LTCGVN (27.10.2013)
CHÚA NHẬT THỨ BA MƯƠI THƯỜNG NIÊN
HUẤN CA 35,12-14.16-18 ; TI-MÔ-THÊ 4, 6.8.16-18 ; LU-CA 18, 9-14
Tự Tôn Mình Lên
Bài Tin Mừng hôm nay là một trong những trang sách thời danh của Tin Mừng. Bài Tin Mừng này được thiên hạ biết đến cho dẫu họ không cùng chia sẻ với chúng ta một đức tin. Thông Ðiệp thời sự của Tin Mừng đả được muôn vàn người đọc như thế nào, rồi làm cho họ ngạc nhiên. Ðã hơn hai ngàn năm qua, câu chuyện lịch sử của người Pha-ri-siêu và người Thu Thuế đặt cho chúng ta câu hỏi với một sự ngạc nhiên lớn lao, làm cho chúng ta thán phục biệt tài cách dùng dụ ngôn dạy người của Chúa Giê-su. Giống như dụ ngôn ông trọc phú và anh La-da-rô đói rách Chúa giáo huấn dân Do Thái trước đây. Câu chuyện này, người ta nghĩ có thể vẫn còn tồn tại trong lòng xã hội chúng ta ngày nay, và thiên hạ cũng sẽ còn làm vậy vào ngày mai. Bài dụ ngôn này liên thuộc vào những câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giê-su dùng để kể chuyện. Và những câu chuyện dụ ngôn này mãi mãi không có thể xem là cổ hủ rồi. Bởi các câu chuyện dụ ngôn này, luôn đánh động con tim con người qua mọi thế hệ trong nơi sâu thẳm nhất của đáy tim.
Tất cà qủa là trong sáng, rõ ràng trong đọan Tin Mừng này. Tất cả câu chuyện quả là dễ hiểu. Thông Ðiệp Chúa Giê-su nói rất là minh bạch như ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên chúng ta cần để cho bài dụ ngôn này thấm nhập vào máu huyết của ta, vào tận cùng con tim chúng ta.
Tuyệt thay sự diễn tả, diễn xuất tài ba của Chúa Giê-su, ví thể như khi đi vào cuộc chơi, Chúa đặt các con bài trên bàn để người ta suy nghĩ về chính mình là ai : Ngài nói với người mà Ngài muốn hường về họ : « có một số người tự hào cho mình là công chính, rồi khinh dễ người khác ». Chúng ta cần lưu ý đến câu nói này « có một số người tự hào ».Chính họ là những người tự hào ! Họ tự nghĩ rằng không chắc người anh chị em được công chính như mình.
Nếu như xưa kia vào thời Chúa Giê-su đã có những người tự hào tự tôn mình lên như thế, thì ngày nay vẫn còn hiện hữu loại người tự mãn, tự tôn như vậy. Cho mình là công chính, kẻ khác, anh chị em khác là tội lỗi.
Qua bài Tin Mừng, tiên khời chúng ta chú ý cùng nhấn mạnh đến thái độ « chảnh » của người Pha-ri-siêu. Hình ảnh anh là một nhân vật linh động, mạnh mẻ, rồi những cử chỉ cùng thái độ và đặc điểm của anh ta quả là rất rõ nét, song lại có một chút khôi hài lố lăng. Ðiều này giúp chúng ta phát họa câu chuyện và đặt vị trí kỳ diệu hơn :
Người Pha-ri-siêu trong dụ ngôn Chúa Giê-su kể cho con người nghe đây, là một người tự đặt cho mình ngồi lên trên một đế tượng. Anh ta tự cho mình hơn người nhiều điểm trong cung cung cách giữ Luật Chúa hơn người. Anh tự minh tôn mình lên và muốn người khác kính phục mình, và Chúa Trời cũng phải khâm phục anh.
Cách thức anh ta muồn người khác lưu ý đến anh. Phương phát thật giản dị : đó chính lá anh tự so sánh cùng lượng định vá đánh giá với ngời khác : « con không giống như bao kẻ khác » (Luca 18,11).
Từ đó, anh Pha-ri-siêu nhìn chung quanh mình, anh thấy toàn là những người không chính, những người trộm cướp, những người ngoại tình, đĩ điếm, du thử du thực, gian dối, lường gạt vv.. Ðể rồi anh kết luận : « con là người không giống chúng ». Anh vẫn tiếp tục nhìn thêm : thấy thiên hạ không thường đến Ðền Thánh, không ăn chay hảm mình, ép xác, không dâng tiền thu nhập cho Chúa Trời. Từ chỗ đó, anh Pha-ri-siêu khẳng định về mình rằng : « con là người không giống chúng ». Chúa biết đó, con là người thiện hảo hơn chúng.
Thực vậy, trong cuộc sống khi người ta so sánh mình với người khác, thì cuối cùng họ luôn khám phá chính bản thân mình tồi tệ hơn. Cảm tạ Chúa Trời, giáo lý cùng phương pháp giáo huấn của Ngài quả là đơn giản, nhưng rất thâm thúy, tinh tế. Thực tế, người Pha-ri-siêu chỉ bám vào những điểm đối chiếu có lợi cho mình. Anh kê khai sự so sánh của mình qua liên hệ với Luật, qua liên hệ với những sự tuân thủ quy luật bên ngoài. Anh Pha-ri-siêu chẳng nghĩ đến việc xét lại phẩm chất của con tim mình ra sao, và các tương quan của mình với tha nhân khác như thế nào.
Thế đó, khi người ta nhìn vào chỗ sâu thẳm của con tim mình, ắt người ta khám phá ra các yếu đuối, các hèn mạt, nghèo nàn, tầm thường, các vết thương, các cảm giác, các tình cảm, các vô nghĩa vv.. Lúc đó, người ta chắc không dám phô trương, tự tôn, tự so sánh mình với người khác, một cách hỡm hỉnh về chính bản thân mình. Có nghĩa các sợ hãi, các hận thù, các ghen tương, các ước muốn trả thù, các lời từ chối dần dần sẽ biến đi.
Quả tất cả thay đổi khi chúng ta so sánh những anh chị em khác chung quanh chúng ta. Sự so sánh đó Thiên Chúa không chờ mong ở nơi ta. Lý hơn, chúng ta cần nhìn lại bản thân mình, và luôn tâm niệm rằng mình còn luôn thua sút anh chị em mình. Ðúng hơn, chúng ta chớ lấy những khuyết điểm của anh chị em mình ra mà đối chiếu cùng so sánh, song lý tưởng hơn, là ta lấy chính Tin Mừng mà quy chiếu tâm hồn mình hiện ra sao.
Sự hỡm hĩnh của anh Pha-ri-siêu, đó chính là tự cho mình là người công chính, thánh thiện, giữ đúng Luật Chúa. Ðể từ chỗ đó, anh dương dương tự đắc, ngẩng bản mặt lên cao tỏ thái độ kênh kiệu, vênh váo khinh bỉ người thu thuế bên cạnh. Còn anh thu thế, biết thân biết phận minh, biết mình là ai … Từ đó, anh không dám tiến lên gần Cung Thánh, mà đứng ở đằng cuối Ðền Thờ, đầu cúi xống. Tuy nhiên, một cách tự nhiên và chân tình, anh thu thuế thốt lên lời chân thật từ đáy tim hướng vọng lên Chúa Trời trên cao : « lạy Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi » (Luca 18,13). Tuyệt thay, đẹp thay tâm tình của anh thu thuế ! Chớ gì chúng ta cũng mang cái tâm tình tình như anh, và trên môi miệng ta cũng thốt lên những lời chân thật này với Thiên Chúa « lạy Chúa co là kẻ tội lỗi, chỉ trông chờ vào lòng thương xót của Ngài thôi ».
Con người không thể đánh lừa được Chúa trời. Bởi Chúa Trời không xét đoán những gì cái dáng vẻ bên ngoài, Ngài xét đoán bằng cách dó thấu tận tâm can mỗi một con tim con người. Thiên Chúa không thích thú chúng ta tự so sánh mình với anh chị em khác, lý thực, Ngài muốn chúng ta nên biết kiểm điểm, dò xét lại tâm hồn mình. Chúa Trời mời gọi chúng ta hãy biết mình là kẻ tội lỗi, chính là điều tiên quyết để ta nhận lãnh được lòng thương xót của Ngài. Vì sự phán xét của Chúa Trời sẽ làm cho chúng ta kinh sợ. Thiên Chúa đã cảnh báo cho chúng ta biết trước rằng « ở Thiên Ðàng, những cô gái điếm sẽ được vào trước hơn những người tự hào cho mình là công chính » Amen !
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng,
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét