LTCGVN (23.10.2013)
Trong 2 tuần qua đã có hàng nghìn người tham
gia đình công và rất nhiều người chết và bị thương do tai nạn lao động thảm
khốc.
Phú Thọ: nổ kho thuốc pháo của Quân Đội, 24 người chết, hàng trăm người bị
thương
Theo tin từ nhiều nguồn kể cả thông tấn xã AP
ngày 13/10/2013, thì tính đến sáng 13/10, có 24 người thiệt mạng và 97 người bị
thương trong vụ nổ kho pháo tại Nhà máy Z121, là một cơ sở làm ăn của quân đội
CSVN. Toàn bộ khu vực xí nghiệp cháy và sập. Cách đó khoảng nửa cây số, nhiều
nhà của dân chúng cũng bị tốc mái, vỡ cửa kính.
Bình Dương: Chủ âm thầm trừ lương, hơn 2000 công nhân đình công
Theo tin từ báo Người Lao động
online ngày 13/10/2013 cho biết: ”Sáng 11.10, hơn 2.000 công nhân may giày
da của Cty Phú Xuân - VMC (100% vốn đầu tư của Đài Loan - thuê nhà xưởng của
Cty Hoàng Gia Cát Tường để hoạt động sản xuất) đóng tại đường Yesin, thành phố
Thủ Dầu Một, (tỉnh Bình Dương) vẫn tiếp tục đình công”. Theo báo này thì chiều hôm trước,
hàng ngàn công nhân nhận lương qua thẻ ATM đã vô cùng ngỡ ngàng vì tiền lương
tháng 9 bị giảm từ 1 - 2 triệu.
Hàng loạt công nhân Phú Xuân - VMC đình
công . (Ảnh : Lao Động online).
Theo báo Lao động online ngày
16/10/2013 cho biết: “Ngày 15.10, tại Cty CP Bá Hiến Viglacera (Bình Xuyên,
Vĩnh Phúc) đã xảy ra vụ ngừng việc tập thể của 120 CNLĐ. Nguyên nhân do Cty trả
chậm 02 tháng lương (Cty mới trả lương đến hết tháng 7.2013)”
Ninh Bình: Thêm
giờ không thêm lương, hàng trăm công nhân ADM21 đình công
Theo báo điện tử Dân Trí ngày 16/10/2013
cho biết tin: “Bức xúc vì công ty không thực hiện một số quyền lợi dành cho
người lao động, hàng trăm công nhân sản xuất cần gạt nước ô tô của công ty TNHH
ADM21, đã đồng loạt đình công 2 ngày nay”. Cũng
theo tin từ báo này thì công nhân không được tính tiền làm thêm giờ, người mang
thai không được nghỉ sớm theo quy định của luật lao động, môi trường làm việc
độc hại, tăng ca triền miên, giải quyết chế độ thai sản chậm, ăn trưa không đảm
bảo…
Hàng trăm
công nhân đình công trước công ty ADM21. (Ảnh: Dân trí).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Ba
công nhân chết ngạt trong hầm nước
thải hôi hám
Tin từ báo Tiền Phong online ngày
10/10/2013 cho biết: ”Trưa ngày 10/10 ba công nhân của DNTN chế biến hải sản
Trọng Đức (huyện Tân Thành) bị chết ngạt trong hầm xử lý nước thải”, là các
anh Nguyễn Văn Chiến (26 tuổi); Nguyễn Thanh Toàn (31 tuổi) và Bùi Văn Hưng (34
tuổi).
3 công nhân cty Trọng Đức chết ngạt
trong hầm hôi hám này (Ảnh: Tiền Phong online).
Đồng Nai: Một công nhân tử vong
trong bùn đất
Theo tin từ báo Tuổi trẻ online, khoảng
14g ngày 16-10, một vụ tai nạn lao động xảy ra trên hương lộ 10 thuộc ấp Hàng
Gòn, xã Lộc An, huyện Long Thành (Đồng Nai) khiến một công nhân bị vùi lấp.
Công nhân Khoa bị bùn lấp, tử vong (Ảnh: Tuổi
trẻ online).
Công nhân tên Khoa
cùng 3 người đang đào, nạo vét bùn bên hương lộ 10 đi qua huyện Long Thành để
lắp đặt cống thoát nước. Trong lúc đang cặm cụi thi công bên dưới cống thì bỗng
đống bùn phía trên đường vừa được đào lên bị sạt xuống trở lại. Ba người bạn
nghe tiếng động đã nhanh chân nhảy lên đường, còn anh Khoa nhảy lên không kịp
đã bị đống bùn chôn lấp phía dưới.
Thái
Nguyên: Công nhân khốn đốn vì công ty thép của nhà nước
Báo Lao Động online ngày 16/10/2013
cho biết: Dự án mở
rộng sản xuất giai đoạn 2 Cty CP gang thép Thái Nguyên (Cty) được giấy phép đầu
tư từ tháng 4.2005, "sau
đó, đến ngày 29.9.2007, dự án đã được khởi công xây dựng. Nếu theo đúng tiến độ
thì ngày 30.5.2011, toàn bộ các dây chuyền sẽ được chạy thử.”. Nhưng theo
báo này cho biết tuy nhiên cho đến nay, rất nhiều các tiểu hạng mục đang ngừng
triển khai dẫn đến việc số lãi khổng lồ hàng tháng phải trả của số tiền vay
Ngân hàng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của hơn 6.000 công nhân ở Cty.
Cụ thể: Thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng đầu năm nay chỉ đạt mức
hơn 4 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với mức gần 5,9 triệu đồng/tháng của
toàn TCty Thép VN.
Cũng theo báo Lao động ngày
17/10/2013 cho biết thêm về công ty thép Gia Sàng cho biết: “Thực trạng tình
hình ở Cty hết sức bết bát. Từ tháng 1 đến nay, mọi hoạt động SX của DN này
ngừng hẳn. Từ 1.7 đến nay, chỉ còn 67 LĐ (trong tổng số 374 LĐ) có việc làm,
nhưng hằng ngày họ thay phiên nhau đến Cty chỉ để... trông coi tài sản, với mức
lương tạm ứng 1 triệu đồng/người/tháng. Thậm chí người lao động còn phải cho
công ty này vay tiền để chốt bảo hiểm”.
Thanh Hóa: bị dây neo quấn vào cổ, một ngư dân thiệt mạng
Theo báo Người Lao Động online ngày
16/10/2013 đưa tin: “13 giờ 30 ngày
15-10 tại vùng biển Diêm Phố, một ngư dân gặp nạn là ông Bùi Bá Châu ( SN
1964), ngụ thôn Chiến Thắng, xã Ngư Lộc”. Theo báo
này nguyên nhân tai nạn là do thấy chân vịt của chiếc tàu cá bị vướng dây neo,
ông Bùi Bá Châu (SN 1964, ở Thanh Hóa), nhảy xuống biển để gỡ dây, nhưng không
may bị dây neo quấn vào cổ khiến ông bị ngạt nước dẫn đến tử vong.
Hậu Giang: Bị cây
rơi trúng đầu, một công nhân tử vong
Theo tin từ tạp chí Khám Phá online
của sở Kế hoạch đầu tư Sài Gòn ngày 17/10/2013: ”Lúc 8h ngày 16/10, tại ấp
Trường Bình A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) xảy ra vụ tai
nạn lao động do cưa cây, khiến ông Lê Văn Muộng (44 tuổi, ngụ tại ấp Trường
Ninh 2, xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) tử vong tại chỗ”.
Sài Gòn: Chủ doanh
nghiệp bỏ trốn, công nhân điêu đứng
Theo báo Lao Động online ngày
10/10/2013 cho biết: “Sáng 9.10, sau nhiều lần gửi đơn kêu cứu, cơ quan chức
năng hứa hẹn giải quyết nhưng không có chuyển biến, công nhân (CN) Cty TNHH
Kyung Sung Vina (100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất hàng may mặc, ĐC: xã Tân
Xuân, huyện Hóc Môn, Sài Gòn) đã đòi dỡ nhà xưởng bán… ve chai để cấn trừ tiền
nợ lương”. Theo báo này cho biết nguyên nhân đó là: Cty Kyung Sung Vina do
ông Jung Young Woo (người Hàn Quốc) làm giám đốc, cũng là đại diện theo pháp
luật. Từ đầu năm 2013 đến nay, ông Jung Young Woo đã vắng mặt ở Cty. Từ tháng
7.2013, Cty liên tục chậm lương, trả lương nhỏ giọt, khiến công nhân ngừng việc
phản đối.
VOA Việt ngữ: Việt Nam có 248.705 nô
lệ
Ngoài các nguồn tin trong nước trên
đây thì, theo VOA Việt ngữ online ngày 17/10/2013 cho biết: “Báo cáo do tổ
chức Walk Free Foundation soạn ra, trong đó có đoạn nói rằng Ấn Độ có số người
bị làm nô lệ đông nhất, và Mauritania có đến 4% dân số sống trong cảnh nô lệ,
và Việt Nam có 248.705 người”. Tờ báo này cũng cho biết Tổ chức WFF định
nghĩa nô lệ thời hiện đại là hình thức nô lệ kiểu xa xưa, cộng với những cảnh
như lao động để trừ nợ, ép buộc hôn nhân, buôn bán và bóc lột trẻ em, buôn
người và lao động cưỡng bách.
GHI
CHÚ:
1)Bản Tin LĐV Tổng Hợp này của Lao Động Việt do Hiền Sỹ
viết, tóm tắt những tin tức trên báo chí nhà nước, LĐV chưa kiểm chứng
2)LĐV là liên minh
của các tổ chức lao động trong và ngoài nước, gồm: Phong Trào Lao Động Việt,
Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động
Việt Nam.
- Hết-
0 nhận xét:
Đăng nhận xét