Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

460 người lại vượt biên, bỏ VN trốn sang Úc


LTCGVN (11.05.2013) - Sài Gòn – Sau gần 40 năm sự kiện hàng trăm ngàn người Việt Nam chạy trốn chế độ Cộng sản bằng thuyền vượt biển để ra khỏi VN, thì một số lượng đáng kể mỗi ngày càng tăng đang một lần nữa xuống thuyền chạy trốn khỏi VN.
Riêng trong năm 2012, 460 người Việt Nam, bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã đến bờ biển Úc trên những chuyến thuyền. Con số này nhiều hơn số người vượt biên trong năm năm qua cộng lại. Sự tăng vọt bất ngờ này tỉ lệ nghịch với thành tích nhân quyền ngày càng xấu đi của nhà cầm quyền Hà Nội. Lý do nền kinh tế suy giảm trầm trọng của Việt Nam cũng có thể là nguyên nhân khiến những người dân Việt bước vào cuộc di cư mới đầy nguy hiểm.
Đây là thong tin do website www.world.time.com công bố hôm 09.05.2013 vừa qua.
Bản tin cho biết: “Thuyền mới nhất từ Việt đã cập đảo Giáng Sinh của Úc vào một buổi sáng tháng trước. Mã số ghi trên thân tàu cho biết chiếc tàu cá này đăng ký tại tỉnh Kiên Giang, một tỉnh phía nam Việt Nam, cách đảo Giáng Sinh hơn 2.300 km. Đoạn đường từ Kiên Giang đến Indonesia gần hơn đến Úc.
Nhiều người Việt Nam đã đến được Úc, nhưng đã bị biệt giam. Chính phủ không công bố chi tiết về tôn giáo của họ và nơi xuất xứ của họ ở Việt Nam.
Trương Chí Liêm, 23 tuổi, một người mới đến đảo Giáng Sinh cho biết qua điện thoại: “Tôi thà chết ở đây hơn bị buộc phải trở về Việt Nam”. Liêm đã vượt biên cách nay 5 năm, nhưng trên đường băng qua Indonesia đã bị bắt giam 18 tháng ở đây. Liêm cho biết, “nếu chỉ vì kiếm tiền để sống thì sẽ không vượt biên, đàng này vừa đối diện với khó khăn, vừa đối mặt với sự đàn áp của chính quyền thì không thể ở lại được”.
World.time.com cho biết, số người Việt Nam đến Úc qua ngả Indonesia, phải theo một tuyến đường xa hơn nhiều so với những người tị nạn từ Nam Á và Trung Đông đã chạy đến đó trong hơn một thập kỷ. Những người khác ra khơi từ chính Việt Nam, một hành trình xa hơn và rủi ro hơn.
Báo cáo đặc biệt giữa chính phủ Úc và Việt Nam cho biết đại đa số hoặc tất cả những người tị nạn này là những người nhập cư vì kinh tế, điều đó sẽ làm cho họ không đủ điều kiện xin tị nạn.  Trong khi đó, những nhà hoạt động cộng đồng và các luật sư tìm cách cho những người này được hưởng quy chế tị nạn, thì chính phủ Úc không muốn giữ họ lại, và chính phủ Việt Nam cũng không muốn đưa họ hồi hương.
Ông Đoàn Trung, cựu lãnh đạo cộng đồng người Việt tại Úc nói: “Quan điểm của VN là xem những người này không phải là bạn, nên không thể đưa họ trở về lại”. Trong khi đó, tuyên bố chính thức của chính phủ VN cho biết: “Sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan giải quyết vấn đề này”.
Tị nạn là một vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam vì cuộc hành trình của họ làm suy yếu tuyên truyền của Đảng Cộng sản rằng tất cả những gì trong nước là tốt.
Trong quá khư, sau khi cộng sản chiếm Miền Nam, hơn 900 ngàn người đã vượt biên đến Mỹ, Canada, Úc và các nước khác.
Trong năm 2012, những chiếc tàu như thế này cứ tuần tự vượt biển từ VN đến Úc, bất chấp nguy hiểm
Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng họ đã bắt bỏ tù nhiều bloggers và các nhà hoạt động thanh niên Công giáo và Tin Lành. Tổ chức Theo Dõi Nhân quyền  (HRW) cáo buộc nhà cầm quyền thường xuyên tra tấn trong tù. Giáo hội Tin Lành đã báo cáo về cái chết đáng ngờ của một mục sư trong trại giam.
Hiện nay, Úc dường như là điểm lựa chọn đến của những người tị nạn. Đã có một con số kỷ lục của tị nạn trong năm nay đến Úc. Dưới áp lực của công chúng, chính phủ Úc đã tỏ ra khó khăn hơn đối với những người tị nạn và người di cư. Họ thường bị bắt giữ trên đảo, bị cô lập khỏi các luật sư. Những người chỉ trích nói rằng Canberra lảng tránh trách nhiệm của mình theo các công ước tị nạn của Liên Hiệp Quốc.
Cùng với các dân tộc khác, người Việt tị nạn đang bị tạm giam, hoặc là trên đất liền, trên đảo Giáng Sinh hay trên các đảo Thái Bình Dương Nauru và Manus. Gia đình và trẻ em có người đi kèm được lưu giữ trong cơ sở giam giữ không được an toàn. Nhà chức trách cho biết đã có bốn người Việt Nam, trong đó có một thiếu niên, đã trốn thoát khỏi một trung tâm như vậy ở Darwin vào đầu tuần này.
Úc không thể chỉ đơn giản là đưa người di cư trên máy bay trả về Hà Nội. Trong số 101 người Việt Nam đến Úc vào năm 2011, chỉ có sáu bị trả lại cho Việt Nam. Rất ít, đa số đã được cấp quy chế tị nạn, theo luật sư và các nhà hoạt động cho biết.
PV. VRNs



Đọc thêm: http://world.time.com/2013/05/09/40-years-on-fleeing-vietnamese-take-to-seas-again/ # ixzz2SsvaMQ5m 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét