Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

SN CHÚA NHẬT THỨ BA PHỤC SINH: Khi Chúa Giêsu Hiện Ra



CHÚA NHẬT THỨ BA PHỤC SINH 

CÔNG VỤ TÔNG ÐỒ 5,27-32.40-41 ; KHẢI HUYỀN 5,11-14 ; GIOAN 21,1-19 

Khi Chúa Giêsu Hiện Ra 



Những sách Tin Mừng đã không thuật lại một cách thuần nhất cho chúng ta rõ về những điều Chúa Giêsu, và môn đệ Ngài đã sống xưa kia. Chủ tâm cùng ý muốn của các ngài xưa kía đó, cũng là chủ tâm và ý muốn của chúng ta muốn thấy làm thế nào Chúa Kitô sống bên cạnh chúng ta ngày nay, cùng làm sao chúng ta có thể sum họp với Ngài. Qủa những gì các ngài đã sống xưa kia, là một kiểu mẫu cho những điều chúng ta có thể vẫn sống ngày nay. Ðối với chúng ta, thì đoạnTin Mừng chúng ta vừa công bố, thực là một cách đặc biệt thú vị. 

Trước hềt chúng ta lưu ý đến sự hiện ra của Chúa Giêsu bên biển hồ Tibêria, không là lần đầu tiên với các môn đệ Ngài. Ðúng hơn đây là lần thứ ba, như lời thánh Gioan xác thực. Chúng ta cần lưu giữ những biến cố này trong lòng mình, để rồi ngày hôm nay Chúa Giêsu vẫn đến (hiện ra) với chúng ta nhiều lần trong đời ta, nhưng trong hoàn cảnh đã đổi khác. Lý thực Ngài không có dè dặt sự hiện diện với ta. 

Chúng ta thấy nơi chốn cùng chốc lát mà Chúa Giêsu chọn lựa để tỏ mình cho các môn đệ Ngài, không có gì quan trọng cùng đặc biệt cả. Chẳng hạn các môn đệ thì không xuất thần, các ông cũng không trong lúc cầu nguyện, cũng không thấy các ông ở trong Ðền Thờ. Ðúng hơn, các môn đệ Chúa dang đi đánh cá, đang thể hiện nghề nghiệp của mình hằng ngày, để kíếm chén cơm, manh áo… Và chính ở giữa đời sống bình thường cúa các ông đó, thi Chúa Giêsu Phục Sinh đến sum họp với các ông. 

Xưa Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Ðồ ra sao, thì nay cũng thế. Chúng ta cần xác tín một cách mạnh mẽ rằng : Chúa Giêsu hằng hiện diện với ta luôn. Ngài bên cạnh chúng ta từng giây từng phút, từng hơi thở cùng nhịp đập con tim của ta – Trong lúc đó, chúng ta luôn lo nghĩ cùng bận rộn bao công việc hằng ngày của mình, mà không nhớ đến Chúa cùng ngó ngàng đến Ngài. Xin quan tâm rằng trong lúc chúng ta đang ngồi học, đang làm việc, đang đánh một lá thư (email) ở văn phòng hay ở nhà, hoặc lúc chúng ta đạp máy may hay lắp ráp các bộ phận máy móc trong hãng xưởng, hoặc nữa chúng ta đang ngồi tính sổ sách cho công việc thương mại. Vả nữa chúng ta theo những giờ học ở trường hay đại học, hoặc nữa chúng ta đang sửa soạn cho việc bếp núc và bữa ăn, rồi việc giặt rũ áo quần, hút bụi, quét sân cùng bao nhiêu công việc khác chúng ta chu đáo hoàn thành những việc mình : thì Chúa Giêsu hằng xuất hiện và hiện diện bên cạnh chúng ta. 

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý cùng quan tâm rắng : vì khi Chúa Giêsu ở đó, lúc Ngài xuất hiện, thì không là ánh sáng lớn lao, không ồn áo huyên náo, không chói sáng làm chóa mắt ta. Chúa Giêsu ở đó, bên bờ hồ, thế mà các tông đồ không nhận ra Ngài. Chúa Giêsu không còn khuôn mặt trước, tiếng nói như trước sự sống lại. Chúa Giêsu giống như là che đậy, Ngài như mượn khuôn mặt cùng tiếng nói của ai khác. Do thế, đòi hỏi chúng ta phải có đôi mắt mới, một con tim mới, rồi hai tai cần chăm chú lắng nghe một cách đặc biệt, thì ta mới nhận ra được Chúa Giêsu Phục Sinh. Nhưng thực ra (theo thực tế) làm thế nào các môn đệ nhận ra người đàn ông này, đứng bên bờ hồ Tibêria chính là Chúa Giêsu ? 

Ðó là Chúa Giêsu bảo họ hãy thả lưới thêm một lần nữa, cho dù sau một đêm thả lưới và vật lộn với biển cả không bắt được con cá nào. Thế nhưng vâng lời Thấy, con thả lưới, tức thì lúc ấy các tông đồ được một mẻ cá lạ lùng chưa bao giờ họ đánh được như thế. Từ đó đôi mắt của các tông đồ mở ra. Ðức tin tỉnh dậy! Vui mừng các ông hô lên « chính Chúa » đó. Quả nhờ hành vi vâng lời của các tông đồ mà Chúa đã tưởng thưởng. 

Thế đó, đây là con đường để khám phá cùng nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu, thực hòan tòan hiệu quả cho chúng ta.Thường thường đó là phương cách sau khi chúng ta thực hành một lời của Chúa Giêsu, hay những giáo huấn của Ngài. Hay nữa, một nụ cười chào hỏi chia sẻ với anh chị em mình, rồi một cử chỉ tha thứ với cả cỏi lòng ta, hoậc nữa đi thăm viếng cùng ủy lạo một anh chị em đang bệnh hoạn, đau khổ, gặp tai nạn vv.. Ðây là những con đường dẫn chúng ta đến việc khám phá ra sự hiện diện của Chúa Giêsu, bởi Chúa yêu và ban cho những người sống trong Giáo Hội của Ngài. 

Phải chăng tình cảm của chúng ta đối với Chúa Giêsu, đã phai nhạt, xa vời, để rồi chúng ta cũng cách xa Ngài ? Do thế, chúng ta phải cần tăng thêm đời sống thực thi Tin Mừng. Nhờ đó chúng ta sẽ có may mắn tạo nên những cảm nghiệm tâm linh của sự gặp gỡ Chúa Giêsu. 

Sự may mắn găp gỡ Chúa đó cũng mang lại cho đời sống chúng ta nhiều hoa trái. Quả thế nhờ lệnh truyền của Chúa Giêsu, cùng việc vâng lời của các tông đồ mà các ông đà tóm được một mẻ cá lớn đến 153 con. Qua biểu hệu con số 153 con cá, chính là hình ảnh vô số người trong thế giới này, mà Giáo Hội đã chinh phục được muôn ức triệu con tim cho Chúa Giêsu, trải qua bao thời đại kể từ lúc Chúa kêu gọi 12 Tông Ðồ và lập nên Giáo Hội cho đến bây giờ. 

Thế nên chúng ta có bổn phận phải hợp tác với kỳ công vĩ đại này của Chúa, và cũng hợp tác góp sức góp trí và góp công việc với Giáo Hội. 

Giờ đây tôi xin được kết thúc cùng tóm lại đôi cảm nghĩ của những suy tưởng về sự hiện diện của Chúa Giêsu bên biển hồ Tibêria : Ðó là chúng ta cần lưu ý giữ lại những lời khuyên chú giải sáu : 

Tiên khởi, Chúa Giêsu hằng luôn sẵa lòng tỏ mình Ngài, và hiện diện giữa đời sống hằng nhật của chúng ta. 

Sau, là phải áp dụng nghiêm túc Tin Mừng vào trong đời sống của chúng ta, mới kỳ vọng cảm thấy được sự hiện diện của Chúa Giêsu. Chớ gì với nổ lực cố gắng của ta, Chúa Giêsu sẽ không phụ lòng ước muốn của chúng ta muốn sum họp với Ngài. Amen! 

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét