LTCGVN (29.10.2013)
Đinh Nhật Uy không phạm tội gì khi anh phản đối việc bỏ tù em trai mình
Hoàng Trúc (Danlambao) dịch - Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) hôm nay tuyên bố, chính quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động xã hội Đinh Nhật Uy. Theo lịch xét xử, Uy sẽ ra tòa án tỉnh Long An vào ngày mai, 29/10/2013, vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Việt Nam phải hủy bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự - điều luật mà theo đó Uy bị kết tội - và chấm dứt việc đàn áp những người dân đã thực thi một cách ôn hòa các quyền dân sự và chính trị của họ.
“Việt Nam đang leo thang trong việc sử dụng các đạo luật lạm quyền để đàn áp phản biện xã hội và hành động phản kháng ôn hòa. Điều này là một sự nhạo báng đối với những tuyên bố của Việt Nam rằng họ là một nhà nước tôn trọng nhân quyền” - ông Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW khu vực châu Á. “Kết tội Đinh Nhật Uy chỉ vì anh ta đòi trả tự do cho em trai mình và phê phán chính quyền, là một sự sỉ nhục, đặc biệt là khi Nhà nước Việt Nam đang vận động một ghế trong cơ quan cấp cao nhất của LHQ về nhân quyền”.
Vào ngày 15/6, cơ quan chức năng đã bắt giam Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, ở tỉnh Long An, sau một thời gian anh phát động trên trang Facebook cá nhân một chiến dịch kêu gọi trả tự do cho em trai là Đinh Nguyên Kha. Đinh Nhật Uy cũng sử dụng mạng xã hội để đăng tải nhiều bình luận chính trị.
Vụ bắt giam Đinh Nhật Uy là đỉnh cao của một làn sóng đàn áp của công an nhằm vào gia đình Kha và Uy. Đinh Nhật Uy bị buộc tội vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự, là điều luật mà hệ thống tòa án bị chính trị chi phối của Việt Nam vẫn quen dùng để bỏ tù công dân. Nó quy định về tội “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội, và các quyền tự do dân chủ khác”, để chống lại lợi ích của nhà nước.
Đinh Nguyên Kha, 26 tuổi, bị bắt vào ngày 11/10/2012, vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”, thông qua hành động rải truyền đơn phê phán “các chính sách về tôn giáo và đất đai của đảng và nhà nước” và các chính sách của chính phủ về tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc – theo tin từ báo chí nhà nước. Các tội khác bị gán cho Đinh Nguyên Kha vẫn còn đang được xem xét.
Vào ngày 16/5, tòa án nhân dân tỉnh Long An ra phán quyết xử Kha 8 năm tù vì tội tuyên truyền. Bản án này sau đó được giảm xuống còn bốn năm trong phiên phúc thẩm ngày 16/8.
Cáo trạng của chính quyền đối với Đinh Nhật Uy, ra ngày 6/9, buộc tội Uy vi phạm Điều 258 với việc sử dụng Facebook một tháng sau khi em trai bị bắt. Cáo trạng nói Uy đã đăng “các thông tin xấu, sai sự thật”, như là những đánh giá tiêu cực về lãnh đạo, đăng tin về hoạt động của một tổ chức “chống đối nhà nước”, và phê phán một bài viết (của báo chí nhà nước) lên án một giải thưởng nhân quyền. Nếu bị kết tội, Đinh Nhật Uy có thể phải ngồi tù tới ba năm.
Phiên xử Đinh Nhật Uy sẽ là vụ mới nhất trong chiến dịch xử án các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến năm 2013; ít nhất 61 người trong số này đã bị xét xử và kết án tù. Con số tăng đáng kể so với khoảng 40 vụ trong năm 2012.
“Việt Nam đã tăng cường một cách đáng kể các đòn trấn áp đối với những nhà hoạt động ôn hòa, và đã theo đuổi một chính sách mà về căn bản là khủng bố đối với những người bất đồng chính kiến nổi bật” - ông Robertson nói. “Đối với những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, 2013 là một năm nguy hiểm. Cộng đồng quốc tế cần phải hành động nhiều hơn, phải nói với Việt Nam rằng như thế là đủ rồi, hãy chấm dứt đàn áp”.
Số vụ đàn áp gia tăng cho thấy chính quyền Việt Nam đang cố dập tắt những bất mãn của xã hội dân sự đối với chế độ cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, và họ cũng đe dọa những người nào dám phê phán nạn tham nhũng, cưỡng chế đất đai tràn lan, bất bình đẳng nghiêm trọng về kinh tế-xã hội, các khó khăn về kinh tế và những đạo luật vi phạm quyền con người. Một trong những biểu hiện của thái độ bất mãn ngày càng lớn trong xã hội là việc hình thành một mạng lưới blogger đấu tranh đòi hủy bỏ Điều 258.
Mặc dù có bước ngoặc về đàn áp này, Việt Nam vẫn đang tranh cử vào một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Các cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/11. Thành viên của Hội đồng sẽ “giữ những tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ và phát triển nhân quyền”.
Tài liệu vận động tranh cử của Việt Nam tuyên bố rằng nhân quyền ở đất nước này “được tôn trọng và đảm bảo ngày càng toàn diện và thực chất hơn”, và đặc biệt là quyền tự do phát biểu ý kiến thông qua Internet đã được “đẩy mạnh”. Họ cũng cam kết sẽ thực thi các chính sách, các biện pháp nhằm đảm bảo tốt hơn “tất cả các quyền con người, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận”.
“Các nhà hoạt động xã hội dân sự và các blogger ở Việt Nam coi vụ xử Đinh Nhật Uy là một nỗ lực của chính phủ để cho thấy họ có thể xâm phạm quyền con người một cách có chủ ý, ngay cả khi họ đang giành ghế trong cơ quan cao nhất của LHQ về nhân quyền” - ông Robertson nói. “Chính phủ của các quốc gia khác nên công khai yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Đinh Nhật Uy và các tù nhân khác ở Việt Nam – những người bị tù vì đã thực thi quyền tự do được quốc tế công nhận của họ; hoặc nếu không Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong quá trình tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ”.
Human Rights Watch
Bản dịch:
*
Dinh Nhat Uy Committed No Crime by Protesting Brother’s Imprisonment
October 28, 2013
(Bangkok) – Vietnam’s government should unconditionally release the social campaigner Dinh Nhat Uy, Human Rights Watch said today. He is scheduled for trial in Long An provincial court on October 29, 2013, for “abuse of democratic freedoms.”
Vietnam should revoke penal code article 258, under which he was charged, and stop prosecuting people for peacefully exercising their civil and political rights.
“Vietnam’s escalating use of rights-abusing laws to suppress public criticisms and peaceful protests makes a mockery of its claims to be a rights-respecting state,” said Phil Robertson, deputy Asia director. “Convicting Dinh Nhat Uy for demanding the release of his imprisoned brother and criticizing the government is an outrage, especially since the government is seeking a seat on the UN’s highest human rights body.”
Authorities arrested Dinh Nhat Uy, 30, in Long An province on June 15, after he began a campaign on his Facebook account calling for the release of his brother younger brother, Dinh Nguyen Kha. Dinh Nhat Uy also used social media to post other political commentary.
Dinh Nhat Uy’s arrest was the culmination of a wave of police harassment targeting the Dinh family. Dinh Nhat Uy is charged with violating penal code article 258, which Vietnam’s politically controlled courts routinely use to imprison people deemed under its provisions to “abuse the rights to freedom of speech, freedom of press, freedom of belief, religion, assembly, association, and other democratic freedoms,” to oppose the interests of the state.
Dinh Nguyen Kha, 26, was arrested on October 11, 2012, for “conducting propaganda against the state” by handing out leaflets criticizing “the party and the state’s policies related to religion and land” and government policies on border disputes between Vietnam and China, state media reported. Other charges against Dinh Nguyen Kha remain pending.
On May 16, the Long An provincial people’s court sentenced him to eight years for his leafleting, which was reduced to four years by an appeal court judgment on August 16.
The government’s indictment against Dinh Nhat Uy, dated September 6, alleges that he violated article 258 via Facebook a month after his brother’s arrest. Thereafter, the indictment alleges, he posted “bad and false information,” such as negative evaluations of Vietnam’s leaders, reports on activities by an “anti-state organization,” and a criticism of a government attack on a human rights award. If convicted, Dinh Nhat Uy faces a prison sentence of up to three years.
Dinh Nhat Uy’s trial is the latest in a crescendo of proceedings in Vietnam’s courts against political activists and dissidents so far in 2013, at least 61 of whom are known to have been convicted and sentenced to prison. This is a significant increase over the some 40 such convictions during 2012.
“Vietnam has significantly intensified its repressive tactics against peaceful activists, pursuing what is essentially a scorched earth policy against prominent public dissidents,” Robertson said. “For Vietnamese activists asserting their rights, 2013 has been the year of living dangerously. The international community needs to step up and tell Vietnam that enough is enough, stop these abuses.”
The increase in these cases shows that Vietnam’s authorities are trying to squelch rising civil society discontent at the Communist Party of Vietnam’s one-party rule, and to intimidate critics of rampant corruption, land seizures, severe socio-economic inequalities, economic problems, and laws that violate human rights. One manifestation of this wider social discontent is the recent formation of a network of bloggers dedicated to abolishing article 258.
Despite its repressive turn, Vietnam is running for a seat on the United Nations Human Rights Council in elections scheduled for November 12. Council members are supposed to “uphold the highest standards in the promotion and protection of human rights.”
Vietnam’s campaign platform proclaims that human rights in the country have recently been “respected and ensured in an increasingly effective and full manner,” and in particular that the right to freedom of opinion expressed via the internet has been “enhanced.” It also pledges to adopt policies and measures to better ensure all “human rights in line with internationally recognized norms.”
“Civil society activists and bloggers in Vietnam see Dinh Nhat Uy’s trial as a government effort to show it can violate human rights at will, even while it seeks a place in the UN’s highest human rights body,” Robertson said. “Foreign governments should publicly demand immediate freedom for Dinh Nhat Uy and others imprisoned in Vietnam for exercising their internationally-recognized freedoms, or expect to face difficulties during the Human Rights Council elections.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét