Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Giáo Hội Công Giáo và Nhân Quyền (Kỳ 3)


LTCGVN (10.11.2012)


KÍNH TẶNG ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ, LUẬT SƯ LÊ THỊ CÔNG NHÂN VÀ GIÁO HỘI VIỆT NAM CÙNG NHỮNG ANH CHỊ EM TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN 

V. TƯ TƯỞNG CỦA ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG GIO-AN PHAO-LÔ ĐỆ II  VỀ NHÂN QUYỀN


   
 Qủa khi người ta muốn chú giải hay bình phẩm những ngôn ngữ của Đức Thánh Cha Gio-An Phao-Lô Đệ Nhị, thì người ta không quên rằng những ngôn ngữ Ngài phát ngôn và sử dụng đó không chỉ là lý thuyết của hệ thống triết lý hay thần học – nhưng còn được phát xuất từ sự sinh thành của những cơ hội cụ thể khác nhau – đó là những cơ hội liên quan đến đời sống, hoàn cảnh cụ thế của giáo hữu, của nhân loại.


5.1. Lý Do Của Nhân Quyền Trong Giá Trị Nhân Phẩm Của Mỗi Cá Vị Con Người
  
   Nhân Quyền là điểm tối quan trọng, qua đó Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao lồ Đệ Nhị thường lập đi, lập lại ý tưởng của mình không ngừng với sự thiết tha khẩn nài  các nhà cầm quyên, các cộng đồng chính trị cần tôn trọng và thực thi. Theo Ngài, Nhân Quyền  là nguồn suối, cội nguồn trong nhân phẩm không thể xúc phạm đến cái hữu thể con người hay cá vị con người. Sự biểu thị nguồn gốc của Nhân Quyền này được dựa vào một lý thuyềt chung của triết học, dựa vào một sự đạo đức chung của nhân loại. Những luận cứ về “ phẩm giá” không thể đụng đến mỗi cá vị con nguời, được Ngài quy hướng vế các giáo hữu cũng như cho hết thảy những người không Kitô giáo, nói tóm lại Ngài quy hướng cho có một hiệu lực chung cả hoàn vũ. Sự hoàn vũ và phổ quát này cũng cho phép Đức Thánh Cha không ngưng đối chiếu các việc làm của các vị tiên nhiệm của mình. Giống như tất cả các vị tiền nhiệm trước đây, các Vị đã đọc những lời tuyên  ngôn quốc tế  Nhân Quyền, đáng lưu ý tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, đơn cử Thông Điệp Redemptor Hominis, Đấng Cứu Thế. Đây là một hoàn cảnh đặc biệt tôn giáo được  hiện diện trang trọng trước Diễn Đàn Quốc Tế, và ngươi ta trông thấy được sự chuyển động của Nhân Quyền, mà qua đó nhân phẩm không thể xúc phạm của con người được xây dựng trên hình ảnh Thiên Chúa. Lấy đó là sự chính đáng Nhân Quyền của Kitô hữu, mà người ta được nghe thấy giải thích như thế tại Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc này (14). Qủa thực, qua Thông Điệp này thì Nhân Quyền một đôi khi xây dựng trên một quan điểm hoàn toàn con người, và không những chỉ hướng về cho những người Công Giáo, hay những người Kitô giáo, song hoàn toàn hướng về cho hết thảy mọi người, hết thảy các Quốc Gia, Dân Tộc. Đó là những luận cứ mà Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II hằng quan tâm và nhấn mạnh. Như thế Thông Điệp Redemptor Hominis, có phần mang những ngữ căn là Nhân Quyền, để tăng thêm một điểm mạnh cho Kitô giáo, cho Giáo Hội và Thần Học.
    Trong nhiều lần công bố, chúng tôi thấy Ngài gần gủi với tư tưởng triết lý căn bản của Nhân Quyền, trong  sự hệ trọng này Đức Giáo Hoàng tỏ thái độ bênh vực Nhân Quyền đối với hết mọi người nam và nữ, không có sự phân biệt sắc tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo. Và thái độ này của Ngài cũng hướng về các trẻ em: các em không phải là một cá thể để trục lợi, không phải là đồ vật, nhưng là một chủ thể với những quyền không thể xâm phạm được. Các em là một con người, một nhân vị, được ở trong thế giới để tươi nở, thế nên các em trẻ có giá trị đặc thù của em, có một dụng đích độc đáo của em (bài Diễn văn đọc vào Năm Quốc Tế Trẻ Em). Với chủ đích này, Đức Gioan Phao-lô II quan tâm đến tất cả mọi diễn biến của thời sự quốc tế, có nghĩa là trong những lý thuyết mới và trong sự tuyên bố về Nhân Quyền. Nhất là, Ngài lưu ý đặc biệt đên quyền sự sống (như bài diễn văn Ngài đọc trước Đại Hội của Phong Trào Sự Sống vào ngày 26.2.1979., và bài giảng của Ngài tại Nowy Tags vào ngày 8.6.1979, Ngài nhấn mạnh đến một cái quyền bắt đầu tư giây phút thụ thai, cho nên phải có cái quyền được sinh ra (un droit à la naissance), cũng như có cái quyền được hiện diện với thế giới trong một gia đình chân thực ( xin xem bài diễn văn Ngài đọc trước Hiệp Hội Báo Chí Âu Châu cho những quyền của trẻ em, vào ngày 13.1.1979).
    Cũng thế những chuyến công du mục vụ của Ngài, Đức Gioan Phao-lô Đệ Nhị đều xem trọng vấn đề Nhân Quyền, như hai bài diễn văn Ngài đọc trước diễn đàn Hội Nghị tại Puebla : trước một số thính giả nguời Ấn Độ và những người nông dân, cũng như đứng trước những thợ thuyền tại Monterrey, Ngài hằng xem trọng đến nhân phẩm không thể xúc phạm, và đến Nhân Quyền mà Ngài đề cao đến nhân vị của họ. Ngài nhận ra những con người mà thiên hạ xem là anh thợ tầm thường, hay bác nhà nông quê mùa cũng có phẩm giá của họ, chúng ta không có quyền trục lợi và ngược đãi xem thường họ. Bởi vậy Ngài muốn loại bỏ tất cả những hàng rào trục lợi này qua một cái “quyền của thợ thuyền, quyền được tổ chức nghiệp đoàn để bênh vực, bảo vệ cho những quyền lợi chính đáng của họ (droit de l’ouvrier, de s’organiser en syndicat pour la défence de ses propres intérêts). Cũng thế, Đức Giào Hoàng đòi hỏi cho họ có cái quyền hưởng được một đồng lương xứng đáng và một quyền an sinh xã hội (droit à un salaire décent et à une sécurité sociale).
    Những quyền của mỗi người khi họ là người, thì được xây dựng trên giá trị phẩm giá của họ, những quyền đó cũng đuợc đánh giá và phê bình cho tất cả các chủ trương, các hệ thống và các chế độ chính trị (xin xem Redemptor Hominis £ 17). Những quyền giá trị đó là chiều kích của sự công bình xã hội trong đời sống của những thể chế chính trị, được xem là điều kiện của hòa bình và ngăn cản sự chiến tranh, được xem là hàng rào chống lại chế độ độc tài, chế độ tân thực dân và chế độ đế quốc cùng bá quyền.

5.2. Tính Xác Thực Của Nhân Quyền
   
    Đức Giáo Hoàng Phao Lô Đê Nhị thường lo lắng và hằng ý thức mình chưa hội đủ việc tranh đấu và bênh vực cho Nhân Quyền. Thế nên trong một thông điệp Ngài gửi cho ông Kurt Waldheim, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, nhân cơ hội kỷ niệm 30 mươi năm công bố Bản Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền, Ngài cổ võ và  ủng hộ cho những công việc hệ trọng và những sự cố gắng của Liên Hiệp Quốc giải quyết các vần đề Nhân Quyền trên thế giới, hầu tạo thêm những phương tiện cho những quyền riêng tư này đuợc bảo đảm hơn.  Ngài lưu ý với ông rằng, Nhân quyền đã bi xúc phạm trong các phân bộ của xã hội thế giới, cũng như sự vi phạm hay sự chà đạp Nhân Quyền không những ở nơi quyền hành thể chế của Nhà Nước. Nhưng cũng còn ở nơi các trại tập trung, trại tù, các sự tra tấn, khủng bố và phân biệt chủng tộc. Cũng thế, với những lý do chính trị và xã hội tự do thái qúa, Ngài cũng đòi hỏi một sự bảo đảm hiệu qủa hơn cho Nhân Quyền.
     Chúng ta cũng thấy Ngài hằng theo dõi, quan sát và nhận thức các Hiệp Định, Hiệp Uớc của các Quốc Gia, của Quốc Tế, và hằng quan tâm đến sự hiệu lực, sự công bình của các Hiệp Ứớc và các Hiệp Định này.. Để rồi,  Ngài gửi những lời chào thăm hỏi và chúc thành đạt các Hiệp Định trong bình đẳng và công bình.
     Ngài cũng luôn theo dõi và quan tâm đến những vấn đề vi phạm Nhân Quyền, thế nên Ngài thỉnh cầu một sự bảo đảm bình đẳng trước một tòa án chống lại các sự vi phạm Nhân Quyền, và tòa án đó cần giữ một sự công chính và công minh xét xử cho vấn đề này. Cũng thế, với cái nhìn rộng và quan điểm quốc tế, Ngài cổ võ cho kiểu mẫu cùa Ủy Ban Âu Châu Nhân Quyền hay Toà Án Nhân Quyền Âu Châu (La Commissin Européen Des Droirts De L’Homme et de La Cour Européenne Des Droits De l’Homme). Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Nhị không đến đó, và các Vị tiền nhiệm của Ngài cũng thế. Ngài đánh giá một vài sự thực thi và hiệu nghiệm của sự việc bằng các lời khích lệ hoặc sự yêu cầu về tinh thần và luân lý.

5.3. Sự Đặc Biệt Của Nhân Quyền

    Giáo Hội Công Giáo với vấn đề Nhân Quyền, được tiêu biểu qua khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị, là Người chiến sĩ kiên cường của Chúa Kitô, tranh đấu không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ cho những người nghèo khổ, cho những sự bất công của xã hội, tranh đấu với các nhà cầm quyền, với thể chế chính trị phi nhân bản vv., để có được một thế giới an hòa, tình thương và nhân đạo. Những Thông Điệp, những Diễn Văn của Ngài vang dội đó đây khắp thế giới qua những chuyến du hành thời danh viếng thăm mục vụ. Qua một vài đặc tính chung của những tư tưởng và những lời công bố của Ngài : không gì hơn, chính là tâm điểm Nhân quyền. Để qua tâm điểm Nhân Quyền này, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị luôn tiếp tục khẩn nài lưu ý đến vấn đề đòi hỏi chung cho xã hội: như đạo đức công giáo phải được bảo vệ, kế là những điều kiện và những quyền hành động của Giáo Hội phải được các Nhà Nước tôn trọng: chẳng hạn như sự phong chức Linh Mục, tấn phong Giám Mục, thuyên chuyển các vị vv..
    Cũng thế, trong vấn đề Nhân Quyền, thì Ngài đòi hỏi quyền tự do cho con người, Ngài bênh vực cho quyền tôn trọng thân thể con người và quyền sự sống. Ngài viết hẳn một Thông Điệp Quyền Sự Sống này. Qua Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống thời danh (15). Vì cái quyền sự sống này là một quyền chính đáng và lành mạnh, vả nữa khi chúng ta đối chiếu với những đòi hỏi của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, qua cái quyền được sinh ra mà Đức Phao-lô viết nên Thông Điệp Sự Sống Con Người. Một quyền như thế tất nhiên là tương hợp với học thuyết xã hội công giáo, cũng như tương hợp trong khung cảnh của sự phát triển quốc tế của Nhân Quyền. Tuy Thông Điêp và tư tưởng là mới mẻ, nhưng nó xứng đáng là một bằng chứng xác thực hơn về sự đóng góp lớn lao của Giáo Hội Công Giáo cho những quyền căn bản thiết thực của con người. Hơn nữa,  ý thức quyền đuợc sinh ra này, làm cho chúng ta thấy được sự xác tín của cái quyền sư sống hệ trọng dường bao, và khi nói đến đây, thì cũng đáng cho thiên hạ quan tâm đến Thông Diệp Hòa Bình Dưới Thế của Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII. Từ đó chúng ta thấy học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo đã phục vụ một ngôn ngữ tình người, ngôn ngữ của yêu thương và Nhân Quyền của thời đại mới, phổ quát và được nhìn nhận hơn ở trong lòng thế giới hoàn vũ.
    Để tương hợp với hiệu năng và tiềm lực của sự bình phẩm cùng chính xác hơn cho một phần học thuyết xã hội công giáo, thì Đức Thánh Cha quan tâm và nhấn mạnh về những quyền xã hội, đại để về những nguyền tắc của sự công bình xã hội. Nói chính xác hơn, đơn cử  quyền làm việc và quyền tổ chức nghiệp đoàn, đó là những quyền lành mạnh mà Nhà Nước không thể xâm phạm và bác bỏ những quyền này của người dân. Vì khi Nhà Nước bác bỏ, không cho phép thi rõ ràng là một Nhà Nước độc tài, chuyên chế và bạo chúa như Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng, Cu Ba, Miến Điện vv.. Cho dù họ giải thích thế nào đi nữa thì chỉ là một cách đơn phương, theo chủ nghĩa tập trung quyền hành và quyền lực. Lý hơn đây là một sự hạn chế của những quyền tự do cá nhân của ngưòi dân, tất nhiên các Nhà Nước ấy đã vi phạm trắng trợn Nhân Quyền. Thực thế, những gì liên quan đến quyền làm việc, lý tự nhiên người ta yêu cầu cần có quyền tổ chức một nghiệp đoàn (hình thái của một quyền tự do cá nhân, đúng hơn quyền tự do hiệp hội).
   Để từ quan điểm này nó tự quan hệ đến Nhân Quyền trong ý nghĩa nghiêm túc của một quyền công chúng. Bởi vì, khi giải thích quyền tự do hiệp hội hay tự do tổ chức nghiệp đoàn như quyền công chúng, thì có thể tạo thành sự đưa vào đinh chế hầu đem lại những công việc hữu ích cho Nhà Nước, nhất là không thể mâu thuẫn lại Nhân Quyền khác, đáng lưu ý là những quyền tự do cá nhân. Hay nữa, quyền việc làm có thể hiểu ngầm là cái quyền chung cho mọi người dân, trong đó chúng ta cũng hiều rằng cái quyền tổ chức và thành lập các nghiệp đoàn. Điều này là dấu chỉ muốn nói rằng chính sách kinh tế hay chính trị xã hội được bảo đảm hiệu lực cho những người thất nghiệp không bị thiết hại về đời sống cá nhân hoặc gia đình họ. Thế đó cái bổn phận và trách nhiệm này không chỉ đưa ra cho những lý do sự hoàn hảo của xã hội, nhưng trước hết đó là hình thái của sự công bình xã hội và phẩm giá con người, đòi hỏi bất cứ Nhà Nước nào hiện hữu trên địa cầu đều phải tôn trọng và thực thi cho người dân mình được tự do có những quyền nói này.
    Trong những Nhân Quyền đuợc gợi ra hơn cả và đuợc Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị thỉnh cầu và đòi hỏi hơn hết, chúng ta bắt thấy nó trên tất cả mọi sự, đó là sự thiết yếu các hoạt động của chính Giáo Hội. Được liệt vào hàng đầu, thì người ta bắt thấy là quyền con người, Ngài luôn đòi hỏi nhiều quyền cho con người : chẳng hạn quyền tự do tư tưởng, tự do luơng tâm và tôn giáo, tự do ngôn luận và báo chí, tự do truyền thông vv., tất cả điều đặc biệt dưới dạng thái của tôn giáo. Đức Gioan Phao lô Đệ Nhị xem sự tự do tôn giáo này chính là nền tảng của tất cả các sự tự do khác. Sự tự do đó một đôi khi có tính cách lịch sử và cũng có tính cách khách quan, chúng tương hổ và liên quan nhau. Do thê, Ngài nhìn thấy cái điểm  tôn giáo này đáng lo ngại hơn hết, thường bị đe dọa do một vài chính quyền độc tài thường thấy ở các nước cộng sản tạo ra. Thế nên, mới được gợi ra và công bố về sự tự do tôn giáo do Công Đồng Vaticano Đệ II qua Thông Diệp Dignitatic Humanae, Phẩm Giá Con Người : “phải có cho mỗi cá vị con nguời trong khung cảnh sự hiện hữu của chúng ta, chính là với cơ hội tuyên xưng niềm tin và sự xác tín của họ, một mình hay với người khác, trong tư gia hoặc nơi công chúng”.
    Cũng trong những Nhân Quyền thỉnh cầu với những Nhà cầm quyền hấu mưu ích cho Giáo Hội, chúng tôi phải cần kể ra đây rằng : Giáo Hội thương nhắc nhở các Nhà Nước trong trách nhiệm và bổn phấn  của mình, phải sẵn sàng giúp đỡ và uỷ lạo những bệnh nhân, người nghèo khổ và người tàn tật, mà Đức Thánh Cha yêu cầu cần có một thái độ niềm nở, yêu chuộng những công việc cứu trợ, một cách tương hợp như những hội đoàn bác ái và các tổ chức thiện nguyện cùng cứu giúp của Giáo Hội Công Giáo giúp đỡ tha nhân. Ngài chống lại một thái độ và một hình thái độc quyền trợ giúp do Nhà Nuớc, đôi khi nghịch lại những nguyên tắc nền tảng của học thuyết xã hội và chính trị công giáo : có nghĩa nguyên tắc phụ trợ (le principe de la subsidiarité).   
     Những đòi hỏi của Nhân quyền không trực tiếp thuộc về những giáo luật đạo đức xã hội xưa của công giáo, cũng không là quyền cá biệt của Giáo Hội đối với uy quyền của Nhà Nước, nhưng chỉ xuất hiện cho những quyền căn bản, những quyền tất nhiên và sự tự do cùng quyền lợi, cho phẩm giá và  sự sống của con người. Thế đó, qua sự tuơng hợp quyền sự sống, quyền được sinh ra và quyền tự do tôn giáo, cùng những quyền tự do cá nhân khác của con người được Ngài nhắc nhở luôn trong các thông điệp và diễn văn của mình, tất cả chỉ vì Nhân Quyền. Ngay cả những quyền chính trị và tham dự vào đời sống chính trị, thì Đức Gio-an Phao-lô II cũng thường đề cập đến, hầu như Ngài không thể im lặng trước những vần đề các Nhà Nước và Chánh Quyền trên thế giới luôn xúc phạm Nhân Quyền và hạ giá trị nhân phẩm của người dân. Do vậy Đức Thánh Cha hằng hướng về các vị Quốc Trưởng hay các vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ngài nêu rõ cái quyền tham dự vào những quyết định hệ trọng của Đất Nước thì cũng liên quan đến người dân. Và qua các bài diễn văn hay thông điệp, Ngài nhắc nhở đến cái quyền chính trị, cái quyền xã hội và quyền tự quyết định của người dân và dân tộc họ. Những quyền đó trở nên làm chủ cho chính vận mạng của mình, chớ không phải sống theo vận mạng của mình do người khác đặt định.  Cũng thế Ngài nói một yếu tố tất nhiên cho cái quyền tự định đoạt này của người dân là cái quyền hiện hữu và đóng góp vận mạng mình và vận mạng dân tộc (bài giảng Lễ cho một chuyến công du mục vụ ở Nam Mỹ vào năm 1999).

5.4. Sự Quan Trọng Của Nhân Quyền Trong Đời Sống Nội Tâm Của Giáo Hội
     
   Bên cạnh bản chất tôn tôn giáo và uy tín của mình, thì Giáo Hội cũng kết án những hình thức đậm nét phi nhân bản của một vài thế chế chính trị-xã hội rất được nhiều người trên thế giới chăm chú lắng nghe. Bởi thế vị lãnh đạo Giáo Hội, là Đức Giáo Hoàng, không chỉ là một sức mạnh tinh thần, nhưng cũng còn là một sức mạnh của quyền chính trị . Như thế, trong chiều hướng này mà Giáo Hội cũng được xem là một thể chế chính trị-xã hội (nhìn theo quan điểm đạo đức chính tri-xã hội, xin hiểu Giáo Hội đứng về mặt lãnh đạo tinh thần, chớ không phải về mặt cai trị khi xét về khiá cạnh tôn giáo. Thế nhưng Giáo Hội cũng là con người, tất đương nhiên cũng có những quyền căn bản của con người hay gọi là Nhân Quyền. Khi người ta xét về khiá cạnh con nguời và xã hội, thì Giáo Hội có quyền đòi hỏi những quyền căn bản này cho mình, cho con người và cho người dân. Chỉ có phỉ quyền Hà Nội và tập đoàn Đảng gian phi của chúng kém học thức và hiểu biết, nên thường “chụp mũ” ẩu và vu khống bậy bạ cho những vị lãnh đạo tôn giáo tranh đấu nhân quyền là làm chính trị). Thế nên, Giáo Hội cũng phải chịu những lời chỉ trích, phê phán mà Giáo Hội nỗ công xây dựng cùng thiết lập cho tất cả những thể chế chính trị-xã hội có được một bộ mặt nhân bản, đáng lưu ý đến những quy tắc công chính của chính trị-xã hội và những giá trị đạo đức mới của thời đại nay trong tiến trình Nhân quyền. Như có lần Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô đứng trước các nhà lãnh đạo các tổ chức Hiệp Hội người Do Thái, Ngài nói với họ rắng “Giáo Hội Công Giáo phản đối, bằng thực hành và bằng nguyến tắc tất cả những sự vi phạm Nhân Quyền khắp mọi nơi, mà ở đâu sự vi phạm Nhân Quyền đó xuất hiện trong thế giới”. (1999). Lời tuyên bố này cũng hướng về cho các cộng đồng chính trị và những uy quyền chính trị và các Nhà cầm quyền bên ngoài Giáo Hội, tuy nhiên chính Giáo Hội cũng cấu thành một cộng đồng chính trị tạo được một sức mạnh tinh thần  cùng những uy quyền và uy tính của mình (xin qúy vị xem thêm bài “Chính Trị Nhân Bản”). Điều này Đức Giáo Hoàng giải thích một cách mặc nhiên, qua đó Ngài đã khẳng định và giải thích qua trong bài diễn văn ngắn đối với các vị thẩm phán và luật sư của Toà Án Rote vào ngày 17.2.1979. Ngài nói rằng “Vì lẽ rằng Giáo Hội cũng có những cơ cấu của quyền chính trị, những cơ cấu đó hoàn toàn là tuỳ thuộc cho những đòi hỏi của Nhân Quyền, Pour autant que l’Eglise a aussi des structures de droit politique, celle-ci sont également subordonnées aux exigences des droits de l’homme”. Và còn nữa “ Giáo Hội có một nhiệm vụ đặc thù huớng về Nhân Quyền; bởi vì Giáo Hội phải trở nên một cái gương soi của sự công chính, l’Eglise a une tâche particulière envers les droits de l’homme; car elle doit être un miroir de justice”. Quan điểm này có những thành quả được kể như sau :
    Như Khóa Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 1971 đã thể hiện một cách nhiệt tình rằng “ Ai muốn nói sự công bình cho mọi người thì trước tiên phải trở nên công chính trước mắt họ, Quiconque veut parler de justice aux hommes doit d’abord être juste à leurs yeux”. Và trong Thông Điệp về Nhân Quyền và sự hoà giải, Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ VI đã nói lên những lời sau “ Giáo Hội nhờ kinh nghiệm nên biết phục vụ Nhân Quyền trong một thế giới hằng đòi hỏi cấn có một sự thường trực xét lại lương tâm, và một sự tẩy rửa những vết bẩn của đời sống riêng của mình, một sự tẫy rửa của các thể chế, của các guống máy cầm quyền và của các hình thức hành động … Dưới ánh sáng của bổn phận Tin Mừng hóa cho chúng tôi thụ lãnh, để thích ứng về những quyết định riêng của chúng tôi cho sự phát động, sự phát động đó khắp cả trong Giáo Hội, đó là Nhân Quyền và sự hòa giải” (16).  Đoạn văn này là biểu thị không những vế  sự tranh đấu Nhân Quyền của Đức Phao Lô VI – mà qua đó trong những diễn tiến cũng như trong tất cả những lời tuyên bố của Đức Giáo Hòang Gio-an Phao-lô Đệ II, được xem là một chủ đích cho tình thế chính trị-luân lý của Giáo Hội hướng về tha nhân, la position politico-morale de l’Eglise envers d’autres.

VI. ĐÔI LỜI KẾT LUẬN

    Thế đó Giáo Hội Công Giáo, qua gương và chứng nhân hùng hồn của các vị Thủ Lãnh Giáo Hội, hằng quan tâm, lo lắng và tranh đấu cho Nhân Quyền được tôn trọng và thực hiện trong lòng các xã hội con người trên thế giới này. Con đường đem lại yêu thương, đem lại bình an, hạnh phúc và phục vụ con cái mình, không gì đẹp hơn là phương cách “tranh đấu” bằng Nhân Quyền mà qua nhiều triều đại Giáo Hoàng của Giáo Hội, các Ngài đã thể hiện tấm lòng yêu thương con người cùng tôn trọng họ của mình qua các Thông Điệp, Tông Huấn, Diễn Văn  và Huấn Từ, mà chúng tôi đã nói qua và trích ra tư tưởng cùng hành động của các Ngài. Điển hình khuôn mặt nỗi bật nhất trong thời đại chúng ta là Đức Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ II, chính sự tranh đấu không biết mệt mỏi, nhờ lòng can đảm và yêu người chí tình như Lời Chúa dạy, mà Ngài đã cứu sống cả tỷ người thoát được cái nạn gông cùm của Cộng Sản vô thần và phi nhân bản. Ngài trở nên vị đại cứu tinh anh hùng của hằng trăm triệu con tim, là tấm gương soi cho tất cả chúng ta nên bắt chuớc noi theo mà hành động cứu người, cứu đời và cứu thế giống Ngài.
  
Do thế, xin qúy vị đừng sợ chính trị hay ngại dấn thân vào chính trị! Vì chính trị của chúng ta là bằng phương cách tranh đấu Nhân Quyền, đòi hỏi Nhân Quyền cho người dân. Phương cách tranh đấu này là một loại chính trị tinh thần, đạo đức, nhân đạo và nhân bản hợp với tinh thần Tin Mừng của Chúa Kitô Cứu Thế, và hợp với học thuyết xã hội chính trị công giáo của Giáo Hội Công Giáo, mà chúng tôi đã luận bàn với qúy vị ở những phần trên.
   Xin quý vị và chúng tôi phó thác vào sự phù trợ của Đức Mẹ La Vang cho con đường tranh đấu này, là đòi hỏi công lý, công minh và công bình, và đòi hỏi cho những Nhân Quyền làm người, quyết định vận mạng của mình, của người dân Việt. Với Quyền Năng của Chúa Thánh Thần, và với Đức Mẹ La Vang hằng cứu giúp, phù trợ cho con cái của mình… Thế nên chúng ta tin rằng trái tim Chúa sẽ thắng, trái tim Mẹ sẽ thắng, tất thắng và chúng ta cũng được dự phần đồng thắng với Chúa và Đức Mẹ La Vang.
                                                                                                                          
Nam Giao Lê Thiện Bình  

          
     
CHÚ THÍCH

1.   Xin xem : “ La Consutation Du Conseil Oecumenique Des Eglises” à Saint Pölten, oct.1974. và  :“Droits De L’homme Et Anti-Racisme : Un Programme Pour La Fédération Des Eglises Protestantes De La Suise”, Lausanne-Berne 1976; et “Communiqué Conjoint à La L’Occasion Du XXV Aniversaire De La Déclaration Universelle Des Droits De L’Homme, par La Commission Pontificale “Justitia et Pax” et Le Conseil Oecumenique Des Eglises, Oss. Romano, 14.12.1973, éd. Hebdomadaire en lange francaise.
2.  Xin xem  E. Burke : “ Reflection On The Revolution In The France”, 1970, trad. Francaise de la 3 édition anglaise; và H. Taine : “Les Origines De La France Contemporaine, 1876-1894. En particulier pour la réaction catholique à la Déclaration de 1789; xin xem thêm F. Le Play, Réforme Sociale, 1864.
3.   Xin xem Chương “Die traditionellle Distanz des deutschen Protestantismus zu den Menschenrechten” trong  sách:  của W. Huber, H.E. Tödt : Menschenrechte, Perspektiven einer menschlichen Welt, Stuttgart -Berlin 1977, trang 44-55.
4.   Xin xem Kant “Métaphysique Des Moeurs”, Paris 1971, 1re. partie: La Doctrine du Droit, Princinpes métaphysiques de la doctrine du droit, Introduction à la doctrine du droit et & 46 et 47; Vers la paix perpétuelle, éd. J. Darberllay, Paris-St-Maurice 1974.
5.   K. Marx : “La Question Juive”, éd. Allemande-Francaise, Paris 1971, p. 154 (104ss.)
6.   Xin xem H. Maier : “ Revolution und Kirche: Studien zur Frügeschichte der christlichen Demokratie,
1965; xin xem thêm H. Guillemet : “ Histoire Des Catholiques Francaises au XIX Siècle, Paris 1974;    và E. Lecanuet, Montalembert, t. II, p. 286-315.
7.  Xin xem “L’Eglise et Les Droits de L’homme”, Document de travail de la Commission “Justitia et Pax”, Rome 1975.
8.   Xin xem Le Pape Léon XIII, Lettre Encyclique “Immortale Dei”, dans : A.F. Utz, La doctrine sociale de L’Eglise, Fribourg 1973, p.2021-2057. “De la constitution chrétienne des Etats”, Latin-Francaise, p.2033.   Xin xem thêm các Tài Liệu của các Đức Giáo Hoàng về Công Đồng Vaticano Đệ II, Pape Jean XXIII “Pacem in Terris”, Paris 1963; Concilium Oecumenicum Vaticanum II. Concile Oecuménique Vatican II, Documents Conciliaires, Paris 1967; Pape Paul VI  “Documents Pontificaux de Paul VI”, St-Maurice 1967-1979; Muốn xem thêm các tài liệu và những sự can thiệp của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô Đệ Nhị :  xim xem tuần báo bằng Anh Ngữ hay Pháp Ngữ, Ý Ngữ của “L’Osservatore Romano”.
9. Xin xem và tham khảo các tài liệu và sách báo về Nhân Quyền và Kitô Giáo sau: J.Y. Calvez “Johannes XIII und die Menschenrechte”, Mannheim 1966;
   - Ph. De La Chapelle : “La Déclaration Universelle des Droirts de L’Homme et le Catholicisme”, Paris 1967.
    - P. Gramain  “Les Droitrs Internationaux de l’Homme”, Paris 1933.
    - G. Gurvitch “ La Déclaration des Droits Sociaux”, New York 1944.
    - A. N. Mandeltam “La Protection Intrenationale des Droits de L’Homme”, dans “Reccuiel des cours” par L’Académie de Droit International, Paris 1931, IV, p. 128-230.
     - J. Mourgeon “Les Droits de L’homme”, Paris 1978.
10. Jacque Maritaine “ Les Droits de L’Homme et La Loi Naturelle”, Paris 1947, Nguyên bản Anh Ngữ “Human Rights”, New York 1942, et “L’Homme et Etat”, Paris 1953; ibid. “Les Droits de L’Homme”, Paris-Unesco 1950; ibid. “Christianisme et Démocratie”, New York 1943; ibid. “Pour La Justice”, New York 1945; ibd. “Principes d’une Politique Humaniste”, New York 1944.
11.  Xin xem Tài Liệu Synode Romain des Evêques (26.10.1974). trích từ Herder Korrespndenz 28(1974), p. 624.
12.  Xin xem J. M. Aubert “Vivre en Chrétienne au XX Siècle”, 2 vol; t. II: No. III; La Politique, Mulhouse 1976-1977; et J. Leclercq “Essai de morale Catholique”, 4 vol., Tournai-Paris 1947-1950; et A. Manaranche “L’Esprit de la Loi : Morale Fondamentale”, Paris 1977.   
13.  Xin xem O. Höffe “Die Menschenrechte als Legitimation demokratischer Politik” dans “Freiburger Zeitschrift für Philosophie und Theologie”, 26 (1979), p.3-24.
14.  Xin xem O. Hoffe “Philosophie und christliche Ethik : überlegungen zu einem neuen Handbuch”, dans “Freiburger Zeitschrifs für Philosophie und Theologie” 26 (1979) 3e partie.   
15.    Xin xem Jean Paul II “L’Evangile De La Vie”, éd. Cef-Flamarion, Paris 1995.

NHỮNG SÁCH BÁO VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM

-   Vantican II  “Les Seize Documents Conciliaires”, éd. Fides, Montréal-Paris 1967.
-   Centesimus Annus (Prix de position et texte de l’encyclique Rerum Novarum”, éd. Universitaires Fribourg 1992.
-   Henri Tincq “Jean Paul II  “1920-2005” L’Homme, Le Salut, Père, Le Stratège”, éd. Libiro, Paris 2005.
-   Jean Offredo “20 Ans De Pontifcat”, éd. Michel Lafon, Paris 1988.
-   Jean Paul II “Mémoire Et Identité”, Le Testament Politique et Spirituel du Pape, éd. Flamarion, Paris 2005.
-   Jean Paul II “L’Evangile De La Vie”, Présentation par Xavier Lacroix, éd. Cerf-Flamarion, Paris 1995.
-   Jean Paul II “ Le Centenaire De Rerum Novarum”, L’enseignement sociale de l’Eglise – Lettre Encyclique Centesismus Annus de Jean Paưl II, Introduction de Hugues Puel, op., éd. Cef, Paris 1992.
-   Lettre Apostoslique Mulieris Dignitatem Du Souverain Pontifle Jean Paul II sur la Dignité et la Vocation de la Femme à l’occasion de l’Année Mariale, éd. Cité du Vatican.
-   Jean Paul II “L’Encyclique Veritatis Splendor”, éd. Centurion, Paris 1993.
-   Jean Paul II, Lettre Encyclique de Jean Paul II  “Solicitudo rei Socialis-La Question Sociale”, ed. Cerf, Paris 1988.
-   Paul VI “ L’Encyclique Populorum Progressio-Le Développement des Peuples”, éd. Centurion, Paris 1967.
-   Jean XXIII “ L’Encyclique Pacem in Terris- Paix sur Terre”, éd. Fleuris, Paris 1963.
-   Encylical of John XXIII “Master et Magistra”, Christianity and Social, New York 1962.
-   Pie XII “Qu’est ce qu’une vraie Démocratie?”, Message Radiophonique de Noel 1944, éd. Lux, Genève 1945.
-   Pie XII “Humani Generis” Lettre Encyclique du 12 Aout 1950, sur certaines opinions fausses qui menacent de ruinner les fondaments de la doctrine catholique.
-   Pie XII  “Quanta Cura et Syllabus”, Publication diffusée par : l’office international des oeuvres de formation civique et l’action doctrional selon le droit naturel et chrétien, Canada-Espaznà-France-Great Britaine-Susse-U.S.A.
-   Léon XIII “Libertas Praestatintissimun-Sur La Liberté Humaine, 20 Juin 1888, Publication recommadée et diffusée par l’office international des oeuvres de formation civique et d’action doctrionale selon  le droit naturel et chrétien, Sion- Paris-Buenos-Aires, Londres-Madrid-Quebec 1962.
-   Pie XI “Quadragessimo Anno” L’Encyclique sur la Restauration de l’Ordre Social 15.Mai 1931, éd. Spec, Paris 1932.
-    Ecole Nomale Social “Commentaire Pratique de l’Encyclique sur Condition des Ouvriers”, éd. Spec, Paris 1932.
-    La Croix “25 Ans Le Journal Du Pontificat”, Paris 2006.

(hết)

Nam Giao Lê Thiện Bình  
Tác giả gửi trực tiếp cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét