LTCGVN (31.10.2013)
Lễ hội Halloween
Lễ hội gây tranh luận:
Hàng năm, người Công
giáo và người ngoài Kitô giáo tranh luận: Lễ hội Halloween là ngày lễ hội ma quỷ
hay chỉ là lễ hội thế tục? Trẻ em Công giáo có nên mặc đồ như ma quỷ? Lễ này có
tốt khi trẻ em sợ hãi? Vấn đề là lịch sử lễ hội Halloween, thực sự lễ này có
nguồn gốc Kitô giáo khoảng 1.300 năm.
Nguồn gốc Kitô giáo
của kễ hội Halloween: Halloween nghĩa là “không có gì tự nó”, viết tắt từ cụm từ “All Hallows
Eve” (nghĩa đen là “vọng các thánh”, tiếng Việt gọi là “ma lộ hình”), và nó chỉ
định ngày trước Lễ Các Thánh (vigil of All Hallows Day). “Hallow” là danh từ
trong cổ ngữ Anh, nghĩa là “thánh”. Là thành ngữ, nó có nghĩa là làm cho cái gì
đó trở nên thánh hoặc tôn kính cái đó là thánh. Lễ Các Thánh vào ngày 1-11, ngày
đền ơn đáp nghĩa (Holy Day of Obligation), cả ngày lễ vọng và ngày chính lễ đều
được cử hành từ đầu thế kỷ VIII, khi 2 lễ này được ĐGH Grêgôriô III thiết lập ở
Rôma. Một thế kỷ sau, ĐGH Grêgôriô IV mở rộng cho cả Giáo hội.
Nguồn gốc ngoại giáo
của lễ hội Halloween: Mặc dù những năm qua người Công giáo và người ngoài Kitô giáo quan ngại
về “nguồn gốc ngoại giáo” của lễ hội Halloween, thực ra không có gì. Các nỗ lực
đầu tiên cho thấy có mối liên hệ giữa ngày trước Lễ Các Thánh, và lễ hội thu
hoạch của người Celtic là lễ hội Samhain có sau 1.000 năm so với Lễ Các Thánh
trở nên phổ biến hoàn vũ, không có chứng cớ về việc ĐGH Grêgôriô III hoặc ĐGH
Grêgôriô IV biết lễ hội Samhain.
Tuy nhiên, theo văn hóa nông dân Celtic, các yếu tố của lễ
hội thu hoạch còn lại, ngay cả trong những người Kitô giáo, như Cây Giáng Sinh
(Cây Noel) có nguồn gốc từ truyền thống người Đức tiền Kitô giáo chứ không là
nghi thức ngoại giáo.
Kết hợp ngoại giáo và
Kitô giáo: Các yếu
tố Celtic gồm đêm đốt lửa mừng (như lửa trại), chạm trổ củ cải đỏ (ở Mỹ dùng
trái bí), đi từ nhà này sang nhà khác, nhận sự thết đãi – như trong đêm vọng
Giáng sinh, người ta đi từ nhà này sang nhà khác để hát những bài hát giáng
sinh và nhận sự thết đãi. Nhưng phương diện “huyền bí” của lễ hội Halloween – ma
quỷ và yêu tinh – thực sự có nguồn gốc từ đức tin Công giáo. Người Công giáo
tin rằng, vào thời điểm nào đó trong năm (Lễ Giáng Sinh là dịp khác), tấm màn
ngăn cách thế gian với luyện hình, thiên đàng, và cả hỏa ngục, trở nên mỏng hơn,
các linh hồn nơi luyện hình và ma quỷ có thể được nhìn thấy. Như vậy, trang
phục truyền thống Halloween thuộc về niềm tin Kitô giáo cũng như truyền thống
Celtic.
Người chống Kitô giáo
tấn công lễ hội Halloween (lần 1): Sự tấn công hiện nay vào lễ hội Halloween không là lần đầu.
Thời hậu Cải cách ở Anh quốc, Lễ Các Thánh và lễ vọng đều bị áp chế, và tục lệ
nông dân Celtic kết hợp với lễ hội Halloween bị đặt ngoài vòng pháp luật. Lễ
Giáng Sinh và các truyền thống xoay quanh lễ này bị tấn công, Quốc hội Thanh
giáo (Puritan Parliament) cấm Lễ Giáng Sinh từ năm 1647. Tại Mỹ, các tín đồ
Thanh giáo (Puritans) không mừng Lễ Giáng Sinh và lễ hội Halloween. Dân nhập cư
Công giáo Đức khôi phục lễ Giáng Sinh và dân nhập cư Công giáo Ai-len khôi phục
lễ hội Halloween hồi thế kỷ XIX.
Thương mại hóa lễ hội
Halloween: Tiếp
tục sự phản đối lễ hội Halloween là cách thể hiện của chủ nghĩa chống Công giáo
(kể cả định kiến chống Ai-len). Nhưng đầu thế kỷ XX, Halloween (cũng như Lễ
Giáng Sinh) đã bị thương mại hóa. Các lễ phục và các đồ trang trí làm sẵn, kể
cả kẹo đặc biệt, đều có sẵn nhiều, và nguồn gốc Kitô giáo của lễ hội này bị áp
chế. Có nhiều phim kinh dị, nhất là phim ác liệt hồi thập niên 1970 và 1980, làm
cho lễ hội Halloween mang tiếng xấu, như những người thờ cúng ma quỷ đã tạo ra
truyện thần thoại mà lễ hội Halloween là lễ hội của họ, sau đó người Kitô giáo
cũng hợp tác.
Người chống Kitô giáo
tấn công lễ hội Halloween (lần 2): Một sự phản ứng mới đối với lễ hội Halloween từ phía những
người ngoài Kitô giáo bắt đầu từ thập niên 1980, một phần vì cho rằng lễ hội
Halloween là “đêm của ma quỷ”, một phần vì truyền thuyết về chất độc và lưỡi
dao lam trong kẹo Halloween, và một phần vì sự minh nhiên chống Công giáo. Jack
Chick, một người theo trào lưu chính thống chống Công giáo dữ dội đã góp phần làm
những cuốn sách nhỏ khôi hài về Kinh thánh, làm thay đổi nhãn quan người ta. Cuối
thập niên 1990, nhiều cha mẹ Công giáo, do không biết về nguồn gốc chống Công
giáo đối với lễ hội Halloween, đã nghi ngờ lễ hội Halloween và thay đổi cách
vui lễ hội này.
Thay thế các hoạt
động của lễ hội Halloween: Mỉa mai thay, một trong những cách phổ biến nhất của người Kitô giáo
vui lễ hội Halloween là “Lễ hội Thu hoạch”, nó trở nên phổ biến trong lễ hội
Samhain của người Celtic hơn là trong Lễ Các Thánh của Công giáo. Không có gì
sai với việc mừng lễ hội thu hoạch, nhưng không cần bỏ cách mừng lễ hội liên
quan lịch phụng vụ Công giáo.
Một cách khác phổ biến trong người Công giáo là “Bữa Tiệc
Lễ Các Thánh”, thường tổ chức vào ngày lễ hội Halloween và lễ phục (giống các
thánh hơn giống ma quỷ), và kẹo nữa. Đó là nỗ lực Công giáo hóa một lễ hội vốn
dĩ mang tính Kitô giáo rồi.
An toàn và sợ hãi: Các bậc cha mẹ quyết định con cái
họ có thể tham gia an toàn trong các hoạt động của lễ hội Halloween hay không, trong
thế giới ngày nay, có thể hiểu rằng nhiều người chọn sai. Một mối quan ngại
thường thái quá là hậu quả của sự sợ hãi có thể ảnh hưởng trẻ em. Dĩ nhiên, một
số trẻ em rất nhạy cảm, nhưng đa số đều thích được sợ và làm người khác sợ (dĩ
nhiên, trong giới hạn – ví dụ, sợ ma mà ai cũng thích nghe truyện ma!). Lễ hội
Halloween cung cấp một môi trường có cấu trúc về nỗi sợ. Chính nỗi sợ cũng có
phương diện tích cực.
Quyết định: Cuối cùng, nếu bạn chọn cách cho
con cái tham gia lễ hội Halloween, hãy nhấn mạnh nhu cầu an toàn thể lý (kể cả
việc kiểm tra kẹo khi chúng về nhà), và giải thích về nguồn gốc lễ hội
Halloween cho con cái biết. Trước khi cho con cái đi dự lễ hội này, hãy cùng
nhau cầu nguyện với Tổng lãnh Thiên thần Micae, và nói rằng người Công giáo
chúng ta tin có ma quỷ. Hãy giải thích mối liên quan minh nhiên của chiều tối
trước Lễ Các Thánh và giải thích cách mừng lễ này, để chúng biết Lễ Các Thánh KHÔNG
là “ngày buồn chán khi chúng ta phải tới nhà thờ trước khi ăn kẹo”.
Hãy khôi phục lễ hội Halloween cho Kitô giáo bằng cách trả
lại nguồn gốc cho Giáo hội Công giáo!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét