Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Ký ức kinh hoàng của nữ y tá giật nước bồn cầu trôi xác thai nhi


LTCGVN (08.11.2012)

KÝ ỨC KINH HOÀNG CỦA NỮ Y TÁ
GIẬT NƯỚC BỒN CẦU TRÔI XÁC THAI NHI

Các y tá có kinh nghiệm hướng dẫn cô cầm chân thai nhi dốc ngược, đặt đầu thai nhi vào giữa lòng bồn cầu, yên vị theo hướng đó...
Việc phá thai trong giới học sinh, sinh viên lâu nay, ở một góc độ nào đó vẫn được xem là một phương pháp cứu cho những cô gái trẻ lầm lỡ làm lại cuộc đời. Có lẽ vì thế mà người ta ít nói tới số phận những thai nhi bé bỏng sẽ ra sao sau khi bị tước đi quyền sống.
Chỉ khi, có một người lao công nào đó tìm thấy một xác thai nhi nằm trong thùng rác ven đường, hay một người tốt bụng vớt xác cháu bé mới chào đời, thì dư luận mới giật mình kinh hãi, mà vẫn không thể hiểu nổi, hàng trăm, nghìn xác thai nhi khi bị phá bỏ sẽ đi đâu, về đâu.
Và “sự thật bí hiểm” về những số phận bất hạnh ấy, có lẽ sẽ mãi chỉ là những câu chuyện không đầu, không cuối, không cảm xúc của những người trong nghề, nếu như chúng tôi không gặp cô bé sinh năm 1991 đã từng làm tại một phòng khám thai kiêm luôn dịch vụ Phá Thai.
Dốc Phụ Sản gần Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội là nơi có mật độ phòng khám thai dày đặc
T., một cô gái trẻ măng, sinh ra, lớn lên ở Ninh Bình, từ nhỏ đã có ước mơ trở thành một cô giáo mầm non bởi vô cùng yêu trẻ nhỏ, nhưng số phận đã run rủi thế nào, cô gái theo học ngành y ở một trường Cao Đẳng Y Tế tỉnh.
Mới ra trường tháng 4 năm 2012, T. lên Hà Nội, xin vào làm ở một phòng khám tư nhân tại đường Trương Định, Hà Nội. Ở đây, cô được phân công vào làm ở phòng sản, công việc chủ yếu phụ giúp các bác sĩ khám và phá thai. Công việc nghe có vẻ đơn giản như thế, nhưng ở đây, cô chứng kiến những “mặt trái” mà có lẽ những người ngoài ngành, dù trong ác mộng cũng chẳng bao giờ nghĩ đến.

T. nói, “3 tháng làm việc ở phòng khám sản là quãng thời gian không thể tưởng tượng nổi. Có lẽ, cả cuộc đời này, em không thể nào quên nổi những chuyện mình đã chứng kiến ở đây”.
T. nói, người đứng đầu phòng khám nơi cô làm việc là một bác sĩ tên C. Ông được mệnh danh là người có “bàn tay ma thuật” bởi vì, trong ngành, có lẽ không ai không biết tên tuổi và khả năng chuyên môn đáng nể của bác sĩ này. Nghe đâu, ông C. từng làm ở một bệnh viện sản ở nước ngoài, nay đã hơn 60 tuổi, ông về hưu, tự mở một phòng khám sản khá lớn ở Hà Nội.
Phòng khám này được coi là đầu mối lớn ở Hà Nội, chuyên nhận những “ca khó” của các phòng khám sản nhỏ ở khắp thành phố, nhưng nhiều nhất vẫn là các phòng khám ở Dốc Phụ Sản (gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội).
T. nói, cũng như những phòng khám thai tư nhân khác, những khách hàng tới đây khám thai thì ít, phá thai thì nhiều. Riêng về việc phá thai, những thai phụ đến đây được chia làm 3 nhóm. Những người có thai nhỏ dưới 5 tuần, những người có thai vừa dưới 4 tháng, trên 4 tháng gọi là thai lớn.
Trong đó, những thai nhỏ và vừa, các bác sĩ của phòng khám nhỏ có thể “xử lý” được. Nhưng thai lớn, thì hầu hết phải nhờ tới “bàn tay ma thuật” của bác sĩ C.
Lý giải về điều này, T. bảo, những ca nhỏ, bác sĩ chỉ cần cho bà mẹ uống thuốc ra thai. Việc này thường diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng. Nhưng với những ca lớn hơn, bắt buộc phải đặt thuốc và cho “đẻ non”. Lấy ví dụ minh họa cho sự tài giỏi của ông C., T. nói, thậm chí những thai lớn trên 30 tuần tuổi, ông cũng “xử lý vô tư”.
T. nói, quả thực đây là một bác sĩ rất giỏi chuyên môn. Trong thời gian làm việc ở đây, cô chưa hề thấy một bệnh nhân nào xảy ra biến chứng hay bất kỳ vấn đề gì sau khi phá thai. Mọi công việc liên quan tới chuyên môn đều được ông C. làm với thái độ tận tình, hết sức cẩn thận và bài bản.
Những cô gái đến phá thai tại phòng khám của bác sĩ C. thường rất trẻ. Có những bé gái mới sinh năm 1996, nhưng chủ yếu là học sinh cấp 3 và sinh viên đại học. Khi làm xong các thủ tục cần thiết, các thai phụ được đặt một loại thuốc vào âm đạo, vài tiếng sau, y tá sẽ bấm ối. Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm cho một loại thuốc và thai phụ sẽ đẻ giống một người bình thường. Chỉ khác ở chỗ, đứa bé được sinh ra không cất tiếng khóc.
Có chăng, có lẽ chỉ có tiếng khóc của thai phụ, không biết vì đau đớn hay vì mất con. Đôi khi, những bà mẹ ngồi ở phòng chờ cũng khóc lóc tỉ tê có lẽ vì đã “không dạy được con”. Trong đêm tối, những tiếng khóc ấy đan vào nhau, tạo nên một thứ âm thanh ám ảnh. Còn bác sĩ và y tá vẫn lặng lẽ làm công việc đỡ đẻ của mình.
Nhưng điều ám ảnh nhất trong tâm trí T. chính là những xác thai nhi vốn sinh ra đã không được làm người, nhưng chết đi vẫn không được yên nghỉ một cách trọn vẹn. T. nói rằng, thông thường, khoản tiền phá thai đã bao hàm tiền hỏa táng cho những xác thai nhi. Bởi, không phải bà mẹ nào cũng có thể đưa con cái mình đi hỏa táng hay về quê hương bản quán, còn việc mua đất an táng ở nghĩa trang giữa lúc vật giá leo thang thế này nghiễm nhiên là điều không thể.
Tất nhiên, phần việc này được phòng khám nơi cô làm việc bao thầu trọn gói. Nhưng, những xác thai nhi có thực sự được hỏa táng hay không thì chỉ có bác sĩ, y tá và người đàn ông bí ẩn mới biết được. Nói là người đàn ông bí ẩn bởi vì, người này hầu như không nói chuyện, chỉ đến vào sáng sớm, khi mọi người hầu như chưa ai ngủ dậy. 
Một số y tá trực tại phòng có nhiệm vụ đưa cho người đàn ông ấy một bọc nylon màu đen, bên trong chứa xác thai nhi. T. chỉ nghe phong thanh rằng, người đàn ông ấy sẽ nhận 100 nghìn đồng rồi mang đứa bé xấu số đến chôn ở nghĩa trang Văn Điển.
Còn những thai nhi nhỏ, khoảng 4 đến 5 tháng tuổi, T. là người được phân công “xử lý” – một cách xử lý mà có lẽ, dù trong mơ, người ta cũng không thể tưởng tượng nổi. Đó là cho xác thai nhi xuống bồn cầu, cho chảy theo dòng nước. Cứ nghĩ T. nói đùa, phóng viên hỏi đi hỏi lại chi tiết này, T. nói: “Đó là sự thật !” Cô kể, khi còn theo học ngành y, cô đã từng nghe những câu chuyện về việc ngâm xác thai nhi, hoặc nấu thai nhi với trứng để làm thuốc bổ. Nhưng chuyện xảy ra ở phòng khám ấy là điều mà dù đã tận tay giật nước để cuốn trôi xác thai nhi, mà giờ này cô vẫn không dám tin.
T. nói, để đảm bảo xả nước một lần, xác thai nhi có thể bị cuốn trôi ngay, các y tá có kinh nghiệm hướng dẫn cô cầm chân thai nhi dốc ngược, đặt đầu thai nhi vào giữa lòng bồn cầu, yên vị theo hướng đó. Khi giật nước bồn cầu, thì thả tay ra, đảm bảo giật nước một lần, thai nhi bị cuốn trôi luôn.
Lần đầu tiên làm việc “thất đức” ấy, T. đã ốm một tuần. Cô nói, dường như tinh thần mình bị suy sụp. Hình ảnh thai nhi bị cuốn theo dòng nước, rồi trôi tuột xuống dưới bồn cầu cứ ám ảnh, khiến T. ăn không ngon, ngủ không yên. Những ngày đầu đi làm lại, T. không dám đi vệ sinh ở bồn cầu đã giật nước cuốn trôi đứa trẻ. Khi “bức bách” quá, cô phải đi sang phòng khám bên cạnh vệ sinh nhờ.
Những tưởng, sau nhiều ngày làm việc, T. sẽ quen với công việc này. Nhưng, sự thực càng ngày cô gái càng mệt mỏi, bị ám ảnh nặng nề. Cho tới khi, sự kiện “giọt nước tràn ly” xảy ra thì T. quyết định nghỉ làm.
http://tiin.vn/chuyen-muc/24h/
ky-uc-kinh-hoang-cua-nu-y-ta-giat-nuoc-bon-cau-cuon-troi-xac-thai-nhi.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét