởi là phong trào Nhân Quyền của những người Mỹ. Họ đã bắt đầu qua bản Tuyên Ngôn hay có thể gọi là Hiến Chương Virginian Bill of Rights vào ngày 12.06.1776, tiếp là Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc vào ngày 04.07.1776 La Déclaration d’Indépendance des Etas-Unis, tiếp nữa là Cuộc Cách Mang của người Pháp và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Dân vào ngày 26.08.1789, được làm đầu cho bản Hiến Pháp của người Pháp vào ngày 03.09.1791. Còn tại Đức, thì Nhân Quyền đuợc thừa nhận trong những bước tiên khởi của các bản Hiên Pháp sau năm 1815, như miền Bavière, Wurtemberg, Bade, kế đến  trong các kế hoạch và dự án của Hiến Pháp Quốc Hội của thành phố Francfort, còn tai Phổ, thi vào năm 1850. Nhưng quan trọng hơn của nguời Đức, là được xác định trong bản Hiến Pháp Weimar vào năm 1919. Hơn nữa, những chặng đường và ý nghĩa quan trọng hơn hết là sau Đệ Nhị Thế Chiến, thiên hạ bắt thấy qua bản Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền được công bố trọng thể trước Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc vào ngày 10.12.1948; kế là Hiệp Uớc Châu Âu Cho Sự Bảo Vệ Nhân Quyền  Và Những Quyền Tự Do Căn Bản vào ngày 4.11.1950, và Hiến Chương Xã Hội Âu Châu vào ngày 18.10.1961, kế đến nữa là Ủy Ban Nhân Quyền Châu Âu và Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu , hai Hiệp Uớc Nhân Quyền Quốc Tế này được công bố vào năm 1966 (với Khế Uớc Quốc Tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa), cuối cùng là Hiệp Uớc  Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị, sau cùng là Cuộc Hội Thượng Đỉnh về An Ninh và Sự Hợp Tác của Âu Châu tại Helsinki, Phần Lan, được ký kết và công bố vào ngày 1.8.1975.

3. Đặc Tính của Nhân Quyền: Quyền Tự Do, Những Quyền Chính Trị, Những Quyền Xã Hội & Văn Hóa

    Hai nguyên tắc và lý do căn bản của Nhân Quyền, đó là phẩm giá con người không thể đụng chạm (la dignité intangible) và sự bình đẳng tự do, có thể mỏng dòn dễ vỡ song được đọc rõ bằng một số quyền đặc biệt, tất cả có thể chung nhau thành trong bốn nhóm sau:

3.1. Nhóm thứ nhất của Nhân Quyền được thiết lập do những quyền tự do cá nhân, tự do đó đòi hỏi cho mỗi một hữu thể con người có một không gian sống thực, và một tự do cá nhân hành động nghiêm túc, cùng bảo đảm chống lại tất cả sự can dự của người khác, và trườc hết là của Nhà Nước. Tiên khởi phải đặt quyền này vào sự bảo vệ toàn vẹn thân thể và sự sống. Pháp chế không thể  trực tiếp quan tâm lo nghĩ đến mọi người dân trong đời sống hay ngăn cản sự chết của họ, hay ngăn cản trở thành tật nguyền tàn phế như nguyên  nhân bệnh hoạn, tai nạn, già cả vv.. . Trái lại, Nhân Quyền có thể nghĩ đến sự lão hóa của thân thể và sự sống đuợc bảo vệ bằng cách chống lại những sự xâm phạm, những sự làm tổn thương đến người khác do Nhà Nước tạo nên. Quyền con người hay quyền căn bản là quyên liên hệ đến sự sống, là quyền bảo vệ sự toàn vẹn thân thể và sự sống của người dân, thỉnh cầu chánh phủ và quyền hành chính trị phải tôn trọng :
    a)  Tuyệt đối cấm giết người và diệt chủng, cấm bạo hành, cấm làm thiệt thòi đến người ta, như đánh đập và đối xử tàn tệ với thân thể người dân cũng như đối xử khắc nghiệt, tàn ác với tinh thần người dân. 
    b) Qua tương quan với chính Nhà Nước, thì sự bảo vệ che chở chống lại sự bắt bớ và trừng trị trái phép người dân, qua giòng thời gian Nhân Quyền xa xưa này đã được ghi dấu trong lịch sử Hiến Pháp; cuối cùng quyền toàn vẹn thân thể và sự sống cũng thỉnh cấu sự cấm các hình phạt dã man và tra tấn tàn bạo  đối với dân.
    Một điều kiện căn bản khác của sự thực thi tư do cá nhân là cái khả thể  xử dụng chủ đích ý muốn và quyền lợi riêng tư của người dân, điều này muốn nói rằng là quyền sở hữu cá nhân. Quyền này cũng muốn nói rằng làm thế nào người ta có thể tạo được các tài sản cá nhân và tài sản chung. Tuy nhiên Nhân Quyền này bắt buộc cho phép một cái quyền công chúng, có tính cách chung, thì tất nhiên sự tạo được tài sản cá nhân, và những tài sản cá nhân của người dân đó phải đuợc dưới sự bảo vệ che chở của Nhà Nước. Việc tiên khởi, là Nhà Nước ra lệnh cấm trộm cắp hay tước đoạt tài sản của người dân, sau là, Nhà Nuớc cấm trưng thu trái phép tài sản hay bất động sản của họ.
    Những quyền tự do cá nhân cũng được hiểu bao gồm các quyền tự do khác : chẳng hạn tự do niềm tin, tự do lương tâm và tôn giáo, tự do ngôn luận và báo chí, tự do khoa học và nghệ thuật, tự do hội họp và hiệp hội, tự do bí mật thư từ và truyền thông; la liberté de croyance, de conscience et de religion, la liberté d’opinion et de la presse, la liberté de réunion et d’association, le secret de la correspondance et des télécomamunications. Các quyền tự do chúng tôi kể ra đây, trong thực tế ở xã hội Việt Nam, thì Hà Nội đều tướt đọat và có cung cách hành xử thô bạo cùng luôn vi phạm trắng trợn đối với người dân Việt.

3.2. Để có được một Nhà Nước chính danh và mang được hai chữ Chánh Quyền chính đáng, thì Nhà Nước đó và Chánh Quyền đó cần có Hiến Pháp, có Luật Pháp và một Guồng Máy cai trị, cần có nguyên tắc quy phạm xem trọng phẩm giá con người không thể nào đụng đến được. Nhất là, đòi hỏi mỗi một công dân đều có cái quyền của mình, không những thể chế chính trị không thể đụng đến các phẩm giá của họ, mà trái lại còn bênh vực và bảo vệ ho. Thêm nữa, Nhà Nước  hằng quan tâm và bảo vệ cho bằng đuợc cái quyền cao cả này của người dân mình. Thực thế, cái quyền của mỗi một cá vị người phải trở nên chủ trương của chính trị, có nghĩa trong sự  quảng bá rộng rãi của cái quyền này. Hơn nữa, trong ý nghĩa cao trọng của quyền này, tất Nhà Nưóc có trách nhiệm, là hòan toàn cấm một cách tuyệt đối những ai xúc phạm vào cái quyền hệ trọng này. Cũng thế, Nhân Quyền này tự nhiên đòi hỏi cần trục xuất sự hiện hữu của một giai cấp chính trị đặc quyền, ưu đãi như “Bộ Tà Trị Hà Nội”. Bởi chính họ là sự cản trở cho Hiến Pháp và Luật Pháp thực thi nhiệm vụ mình, lại nữa họ còn được xem là “chướng ngại vật”, làm đảo lộn sự thăng hóa của Quốc Gia. Cũng chính cái “Bô Tà Trị” này đã tạo nên một giai cấp hạ tầng chính trị toàn là nhũng người bất chính, từ đó họ loại bỏ tất cả những nguyên tắc Nhân Quyền hay vài nguyên tắc đạo đức quyền hành của Nhà Nước. Do thế Nhà Nước tất nhiên mang tiếng là bất chính và phi nhân bản. Thế nên, chúng ta cần có sự đối kháng với các đặc quyền, các ưu đãi này của Hà Nội và sự phân biệt chính trị của họ, hầu trở lại một cộng đồng chính tri nhân bản chính danh cho mỗi một cá vị người dân.
    Như đã nói trên, cũng Nhân Quyền này trở nên chủ trương của chính trị hoàn toàn được xem là một cái quyền tự quyết định của mọi người dân trong lãnh vực chính trị, nó đưọc xem là chủ đích của Nhà Nước : chẳng hạn như quyền ứng cử và tuyển cử, quyền bỏ phiếu và chọn ứng cứ viên, và Nhà Nước không có quyền xâm phạm vào cái quyền này của hết mọi người dân – Các quyền này xem như là thể thức của Nhà Nước. Vả nữa, thể chế dân chủ là nguyên tắc căn bản của Nhà Nước. Như thế bên cạnh các quyền tự do cá nhân, thì quyền của mỗi người dân tự quyết định và chọn chế độ dân chủ cho minh là hợp lý, được xem trong tiến trình của quyền công chúng.  Do đó, tất cả mọi người dân đều có cái quyền tham dự vào đời sống chính trị, và tự quyết định cho vận mạng mình qua lá phiếu chọn người lãnh đạo Quốc Gia, chọn thể chế chính trị cùng lập trường, chọn quyền lợi và bảo vệ đời sống cho mình. Tất cả những thể thức chúng tôi nói đây tạo nên phần toàn diện của Nhân Quyền.

3.3. Hơn nữa, một cộng đồng chính trị thực sự tôn trọng nhân phẩm : đó là các quyền tự do cá nhân và các quyền chính trị và tham dự chính trị được Nhà Nước xem trọng và thực thi nghiêm túc, tất đòi hỏi cộng đồng chính trị đó hằng quan tâm, lo nghĩ đến tất cả các điều kiện và nhu cấu này của người dân được hiệu lực. Vì không có các quyền nói này, thì người ta sẽ không đem lại một đời sống tương xứng với phẩm giá con người, và không có các quyền tự do này tất nhiên cho dẫu một Nhà Nuớc nào đi nữa vẫn mang tiếng là độc tài và vẫn còn lạc hậu trong thời đại nay. Nhục nhã cho Việt Nam chúng ta dưới chế độ phỉ quyền Hà Nội vẫn bị các Hội Đoàn Bảo Vệ Nhân Quyền, Bác Sĩ Không Biên Giới, Hiệp Hội Phóng Viên Báo Chí và Nhà Văn vv. hằng luôn liệt kê Hà Nội vào danh sách Những Nước không có Nhân Quyền, tức là đàn áp bắt bớ bỏ tù nhà văn, báo chí, bỏ tù người đối lập với mình. Còn Liên Hiệp Quốc, Qưốc Hội Liên Hiệp Âu Châu và Chánh Phủ Mỹ thì báo động đỏ với thiên hạ rằng : Hà Nôi vi phạm trầm trọng Nhân Quyền.  Bởi thế muốn được tiếng là Nhà Nước chính danh, tất Nhà Nước đó có bổn phận quy hướng về các tư tưởng Nhân Quyền, các quyền lợi của người dân, có trách nhiệm mang lại những điều kiện phát triển kinh tế, ổn đinh xã hội, nâng cao văn hóa và đời sống chính trị cho người dân mình. Chính nhờ qua các quan tâm và các sự thực hiện này của Nhà Nước, Nhà Nước ấy mới thể hiện được một sự hiện hữu tương ứng với phẩm giá và nhân vị của người dân, thế đó thì người ta mới thấy được các quyền tự do của người dân được chia sẻ và tham dự vào đời sống chính trị và xã hội một cách thích đáng.
    Đẹp thay một Nhà Nước biết tôn trọng cái quyền ngôn luận, phát biểu, phê bình và sữa sai cùng xây dựng cuả người dân mình về mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và quân đội vv., hầu thăng tiến Đất Nước hơn. Vả nữa, Nhà Nước  cũng mang trọng trách về các việc làm, về các dự án, đề án, thực hiện và phát triển Đất Nước – Và phải chịu trách nhiệm về các sai lầm làm hư hỏng công việc của mình đối với dân chúng. Chớ không có cái cảnh vô trách nhiệm và vô liêm sỉ như Nhà Nước phỉ qưyền Hà Nội và tập đoàn lãnh đạo u tối của chúng hại Dân, bán Nước rành rành ra đó … Thế   nhưng, chúng không chịu nhận những sai lầm tày tời của mình đối với Đất Nước và Dân Tộc, hầu có một lời xin lỗi, mà lại ra lệnh bắt bỏ tù những người dân yêu Nuớc vạch tội cho chúng thấy cái sai lầm và nguy hại đến Đất Nước.
    Tóm lại đôi lời : Nhân Quyền liên quan đến các quyền tự do cá nhân, liên quan đến các quyền tham dự vào chính trị, cũng thế Nhân Quyền liên quan đến các quyền xã hội và văn hóa. Từ những quyền này của người dân mà các Quốc Gia mới phát triển, trên đà phát triển, đang phát triển, vừa được độc lập vv., đòi hỏi Nhà Nước và các Nhà cầm quyền cần tôn trọng tối đa cái quyền tự quyết định chọn thể chế chính trị, tự quyết định chọn dân chủ, chọn huớng đi cho vận mạng Đất Nước và Dân Tộc mình của người dân. Qua những tiểu luận nhỏ này, chúng tôi đã cố gắng đưa ra những tư tưởng Nhân Quyền hầu mưu ích cho Dân Việt! Chớ gì Nhân Quyền được thực hiện hóa sớm cho Đất Nước Việt Nam chúng ta ngày nay, mong lắm thay và mong lắm thay!

CHIẾN LƯỢC THỰC THI HÓA NHÂN QUYỀN VÀ NHỮNG QUYỀN CĂN BẢN

   Mặc dầu có những sự khác nhau trong những quyền đặc thù và những thể chế của nhân loại, hoặc những quyên căn bản và các mục đích cùng hướng đi của Nhà Nước, tuy nhiên Nhân Quyền chỉ đòi hỏi cho mình sự hiện hữu trực tiếp hay gián tiếp tức thời vào các cơ chế thực thi quyền hành của Nhà Nước đó. Nhân Quyền phải được xem là một dấu chỉ thường hằng cho người ta hành động. Tiên  vàn, Nhân quyền thiết tạo nên những lời phẩm bình các nguyên tắc sống, mà các cộng đồng chính trị cần phải bảo giữ, và qua đó mới hy vọng có được một thể chế chính trị pháp quyền cụ thể và hữu hiệu. Vả lại khi có đuợc một thể chế nhân bản, từ đó người dân mới có được một làn không khí hít thở chân thật của sự tự do và giá trị nhân phẩm làm người của mình để cố gắng đóng góp hết khả năng, tài năng của mình cho Đất Nước, ( như có lấn chúng tôi đã nói : Tất Cả Cho Tổ Quốc Và Dân Việt Hạnh Phúc, No Ấm). Thế đó, Nhân Quyền là những lời phẩm nghị có tính cách nhân bản và đạo đức, trong ý nghĩa của những quy tắc căn bản làm người. Chúng ta có thể gọi Nhân Quyền là những tiêu chuần định hướng cho một xã hội dân chủ. Nhờ vậy chúng ta mới có thể chỉnh đốn được những tệ đoan của xã hội hay của giai cấp cầm quyền : như tham nhũng, hối lộ, đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cùng những thối nát của guồng máy Nhà Nước vv., hầu đưa đẩy Đất Nuớc chúng ta phát triển và thăng hóa.
    Sự thực hiện thiết thực Nhân Quyền nằm ở  trong các hoàn cảnh, ở trong môi trường cụ thể của đời sống hay trong sự giáo dục (học đường), trong sự hiểu biết, trong pháp học, trong thế giới kinh tế và việc làm, trong các cơ chế của chính trị và luật pháp vv.. Tiếp nữa, Nhân Quyền được mở rộng cho tất cả mọi người dân được hiểu biết, cho tương xứng với giá trị nhân phẩm của con người và cũng tương xứng những gì mà luật tự nhiên đòi hỏi. Vậy thì, trách nhiệm và phận vụ chính đáng mà chúng tôi đã luận bàn  đó, tất yêu cầu Nhà Nước phải bảo đảm những quyền căn bản này cho người dân. Có nghĩa những chủ trương cùng mục đích của Nhà Nước phải đươc thiết tạo dựa vào Nhân quyền, hầu tương hợp cho những điều kiện chạy đều nền kinh tế, chạy đều đời sống xã hội và chính trị cùng thăng hoá người dân và Đất Nước Nhà. Thực thế, tư tưởng phổ quát của Nhân Quyền đòi hỏi các Chánh Phủ trong thế giới ngày nay cần xây dựng một thể chế chính trị lành mạnh, và một đời sống xã hội an tòan cho ngươi dân được no ấm cùng hạnh phúc làm người.
      Do thế, đây chỉ là những tất yếu của những quyền căn bản của con người mà lịch sử cụ thể của nhân loại đã nhận thức được. Cho dù  lịch sử con người có những đa diện khác biệt, thế nhưng qua giòng thời gian, với những nỗ lực của những người thiện chí, yêu chuộng dân chủ, tự do, hòa bình và  đạo đức nhân bản, họ vẫn tiến tới sự hoàn thành thực thi hóa Nhân Quyền cho hết con người. Sự thực thi hoá Nhân Quyền cụ thể này không thể nào là không “đụng chạm” đến những lời kết án về chính trị, về hành vi đạo đức và luân lý của giai cấp cầm quyền. Bởi lý do thường là những phức tạp và tương thuộc vào các nan giải của đời sống xã hội, và những học thuyết phi nhân, không tưởng hoặc những chủ nghĩa di hại đến con người. Tuy thế, những nhà chính trị có thể có một chỗ dựa hoàn toàn bảo đảm cho mình, là những lời khuyên của những nhà khoa học nhân bản, các nhà đạo đức, hầu giải quyết cho họ những khó khăn của Đất Nước và xã hội loài người.

(còn tiếp)

Nam Giao Lê Thiện Bình  
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét