Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

SN CHÚA NHẬT THỨ HAI MƯƠI CHÍN THƯỜNG NIÊN: 'Niềm Tin Vào Lời Cầu Nguyện'

LTCGVN (20.10.2013)


CHÚA NHẬT THỨ HAI MƯƠI CHÍN THƯỜNG NIÊN

XUẤT HÀNH 17,8-13 ; TI-MÔ-THÊ 3,14.4.12 ; LU-CA 18, 1-8

Niềm Tin Vào Lời Cầu Nguyện



Qủa thực khi chúng ta đọc những trang sách Xuất Hành hoặc đọc sách Tin Mừng, có thể chúng ta cảm nghĩ rằng lời cầu nguyện là một phương tiện tuyệt hảo cho những ý định của chúng ta, để có được Thiên Chúa cùng có được tất cả những gì chúng ta khấn xin Ngài ban cho mình.

Chúng ta thấy rõ qua hình ảnh ông Mô-sê, là rất cụ thể cho phương cách cầu nguyện với Chúa Trời. Ông cầu nguyện với Chúa cho dân Do Thái được thắng trận quân A-ma-lếch, đó là lúc đôi tay ông nâng lên hướng về trời cao, thì người Do Thái thắng trận. Nhưng khi ông Mô-sê mệt mỏi, đôi tay hạ thấp trong lời cầu xin, ngay lập tức quân địch chiến thắng và lấn chiếm đất đai. Thấy tình thế nguy kịch như thế, dân Do Thái xin hai ông A-ha-ron và Khua, mỗi người mỗi bên người ông Mô-sê, nâng hai cánh tay ông lên cao để khỏi hạ xuống cho đến lúc dân Do Thái tạo được hoàn toàn chiến thắng, hạ gục được quân A-ma-lếch.

Thế đó, bức họa của sự cầu nguyện này quá sức tưởng tượng của chúng ta. Thực là quá đẹp để cho thiên hạ tin vào sự thực đó. Bởi trong thực tế đời sống là khác biệt điều họ mong. Có nghĩa trong cỏi nhân sinh này đã có biết bao người có thể cầu nguyện liên lỉ, và họ nhận ra sự thất bại của mình. Lý thực lời cầu nguyện không phải là một vòng xoay chuyển. Lời cầu nguyện là quy tắc mầu nhiệm, kỳ diệu của các khó khăn và nan giải cho ta.

Tin Mừng cũng thế, đề ra dưới nhãn quan chúng ta hình ảnh một cách thế cầu nguyện. Tin Mừng kể chuyện một bà góa cứ ngày đêm gõ cửa ông quan tòa, khấn xin ông xử án giúp cho bà vì người đời phương hại bà. Bởi bà cứ lãi nhãi mãi làm ông nhức đầu, nhức óc, nên ông đã thức dậy, vội vã xử cho xong vụ án giúp bà góa. Thế nhưng, chúng ta thấy cách xử thế của Thiên Chúa thì hoàn toàn khác hẳn ông quan án này. Tiên khởi, Chúa Trời không là một người mà thiên hạ cho là dễ nỗi giận cùng bực tức. Tiếp đến, bởi Chúa Trời không có việc tùng phục vào ý muốn của chúng ta. Chính chúng ta mới là người phải có lòng tùng phục vào thánh ý của Ngài. Việc cầu nguyện giống như Chúa Giê-su đã thể hiện : đây lá phương cách tốt đẹp mà Ngài đã cầu nguyện ở trong vườn Cây Dầu năm xưa. Sự cầu nguyện của Chúa Giê-su đây đã làm thỏa lòng Chúa Cha vô vàn : « lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén đắng này, tuy nhiên, xin đừng làm theo ý con, nhưng theo ý Cha » (Luca 22,42). 

Tuyệt thay đó là kiểu mẫu cùng ý nghĩa của mọi lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện chân thực, là không nhắm đặt Thiên Chúa phục vụ chúng ta. Trái lại, lời cầu nguyện đó, là đặt chúng ta phục vụ Chúa Trời. Từ ý này, chúng ta có thể cầu xin Chúa Trời tất cả mọi chuyện theo nhu cầu đời sống tâm linh cũng như vật chất của mình. Bảo đảm rằng Thiên Chúa sẽ lắng nghe cùng trả lời cho chúng ta. Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta những gì Ngài thấy hữu ích cho phần xác lẫn phần hồn của ta. Nhất là, Ngài luôn ban Thánh Thần để cho chúng ta hoàn thành các nhu cầu theo ý muốn của Ngài (Luca 11,13).

Ðể nhắc lại cho chúng ta sự xứng hợp một vài chân thật liên quan đến lời cầu nguyện của người Ki-tô hữu, và nhờ đó giúp chúng ta hiểu được những bài đọc Sách Thánh chúng ta vừa nghe qua. Lý thực những bài đọc Sách Thánh này mời gọi chúng ta hãy kiên trì trong việc cầu nguyện. Vả nữa, những bài đọc Sách Thánh này hầu như khuyên dạy chúng ta phải nhẫn nại trong lời cầu xin của mình với Chúa Trời, phải ý thức được sự chờ đợi cùng kiên trì của chúng ta đối với Ngài. Không phải để đạt được tất cả giá trị những điều ta muốn, song là để phân biệt từng tí một, và từng điều tốt đến điều tốt hơn trong chương trình của Thiên Chúa trên con người chúng ta, và để bằng lòng trong sự tin tưởng, hầu cho những thánh ý của Chúa Trời hoàn thành trong con người chúng ta.

Như thế, một ai đó bắt đầu xin cho mình có thể lành bệnh, tất nhiên họ cần kiên trì trong lời cầu nguyện, hằng van nài xin Thiên Chúa giúp đỡ ta để ta có thể mang danh Ki-tô hữu cho đến cùng vác thánh giá căn bệnh của mình.Chúng ta nghĩ xem lời cầu nguyện của ông Mô-sê năm xua đã hiệu nghiệm như thế nào. Bởi trên hết và trước hết, chính là Thiên Chúa đã muốn cùng đồng ý cho Dân Ngài chiến thắng được quân A-ma-lếch. Phải chăng chúng ta kết luận rằng lời cầu nguyện của ông Mô-sê là vô ích ? Chắc chắn là không rồi ! Bởi lời cầu nguyện của Mô-sê đó đã giúp dân Do Thái can đảm chiến đấu cùng đặt hoàn toàn lòng của họ vào Thiên Chúa, rồi lời cầu nguyện đó bảo đảm rằng Chúa Trời đã chiến đấu với họ, tất nhiên họ sẽ chiến thắng quân A-ma-lếch thôi.

Còn vào Dụ Ngôn của bài Tin Mừng, tiên khởi chúng ta cần hiểu cho đúng, cần lưu tâm rằng Chúa Giê-su ám chỉ ở Dụ Ngôn này cho ta hiểu như sau : « nếu một ông quan tòa, ông chẳng biết kính sợ Thiên Chúa mà chẳng coi ai ra gì (…) Thế nhưng ông còn biết xử án công bằng cho bà góa. Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa là Ðấng công chính và nhân ái không minh xét cho những người Ngài đã tuyển chọn, ngày đêm kêu cứu với Ngài sao? ». Do đó, điều quan trọng của bài Tin Mừng này, chính là mang lại công bằng và sẽ trả lại công bằng cùng đưa lại công bằng. Như thế khi một ai cầu khẩn trước tôn nhan Chúa Trời, tất sự công chính và công bằng của Ngài sẽ thực hiện. Ðây là sự khẳng định cùng xác thực minh bạch của đoạn Tin Mừng hôm nay ! Thực vậy, không có thể có cách khác nào nữa, vì « Chúa phán xử công minh, bênh vực quyền lợi cho những ai bị áp bức » (Thánh Vịnh 102,6).

Thế nhưng vào lúc lúc nào thi ThiênChúa thực thi sự công minh của Ngài ? Chúa Giê-su trà lời rõ ràng cho chúng ta rằng « Thầy nói cho anh em biết, không chậm trễ, Ngài sẽ minh xét cho họ » (Luca 18,8). Những lời nói này, được chú giải cùng giải thích theo theo lăng kính của Thánh Kinh, để hiểu rằng trong một viễn cảnh của cánh chung, thì những lời Chúa Giê-su nói đây liên quan không phải sự công minh sẽ thực hiện cho chính ngày nay trên trái đất, nhưng việc công minh đó sẽ được Chúa Ki-tô sẽ mạc khải vào thời tận thế. Vào lúc đó, chắc chắn Ngài sẽ can thiệp : bằng một hình thái bất ngờ, đột ngột cùng qủa quyết, Ngài sẽ thực hiện một cách nhanh chóng, không chậm trễ đâu.

Sau khi Chúa Giê-su quả quyết rằng sự công minh sẽ được thực hiện không chậm trễ cho những ai hằng hướng lòng mình về Thiên Chúa, và đặt tất cả lòng tin tưởng vào Chúa Trời. Tuy nhiên, Chúa Giê-su còn nói thêm « nhưng khi Con Người sẽ ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên trái đất này nữa chăng ? ».

Do thế, đức tin, đúng hơn phải được nuôi dưỡng chăm lo và xác tín trong lời cầu nguyện. Ðể từ qua đó, đức tin đặt lòng tin cùng sự sống của mình vào trong lòng bàn tay thần kỳ của Chúa Trời, nhờ vậy niềm tin của chúng ta mới được vững mạnh cùng tôi luyện. Tuy nhiên, với cái nhìn con người, thì bao nhiêu biến cố, bao nhiêu sự đau thương xảy ra trong thế giới hoàn vũ này hay trong thế giới riêng tư của chúng ta, đã có thể xảy ra không mỹ mãn và ta cho là vô lý. Có nghĩa như một cuộc chiến bùng nổ, căn bệnh ung thứ ác tính làm thất vọng nhiều người, làm lạc lối ý nghĩ chúng ta : ta hoang mang cho thật là đen tối cùng đường ! Lúc gặp những cảnh ngộ đó, thì chúng ta cần cầu nguyện tha thiết hơn, để rồi từ từ, cho phép chúng ta đọc ra được ý nghĩa của những biến cố này dưới ánh sáng của đức tin. Lý hơn, những biến cố này có thể cho chúng ta một ý nghĩa vượt qua cùng phục sinh. Nhưng dù sao đức tin ta phải để niềm tin mình vào sự phục sinh, để sống và để cử hành, như chúng ta cử hành Lễ Chúa Phục Sinh.

Hạnh phúc thay Thiên Chúa ban cho chúng ta Hồng Ân đức tin này, làm cho chúng ta thấy được chương trình cùng đường lối kỳ diệu của Chúa Trời, chính Ngài luôn ban cho ta hy vọng. Vì sau cơn mưa trời lại sáng, hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai ! Thế đó, Thiên Chúa không bao giờ và vĩnh viễn không bao giờ để cho một ai chịu thất vọng não nề, chịu chua chát đắng cay khi họ quyết đặt tất cả đời sống cùng niềm tin vào Ngài. Amen !

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét