Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Sự Thật Về Võ Nguyên Giáp (bài 2): CS Trung Quốc Và CS Việt Nam

1CS Trung Quốc Và CS Việt Nam – Chiến Dịch Điện Biên Phủ 13/3-7/5/1954 – Đoàn CốVấn TQ và Võ Nguyên Giáp
Mao Trạch Đông dặn dò Đoàn Cố Vấn TQ (HCM bắt người Việt gọi là “Các đồng chí Cố Vấn Vĩ Đại Trung Quốc”): “Việt Nam đánh bại bọn xâm lược thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi Việt Nam, biên cương phía Nam của Trung Quốc cũng giải tỏa khỏi mối đe doạ của bọn xâm lược thực dân Pháp…”.
Mao chú ý theo dõi toàn bộ chiến trường Bắc – Trung – Nam Việt Nam, cả Lào và Campuchia. Mao cũng chú ý theo dõi động thái của quân Pháp và Hoa Kỳ trong việcđặt chân vào Đông Dương. Mao muốn mở đường cho QT tiến về phương Nam. Chiến lược là giành lấy vùng Tây Bắc và Thượng Lào, sau đó phát triển xuống Trung Nam Bộ,phát triển sang Trung Hạ Lào và Campuchia. Từng bước làm cho mình lớn mạnh, làm cho địch suy yếu, tạo điều kiện để cuối cùng đánh lấy đồng bằng sông Hồng, giành thắng lợi trong chiến tranh chống Pháp. Mao bàn với Lưu Thiếu Kỳ, quyết định cử La Quý Ba (???, Luo Guibo, 1908-1995) đi làm Thủ Trưởng Đoàn Cố Vấn TQ, Tổng Cố Vấn Trung Ương đảng CSVN và CT HCM từ tháng 1/1950 đến tháng 8/1954, sau làmĐại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền của TQ tại Hà Nội vào tháng 9/1954…
http://www.truyen-thong.org/so32/18.pdf

Đảng CSTQ đã cử đoàn cố vấn (trong thời gian 2/1950-3/1956) qua làm việc trong các chiến dịch (trận đánh lớn), như vai trò của Tướng TQ Trần Canh (??, Chen Geng, 1903-1961, hình trên) trong Chiến Dịch Biên Giới 1950 tại Đông Khê, Thất Khê (Ttước đó, theo yêu cầu của HCM và với sự đồng ý của Mao, CSVN đã đưa qua vùng núi Vân Sơn thuộc tỉnh Vân Nam 2 Đại Đoàn cho TQ trang bị và huấn luyện đểchuyển từ thế thủ sang thế công.); Trần Canh và Vi Quốc Thanh (???, Wei Guoqing, 1913-1989, nguyên Phó Tư Lệnh Lực Lượng Công An, Trưởng Đoàn Cố Vấn Quân Sự cùng đoàn 281 người qua ngày 12/8/1950, hình dưới) trong Chiến Dịch Việt Bắc và cả Chiến Dịch Cao Bằng; Vi Quốc Thanh trong Chiến Dịch Đông Bắc, Chiến Dịch Thượng Lào và nhất là Chiến Dịch Điện Biên Phủ (13/3-7/5/1954).
TQ đã viện trợ cho CSVN rất dồi dào, gồm khoảng 150.000 khẩu súng, hơn 3.000 khẩu pháo, đạn dược, xe cộ, quần áo, lương thực, đồ dùng hàng ngày như bát ăn cơm tráng men, khăn bông v.v…(Trích bài viết của Trương Quảng Hoa, một “cố vấn vĩ đại”của Hồ Chí Minh). Giờ chót có cả pháo hỏa tiễn 16 nòng. Giúp thành lập, huấn luyện và trang bị 6 Sư Đoàn, các binh chủng như công binh, pháo dã chiến, cao xạ…(có tin là trị giá viện trợ CSTQ cho CSVN khoảng 35 triệu dô-la Mỹ) nên đảng CSVN đã có ưu thế để chiến thắng trên các mặt trận chống Pháp.
Có lúc CSVN đã kêu gọi TQ gửi quân qua cứu giúp.
- Ngày 11/7/1952, HCM và Bộ Chính Trị CSVN đã yêu cầu TQ gửi quân từ Vân Nam sang VN để điều phối chiến dịch Tây Bắc của Việt Minh do chính Tướng TQ La Quý Ba phác họa và Quân Ủy Trung Ương TQ chấp thuận.
- Ngày 22/7/1952, Quân Ủy Trung Ương TQ trả lời: TQ giữ nguyên tắc không gửi quân sang VN, nhưng họ có thể điều động một vài đơn vị dọc biên giới để thể hiện sự ủng hộ…
- Ngày 13/8/1953, CSVN lại gửi điện cho TQ yêu cầu trợ giúp trong việc “xem xét tình hình và tìm hướng đi cho nỗ lực chiến tranh tương lai.”.
- Ngày 27 và 29/8/1953, Bắc Kinh gửi 2 bức điện cho La Quý Ba nhấn mạnh VN cần giữ nguyên kế hoạch ban đầu, tức là tập trung vào Tây Bắc và Lào. Bức điện ngày 29/8/1953 viết: “Bằng cách tiêu diệt kẻ thù ở khu vực Lai Châu, giải phóng khu miền Bắc và Trung Lào, rồi mở rộng chiến trường sang miền Nam Lào và Campuchiađể đe dọa Sài Gòn…”.
Theo tài liệu của CIA qua bài viết của Bob Seals, từ năm 1952, đã có khoảng 15.000 quân TQ tại VN, theo Hoàng Văn Hoang trong “Giọt Nước Trong Biển Cả” tổng cộng khoảng 20.000 người.
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3ntn3n3n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
Cuộc bao vây đánh Điện Biên Phủ là kéo dài 8 tuần, TQ cung cấp 8.286 tấn vật tư, bao gồm 4.620 tấn xăng dầu, 1.360 tấn đạn dược, 46 tấn vũ khí và 1.700 tấn gạo từ các kho chứa cách xa gần 1.000 km. Cố vấn TQ tham gia ở tất cả các cấp độtrong trận chiến, bao gồm đào hầm hố có mái che trong tất cả các vị trí pháo binh VN quan trọng, là kinh nghiệm họ đã học khi chiến đấu trên các ngọn đồi ởTriều Tiên. Với những sự giúp đỡ to lớn ấy, CSVN đã dần dần chuyển từ thế thủsang thế công và thắng Pháp.
Phòng thủ của Pháp ở Điện Biên Phủ.
Hoa Kỳ, Anh Quốc và các quốc gia Đồng Minh giúp cuộc kháng chiến “Nước Pháp TựDo” và chính phủ lưu vong của Tướng Charles de Gaulle (1890-1970), thực hiện cuộcđổ bộ Normandie vĩ đại chưa từng có trong lịch sử ngày 6/6-25/7/1944 với 2.052.299 quân do Thống Tướng Dwight D. Eisenhower (1890-1969) chỉ huy, giải phóng thủ đô Paris của nước Pháp khỏi tay Đức ngày 25/8/1944.
Nhưng sau đó, chính Charles de Gaulle lại muốn phục hồi chế độ thuộc địa. Trong lần trở lại VN này, Pháp đã nhờ Hoa Kỳ và được viện trợ khoảng 2,5 tỷ đô-la Mỹ.Nhưng rồi Tổng Thống Harry S Truman (1884-1972) của HK theo khuyến cáo của ThủTướng Winston Churchill (1874-1965) của Anh, không ủng hộ chính sách thực dân của Pháp nên bỏ rơi.
Sau đó Pháp tiếp tục chiến tranh trấn áp để duy trì chế độ thực dân cho đến khi mất thuộc địa Maroc năm 1956 và Algérie năm 1962 (là quốc gia thuộc địa Pháp cuối cùng tự giải phóng).
http://www.militaryhistoryonline.com/20thcentury/articles/chinesesupport.aspx
- Năm 1951-1953, CSTQ cũng cưỡng bách tái tổ chức bộ đội CSVN qua chính huấn, chỉnh quân, lập hệ thống chính ủy (thay ủy viên chính trị, quyền trên cả tư lệnh), bắt điều cả bộ đội qua đánh ở Lào, Campuchia… Những sĩ quan xuất thân là các học sinh, sinh viên, trí thức, quan lại, tư sản đã tham gia Vệ Quốc Đoàn từ những ngày đầu không được tin dùng, phục vụ như xưa nữa. Theo ông Hoàng Tùng, mụcđích tái tổ chức quân đội CSVN của TQ là nhắm vào Võ Nguyên Giáp vì không xuất thân từ giới công nông, nhưng nhờ được HCM che chở nên không bị hạ bệ,
Theo Hồi Ký của Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh (1930-):
Năm 1952-1953 có thể gọi là mùa chỉnh huấn để chuẩn bị cho cuộc phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất. Tôi cũng được dự 1 cuộc chỉnh huấn tổ chức tại một khu rừng ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Hội trường căng một khẩu hiệu lớn “Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong HồChí Minh”. Chúng tôi được nghe giảng về lý luận giai cấp, được nghe một số báo cáo điển hình của bần cố nông tố cáo tội ác của đế quốc, phong kiến. Học xong phải viết thu hoạch và kiểm thảo. Căng thẳng nhất là thời gian viết kiểm thảo.Để động viên mọi người tự phê bình thành khẩn, người ta giăng khẩu hiệu khắp nơi: hội trường, phòng ngủ, phòng ăn, giếng nước… đâu đâu cũng hô hào kiểm thảo thật thà, thành khẩn, nghiêm khắc. Bản kiểm thảo phải đọc trước nhóm để nghe tập thể bổ sung và phân tích phê phán. Thôi thì ai nấy đều phải tự bới móc khuyếtđiểm cho nhiều, chuyện nhỏ cũng xé ra to để qui kết là có tác hại đến nhân dân, tổ quốc…
Chúng tôi học văn, dạy văn nên thường mắc vào tư tưởng gọi là lãng mạn tư sản, từng say mê tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn và Thơ Mới v.v… Để bồi dưỡng lập trường giai cấp và lòng căm thù địa chủ phong kiến cho học viên, nhà trường tổ chức chiếu phim Bạch Mao Nữ. Đến đoạn địa chủ Hoàng Thế Nhân tỏ ra độc ác quá, bỗng nghe có tiếng ai đó hô lớn: “Đả đảo địa chủ phong kiến!”. Rồi chỗ này có người ngất, chỗ kia có người ngất. Y tá nhà trường chạy đi chạy lại cấp cứu rất vất vả.Lúc ấy tôi tự thấy quá kém về tình cảm giai cấp, vì chẳng cảm thấy xúc động gìđến nỗi phải ngất xỉu đi như thế. Có một điều rất lạ là giữa không khí chỉnh huấn nghiêm khắc như thế, mọi người đều tỏ ra ăn năn, sám hối, muốn rửa ruột, rửa gan, muốn tẩy não cho sạch như thế mà thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ mất cắp và hủ hoá ngay trong đám học viên…
http://viteuu.blogspot.jp/2013/03/hoi-ky-cua-giao-su-nguyen-ang-manh-ky-2.html
Sau Chiến Dịch Biên Giới, HCM gửi thư cho Mao Trạch Đông, trong có đoạn: Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo: “Cảm ơn các đồng chí”, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đảng Cộng Sản Liên Xô anh em…
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_%C4%90i%E1%BB%87n_Bi%C3%AAn_Ph%E1%BB%A7
http://www.youtube.com/watch?v=yHb9Pjya5JY&list=UUXwGYQwAIsGVLPPtgD4BPOA&index=1&feature=plcp
Báo chí CSVN có thời ca tụng Võ Nguyên Giáp hết lời về Chiến Dịch Điện Biên Phủ…,là “thiên tài quân sự”, nhưng thực ra Giáp không đi lính ngày nào, không học quân sự (chỉ học lóm về cách ném lựu đạn do Sĩ Quan OSS Prunier dạy cho), không học tham mưu ngày nào, chỉ mò mẫn làm hao tổn biết bao xương máu. Nói chung Giáp cũng chẳng có tài mà chỉ là sản phẩm của tuyên truyền, mọi lãnh vực với CSđều phải có “anh hùng kiệt xuất” làm biểu tượng.
Đùng một cái, theo Sắc Lệnh số 110/SL ngày 28/5/1948, được Hồ Chí Minh đưa lên làm “Đại Tướng” (lúc Giáp 37 tuổi, đồng thời phong quân hàm Tướng cho một sốcán bộ khác), rồi thì cũng đùng một cái bị phe Lê Duẩn cho ra khỏi Bộ Chính Trịhồi năm 1982, cô lập… Có dư luận cho rằng Giáp được thăng hàm ngoại hạng 17 cấp vì Giáp là cột chèo với HCM, HCM cặp với Nguyễn Thị Minh Khai là chị còn Giáp lấy Nguyễn Thị Quang Thái là em. Nhiều người còn thắc mắc trên Đại Tướng còn Thống Tướng, Phó Nguyên Soái, Nguyên Soái rồi Đại Nguyên Soái… mà ít nhất cả 30 năm Giáp cầm quân “tài ba” như vậy sao không được thăng 1 cấp nào!?
Theo lời tự bạch về khả năng quân sự của Giáp trong cuốn “Tổng Tập Hồi Ký”(1.360 trang, khổ 19×27 cm, bao gồm 6 cuốn đã xuất bản trước đây), trang 12, như sau: “Bữa đó, anh Hoàng Văn Thụ đã nói với tôi: Tình hình này, sớm muộn thếnào bọn Pháp xít cũng sẽ chiếm đóng Đông Dương… Ta phải chuẩn bị nhiều mặt đểphát động chiến tranh du kích. Thời gian lúc ấy là tháng 5/1940. Mình không hiểu gì về chiến tranh du kích cả. Khi nghe Hoàng văn Thụ nói như thế nên một bữa nhân qua thư viện, tôi mượn Tập Bách Khoa Toàn Thư tìm xem phần giải thích loại vũ khí. Tôi xem kỹ đoạn nói về súng trường và lựu đạn.”…
Một số dư luận hết sức ngạc nhiên về lối đánh độc đáo của Giáp, nhưng thực ra chiến thuật đánh “giao thông hào” lại do chính cố vấn TQ đề ra, Giáp chỉ là kẻthừa hành. Giáp viết trong cuốn “Điện Biên Phủ Điểm Hẹn Lịch Sử” xuất bản năm 2000:
“Ngày đầu xuân Giáp Ngọ 1954, tôi sang lán của đồng chí Vi Quốc Thanh chúc tếtĐoàn Cố Vấn Quân Sự TQ vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân VN phải tiếp tụcăn 1 cái tết ở ngay mặt trận. Đồng chí Vi Quốc Thanh vui vẻ chúc mừng. Đồng chí cho biết: Sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh chỗ yếu của địch và ta. Các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Đồng chí đã đề nghịQuân Ủy Trung Ương và Bộ Tổng Tham Mưu Quân Giải phóng Nhân Dân TQ gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dựng trận địa chiến đấu đường hầm, kể cả cuốn “Thượng Cam Lĩnh”, để bộ đội VN tham khảo…
Do tuyên truyền, nhiều đảng viên CSVN và người dân vẫn còn cảm tình với Giáp, nhất là khi Giáp vượt qua tuổi 100, nằm thoi thóp trên giường bệnh. Một số người còn đề nghị phong quân hàm “Nguyên Soái Việt Nam” cho Giáp, cho đó là yêu cầu của lịch sử!
Nguyễn Thế Tường, 1 người khá thân cận với Giáp đã có bài viết 5 kỳ “Vị Tướng Thiên Tài Và Bình Dị” trên báo Thanh Niên… ngợi khen Giáp lên tới trời! Trong khi ai cũng thấy chưa hẳn Giáp có tài, Giáp có thật tiết kiệm từng giọt máu của binh sĩ hay là Tướng thí quân…, còn bình dị gì mà vào khu chiến vẫn sang trọng, bảnh chọe không giống ai với bộ vét trắng, đeo cà vạt, đi giày Tây, trong khi HCM mặc quần đùi, còn nhà Giáp ở Hà Nội là cả 1 dinh cơ…
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20100825/vi-tuong-thien-tai-va-binh-di.aspx
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20100831/vi-tuong-thien-tai-va-binh-di-hoc-de-hoan-thien-ban-than.aspx
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20100830/vi-tuong-thien-tai-va-binh-di-phuc-dung-nha-dai-tuong.aspx
Đặng Chí Hùng sau khi tra cứu nhiều tài liệu đã viết bài “Những Sự Thật Cần Phải Biết (phần 19) – Sự Thật Về Võ Nguyên Giáp”, nói lên con người thật hơn của Giáp.
Trong cuốn “Đường Tới Điện Biên Phủ” của Võ Nguyên Giáp, Chương I, chính ông Giáp đã khẳng định vài trò của Tướng TQ trong chiến dịch biên giới 1950 và Điện Biên Phủ sau này: “Khi trở về Bắc Kinh, Bác đề nghị Trung Quốc cử cố vấn sang giúp Việt Nam nay mai sẽ đi vào đánh lớn. Bác gợi ý bạn cử đồng chí Trần Canh. Phía Trung Quốc trả lời đồng chí Trần đã được bố trí công tác rồi, và đưa ra danh sách gồm 4 người: La Quý Ba, Trung Ương Ủy Viên đảng CSTQ, Trưởng đoàn cốvấn, Vi Quốc Thanh, Trưởng Đoàn cố vấn về quân sự, Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưa, Mã Tây Phu, cố vấn về công tác hậu cần.”…
Trung tuần tháng 6/1950, Trung Ương đảng CSTQ cử đồng chí Trần Canh làm Đại Biểu sang VN, giúp đỡ tổ chức thực thi chiến dịch Biên Giới. Sau khi đến VN, đồng chí Trần Canh lập tức hội kiến Chủ Tịch Hồ Chí Minh, báo cáo với Hồ Chủ Tịch ý tưởng tác chiến tại biên giới đã suy nghĩ suốt dọc đường, đồng thời lập tức bôn tập ra tiền tuyến cùng với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân VN trù hoạch tỷ mỉ kế hoạc tác chiến… Về chiến dịch Điện Biên Phủ khi đóĐại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng Chỉ Huy Chiến Dịch. Đồng chí Vi Quốc Thanh là Tổng Cố Vấn Quân Sự. Cố vấn quân sự các cấp của phía TQ ra tiền tuyến dốc toàn lực hiệp tác giúp đỡ…”.
Báo Quân Đội Nhân Dân của nhà cầm quyền CSVN dịch 1 bài viết của báo TQ ca ngợi công lao của Vi Quốc Thanh. La Quý Ba và Trần Canh tại chiến dịch Điện Biên Phủnhư sau: “Về vấn đề làm cố vấn như thế nào, Mao Chủ tịch nói: “Cố vấn thì là cốvấn, nhưng trên thực tế chính là tham mưu, làm tham mưu tốt cho các đồng chí lãnh đạo của người ta. Tham mưu chính là đề xuất chủ trương, nghĩ biện pháp, hiệp tác giúp đỡ lãnh đạo…
Các cố vấn TQ với kinh nghiệm nội chiến Quốc – Cộng, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh nhân dân, chiến thuật biển người… thực chất là chỉ đạo tổ chức các chiến dịch, tác chiến. Giáp hoàn toàn không có kinh nghiệm, chỉ là học trò làm theo.
http://danlambaovn.blogspot.jp/2013/09/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-19-su.html
Nếu Giáp bình dị, nhân ái, dễ mến, toàn tài như được đề cao là “Văn như Châu Nguyễn, Võ tỷ Lý Trần”…, vậy sao tới ít nhất 8 lần (xin xem phần Cuộc Thanh Trừng Nội Bộ Đảng CSVN! trong cuốn 2, bộ “Con Đường Dân Chủ” 12 cuốn của cùng tác giả) đảng CSVN lại trù dập, hạ nhục Giáp không còn thể thống gì cả!?
Trong số 8 tội mà TBT Đỗ Mười – Đại Tướng Lê Đức Anh đã tố Giáp thì có đến 4 tội về quân sự đó là: “Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch. Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp – Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ. Tết Mậu Thân 1968, Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn. Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B [chưa bao giờ vào chiến trường miền Nam trước 1975].”.
Ngô Minh viết cuốn “Tướng Giáp Trong Tôi”, xuất bản năm 2013, cố gắng khơi lại hình ảnh Giáp, mở đầu có đoạn:
Quà Tặng Xứ Mưa – Bạn đọc thân mến. Có một thời hình ảnh, tên của Đại Tướng Võ Nguyễn Giáp bị đục bỏ, bị cắt xén khỏi những sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ngay trong lễ kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh Trên Biển (19/2011) [khởi đầu ngày 23/10/1961] cũng không 1 dòng nhắc đến Đại Tướng. Cuốn sách Huyền Thoại Tàu Không Số của nhà văn Đính Kính cũng không thấy có dòng nào nhắc đến người khởi đầu của con đường vĩ đại đó. Bởi thế mà Ngô Minh phải viết sách Cổ Tích Tàu Không Số (NXB Hội Nhà văn, 2011). Trong cuốn sách này có chương Võ Nguyên Giáp – Linh Hồn Của Đoàn Tàu Không Số. Ngô Minh nghĩ rằng, lịch sử Việt Nam có rất nhiều vị Tướng,rất nhiều chính khách, nhưng nổi bật nhất là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Hai con người vĩ đại này không chỉ tồn tại trong lịch sử mà còn vĩnh viễn tồn tại trong lòng dân. Mừng Đại Tướng 103 tuổi, QTXM xin in lại chương viết về Tướng Giáp, đã in trong Cổ Tích Tàu Không Số và ịn lại trong cuốn Tướng Giáp Trong Tôi (NXB Thuận Hóa, 2013).
http://ngominh.vnweblogs.com/post/2246/429731
Tại Việt Nam sau vài ngày có nhiều bài ca ngợi Võ Nguyên Giáp, bắt đầu có các bài nói về giai đoạn ông bị thất sủng.
Trên PetroTimes, Đại Tá nhà báo Nguyễn Như Phong thuộc ngành công an nói về “một số năm tháng Đại Tướng không được như ý, đặc biệt là giai đoạn Đại Tướng được phân công phụ trách Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình”.
Tác giả nhắc lại rằng “Thời ấy, cũng đã có câu vè chua chát về việc này,”.
Đại Tá Phong còn bình luận: Xưa có câu “điểu tận cung tàng” nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó, và vận vào công việc mới của Đại Tướng ngày ấy mới thấyđúng làm sao. Lại nữa, vào năm 1984, khi Kỷ Niệm 30 Năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không mời Đại Tướng lên Điện Biên dự lễkỷ niệm, Đại Tướng phải lên thăm lại chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với tưcách cá nhân. Rồi trong các hội thảo tuyên truyền về Chiến Thắng Điện Biên, người ta còn “ngại” không dám nói về vai trò của Đại Tướng…
Ông cũng nhắc lại rằng: Có một thời kỳ, khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn hoang, với lá cây rụng đầy, ít người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu phong.
Các nhà nghiên cứu bên ngoài đã viết nhiều về thời gian quan điểm của Tướng Giáp không được các lãnh đạo toàn quyền như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Trưởng ban Tổchức Trung ương Đảng Lê Đức Thọ chấp nhận. Nhưng tại Việt Nam, các bài viết chính thống vẫn chỉ nhằm nêu bật các điểm son trong sự nghiệp của ông Giáp.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh mô tả tâm lý người dân quê Tướng Giáp giai đoạn này trên trang Bấm giaoduc.net: Ngày ông không còn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, người Quảng Bình buồn, có người lặn lội ra Hà Nội gặp ông để hỏi cho ra mọi nhẽ“Vì sao Bác lại bị thôi chức?” “Vì sao Bác nghỉ” – “Vì sao Bác không có ý kiến?”.Đó là sự thật.
Ông Nguyễn Như Phong viết: Không thể nói rằng những năm tháng đó đối với Đại Tướng là “thoải mái”, và càng không thể nói rằng công việc mới mà Đại tướng được giao là vừa ý đối với Người…
Một số nhà nghiên cứu cho rằng lãnh tụ Lê Duẩn không tin tưởng Tướng Giáp
Một số bài báo cũng nhắc đến các chi tiết “thật” hơn về Tướng Giáp. Chẳng hạn như chuyện ông không có tài diễn thuyết như Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại Tướng Lê Trọng Tấn hay ăn nói hấp dẫn kiểu bình dân như Thượng Tướng Đinh Đức Thiện.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131010_general_giap_suffering.shtml
Jean Sainteny là chính khách uy tín, đã trở lại Hà Nội làm Tổng Đại Diện cho Pháp năm 1954-1958, và sau đó tới năm 1966 là đặc phái viên của Tổng Thống De Gaulle tại Miền Bắc trong cuốn “Lịch Sử Một Hòa Đàm Dang Dở” xuất bản năm 1953, tóm tắt một bi kịch lịch sử kéo dài 30 năm, phần phụ lục tiểu sử Tướng Giáp (đến năm 1948) viết: “Người nhỏ thó nhưng rắn rỏi, Võ Nguyên Giáp kết hợp óc thông minh xuất chúng với ý chí sắt đá và cá tính can trường.”.
Bernard Fall, sử gia Pháp lai Hoa Kỳ, Giáo Sư đại học Howard, chuyên gia hàng đầu về chiến tranh Việt Nam từ 1953 với cuốn “Đại Lộ Buồn Thiu” (1961) và nhiều tác phẩm khác. Theo Fall, sách của Tướng Võ Nguyên Giáp (1951 và 1952), chỉ phát triển những tư tưởng sẵn có. Trong “Les Deux Vietnam”, xuất bản năm 1967 tại Paris, Bernard Fall viết: “Sự đóng góp sáng giá nhất của Giáp trong chiến tranh cách mạng có lẽ là đã nhận định được thế yếu của những chế độ dân chủ khi phảiđương đầu với một chiến cuộc vô hạn định. Trong chế độ dân chủ, dân chúng sẽ đòi hỏi chính quyền phải chấm dứt ‘cuộc đổ máu vô ích’, quốc hội sẽ chất vấn…Điều này đúng với 1967 cũng như đã đúng với 1951…
Giáp đã phạm sai lầm lớn lao khi ngỡ là người Pháp đã chín muồi cho giai đoạn thứ 3 (tổng tấn công) từ mùa xuân 1951, và đã tổn phí 1 phần lớn của 3 Sư Đoàn mới thành lập.”, chống lại quân chính quy của tướng De Lattre, trong 2 Chiến Dịch Hoàng Hoa Thám…
Tác giả người Anh, Ducan Towon, xếp Võ Nguyên Giáp vào số 21 danh tướng thế giới qua 25 thế kỷ. Bách Khoa Toàn Thư Anh, 1985, tập 10, ghi tên 2 danh Tướng VN: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/08/100828_french_on_giap.shtml
Truyền thông CSVN viết ông MacDonald là Đại Tướng, sử gia… tác giả cuốn“Giap: The Victor in Vietnam” với lời khen ngợi là “Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại… ”.
http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/su-hoa-than-tu-nguoi-linh-huyen-thoai-den-doi-thuong-2893055.html
http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2013/10/329549/
Nhưng không dám nói tới cuốn sau.
ăm 1987, Chuẩn Tướng (Brigadier) Peter G. MacDonald của Quân Đội Hoàng Gia Anh, từng sang VN gặp Tướng Giáp đã viết cuốn “GIAP – Hai Cuộc Chiến Tranh Đông Dương” (GIAP – Les Deux Guerres d’ Indochine) 350 trang, do nhà xuất bản Perrin- Paris phát hành năm 1992, trong đó ông nhận xét: “Những tư tưởng của Tướng Giáp được ghi lại trên giấy thường là chán ngán đến chết người.” (Ses pensées transcrites sur le papier sont souvent mortellement ennuyeuses). Kết luận, Tướng P. MacDonald viết: “Từ khi còn trẻ, Tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng Sản. Thật đáng tiếc là trải qua mấy chục năm dài, lẽ ra trí thông minh của ông đã có thể mách bảo ông rằng cái chế độ mà ông tham gia xây dựng là sai lầm tệ hại, đểtừ đó tìm ra con đường khác bảo đảm hạnh phúc cho đồng bào của ông…”.
- – -
Ghi chú:
E Tạp Chí (go Edu) trong bài “10 Vị Tướng Vĩ Đại Nhất Trong Lịch Sử Thế Giới”,mở đầu có đoạn: Tháng 2 năm 1984, Hội Đồng Khoa Học Hoàng Gia Anh đã xét phong 10 vị tướng tài của thế giới, chọn trong 98 vị từ cổ đại đến hiện đại. Chân dung 10 vị tướng được đúc tượng vàng và đặt trang trọng ở viện bảo tàng lớn nhất Luân Đôn. Việt Nam vinh dự là nước có có 2 người con ưu tú, đó là Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo – Đại Vương Trần Quốc Tuấn (cháu của vua Trần Thái Tông) và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/7/34/9807/10-vi-tuong-vi-dai-nhat-trong-lich-su-the-gioi.html
Năm 1993, báo Quân Đội Nhân Dân, Lao Động và Thanh Niên… đưa tin là tháng 2/1984, Hội Đồng Khoa Học Hoàng Gia Anh đã chọn trong 1 danh sách 98 viên danh tướng từ cổ chí kim, bỏ phiếu bầu ra 10 vị kiệt xuất nhất để đúc tượng vàng (!) sẽ được đặt tại viện bảo tàng London (!)…
Ngày 13/2/2010, Ban Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân đưa tin và nhân dịp Giáp 100 tuổi, Hồ Ngọc Sơn viết bài “Thiên Tài Quân Sự Võ Nguyên Giáp” nhắc lại trên cùng tờ báo: “Năm 1992, Hội Đồng Khoa Học Hoàng Gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có 2 vị Tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại Tướng Võ Nguyên Giáp còn sống [Giáp chết ngày 4/10/2013].”.
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/56/58/58/103341/Default.aspx
Nhưng nhà báo Đỗ Văn BBC và Bùi Tín viết bài “Khen Quá Lố, Không Nên!” trên trang nhà VOA đã phủ nhận tin này, cho hay không hề có chuyện vinh danh như vậy.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/tuong-giap-03-13-2010-87577032.html
Ngày 4/10/2013, nhân Võ Nguyên Giáp qua đời, nhà báo Bùi Tín trả lời đài RFA, trong có đoạn: “Tôi nghĩ ông Giáp là người có tài, một con người có ý chí, thếnhưng mọi cái cũng chỉ tương đối thôi. Tôi lấy ví dụ như là ở trong nước hiện nay vẫn còn đưa ra cái gọi là cái tin Hội Đồng Khoa Học của Hoàng Gia Anh có chọn 100 vị tướng trên toàn thế giới để mà biểu dương và 10 vị làm thành ra 10 tượng vàng. Tin đó là tin vịt. Tôi đã sang tận Anh cùng với anh Đỗ Văn để thẩm tra lại thì hoàn toàn không có. Thế nhưng hiện nay sách vở trong nước vẫn còn đăng những cái tin thất thiệt như thế. Bởi vì nếu cái tin đó là thiệt thì Hà Nội người ta sẽ in to lên nguyên văn và chụp ảnh những cái tượng để đưa lên. Những cái chuyệnđó là không hề có. Tin đó là thêu dệt.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vo-nguyen-giap-a-top-ranking-general-ml-10042013090627.html
Như vậy, Hội Đồng Khoa Học Hoàng Gia Anh theo truyền thông CSVN đã vinh danh Giáp tới 2 lần, năm 1984 và 1992? Mà thực ra không hề vinh danh lần 1 nào, tất cả chỉ là sản phẩm tưởng tượng, lừa bịp!
*
Người Hoa đánh giá họ Võ là “hèn Tướng”, trong trận Điện Biên Phủ vì chỉ núp trong hầm, Giáp không dám đi quan sát mặt trận B, tức miền Nam, vì sợ máy bay B-52 của Hoa Kỳ dập chết… Và chính cựu Đại Tá Bùi Tín, người được coi là khá tin tưởng ở Giáp sau cũng phải nói: “Anh Văn quá hèn.”, khi thấy có một số đàn em như: Tướng Hoàng Văn Thái, Đăng Kim Giang, Lê Liêm, Chu Văn Tấn, Trần Độ,các Đại Tá Đỗ Đức Kiên (Cục Trưởng Tác Chiến), Lê Trọng Nghĩa (Cục Trưởng Cục Quân Báo)… tất cả đều bị họ Lê, gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Khả Phiêu và Lê Đức Anh trực tiếp ra tay hạ độc thủ, thế mà Giáp không hề có một thái độ cụ thể đểnào.
Trong “Hồi Ký Của Những Người Trong Cuộc” gồm 10 bài viết của 6 tác giả do nhà xuất bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành năm 2002, bản dịch tiếng Việt gồm 280 trang A4 của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy năm 2009 để lưu hành nội bộ(tái soạn từ “Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp” do nhà xuất bản Nhân Dân Giải Phóng Quân phát hành năm 1990), kểcông lao, tài ba của các Tướng CSTQ. Trong sách cũng nói tới những bất đồng rất gay gắt với Võ Nguyên Giáp nên đôi khi cố vấn CSTQ làm việc và lấy quyết định thẳng với Hồ Chí Minh…
Hồ Chí Minh và Trần Canh.
Sau khi bao vây Điện Biên Phủ cả tháng, Võ Nguyên Giáp định đánh ngày 20/1/1954, nhưng phải hoãn ngày tấn công nhiều lần đến 25/1 rồi 26/1, rồi 13/3, gần 2 tháng. Và ai cũng biết, Giáp cho lệnh kéo pháo vào lên các đồi cao quanhĐBP rồi lại kéo pháo ra, rồi lại kéo pháo vào, từ nơi xa trung tâm ĐBP 15 km đến còn cách khoảng 5-7 km (24 đại bác 105 ly mà CS gọi là lựu pháo… do CSTQ lấy của quân đội Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh Quốc-Cộng và Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953…) cũng như thu quân về vị trí tập kết để thay đổi chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” (định đánh thắng trong 3 ngày đêm, đã dùng chiến thuật biển người trong giai đoạn đầu) sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Theo cựu Đại Tá Hoàng Minh Phương, đó là đề xuất của Võ Nguyên Giáp và được Vi Quốc Thanh đồng ý, và cũng là một đề tài để ca ngợi sự “sáng suốt, dũng cảm” của Giáp, thực ra điều này chứng tỏ Giáp thiếu tính toán và bất nhất. Thời đó, CSVN và CSTQ dấu nhẹm vai trò của CSTQ, nên mọi ca ngợi công lao tham mưu đều dành cho Giáp, thực tế không phải vậy.
Nhân đây cũng xin nói, theo Tố Hữu, bài “Hò Kéo Pháo” ra đời sau trận Điện Biên Phủ, khi đó vấn đề bảo mật là trên hết thì làm gì có chuyện hò với hét. Đi đánh trận chứ có phải đi trảy hội đâu mà ồn áo thế. Tố Hữu ở xa tận Việt Bắc, chưa từngđặt chân tới Điện Biên Phủ, nhưng như thường lệ, sau chiến thắng, tưởng tượng, làm bài thơ “Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên”…
Cả 3 người là Vu Hóa Thầm (bài 3), Vương Nghiên Tuyền (bài 6) và Trương Quảng Hoa (bài 8) đều ghi lại sự thay đổi chiến thuật là của Vi Quốc Thanh được Võ Nguyên Giáp đồng ý: Vi Quốc Thanh tưởng tượng ra một tình huống phức tạp về cơsở phòng ngự của địch… Vì vậy, cần thay đổi phương châm tác chiến. Biến “đánh nhanh thắng nhanh” thành “đánh chắc thắng chắc”, từ ngoại vi vào trung tâm, tiêu diệt địch từng cứ điểm một.
- Ngày 24/1/1954 Quân Ủy Trung Ương đảng CSTQ đánh điện chỉ thị Vi Quốc Thanh vềchiến lược tấn công Điện Biên Phủ: “Khi tấn công Điện Biên Phủ đồng chí nên tránh tấn công đồng loạt từ mọi phía; thay vào đó đồng chí cần có chiến lược tách nhỏ và bao vây lực lượng địch và từng miếng tiêu diệt chúng.” (“Đánh chắc, tiến chắc” – TGT).
Khi nhắc lại chuyện kéo pháo vào rồi kéo pháo ra này kiểu bài thơ con cóc (Con cóc nhảy ra, Con cóc ngồi đó, Cón cóc ngồi đó, Con cóc nhảy vào, Con cóc nhảy vào, Cón cóc ngồi đó, Cón cóc ngồi đó, Con cóc nhảy ra…), Võ Nguyên Giáp trong cuốn “Điện Biên Phủ – Điểm Hẹn Lịch Sử” ở chương “Quyết Định Khó Khăn” cho là “Tôi đã đạt được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình.” (tr 45, sđd). Phải chăng điều ông lo lắng chỉ là cái tự ái vì danh hão khi lật ngược quyết định của chính mình. Sợ bộ đội và dư luận thấy rõ sự thiếu suy nghĩ, khuyết điểm lớn của ông khi “điều quân” mà thôi!? Khiến bộ đội vất vả vô ích cả tháng trời, cuộc điều quân dễ bị lộ hơn… chỉ vì thiếu chuẩn bị, chưa quen đánh hiệp đồng giữa pháo binh và bộ binh, chưa quen công kiên chiến (tiến công tiêu diệt quân địch phòng ngự có công sự kiên cố bằng binh lực, hỏa lực mạnh)… và sợ Pháp tấn công, trả đũa!
http://hocmoingay.blogspot.com/2009/05/quyet-inh-kho-khan-nhat-trong-oi-chi.html
Vậy tại sao trước đó, có cả năm trời nghiên cứu chiến dịch mà Võ Nguyên Giáp và Ban Tham Mưu không thấy những điều này, vì mắc bệnh chủ quan, duy ý chí, đến khi vào việc thì sợ, nhất là sợ tiếng nói của cố vấn TQ chăng!?
CSVN có khoảng 60.000 quân dùng súng trường Nga SKS… và 230.000 dân công. Gồm 11 Trung Đoàn Bộ Binh thuộc các Đại Đoàn 304, 308, 312 và 316 (là 4 Sư Đoàn trong tổng số 6 Sư Đoàn của CSVN), 1 trung đoàn công binh, 24 khẩu pháo 105 ly, 24 khẩu 75 ly, 16 khẩu súng cối 120 ly), 24 khẩu cao xạ 37 ly (sau thêm 12 khẩu) thuộc của Đại Đoàn Công Pháo 351 (công binh – pháo binh), chỉ có hơn 20.000 viên đạn pháo lớn.
Pháp có 16.000 quân dùng súng trường MAS-36… và 3.000 cu-ly đóng tại tập đoàn liền hoàn 8 căn cứ. Gồm 24 khẩu pháo 105 ly – sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu, 4 khẩu pháo 155 ly, 20 khẩu súng cối 120 ly… với hơn 100.000 viên đạn súng lớn, 1 tiểu đoàn công binh, 10 chiếc M24 Chaffee xe tăng 18 tấn của HK, 200 xe vận tải, 7 máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay trực thăng.
Pháp có ưu thế về hỏa lực (nhưng quân và pháo của CSVN tản chung quanh khó bắn chính xác), không yểm (nhưng bị phòng không CSVN khống chế, phải tiếp tế bằng dù nên thường bị lọt ra ngoài), phòng thủ vững chắc có nơi tới 7 lớp rào và mìn… nhưng tính sai nỗ lực táo bạo của CSVN, cho là họ không thể có hậu cần mạnhđể theo đuổi chiến dịch lâu dài, không thể đem pháo lớn tới gần…
Võ Nguyên Giáp và bộ đội của ông vẫn không tin tưởng sẽ chiến thắng. Vì bộ độiđã từng bị thiệt hại nhiều về nhân mạng trong những trận đánh liều mạng trướcđó, như… ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản, nhỏ hơn Điện Biên Phủ nhiều, ta mới đánh từng Tiểu Đoàn, chỉ có công sự dã chiến mà còn “thương vong đến mức không thể chấp nhận được”, phải dừng lại.
Trong bài “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp – Huyền Thoại Và Không Phải Huyền Thoại: Quyết Định Khó Khăn Nhất”, nói về ngày 26/1 quyết định ấy có đoạn: Ông thấy không gì tốt hơn, hay hơn là nhắc lại lời Bác Hồ dặn mình trước khi đi chiến dịch: Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh. Ông hỏi từng người, không một ai dám đảm bảo sẽ thắng. Thắng 100%! Đến lúc ấy ông mới kết luận: Để đảm bảo đánh chắc thắng, phải chuyển từphương châm đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Hoãn tiến công, lui về địa điểm tập kết. Mệnh lệnh lui quân phải được chấp hành như mệnh lệnh chiến đấu.
Vì sao lại khó khăn nhất? Một, phải thuyết phục được Trưởng Đoàn Cố Vấn. Hai, phải thuyết phục được cả Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch. Ba, phải vượt qua chính mình. Phải có can đảm thế nào, bản lĩnh thế nào, phải tài năng thế nào mới dám tin mình đúng, ý kiến của tất cả mọi người nghĩa là của tập thể, trước đó là không còn phù hợp nữa…
Thực ra chỉ là Giáp tìm cách gỡ rối cho quyết định sai lầm trước đó, đem Hồ Chí Minh ra làm lá chắn, có gì ghê gớm đâu mà phải đề cao. Sao không ai trong những cán bộ CSVN dám nhắc tới cái tội sai lầm lớn trước đó của Giáp!
http://www.tienphong.vn/phong-su/510712/quyet-dinh-kho-khan-nhat.html
Kết quả chiến dịch, CSVN bị khoảng 6.000 chết, 12.000 bị thương, 800 mất tích, trong khi Pháp bị khoảng 2.000 chết, 1.700 mất tích, 5.240 bị thương, có 11.700 bị bắt làm tù binh. Nếu Giáp có ít quân hơn và bị thiệt hại ít hơn mà thắng thì mới gọi là tài, còn tương quan nghiêng hẳn về phía CSVN như thế thì hầu như Tướng nào cũng có thể đánh thắng. Hầu hết các trận đánh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy hay của CSVN sau này (như trận đánh trại Biệt Kích K’Nak, tỉnh Gia Lai ngày 7-8/3/1965, chết 471 bộ đội và hàng mấy trăm người của lực lượng phụ thuộc khác) cũng thường diễn ra như vậy, lấy đông và mạnh áp đảo mà thường thiệt hại rất nặng.
Trong cuốn “Hồi Ký Trần Canh”, do nxb Nhân Dân Giải Phóng Quân ấn hành tại Bắc Kinh năm 1984, Trần Canh miêu tả Võ Nguyên Giáp là người “quay quắt, không chính trực và không lương thiện lắm” (slippery, and not very upright and honest). Theo Trần Canh, có lần Giáp phàn nàn với Trần Canh về những phê bình của La Quý Ba về Giáp, nhưng khi La Quý Ba có mặt thì Giáp lại luôn tỏ vẻ chân tình và nồng nhiệt.
Trong Chiến Dịch Biên Giới, bộ đội tấn công quân Pháp ở Đông Khê ngày 16/9/1950 bị thiệt hại nặng nên rút ra. Trần Canh và Vi Quốc Thanh biết được tình hình này lập tức đến Bộ Chỉ Huy Tiền Tuyến Quân Đội Nhân Dân, gặp Võ Nguyên Giáp, cùng nghiên cứu nguyên nhân tấn công bị thất bại, ra lệnh cho bộ đội điều chỉnh sự bố trí, bao vây chặt, đề phòng địch phá vây, đến tối sẽ tấn công lại… Cũng như trận phục kích và tấn công đoàn quân tiếp viện của Lepage ở núi Cốc Xá, sốthương vong của bộ đội CSVN trong cuộc tấn công ngày 5/10/1950 khá lớn, cán bộkêu khổ, Võ Nguyên Giáp đề nghị cho quân nghỉ ngơi, chỉnh đốn, nhưng Trần Canh cho rằng “chỉ huy mà dao động thì chôn vùi thời cơ rất tốt để chiến dịch thắng lợi” và dọa nếu không đánh tiếp sẽ bỏ về Trung Quốc…
Trần Canh ghi lại những khuyết điểm về tổ chức của bộ đội Việt Minh: khả năng truyền thông, kỷ luật, cán bộ chính trị chưa giỏi, tham nhũng, thiếu can đảm và không huy động phụ nữ đúng theo học thuyết “chiến tranh nhân dân”.
Sau khi quân CSVN chiếm được các cụm cứ điểm Him Lam (Béatrice), Độc Lập (Gabrielle), Bản Kéo (Anne-Marie), cánh cửa phía bắc xuống lòng chảo đã mởthông. Nhưng phân khu trung tâm của Pháp vẫn còn 4 trung tâm đề kháng gồm trên 30 cứ điểm liên kết chặt chẽ với khoảng 10.000 quân, có sở chỉ huy, các căn cứhoả lực, các đơn vị xe tăng và sân bay. Quân CSVN muốn tràn xuống Mường Thanh đểtiến công vào sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm.
Trong trận tấn công Điện Biên Phủ đợt 2, đợt tiến công đồi A1 (Pháp gọi là Eliane 2, ở phía đông-nam, có đường 19 chạy ngang, cao hơn mặt đất 49 m, dài 200 m, rộng 80 m hình bầu dục, bao bọc bởi đồi và cứ điểm A2, A3, C1, C2, D1, D2, D3, E1, F và đồi Cháy… 5 lớp hàng rào nhiều kiểu với các bãi mìn, dày khoảng 100 m, do 3 Tiểu Đoàn Bộ Binh phòng thủ) đợt 1 kể từ ngày 30/3/1954, khi quân sốkhoảng 2 Sư Đoàn bộ đội đánh cứ điểm đồi A1 và C1 (cao 51 m, phía bắc A1 khoảng 200 m) thuộc trung tâm Mường Thanh cả tuần bị thiệt hại nặng mà vẫn không xong. Về mặt trận này có đoạn: Lúc này Võ Nguyên Giáp hơi sốt ruột chưa đánh hạ được A1, liền ra lệnh tấn công C1. Đồng chí chưa bàn với Vi Quốc Thanh quyết định điều Trung Đoàn 102 [do Nguyễn Hùng Sinh chỉ huy thay thế Trung Đoàn 174 do Nguyễn Hữu An chỉ huy bị thiệt hại quá nặng chỉ còn Đại Đội 674 của Tiểu Đoàn 1 là tương đối còn nguyên vẹn (sau trận đánh đêm 31/3 qua ngày 1/4 chỉ còn 8 người), trong khi Trung Đoàn 98 đột phá sang C2 cũng bị chặn lại] của Đại Đoàn 308, ngày 11/4 tấn công Đồi C1, kết quả bị hỏa pháo địch sát thương nặng, toàn Trung Đoàn thương vong trên 700 người [con số cuối cùng là 890 người], không thể tiếp tục chiến đấu. Trung Đoàn 102 là Trung Đoàn chủ lực của Đại Đoàn 308, là bộ đội từ khi bắt đầu Chiến Dịch cho đến nay chưa bị tổn thất, lần này bị trọng thương, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của trận đánh. Chỉ huy “quả đoán” của Võ Nguyên Giáp lần này bị không ngờ vấp váp. Vi Quốc Thanh lựa lời an ủi đồng chí, nêu ra kiến nghị tạm ngừng tiến công chuyển sang tổng kết chỉnh đốn. Võ Nguyên Giáp tiếp nhận kiến nghị này…
Trung Đoàn 174 và Trung Đoàn 102 đều bị tổn thất nặng, phải bổ sung thêm cả các lực lượng vận tải vệ binh vào các đại đội chiến đấu. Lực lượng chung của 2 Trung Đoàn tổ chức ghép lại được có 3 Đại Đội chiến đấu. Sau trận tấn công lần thứ 3 đêm 1/4 qua ngày 2/4, tất cả chỉ còn gần 1 Trung Đội. Trận tấn công lần thứ 4 đêm 2/4 qua ngày 3/4, lực lượng tác chiến chủ yếu là Đại Đội Bộ Binh mới tổ chức, kết hợp với bộ phận còn lại trong cứ điểm nhưng vẫn không chiếm được A1, phải rút lui.
Cả hơn 1 tháng sau, Đại Đội Công Binh M83 của Trung Đoàn Công Binh 151 thuộc ĐạiĐoàn 351 mới đào được đường hầm dài tới 82 m dẫn lên tận đỉnh đồi, rồi đặt khối bộc phá 1 tấn.
Ngày 6/5, khối bộc phá được kích nổ cách hầm ngầm chỉ huy của Pháp vài chục mét, thổi bay lô cốt, tiêu diệt phần lớn Đại Đội Dù 2, mở đầu cho đợt xung phong tấn công Điện Biên Phủ thứ 3 chiếm đồi A1, C1 và A3… sáng ngày 7/5.
Chỉ 1 ngày sau bộ đội CSVN đã có thể thọc sâu tiêu diệt sở chỉ huy bắt sống Chuẩn Tướng Pháp Christian de Castries (1902-1991) cách đó vài trăm mét, dẫn đến sự đầu hàng của quân Pháp ở Điện Biên Phủ và rút khỏi VN.
Tổng kết, phía CSVN có 1.004 chết và 1.512 bị thương, phía Pháp có 376 chết và 452 bị thương hoặc bị bắt. Đây là trận đánh mà bộ đội CSVN chịu thiệt hại lớn nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%93i_A1
Chính Trần Canh đã khuyến cáo đánh Đông Khê và Thất Khê trước theo kiểu “côngđiểm diệt viện” tiêu diệt cả binh đoàn Charton từ Cao Bằng rút chạy và binhđoàn Lepage từ Lạng Sơn lên đón, thay vì đánh Cao Bằng và không đánh về đồng bằng sông Hồng hay Thanh Hóa theo quan điểm của HCM và Võ Nguyên Giáp… mà đánh các cứ điểm biên giới để mở rộng hành lang với TQ dễ dàng cho việc tiếp viện.
- – - – -
Theo bộ “Quyết Chiến Điện Biên Phủ, Thượng – Trung – Hạ”. (đăng trong Thượng Tướng Phong Vân Lục, nhà xuất bản Đại Bách Khoa Toàn Thư, ấn bản năm 2000, của tác giảVương Chấn Hoa, bút danh là Vũ Hóa Thẩm (Bản dịch của Dương Danh Dy).
Chiều 1 ngày trung tuần tháng 10/1953, Vi Quốc Thanh về báo cáo với Mao TrạchĐông.
Vi Quốc Thanh theo sát Bành Đức Hoài bước vào phòng sách cũng là phòng tiếp khách của Mao Trạch Đông. Mao bắt tay từng đồng chí và mời họ ngồi. Bành Đức Hoài nói: “Thưa Chủ tịch, đồng chí Vi Quốc Thanh gần đây sắp trở lại VN, lần này đến xin Chủ tịch chỉ thị trực tiếp”
Mao Trạch Đông: “À! Tôi cũng đang muốn gặp các đồng chí cùng bàn tình hình và chiến sự của VN.”. Sau đó, ông nói với Vi Quốc Thanh: “Đồng chí đã xem kế hoạch quân sự của Navarre chưa?”
Vi Quốc Thanh trả lời: “Bộ Tổng Tham Mưu có cho tôi xem rồi”. Mao Trạch Đông lại hỏi: “Đồng chí có ý kiến gì không?” Vi Quốc Thanh trả lời: “Đây là sự tiếp tục của kế hoạch De Lattre, tiền nhiệm của ông ta. Điểm chung của họ là ra sức phát triển nguỵ quân, thay quân Pháp chốt giữ cứ điểm, dùng người Việt đánh người Việt, làm cho quân Pháp có thể tập trung tổ thành lực lượng đột xuất làm nhiệm vụ tác chiến cơ động, để giành lại quyền chủ động chiến tranh. Ông ta nêu ra, trước hết giành thế thủ ở Bắc Bộ và ráo riết càn quét và tiến công ở Nam Bộ và Trung Bộ,sau khi ổn định hậu phương chiến lược, ông ta sẽ tập trung binh lực quyết chiến với chủ lực quân đội Việt Nam ở Bắc Bộ. Phương châm quân sự Nam trước Bắc sau này là sự phát triển của Navarre cũng là do tình thế bắt buộc ông ta như vậy ”
Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Cuối tháng 8 Trung Ương có điện cho La Quý Ba, đồng chí đã xem chưa?” Bành Đức Hoài trả lời: “Tôi đã cho người đưa đồng chí xem rồi.”.Vi Quốc Thanh nói: “Phương châm chiến lược của Trung Ương vạch ra cho Việt Nam mâu thuẫn gay gắt với kế hoạch của Navarre. Thực thi phương châm chiến lược này sẽ hoàn toàn đập tan tính toán chỉ tính đến 1 phía của Navarre.”…
Mao Trạch Đông nói tiếp: “Tôi thấy hướng tác chiến của Việt Nam trong suốt thời kỳ từ nay về sau là nên hướng vào Trung, Nam Bộ. Để thực hiện kế hoạch chiến lược này, trước mắt cần áp dụng một số biện pháp thiết thực. Tôi nghĩ đến 3 biện pháp thế này:
1 là dùng 2 Đại Đoàn bộ binh và nửa Đại Đoàn pháo binh, trước tiên giải quyết địchở Lai Châu, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, căn cứ chiến lược quan trọng này. Sau đó chuyển quân sang Thượng Lào, mở thêm chiến trường Thượng Lào. Đồng thời với tiến quân lên Tây Bắc, đưa 1 bộ phận binh lực xuống Trung Lào và Hạ Lào.
2 là kiên quyết khai thông con đường Nam tiến (chỉ con đường từ nam Liên Khu 4 Trung Bộ lên Trung, Thượng Lào, qua Quốc Lộ 9 đến Tây Nguyên). Đó là đường giao thông huyết mạch của bộ đội, đánh xuống phía nam sau này, quan hệ rất lớn đến tình hình chiến sự tương lai. Nên đo đạc thật nhanh, xây dựng kế hoạch, chia giai đoạn hoàn thành. Có thể nói với các đồng chí Việt Nam, thái độ đối với làmđường tức là thái độ đối với chiến tranh. Làm đường không tích cực, không nghiêm túc tức là không tích cực, không nghiêm túc giành lấy thắng lợi chiến tranh.
3 là Liên Khu Việt Bắc, Liên Khu 3, 4 mỗi nơi nên điều động 1 số cán bộ đảng, chính quyền, quân đội đến Trung, Hạ Lào và Nam Bộ VN làm công tác mở vùng mới, làm cho bộ đội đánh được nơi nào, thì củng cố nơi ấy. Giống như thời kỳ sau chiến tranh giải phóng, chúng ta điều động cán bộ miền Bắc theo Đại Quân xuống miền Nam.
Nói tóm lại, 3 biện pháp này tức là 12 chữ: 2 Đại Đoàn Rưỡi, 1 đường quốc lộ, 3 lớp cán bộ ”.
Vi Quốc Thanh nói: “Chỉ thị của Chủ Tịch rất quan trọng. Sau khi tôi sang, sẽtruyền đạt tỉ mỉ cho phía VN và các đồng chí cố vấn, nghiêm chỉnh quán triệt chấp hành”. Mao nói: “Có thể nói với các đồng chí VN, đó là kiến nghị của tôi”.
Bành Đức Hoài nói: “Tôi đã nói với đồng chí Quốc Thanh ý kiến của tôi về tình hình chiến tranh VN và tác chiến Tây Bắc rồi. Xin nói thêm một việc. Bản tiếng Pháp kế hoạch quân sự Navarre mà Cục Tình Báo Bộ Tổng Tham Mưu lấy được, có thểmang sang cho các đồng chí VN xem, điều đó giúp ích cho các đồng chí ấy tìm hiểu kẻ địch, phân tích tình hình. Có điều phải chú ý bảo mật ”(Trich dẫn Hồi Ký CốVấn TQ tr 43-46).
Vi Quốc Thanh sau khi về dưỡng bệnh và trở qua lần thứ 2 ngày 25/10/1953, đãđưa trực tiếp cho HCM bản kế hoạch quân sự của Tướng Henri Navarre bằng tiếng Pháp do Cục Tình Báo Bộ Tổng Tham Mưu TQ lấy được.
Tài liệu của Quân Ủy quân đội CS số 03 (BC-03/QU) ngày 12/12/1953 ghi rõ: “Phía Trung Quốc nhấn mạnh Việt Minh cần giữ nguyên kế hoạch tập trung vào Tây Bắc và Lào. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nếu thực thi chiến thuật này, Việt Minh có thểchuẩn bị lực lượng cho công cuộc đánh chiếm đồng bằng sông Hồng và cuối cùng sẽ đánh bại Pháp ở Đông Dương. Tháng 9, Bộ Chính Trị không thông qua kế hoạch củađồng chí Võ Nguyên Giáp mà phải thực hiện theo kế hoạch của các đồng chí cố vấn Trung Quốc. Ngày 27/10/1953, Đồng chí Vy Quốc Thanh trao cho chúng ta một bản sao kế hoạch của Navarre mà tình báo Trung Cộng đã thu đoạt được. Sau khi xem xét, quân ủy nhận thấy đề nghị của Trung Quốc là đúng. Toàn quân, nếu theo đúng kế hoạch của Trung Quốc, có thể phá vỡ kế hoạch của Navarre.”.
Theo nhà báo cựu Đại Tá Bùi Tín: “Ông Giáp thường không có thói quen ra thị sát mặt trận. Ở trận chiến Điện Biên Phủ…, tại Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch – bao giờ cũng trải vài tấm bản đồ, tay thì chỉ chõ – đóng kịch – như thể đánh nhau chỉ cần chỉchõ bằng bản đồ – và ông trú ẩn an toàn tại Bộ Chỉ Huy ĐBP tại hang Thẩm Púa, thuộc Mường Phăng. Hang Thẩm Púa cách Điện Biên Phủ bao nhiêu cây số, thưa Đại Tướng? Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đi thị sát mặt trận, quần áo chỉnh tề, chân đi giầy ủng cao đến đầu gối!”. Như vậy là quá đủ để nói về một vị Tướng“tài” như ông Giáp thời chống Pháp.
http://danlambaovn.blogspot.jp/2013/09/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-19-su.html#.Uiku8kaCjmQ
*
Trong Trận Tổng Công Kích Mậu Thân 1968, Giáp cũng hầu như bị gạt ra ngoài, giờphút chót mới từ hải ngoại về Hà Nội, trong khi khoảng 30 người của Giáp bị bắt giữ.
Theo ông Lê Đăng Doanh trong bài “Chữ “Nhẫn” Của Đại Tướng” viết ngày 10/10/2013 trên VNEconomy, trong chiến dịch Quảng Trị 1972, ý kiến của ông vềchiến lược và chiến thuật bị bác bỏ. Tổn thất to lớn trong chiến dịch Quảng Trịlà một bài học đau xót.
http://vneconomy.vn/20131010054547735P0C9920/chu-nhan-cua-dai-tuong.htm
Thực ra, toàn bộ là “Chiến Dịch Xuân-Hè 1972” lần đầu tiên quân CSVN liên tiếp mở trận địa chiến với 3 mặt trận chính tại miền Nam là Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông-Nam Bộ. Tổng lực lượng huy động trong chiến dịch này lúc đầu là 14 Sư Đoàn và 26 Trung Đoàn độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân (về sau khi cuộc chiến kéo dài đã tăng thêm khoảng 40.000 quân), 300 xe tăng và xe bọc thép, khoảng 300.000 quả đạn pháo là 3/4 tổng số lượng có được… tuy có làm cho VNCH và HK e ngại, nhưng đều bị thiệt hại nặng nề!
Vi Quốc Thanh là người chủ yếu trong việc thiết kế trận Điện Biên Phủ, việc đào hầm bao vây trong đợt 3, chia cắt quân Pháp cũng là ý kiến và hỗ trợ của Trung Quốc, dẫn đến việc đặt 1 tấn chất nổ TNT tại hầm chỉ huy của Pháp ở A1… đưa đến chiến thắng cuối cùng. Năm 1978, khi 2 đảng bất đồng, chính Vi Quốc Thanh đã nói: “Phải dạy cho Việt Nam bài học.”.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.
Ngày 5/10/2013, nhân Võ Nguyên Giáp qua đời, nhà báo Bùi Tín trả lời đài VOA, trong có đoạn:
“Về Chiến Dịch Điện Biên Phủ, có thể nói chủ trương chiến dịch mang đậm tài năng chỉ huy của Tướng Giáp. Năm 1989, nhân kỷ niệm 35 năm chiến dịch này, ôngđã kể lại cho tôi nghe diễn biến cụ thể của chiến dịch, có ghi âm, được nhà văn Hữu Mai cùng dự ghi lại, thành bài hồi ký “Quyết định khó khăn nhất” đăng trên tuần báo Nhân dân Chủ nhật. Khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên hồi cuối tháng 11/1953, Bộ Tổng Tham Mưu đã phác họa ngay kế hoạch bao vây và tấn công theo phương châm “đánh nhanh giải quyết nhanh” (khoái tả khoái diệt), theo học thuyết quân sự của Lâm Bưu khi địch mới lâm thời phòng ngự, chưa có hệ thống phong thủ vững chắc. Tổng Cố Vấn Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tán thành phương châm này, theo kiểu ồ ạt, thường gọi là “biển người”. Đầu tháng 1/1954, Tướng Giáp lên đến mặt trận, vòng vây được xiết dần, pháo lớn được kéo vào đặt trên sườn núi, được ngụy trang kỹ, với nhiều ụ pháo nghi binh, dự định khai hỏa vào lúc 18 giờ ngảy 26/1, dự tính sau 2 đêm 1 ngày sẽ diệt xong cả tậpđoàn cứ điểm.
Nhưng cả đêm 25/1, Tướng Giáp thao thức trăn trở về khả năng chiến thắng. Trưa 26/1, ông họp Đảng Ủy Mặt Trận cùng 3 Tướng: Hoàng Văn Thái, Tổng Tham Mưu Trưởng kiêm Tham Mưu Trưởng Mặt Trận; Lê Liêm, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị kiêm Chủ Nhiệm Chính Trị Mặt Trận; Đặng Kim Giang, Phó Chủ Nhiệm Hậu Cần kiêm ChủNhiệm Hậu Cần Mặt Trận. Sau khi nêu rõ tuyến phòng thủ đã trở nên kiên cố của quân Pháp, Tướng Giáp đưa ra ý kiến ngừng cuộc tiến công, rút pháo ra phía sau, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc tiến chắc”, nghĩa là: đánh dũi theo đường hào bao vây chia cắt, diệt từng cứ điểm, dùng chiếc xẻng cán ngắn làm công cụtiến công chính. Cả 3 Tướng Thái, Liêm, Giang đều sững sờ vì bị bất ngờ, muốn giữ nguyên phương châm cũ, vì bộ đội đã được động viên cao, chỉ chờ lệnh là xông tới, nay đình lại là như dội nước lạnh, sau này động viên trở lại rất khó.Đã xế chiều, tranh luận còn gay go, Tướng Giáp hỏi lại rằng có ai tin là sẽ chắc thắng trăm phần trăm, theo phương châm cũ không, thì cả 3 Tướng nói trên đều không trả lời được. Ông dùng quyền Bí Thư Đảng Ủy Mặt Trận, quyền Tư Lệnh Chiến Dịch kết thúc cuộc họp, dùng điện thoại ra lệnh trực tiếp cho các tư lệnh dưới quyền giữ vững quyết tâm diệt địch nhưng đình chỉ tiến công, kéo pháo ra, chấp hành triệt để, vì tình hình đã thay đổi, địch đã phòng thủ vững chắc, cần thay phương châm tác chiến sang “đánh chắc tiến chắc”, ai còn thắc mắc sẽ giải thích sau. Việc thay đổi phương châm, rút pháo ra, chuẩn bị thêm gần 50 ngày đêm, để đêm 10/3 mở cuộc tiến công vào cứ điểm Him Lam, Độc Lập cho đến chiều 7/5/1954 toàn thắng, cũng qua hơn 50 ngày đêm chiến đấu, được Tướng Giáp coi là “Quyết định khó khăn nhất” trong đời ông. Cần công bằng công nhận đây là biểu hiện tài chỉhuy mang dấu ấn riêng của ông. Như ông kể, Đại Tá Nguyễn Hiếu ở Sở Chỉ Huy Chiến Dịch và Đại Tá Cục Phó Quân Báo Cao Pha đã góp phần của mình, sớm tán đồng phương châm «đánh chắc tiến chắc» do ông đề ra. Về sau, nhiều sĩ quan công nhận rằng không thay phương châm, cứ liều húc vào một hệ thống phòng thủ vững chắc như tướng Pháp Navare và Cogny mong muốn thì 4 Sư Đoàn tiến công – vốn liếng quân sự của cuộc kháng chiến – sẽ bị tổn thất nặng nề ra sao, và diễn biến của cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ khác hẳn. Các cố vấn quân sự TQ đều bất ngờ khi Tướng Giáp báo tin thay đổi phương châm và sau khi nghe giải thích họ cũng tỏra tán thành.
Sau chiến thắng lớn như trên, các nhà bình luận quân sự phương Tây thường chỉra phía kháng chiến đã chịu những tổn thất khủng khiếp, gấp 3 hay 4 lần đối phương. Cái giá phải trả cho chiến thắng là quá lớn, lớn đến khủng khiếp, toàn là trai tráng thanh niên tuấn tú, có lý tưởng, chất lượng cao của dân tộc. Đây là sự thật. Hồi tháng 4/1996, trong cuộc hội thảo ở trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ, Tướng Westmoreland nói với tôi rằng: “Tôi công nhận tài năng của Tướng Giáp, phải có tài mới ở lâu đến hơn 30 năm chiến tranh trên cương vị tư lệnh quân sự cao nhất; nhưng phải nói thật là nếu như Tướng Giáp là một viên Tướng Hoa Kỳ thì ông đã bịmất chức từ lâu rồi, vì Quốc Hội chúng tôi, xã hội chúng tôi không thể chấp nhận những tổn thất sinh mạng của quân đội mình cao đến vậy.”.
Tôi nghĩ nền độc lập của đất nước, quyền sống tự do của nhân dân là vô giá, dù cho phải trả giá cao, nhưng lãnh đạo đảng Cộng Sản đã không quan tâm thật sự đến tự do của nhân dân, chỉ quan tâm trước hết đến quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của đảng, do đó mà vô vàn hy sinh của các liệt sĩ cuối cùng đã trở nên phũphàng, mỉa mai, không được đáp đền một cách xứng đáng. Đây là điểm tiêu cực nhất của Tướng Giáp, là tỳ vết sâu đậm nhất của một danh tướng, từng được coi là Người Anh Cả của Quân Đội Nhân Dân. Ông mang danh là một viên Tướng “Sát Quân”, sát quân 1 cách lạnh lùng…”
Thực ra nếu chỉ thay chiến thuật của chính mình thì có gì là ghê gớm với tài năng. Sao không nói tới cái sai lầm chết người trước đó!? Các dữ kiện cho thấy Giáp nóng vội nhưng cuối cùng sợ thất bại nên phải hoãn lại chuẩn bị kỹ hơn mà vẫn phai tra 1 giá quá đắt…
http://www.voatiengviet.com/content/dai-tuong-vo-nguyen-giap-nhu-toi-tung-biet/1763195.html
Với quân số đông đảo gấp bội, hỏa lực dồi dào hơn, thì thắng là chuyện bình thường, nhưng tổn thất lớn gấp bội hơn phía Pháp là cái dở của Giáp và cố vấn CSTQ.
Và theo đà đó, miền Bắc Việt Nam năm 1945, 54 rồi Nam Việt Nam năm 1975 lần lượt bị đặt dưới sự cai trị của Cộng Sản.
Thống Tướng William Childs Westmoreland, Tư Lệnh Quân Đội HK tại miền Nam Việt Nam, viết về Tướng Võ Nguyên Giáp như sau: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻthù) ghê gớm… Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ,ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, 1 sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự…” (Of course, he was a formidable adversary… By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius…).
http://en.wikipedia.org/wiki/William_Westmoreland
Ngày 4/10/2013, báo New York Times đăng lời Tướng Westmoreland: “Bất cứ Tướng lãnh Hoa Kỳ nào gây tổn thất to lớn như Tướng Giáp không thể tồn tại trong 3 tuần.”. (Any American commander who took the same vast losses as General Giap would not have lasted three weeks. NYT).
http://www.nytimes.com/2013/10/05/world/asia/gen-vo-nguyen-giap-dies.html?_r=0
Ông Giáp nhìn nhận cuộc chiến tranh này là: “Cuộc chiến tàn ác nhất trong lịch sử con người” (The most atrocious conflict in human history), nhưng nhân cuộc hội thảo tại Hà Nội ngày 20-23/6/1997, có sự tham dự của ông nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng HK Robert McNamara (2 người từng gặp nhau tại Hà Nội ngày 9/11/1995) với hy vọng xem xét lại cuộc chiến để tìm ra những cơ hội bỏ lỡ (missed opportunities) đã cho thấy sự khác biệt nền tảng giữa 2 người về chiến tranh.
McNamara khiêm tốn đưa ra nhận xét: “Chúng ta cần rút ra bài học từ đó cho phép chúng ta tránh được một thảm kịch như thế trong tương lai.”.
Ông Giáp đáp lại một cách một cách thẳng thừng: “Những bài học thì quan trọng thật Tôi đồng ý. Tuy nhiên, ông đã sai lầm khi gọi cuộc chiến tranh là 1 thảm kịch! Có thể nó là 1 thảm kịch đối với ông, nhưng đói với chúng tôi, chiến tranh là một sự hy sinh cao cả. Chúng tôi không muốn đánh nhau với người Mỹ, nhưng các ôngđã không cho chúng tôi một chọn lựa nào khác.”.
Christian G. Appy, “Patriots: The Viet Nam War Remembers From All Sides” (Những Người Ái Quốc), trang 43.
Dịp này Giáp nói: “Tôi là 1 quân nhân, nếu các ngài đồng ý, tôi nói thẳng rằng:“Chính sách (mở rộng chiến tranh của Mỹ) quyết định rồi nhưng phải tìm một cái cớ đưa ra Quốc hội!”. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ là sai lầm lớn nhất, vềchiến lược và cũng là thảm bại đầu tiên và lớn nhất của lịch sử nước Mỹ.”.
Ông McNamara bật dậy ngắt lời: “Xin lỗi Đại Tớng, ngài nói không đúng.”.
http://news.zing.vn/Cuoc-gap-an-tuong-cua-tuong-Giap-va-McNamara-post346517.html
Quan điểm của Giáp chính là bản chất hiếu chiến, háo thắng cố hữu của những con người CS, để củng cố quyền hành và cái danh của mình bất chấp sự hy sinh của dân tộc, cũng như chỉ có tầm nhìn cục bộ thiếu toàn diện cho hòa bình và tương lai đất nước.
Thêm nữa, khi mở Chiến Dịch “Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy” Tết Mậu Thân 1968 (đánh khoảng 41 thành phố tức khoảng 2/3 lãnh thổ miền Nam) trong lúc Võ Nguyễn Giáp đi khám bệnh ở Hungary đến ngày trước khi mở trận đánh mới về tói Hà Nội hay trận Hạ Lào năm 1971, Quảng Trị năm 1972 và Chiến Dịch HCM 1975 đều dùng Văn Tiến Dũng là chính, Giáp không có quyền “Tổng Tư Lệnh” của Bộ Trưởng Quốc Phòng như vị thế của mình. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã chuẩn bị cả chỗ an trí giam lỏng Giáp nhưng chưa thực thi, sau đó năm 1983, cho Giáp làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch tức rớt xuống đi làm “cai đẻ”… Vì vậy mới có thơ:
Ngày xưa Đại Tướng cầm quân, Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em!
Hay:
Ngày xưa Đại Tướng công đồn, Ngày nay Đại Tướng công l… chị em.
Hay:
Võ Nguyên Giáp không còn manh giáp!
Giáp lên xuống dễ dàng, từ thập niên 80, Giáp chỉ còn là hình thức bù nhìn, lâu lâu đeo quân hàm “Đại Tướng” ra tiếp khách, trang trí cho chế độ, chứ Giáp nhiều lần thiết tha viết thư kiến nghị những vấn đề trọng đại của đất nước mà chẳng ai nghe!
- Năm 2010, tới tuổi 100, Võ Nguyên Giáp yếu lắm rồi, khuôn mặt lộ rõ nét ngờnghệch hầu như vô cảm, chỉ có nằm, nhưng vẫn phải tiếp tục “cân đai” đóng kịch khi Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đem giấy mời dự “Đại Lễ 1000 Năm Thăng Long – Hà Nội” tới. Giáp và đảng CSVN vẫn chơi trò tuyên truyền, tưởng có thể “lộng giả thành chân”.
Võ Nguyên Giáp từng làm Bộ Trưởng Nội Vụ (Công An) năm 1945, cho tay chân sát hại các nhân vật tên tuổi như Cung Đình Vận, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, cũng nhưPhan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu là các lãnh tụ Đệ Tứ CS Quốc Tế và là một hung thần giết người Quốc Gia… mà gán cho tội “trộm cắp, hiếp dâm” hay “Việt gian phản quốc”! Giáp làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng 1946, dính đến vụ Ôn Như Hầu, Hà Nội ngày 12/7/1946, gây chấn động dư luận khi vu oan giá họa là âm mưu đảo chính để sát hại các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng…
*
Về Khả Năng Quân Sự Và Ngoại Của HCM – VNG?
1- HCM và Võ Nguyên Giáp không biết gì về quân sự, cũng chẳng có chiến lược, chiến thuật gì mới lạ, chỉ giỏi nói phét và thí quân (*)! Họ điều quân kiểu “vừa làm, vừa học”, kiểu “sáng sai, chiều sửa, càng sửa, càng sai”, làm hao tổn biết bao sinh mạng. Trong khi họ rất sợ chết, hãy để ý xem, trong các trận lớn như Điện Biên Phủ 1954 (HCM và Trường Chinh… ở Việt Bắc cách trận địa 200 km (*)), Mậu Thân 1986 thì HCM trở qua Bắc Kinh, TQ, cách trận địa tới 3.000-4.000 km (*), chỉ 1 ngày sau khi thu trước bài thơ ngày 31/12/1967 là “mật lệnh” cho bộ đội ra trận để phát trong đêm giao thừa 30/12 Tết Ta ngoài Bắc:
“Xuân này hơn hẳn mọi xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ Tiến lên toàn thắng ắt về ta” )…
HCM đều trốn rất kỹ!
Không có CSTQ thì hoàn toàn CSVN với đội “Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân” của Võ Nguyên Giáp lập ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng với 34 người mà đa sốlà người Nùng được trang bị 2 súng thập (1 loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy thì không làm được gì cả.
- – -
(*) Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài “Chân Dung Và Đối Thoại” và theo Vũ Kỳ(Bí Thư riêng của HCM) trong bài “Bác Hồ Với Tết Mậu Thân Năm Ấy” đăng trên Văn Nghệ năm 1998 và sau đó trên Tuổi Trẻ…
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnvnnn0n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
Về thí quân và dân:
Người ta thường nói “Nhất Tướng công thnàh vạn cốt khô.”, nhưng dưới tay Võ Nguyên Giáp, thí “thành tích” còn gấp trăm lần xưa nay!
Tổng cộng quân CSVN chết khoảng 1.000.000, mất tích khoảng 300.000.
- Năm 1950, theo Trần Canh, trong trận chiến tranh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơnđể tiêu diệt cứ điểm Đông Khê do 262 lính Pháp trấn đóng, Giáp đã dùng gần 10.000 quân (đông hơn quân trú phòng 40 lần). Sau trận đánh, hơn 500 quân Việt tử trận, không kể số bị thương hàng ngàn. Trong trận đồng bằng Phủ Lý, Ninh Bình vào tháng 5 và nhất là trong trận Vĩnh Yên (cách Hà Nội khoảng 55 km, định về ăn Tết ở Hà Nội) vào tháng 1/1951, 2 Đại Đoàn 308 và 312 dùng chiến thuật biển người của TQ tấn công 3.000 quân Pháp chưa kể quân tiếp viện, đã bị Tướng Pháp De Lattre de Tassigny dùng bom Napalm tiêu diệt. Quân CS, dưới sự chỉ huy của ông Giáp, đã bị nhiều tử vong, thất bại trong ý đồ đưa chiến tranh về đồng bằng. Số tử vong của quân đội CS, khi tháo lui, là trên 6.000 người, 500 bị bắt. Số bịthương chắc chắn là gấp 2, 3 con số 6.000.
http://www.danchimviet.info/archives/73669/nhung-chien-dich-mang-ten-vo-nguyen-giap/2013/03
- Năm 1954, trận Điện Biên Phủ, phía CSVN chết 6.000 quân (gấp 3 quân Pháp), bịthương 12.000 quân.
- Năm 1968, Tổng Tấn Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân huy động 277.000 quân, khởi động ngày 30/1 (Giao Thừa Tết Ta) đến 28/3, đợt 2 vào tháng 5-6, đợt 3 vào tháng 8-9, đánh vào khoảng 41 thành phố và tỉnh, với thiệt hại khoảng 75.000 người, bằng cả 9 năm kháng chiến chống Pháp, tính cả năm 1968 thiệt hại là 106.109 người.
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_T%E1%BA%BFt_M%E1%BA%ADu_Th%C3%A2n
- Năm 1968, trận Khe Sanh lên cao độ thời gian 21/1-8/4 và kéo dài tới ngày 15/7, 17.000 quân CSVN thuộc Sư Đoàn 304 và Sư Đoàn 325… bao vây, bị chết ít nhất khoảng 5.550 người dưới mưa bom của B-52 HK.
- Năm 1972, chiến dịch Trị Thiên khởi sự ngày 30/3 có 6 Sư Đoàn tham gia gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341, tổng cộng 40.000 quân chính quy… Theo thông tin gần đây cho biết Sư Đoàn 308 đã mất 70% quân số; Sư Đoàn 312 đã bổ sung quân 13đợt, mỗi đợt 500 người; Sư Đoàn 320 đã mất 80% quân số. Các Sư Đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 320 với lời nguyền “Trung Đoàn 48 còn, Thành cổ Quảng Trị còn.” đã rút khỏi chiếnđịa khi chỉ còn gần 80 người.
Trong trận này, phía VNCH, 2 Trung Đoàn 2 và 56 thuộc Sư Đoàn 3 gần như tan hàng…, các Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, các Thiết Đoàn… đã phải rút về phía Nam. Nhưng điều đáng nói là quân CSVN đã nhẫn tâm pháo kích thẳng vào đoàn khoảng 12.000 quân và khoảng 120.000 dân di tản, khiến vài ngàn tới hàng chục ngàn người thiệt mạng. Nên đoạn đường từ thị xã Quảng Trị tới Phong Điền dài 9 km trên Quốc Lộ 1A được mệnh danh là “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Sau đó Trung Tướng Ngô Quang Trưởng của VNCH đã chỉ huy TQLC và Sư Đoàn 1 chiếm lại Quảng Trị.
Tại Quảng Trị, trong thời gian chiến tranh cao độ, mỗi năm quân CS chết khoảng 10.000 người, tổng cộng toàn cuộc chiến chết khoảng 70.000 người.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_l%E1%BB%99_Kinh_Ho%C3%A0ng
http://www.youtube.com/watch?v=qCnh-RkqYx8
- Năm 1972, mặt trận An Lộc (khoảng 100 km bắc Sài Gòn) khởi sự ngày 1/4, CSVN huy động các Sư Đoàn MTGP là 5, 7, 9, 3 Trung Đoàn Bộ Binh 24, 271, 205, TrungĐoàn Đặc Công 429, 2 Trung Đoàn Pháo Binh 28 và 42, 2 Tiểu Đoàn Thiết Giáp 20 và 21, 4 Tiểu Đoàn Phòng Không… tổng cộng khoảng 40.000 quân đánh Sư Đoàn 5, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, các Thiết Đoàn, sau đó, Sư Đoàn 21, Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 và Lữ Đoàn 1 Dù của VNCH… tăng cường giải vây. Thiệt hại phía quân CSVN là khoảng 10.000 chết, 15.000 bị thương, phía VNCH khoảng 8.000-10.000 chết và bị thương.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_An_L%E1%BB%99c
2- Đường lối ngoại giao của HCM và đảng CSVN cũng đầy thất bại vì thiếu tầm nhìn chiến lược xa và nhất là chạy theo CS, thiếu cái tâm vì dân tộc. Thật vậy, HCM cúi đầu nhận viện trợ, bị cả Liên Xô và CSTQ ép về mọi mặt, nhận chỉ thị và cố vấn CSTQ về “đánh dân” qua vụ Chấn Chỉnh Tố Chức” (Chỉnh Cán, Chỉnh Quân theo lệnh TQ phá bỏ tất cả cơ sở cũ quy tụ nhiều thành phần, lập cơ sở mới chỉchọn bận cố nông, vô học…) – Cải Cách Ruộng Đất. Bắt tay với Pháp rồi đánh Pháp, bắt tay với Mỹ rồi đánh Mỹ, bắt tay với Campuchia (Khmer Đỏ) rồi đánh Campuchia, bắt tay với Tàu rồi đánh Tàu!!! Đất nước nghèo nàn, lạc hậu mà tại sao cứ phải chiến tranh liên tục? Khiến đất nước tan hoang, dân tộc bị phân hóa, đạo đức bị suy đồi!!!
Điều này làm liên tưởng đến đạo diễn Tạ Huy Cường (tuổi độ 30, đã đạo diễn một vài phim ngắn như game show “Chắp Cánh Thương Hiệu”), bên cạnh tổng đạo diễn lão luyện Cận Đức Mậu (đã thực hiện bộ phim “Bao Thanh Thiên, Đại Tống Khai Quốc…”).Tóm lại là chẳng có thế giá gì, chỉ như một người đi học việc khi thực hiện bộphim “Lý Công Uẩn – Đường Tới Thành Thăng Long” năm 2010, đã bị dư luận lên án và cuối cùng phải bỏ.
http://vietnamaaa.numeriblog.fr/congsan/2009/07/%C4%91%E1%BB%8Dc-h%E1%BB%93i-k%C3%BD-c%E1%BB%A7a-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-trong-cu%E1%BB%99c-i.html
http://my.opera.com/labika/forums/topic.dml?id=265603&t=1283755598&page=1#comment2883940
http://my.opera.com/PANWENFANGHUI/blog/show.dml/4151624
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_%C4%90i%E1%BB%87n_Bi%C3%AAn_Ph%E1%BB%A7
3- Năm 1945, nhân viên cơ quan tình báo OSS (tiền thân của CIA) của Hoa Kỳ đã làm việc với HCM, hiện diện bên cạnh HCM khi trình diện chính phủ liên hiệp tại Hà Nội… nên biết rõ HCM làm việc cho Liên Xô.
Chính vì vậy, năm 1945, 1946, dù Hồ Chí Minh có gửi 8 thư, có lúc nhân danh Chính Phủ Lâm Thời gửi thư cho Tổng Thống Franklin D. Roosevelt (1882-1845) và TT Harry S. Truman (1884-1972) nhiều lần yêu cầu giúp ngăn chặn Pháp trở lại VN.
Thư HCM gửi TT Truman ngày 28/2/1946.
Ngày 18/6/1949, HCM (Nguyễn Ái Quấc) gửi thư cho Ngoại Trưởng HK Robert Lansing.
Nhưng vì Hoa Kỳ biết HCM đi theo CS nên không thư nào được trả lời.
HCM từng nói với người Pháp “Các ông giết 10 người chúng tôi, chúng tôi chỉ giết 1 người các ông, nhưng rốt cuộc các ông sẽ chán nản bỏ cuộc trước.”. Tướng Giáp thi hành chiến lược đó dù quân Pháp đẩy lui hết đợt tấn công trực diện này đếnđợt khác ở Điện Biên Phủ. Trận công kích Tết 1968 là thảm họa quân sự tiêu diệt phần lớn quân CSVN.
Ngày 24/1/2013, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm (tại nhiệm năm 1991-2000, Phó Thủ Tướng năm 1997-2002, Ủy Viên Bộ Chính Trị đảng CSVN), người từng làm công việc theo dõi Hội Đàm Paris và thực hiện Hiệp Định Paris đã trả lời phỏng vấn báo điện tử Tuần Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hòa Đàm Paris.
Theo cựu Ngoại Trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, thách thức đặt trước dân tộc VN cả trong quá khứ và hiện tại là tư duy đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau trong quan hệ với các nước ngoài.
Bên cạnh đó, là chính sách của nước lớn đối với nước nhỏ, mà ông gọi là “tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt”, tuy không chỉ rõ tên cường quốc.
“Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử,nay nếu ta không biết cách chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán! Cơhội bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ bị đẩy lùi hàng chục năm cũng là do tư duy đối đầu ấy gây ra!”.
Ông cảnh báo: “Vấn đề tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ là bài học vô cùng quan trọng. Trong ngoại giao nói riêng và vận nước nói chung, nếu ta để nhỡ thời cơ, có khi phải mất rất lâu, thời cơ mới xuất hiện trở lại, hạn chế rất lớn đến lộ trình thực hiện các mục tiêu tổng thể của cách mạng.”.
Ông cũng trích lời Nguyễn Trường Tộ, người được xem như một trong các ông tổ của ngành ngoại giao Việt Nam: “Một lần nhỡ thời cơ, hận muôn đời. Khi quay đầu nhìn lại, cơ đồ mất trăm năm.”.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/106622/dan-toc-va-thoi-dai-voi-noi-ham-moi—.html
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130124_nguyenmanhcam_hiepdinhparis.shtml
Ngạn ngữ Pháp có câu “Toute medaille a son revers.” (Tất cả tấm huân chương đều có mặt trái của nó.).
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong truyện “Ngàn Vàng Và Biển Lửa” cũng đã viết:“Vinh quang nào mà không xây trên điếm nhục.”.
Ai chỉ huy chiến dịch biên giới và Điện Biên Phủ?
Của Trần Nhu
http://vietvungvinh.com/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=3817:ai-chi-huy-chien-dich-bien-gioi-va-dien-bien-phu&catid=49:chinh-tri-xa-hoi&Itemid=82
Theo Báo Tổ Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét