Tại sao chúng ta hiện hữu? Đây là
một trong các vấn đề cơ bản của cuộc sống. Điều chúng ta tin có ảnh hưởng sâu
xa đối với các quyết định của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách
trả lời. Họ sống mà không có mục đích rõ ràng. Do đó, họ mơ hồ bước đi trên
hành trình cuộc sống.
Sẽ là ngu xuẩn hoặc bi kịch, chứ
không có kết quả tốt cho những ai sống sai mục đích, dù có định hướng thế nào
rồi cũng đến đích sai.
I. GIÁ TRỊ SỐNG
Tại sao chúng ta hiện hữu? Vì Thiên
Chúa tạo dựng chúng ta để tôn vinh Ngài! Đây là 5 yếu tố về cuộc sống dựa trên
Kinh Thánh:
1. Cuộc sống là tặng phẩm quý giá của Thiên Chúa.
Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu
tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ
lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi. Xương
cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được
thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu. Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi
ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày
đầu của đời con khởi sự (Tv 139:13 và 16).
2. Cuộc sống quý giá.
Ngài cho miệng con thơ trẻ nhỏ cất
tiếng ngợi khen đối lại địch thù, khiến kẻ thù quân nghịch phải tiêu tan. Ngắm
tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài thì con người là
chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8:3-5).
3. Cuộc sống khó khăn nhưng đáng sống.
Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng
không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị
bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt (2 Cr 4:8-9).
Cho nên chúng tôi không chán nản.
Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người
bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm
thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận,
tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng
đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời,
còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn (2 Cr 4:16-18).
4. Cuộc sống ngắn ngủi.
Ấy tuổi đời con, Chúa đo cho một
vài gang tấc, kiếp sống này, Chúa kể bằng không. Đứng ở đời, thật con người chỉ
như hơi thở, thấp thoáng trên đường tựa bóng câu. Công vất vả ngược xuôi: làn
gió thoảng, ky cóp mà chẳng hay ai sẽ hưởng dùng (Tv 39:6-7).
5. Cuộc sống phải có sự khôn ngoan.
Xin dạy chúng con đếm tháng ngày
mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan (Tv 90:12).
II. MỤC ĐÍCH SỐNG
Một số người chỉ sống để kiếm sống,
coi trọng vật chất, vì đối với họ, tài chính ảnh hưởng tất cả: “”Đồng bạc đâm
toạc tờ giấy” và “có thực mới vực được đạo”. Họ làm việc cật lực để không bị nợ
nần, trang trải mọi chi phí, cải thiện cuộc sống, và lo cho lúc già nua. Năm
này qua năm khác, công việc khiến họ bù đầu. Hình như họ không còn thời gian cho
bất cứ thứ gì khác, đầu óc họ chỉ có một hướng duy nhất: Kiếm tiền. Đây là 8
quy tắc về mục đích sống:
1. Thiên Chúa muốn chúng ta làm việc, đừng lười biếng.
Làm việc là điều cần thiết. Ngay
trong Vườn Địa Đàng, Thiên Chúa đã phân công cho ông tổ A-đam: “Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt
vào vườn Ê-đen để cày cấy và canh giữ đất đai” (St 2:15). Công việc luôn là
thành phần trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Làm việc là khó nhọc, lười biếng là
hủy diệt. Chúa Giêsu nói: “Hãy ra công
làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn
đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi
vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận” (Ga 6:27). Thiên
Chúa muốn chúng ta làm việc hết sức mình: “Anh
em đừng trở nên uể oải, nhưng hãy bắt chước những người nhờ có đức tin và lòng
kiên nhẫn mà được thừa hưởng các lời hứa” (Dt 6:12). Thánh Phaolô khuyên: “Hãy vui lòng phục vụ, như thể phục vụ Chúa,
chứ không phải người ta. Anh em biết đấy: ai làm việc tốt, sẽ được Chúa trả
công, bất luận nô lệ hay tự do” (Ep 6:7-8).
2. Thiên Chúa muốn chúng ta phó thác cuộc đời mình cho Ngài.
Lo lắng về nhu cầu sống có thể là
động lực chính của chúng ta. Chúng ta quá lo lắng nên không còn thời gian dành
cho Thiên Chúa hoặc bất kỳ thứ gì khác. Nhận biết Thiên Chúa chỉ như là “thuốc
giải độc” đối với sự lo lắng. Khi chúng ta nhân biết Thiên Chúa sâu sắc hơn, chúng
ta sẽ hiểu rằng Ngài rất yêu thương chúng ta, Ngài rất quan trọng đối với chúng
ta, và Ngài luôn quan tâm chăm sóc chúng ta.
Chúa Giêsu dạy chúng ta cách sống lệ
thuộc vào Thiên Chúa, tức là tin vào Thiên Chúa quan phòng: “Đừng
lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc.
Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy
xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha
anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có
ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang
tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng
mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà,
Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng
không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã
quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi
những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay
mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ
đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên
Chúa và đức công chính của
Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về
ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày
nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6:25-34).
3. Thiên Chúa muốn chúng ta tận hiến cho Ngài, đừng lo tích lũy của cải
vật chất.
Chúa Giêsu nói về thái độ đối với
của cải vật chất: “Anh em đừng tích trữ
cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách
lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không
làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu thì
lòng anh ở đó. Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng thì toàn thân
anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi
anh lại thành bóng tối thì tối biết chừng nào! Không ai có thể làm tôi hai chủ,
vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể
chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt
6:19-24).
Thánh Phaolô dạy: “Không phải vì thiếu thốn mà tôi nói thế,
bởi lẽ tôi đã học sống tự lập trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tôi sống thiếu thốn
cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật
hay túng bấn, tôi đã tập quen cả” (Pl 4:11-12). Thiên Chúa muốn chúng ta
biết mãn nguyện bằng cách biết ơn về
những gì chúng ta có, chứ đừng chú ý vào những gì chúng ta không có.
4. Thiên Chúa muốn chúng ta dùng mọi khả năng Ngài ban để loan báo Nước
Trời.
Chúa Giêsu bảo chúng ta “đừng quá
lo về cái ăn, cái uống, và cái mặc”, nếu không thì chúng ta cũng chẳng hơn
người ngoại giáo, vì người ngoại giáo họ chỉ chú ý việc đó thôi. Ngài muốn
chúng ta ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, mọi thứ
khác Ngài sẽ ban cho. Hãy tín thác vào Ngài, vì Ngài biết rõ chúng ta hơn chính
chúng ta biết về mình.
Chúng ta vẫn lo lắng và làm việc để
sinh sống, nhưng đừng thái quá đến nỗi không còn thời gian tìm mục đích thật
của cuộc sống. Chúng ta được tạo dựng để đạt mục đích cao hơn là sự hiện hữu và
kiếm sống. Các nhu cầu Thiên Chúa đã đặt trong chúng ta cần thời gian lâu dài
mới có thể hoàn tất, nhưng chúng ta phải tìm kiếm sự viên mãn nơi Thiên Chúa và
mục đích của Ngài đối với cuộc đời chúng ta.
5. Thiên Chúa muốn là tâm điểm của cuộc đời chúng ta.
Tâm điểm cuộc sống của chúng ta có
thể bị chiếm giữ bởi vợ/chồng, con cái, bạn bè, công việc, mục đích, hoặc những
thứ khác. Thiên Chúa bảo chúng ta rằng tâm điểm cuộc đời chúng ta phải là Thiên
Chúa, chỉ có Ngài mới là tâm điểm cuộc đời chúng ta. Kinh Thánh có nói tới quy
luật này. Đây là 4 điểm:
a.
Đức
Chúa đã phán: “Kẻ khôn ngoan, đừng tự hào
mình khôn ngoan; kẻ hùng mạnh, đừng tự hào mình hùng mạnh; kẻ giàu có, đừng tự
hào mình giàu có. Ai tự hào thì hãy tự hào về điều này, là hiểu biết Ta. vì Ta
là Đức Chúa, Đấng thực thi nhân nghĩa, công bình và chính trực trên mặt đất.
Phải, Ta ưa thích những điều này” (Gr 9:22-23).
b.
Chúa
Giêsu đã nói: “Ngươi phải yêu mến Đức
Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là
điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất” (Mt 22:37-38).
c.
Tôn
thờ Thiên Chúa, chúng ta được Ngài chia sẻ những bí mật về lời hứa: “Chúa xử thân tình với những ai kính sợ Chúa
và cho họ biết giao ước của Người” (Tv 25:14).
d.
Đây
là sự khôn ngoan đích thực: “Kính sợ Đức
Chúa là bước đầu của khôn ngoan, biết Đấng Chí Thánh mới là hiểu biết thật” (Cn
9:10).
6. Thiên Chúa muốn chúng ta phản ánh Đức Kitô.
Cuộc sống không chỉ là làm việc, ăn
uống, hưởng thụ,... Bạn là người như thế nào? Bạn sẽ trở thành cái gì? Hành
động của chúng ta phản ánh điều chúng ta tin tưởng. Tính cách rất quan trọng. Đó
là nền tảng để sống thành công. Thiên Chúa đã truyền cho chúng ta phải càng
ngày càng trở nên giống Con Một Ngài, Đức Giêsu Kitô. Tính cách của chúng ta
phản ánh Đức Giêsu Kitô: “Tất cả chúng
ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức
gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày
càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí” (2 Cr 3:18).
7. Thiên Chúa muốn chúng ta dùng mọi khả năng để cộng tác với Đức Kitô trong
việc mở Nước Trời.
Chúng ta phải cộng tác suốt đời. Thiên
Chúa đã hoạch định những gì Ngài muốn thấy chúng ta hoàn tất trong cuộc sống. Có
những nhu cầu trong Nhiệm Thể Đức Kitô và Vương Quốc Thiên Chúa mà chúng ta
được tạo dựng cách đặc biệt để hoàn tất. Tuy nhiên, chúng ta phải tập trung vào
cách chúng ta có thể giúp đỡ người khác hơn là cách đạt được cho riêng mình.
Thánh Phaolô nói: “Dân thánh được chuẩn bị để làm công việc
phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự
hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng
con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4:12-13).
8. Thiên Chúa muốn chúng ta loan báo sự thật của Ngài cho người khác.
Bạn muốn giao tiếp với người khác
thế nào? Bạn tạo ấn tượng gì qua công việc và cách sống? Thiên Chúa muốn chúng
ta là Muối và Ánh sáng cho thế gian. Ngài muốn chúng ta là nhân chứng khiến người
khác phải được thu hút tới Ngài khi họ thấy chúng ta sống và nghe chúng ta giải
thích sự thật về Thiên Chúa: “Mạng sống
tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu
toàn chức vụ tôi đã nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về
ân sủng của Thiên Chúa” (Cv 20:24).
Thiên Chúa nói rằng mục đích sống của chúng ta là làm vui lòng
Ngài. Khi chúng ta làm vui lòng Ngài, chúng ta sẽ cảm nghiệm sự viên mãn khi
theo đuổi mục đích sống đích thực của Ngài.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ JesusOnline.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét