Cho
đến nay thiên hạ vẫn còn tranh cãi về ý nghĩa cũng như nguyên nhân cái chết của
Chúa Giesu, có người cho rằng đó là một bí ẩn “ Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Đại
Tang của các Ki Tô Hữu chúng ta cùng nhau xem lại hồ sơ vụ án của gần hai ngàn
năm trước xem có điều gì khuất tất mà Chúa Giesu đã phải bị chết oan tức tưởi
như vậy. Trong cuốn “ Killing Jesus The unknown Conspiracy Behind the Worlds
Most Famous Execution” ( Giết Chúa Giesu: Âm mưu phía sau vụ hành hình nổi
tiếng nhất thế gian) Tác giả Stephen Mansfield viết = Tôi đã nghiên cứu cuộc
đóng đinh Chúa Giesu trong 30 năm. Khi tôi còn là một sinh viên chưa tốt
nghiệp, một thần học gia của Tòa Thánh đã nói với lớp thần học của chúng tôi
rằng chúng ta không biết gì về cuộc đóng đinh Chúa Giesu” ( Nguồn Lamhong.org
16/4/2014. Bí ẩn về cái chết của Chúa Giesu ).
Sau nhiều năm nghiên cứu người ta
đã…khám phá ra những bí ẩn được gọi là không bình thường đại khái như Chúa
Giesu bị giết vì đã cản trở các quan chức hối lộ, vì đã đe dọa chiếc ghế quyền
lực, vì luôn đòi đối chất với các thế lực ..v.v. Tóm lại tất cả chung quy là vì
lý do đối kháng “ Kinh Thánh mạc khải sự thật nhưng sự kiện xảy ra trên thế
gian như một tấn bi kịch rắc rối vô liêm sỉ và trần tục. Chúa Giesu không chủ ý
làm chính trị nhưng mọi sự vẫn phải xảy ra trong xã hội với những con người làm
chính trị tham quyền và cố vị” ( Nguồn Lamhong.org đã dẫn ).
Thật sự thì đâu có gì là …bí ẩn khi đưa
ra những lý do nói là không bình thường ấy. Đó chẳng qua chỉ là những suy diễn
hoàn toàn không có cơ sở về cả lý do cũng như tòa án đã kết án Chúa Giesu.
Trước hết Chúa Giesu có bị kết án bởi những người làm chính trị, tham quyền cố
vị hiểu như là những kẻ cầm quyền hay không ? Hoàn toàn không phải bởi nên nhớ
người cai trị khi ấy là quan tổng trấn Philato. Người này chẳng những không kết
án mà còn không muốn can dự gì trong việc kết án ấy “ Ta vô tội về máu của
người công chính này. Các ngươi hãy chịu lấy” ( Mt 27, 25 ).
Philato là người đại diện cho quyền bính
của đế quốc La mã khi ấy, một khi tuyên bố mình vô tội trong việc kết án thì
không có lý do gì để nói ông ta e sợ
Chúa Giesu sẽ tranh dành địa vị cũng như thế lực của mình. Mặt khác sự e sợ
tranh dành ảnh hưởng ấy cũng không hề có đối với thầy thượng phẩm Cai Pha cũng
như các trưởng lão của dân Do Thái. Họ hoàn toàn không có gì để e sợ một điều
như vậy bởi vì chức tư tế trong đền thờ là do tập truyền không ai bằng cách này
cách khác có thể tự lập.
Với Philato thì không có gì để nói, bởi
vì ông ta không kết án Chúa Giesu. Vậy với thượng phẩm Cai Pha và các trưởng
lão thì sao, họ kết án chúa Giesu về tội gì ? Sau nhiều chứng cớ được nêu để
buộc tội nhưng không đủ thuyết phục kể cả…tội đe dọa phá đền thờ “ Thầy tế lễ
thượng phẩm bèn đứng dậy mà nói với Ngài rằng = Ngươi không trả lời gì sao ?
Điều những người này làm chứng cáo ngươi đó là gì ? Nhưng Chúa Giesu làm thinh.
Thầy tế lễ thượng phẩm lại nói với Ngài rằng = Ta chỉ ĐCT Hằng sống buộc ngươi
thề mà nói cho chúng ta, ngươi có phải là Đấng Ki Tô Con ĐCT chăng ? Chúa Giesu đáp = Phải như ngươi đã
nói, nhưng Ta lại nói cùng các ngươi = rồi đây các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi
bên hữu quyền năng, ngự trên mây trời mà đến. Thầy tế lễ thượng phẩm bèn xé
áo mình mà rằng = Nó đã lộng ngôn, chúng
ta còn cần chứng cớ gì nữa. kìa các ngươi vừa nghe lời lộng ngôn đó, các ngươi
nghĩ thế nào ? Chúng bèn đáp rằng nó đáng tội chết. Họ bèn nhổ trên mặt Ngài
thoi Ngài, lại có kẻ vả Ngài mà nói = Ki Tô ơi hãy nói tiên tri cho ta. Ai đánh
ngươi đó ? ( Mt 26, 57 -68).
Như vậy rõ ràng cái…tội mà Chúa Giesu bị
kết án là tội lộng ngôn phạm thượng chứ còn là gì nữa ? Chúa vì cái tội gọi là
lộng ngôn ấy mà ngay sau đó đã bị người
ta thẳng cánh thoi đạp, nhổ vào mặt và buông lời chế giễu. Đối với người Do
Thái nói riêng và loại người cuồng tín nói chung ở bất cứ thời nào nơi nào cũng
vậy, việc xúc phạm đến niềm tin tôn giáo là không thể tha thứ. Chính vì vậy ta
thấy cái đám quần chúng trước dinh Philato cứ khản cổ gào thét tha Baraba và
giết Giesu. Philato lập lại câu hỏi = Trong hai người này các ngươi muốn ta tha
cho ai ? Chúng đồng thanh đáp tha Baraba. Tổng trấn Philato hỏi tiếp thế còn Giesu cũng gọi
là Ki Tô ta sẽ làm gì đây. Chúng càng la
lớn= đóng đinh nó vào thập giá. Tổng trấn hỏi lại = Người này đã làm điều gì ác
? Nhưng chúng lại càng kêu ầm ĩ lên rằng = Đóng đinh nó vào thập giá” ( Mt 27,
21 -23).
Quần chúng nhất quyết phải giết Chúa
Giesu mà tha cho Baraba, một tên cướp của giết người. Philato không sao hiểu
được điều này nhưng người Do Thái thì biết rõ việc mình làm cũng như hậu quả
của nó “ Máu nó đổ lại trên chúng tôi và con cái chúng tôi” ( Mt 27, 25 ).
Tại sao Chúa Giesu, một người đã cứu
chữa biết bao người, kẻ liệt được đi, kẻ mù được sáng, kẻ chết sống lại v.v…ấy
vậy vẫn cứ bị người ta căm ghét tìm cách giết hại như thế ? Chính Chúa Giesu
cũng đã có lần đặt ra câu hỏi này “ Người Do Thái lại lấy đá để ném Ngài. Chúa
Giesu hỏi = Ta do Cha mà tỏ nhiều việc lành cho các ngươi, vậy vì việc nào
trong đó mà các ngươi lại ném đá Ta ? Người Do Thái đáp = Ấy chẳng phải vì một
việc lành mà chúng ta ném đá ngươi đâu nhưng vì lộng ngôn và vì ngươi vốn là
người lại tự tôn là ĐCT” ( Ga 10, 31 -33).
Người Do Thái cũng công nhận Chúa Giesu
đã làm nhiều việc lành cho họ, nào cứu chữa kẻ tật nguyền, cho kẻ câm nói được,
kẻ mù được sáng, kẻ liệt đi được v.v…Thế nhưng rồi họ vẫn cứ tìm cách giết Ngài
chỉ vì cái tội gọi là lộng ngôn ấy. Tại sao thế ? Đây là câu hỏi không dễ để
trả lời. Thật vậy chính bởi không xác định đúng được nguyên nhân cái chết của
Chúa Giesu nên người ta mới cho rằng Chúa Giesu đã phải bị chết một cách oan ức
tức tưởi !!!
Cho rằng Chúa Giesu bị giết cách oan ức
tức tưởi như vậy thì cũng chẳng khác nào nói Chúa thật tình…không muốn chết
nhưng lại phải chết. Đang khi đó cái chết
đó là cái chết hoàn toàn tự nguyện để vâng theo Thánh Ý Chúa Cha. Trước
cái chết không ai lại không hãi sợ, hơn nữa cái chết của Chúa Giesu đã được
Ngài biết trước là nó rất ư ghê rợn. Theo bản tính tự nhiên Chúa Giesu cũng sợ
nhưng Ngài nhận thức ngay được sứ mạng của mình khi đến với thế gian “ Lạy Cha,
nếu có thể được xin cất chén đắng này cho con nhưng đừng theo ý con mà theo Ý
Cha” ( Mt 26, 39 ).Chúa cũng sợ cái chết kinh hoàng đang đến gần kề
thế nhưng chính vì có nỗi sợ ấy mà đã khiến cái chết của Chúa trở nên giá trị vô song. Tại
sao ? Bởi vì cái chết ấy là để vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa.
Trong số con cái loài người, không phải
là không có những cái chết tự nguyện. Có những người không quản ngại gian lao
tù đầy và cả cái chết để đấu tranh dành độc lập tự do cho dân tộc mình. Lại có
những người dám chịu đựng bệnh tật và nếu cần phải chết cũng sẵn sàng dùng
chính thân xác mình làm vật thí nghiệm cho một công trình y khoa nào đó
v.v…Những cái chết tự nguyện như thế dưới con mắt người đời rất đáng ca ngợi nể
phục nhưng đối với Thiên Chúa hay nói cach khác, dưới cái nhìn của tâm linh nó
lại chẳng ích lợi gì. Lý do sâu xa là vì chẳng những nó không đem lại ích lợi
gì cho bản thân, cho xã hội mà chỉ khiến cho vô minh ngày càng dày đặc. Hy sinh
đấu tranh dành độc lập cho dân tộc ư, rút cục để được cái gì. Có phải dân tộc
đất nước thoát ách nô lệ ngoại bang để rồi lại phải choàng vào cổ một ách nô lệ
khác còn nặng nề và tàn bạo hơn bởi chính những người cùng màu da nòi giống với
mình ? Có phải chữa được một số dịch bệnh này
để rồi lại phát sinh những dịch bệnh khác ngày càng bất trị ?
Nhận ra như vậy để cho thấy tất cả những
thiện chí hoặc hy sinh dù là tự nguyện đấy nhưng sẽ chỉ là vô ích nếu không
vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa. Vâng theo Thánh Ý đó là cốt lõi của việc sống
đạo; Chúa Giesu vì đã vâng theo Thánh Ý đến cùng nên đã trở nên căn nguyên Ơn
Cứu Độ “ Dẫu Ngài là Con nhưng đã học tập vâng phục bởi những nỗi khổ mà Ngài
phải chịu và khi Ngài đã được trọn vẹn
rồi thì trở nên căn nguyên của sự
cứu rỗi đời đời cho mọi kẻ vâng phục Ngài” ( Dt 5, 8 -9) Chúa trở nên căn
nguyên Ơn Cứu Độ bằng cái chết của mình,
điều ấy có nghĩa chính là do nơi cái chết ấy
mà đã có Giáo Hội tức có các Bí Tích.
Thử hỏi nếu Chúa không cam lòng chịu
chết thì làm sao có được hoa trái tức
phần rỗi các linh hồn ? Dẫu vậy cái chết
của Chúa có thể hóa nên vô ích nếu mỗi người chúng ta không thực thi những lời truyền dạy của Ngài. Bỏ ra
thời gian tới ba mươi năm nghiên cứu cái chết của Chúa Giesu để rồi có được gì
đâu ngoài một mớ văn tự vô nghĩa ? Văn tự làm cho chết, chỉ thần khí mới làm
cho sống ( 2C 3, 6). Thần khí làm cho sống ấy con người không thể tìm kiếm thấy
ở đâu ngoài ra ở nơi Bí Tích Thánh Thể “ Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai
ăn bánh ấy sẽ sống đời đời. Còn bánh mà Ta ban cho vì sự sống của thế gian ấy
là thịt Ta” ( Ga 6, 51 ).
Chúa chết ví như hạt lúa mì gieo vào
lòng đất để sản sinh hoa trái; những ai đón nhận Chúa Giesu Thánh Thể vào trong
cung lòng mình với tất cả tin yêu thì ắt sẽ được lời Chúa hứa ban sự sống đời
đời./.
Phùng Văn
Hóa
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét