Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

THỰC CHẤT NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG (Kỳ 1)



LTCGVN (18.11.2012)

THC CHT NHNG CUC CÁCH MNG

Kính Dâng Tặng Tổ Quốc Và Đồng Bào Việt Nam


I. CÂU HỎI VỀ MỘT QUAN NIỆM 

  Chúng ta hay những phong trào cách mạng hoặc những cuộc cách mạng trong quá khứ và hiện tại được xảy ra trong lòng thế giới chúng ta sống, điểm cốt yếu chính là vì những tình trạng hiện thực do những cơ cấu xã hội không công bình, thiếu tự do, không tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền v.v. ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Chúng ta thấy ngôn từ cách mạng này như là cánh cửa mở rộng ở xã hội Tây Phương qua các cuộc cách mạng kỹ nghệ,  xã hội-chính trị, kinh tế, văn hóa v.v. Từ đó lan dần đến các cộng đồng xã hội khác như các quốc gia ở Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh, thành các cuộc cách mạng, kháng chiến và chiến tranh giải phóng Đất Nước thoát ách đô hộ thực dân của ngoại bang, thoát cảnh thống trị của bạo chúa, của những tên độc tài, đảng trị v.v. được diễn ra trong quá khứ và hiện tại.

    Thành thật trong cuộc sống của chúng ta những ý niệm (concepts) khác nhau về từ ngữ cũng như về hành động cách mạng thường thấy được xuất hiện trên báo chí, hay qua các tác phẩm, đã tạo nên những cuộc tranh luận về chủ đề này của những người tri thức. Và thường thấy họ trích lại những ý niệm cổ điển của chủ thuyết marxisme, từ Marx đến Mao Tsé-Toung (Mao Trạch Đông).


     Thế nhưng, thật sự mà nhìn nhận, với quan niệm cũng như ý nghĩa của từ ngữ này là cái thuộc về « cái mới » ; tuy nhiên ngay trong lúc đó thì « cách mạng » đã là dấu chỉ hiện thực với tất cả dạng thái của cái đẹp cũng như cái thô lỗ, man rợ của nó. Những thập niên qua chúng ta đã thấy, đã chứng kiến cùng nhận thức và cảm nghiệm rõ ngay trong lòng quê huơng Việt Nam của chúng ta, là sự đau khổ của dân chúng bằng mọi cách chống lại thực dân Pháp, Nhật, và nay thì sự phẫn uất chống lại chế độ tàn bạo của tập đoàn cộng sản Việt gian thâm độc, gian ác, tham nhũng, cướp của, cuớp đất, cuớp chén cơm, manh áo của dân chúng.Thế chưa đủ, chúng lại còn dâng Đất, dâng Biển cho Trung Cộng, cho không các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa để đuợc « hãnh diện » làm nô bộc, tay sai cho những Tay Rợ Hán mộng bá quyền, bá vương muốn thôn tính luôn cả Giang Sơn gấm vóc của cha ông ta dày công xây dựng bảo tồn để lại cho chúng ta, cho con cháu.

    Nói đến cách mạng là nói đến sự sống của chúng ta; là một phần văn minh của con người liên quan đến xã hội, văn hóa cùng chính trị và kinh tế v.v. Do đó, khi nói đến từ ngữ này làm chúng ta suy nghĩ để lý do hóa những gì có thể, trước hết câu hỏi được đặt ra: cách mạng là gì? Cũng như chúng ta tự hỏi những điều kiện nào của xã hội và kinh tế, chính trị, hay cảnh huống nào của con người để tạo sinh ra cuộc cách mạng? Cũng thế, chúng ta tự hỏi lý do nào bên trong xã hội để mang dạng thái là cách mạng: như biến cải, thay đổi và cắt đứt với cái trật tự trước; hay nữa là biến thay một cách nhanh chóng và tận gốc rễ những cơ cấu xã hội, cả chính trị, hầu mang lại những điều kiện cần thiết cho cuộc cách mạng? Chúng ta cũng tự hỏi thêm cuôc cách mạng có cần thiết sử dụng phương sách vũ lực và bạo động không? Sau là ở Đông Âu, Nam Duơng và Phi Luật Tân, các Nước Bắc Phi như Ai Cập, Tunisie vv.., ở đó dân chúng đã tạo nên các cuộc cách mạng tự giải phóng lấy quê huơng mình mà không cấn đến vũ lực và bạo động để trả giá quá đắt về xương máu của người dân (1).

    Chúng ta đã rõ những biến động vừa qua trong lòng thế giới, và ngay tại lòng quê huơng của chúng ta, chẳng hạn vụ đòi lại đất của Toà Khâm Sứ, vụ giáo xứ Thái Hà, và dân chúng đi biểu tình, kiện tụng đòi lại nhà cửa, ruộng đất của mình khắp mọi miền Đất Nước, đang mở ra một xã hội mới, một nhận thức mới, đòi hỏi đầu tiên bằng một suy nghĩ nghiêm chỉnh, hầu chúng ta có một thị kiến, một dự đoán hay một quyết định, một quan điểm dứt khóat … Cuối cùng thì chúng ta hành động cho sinh động trong cảnh sống hiện tại và trong lòng xã hội hôm nay ở Việt Nam - Những yếu tố chín mùi đó dễ tạo nên một cuộc cách mạng, là quyết định cho một thay đổi mới, một thay đổi tận gốc rễ về sự sinh tồn của Dân Tộc (2).
 

MỘT CỐ GẮNG HỌC HỎI 

    Chúng tôi thiết tưởng để khảo cứu về các hiện tượng cách mạng trong thế giới hôm qua cũng như hôm nay qủa là quá nhiều. ! Vấn đề khảo cứu tùy thuộc vào khoa học chính trị, vào xã hội cầm quyền, vào xã hội chiến tranh hay là tâm lý xã hội, và ngay cả trong các lãnh vực tôn giáo. Tất cả các điều này là những điều mới trong những thập niên qua mà con người đã tham dự vào, đó là sự sinh ra một nền xã hôi học về cách mạng. Do đó, những tác phẩm cổ điển viết về các cuộc cách mạng thì thường dùng những câu hỏi tổng quát để đối chiếu với những cuộc cách mạng cổ điển: như cuộc cách mạng tại Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Tàu vv. Hơn thế nữa, càng ngày người ta lại tin rằng những lược đồ (schémas) này không còn giá trị lắm, cũng như mất đi sự hiệu lực cho những hiện tượng cách mạng hiện đại cũng như ngày nay. Ví dụ như cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, hay những diễn tiến cách mạng ở Cu Ba, cuộc chiến ở Việt Nam và Đông Dương v.v.. Chúng tôi biết có rất nhiều tác phẩm, bài báo đã được phổ biến về loại này, nhưng chúng tôi thiết nghĩ người ta vẫn chưa quy định về chủ đề này một tư tưởng tổng hợp, hay phân tích ý nghĩa cùng hành động cho hợp lý về từ ngữ cách mạng này.

    Qủa thật là khó khăn để thấy rõ ở trong thời kỳ khai hóa của văn chương nói đến vấn đề này cho chúng ta hiểu rõ. Do thế, bằng tất cả thiện chí chúng ta cùng nhau đào sâu, học hỏi, để có một bản tường thuật khoa học xã hội-chính trị, cũng như phương thức áp dụng cách mạng cho mỗi xã hội của loài người. Để từ đó làm sao khi chúng ta phát động cuộc cách mạng có thể đem lại cơm no, áo ấm, tự do, dân chủ, nhân quyền vv. Và dân chúng cảm được đời sống hạnh phúc, an thái.
 
II. QUAN NIỆM CÁCH MẠNG 

    Chúng ta hay rằng từ ngữ « cách mạng, révolution » bao hàm quá nhiều ý nghĩa, do vậy chỉ có một tri thức luận, và một sự phân tích chính trị-xã hội mới có thể phân biệt cho rõ từ ngữ này. Chúng ta thường nghe người ta nói về cuộc cách mạng kỹ nghệ, cuộc cách mạng thị thành hay cuộc cách mạng khoa học vv. Những loại kiểu cách mạng này thì chắc chắn do loại suy (analogie), loại tương tự với những thay đổi chính trị của chúng. Có nghĩa là với ý nghĩa rộng của các từ ngữ này cấu tạo nên cảnh hiện thực làm cho chúng ta lưu ý đến. Người ta cũng nói như thế về cuộc cách mạng qua những đề nghị, biến đổi thế chế chính trị (transformation politique) qua kiểu tiến hóa như Đảng Lao Động ở Anh ngày xưa, hay như các nước Đông Âu và Liên Sô và Nga hiện nay.

    Thực vậy cuộc cách mạng tự định nghĩa và nói lên như là một thay đổi nhanh chóng, và tận gốc rễ những cơ cấu của xã hội. Việc này được biểu lộ qua hành động bằng một ý thức cắt đứt thể chế với xã hội cũ. Nhà nhân chủng học thời danh Kroeber định nghĩa về cách mạng « là một sự thay đổi, nó phát sinh đột ngột với sự bạo động, có vũ lực cực độ, hay kém cực độ hơn, và cuộc cách mạng thường có tầm ảnh hưởng quan trọng chung về văn hóa. Thường thấy các cuộc cách mạng trải rộng với cường độ nhanh hơn sự muộn màng của xã hội đem đến, đây mới là điều hệ trọng » (3). Chúng ta thấy một trong những điều kiện quan trọng ở đây là làm sao chúng ta có thể canh tân lại bộ mặt của xã hội cũ? Bởi vì chế độ xã hội chủ nghĩa cộng sản Việt Nam từ lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo cướp công lao của các đảng phái Quốc Gia, và cướp được chánh quyền từ mùa thu năm 1945, và cưỡng chiếm Miền Nam vào tháng tư năm 1975 cho đến nay, thì họ đã phá nát nền văn hoá đạo đức và luân lý của Cha Ông. Chính họ người cộng sản Việt đã đánh mất đi lý tính và đạo đức nhân bản, nên họ đã đào tạo bao thế hệ người Việt  đánh mất đi liêm sỉ, tính tự trọng, đánh mất đi cái Lễ, Trí, Dũng, Nghĩa, Trung, Tín, lòng nhân ái và bao dung,Công lý, Công minh, Công bằng…Hơn nữa, lẻ phải đã được thay thế vào tâm hồn họ bằng dối trá, gian manh từ thượng tầng cơ cấu cho đến hạ tầng cơ cấu của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và Đảng cộng, các việc ấy được thể hiện ra đời sống hằng nhật. Qủa khi chế độ Hà Nội có sụp đổ thì họ đề lại cho Đất Nước chúng ta cái gì? Đó là « một đống rác khổng lồ » về mọi phương diện xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo v.v. Do thế, là một vấn nạn cụ thể và một nan giải khó khăn cho chúng ta, nếu như không canh tân được Đất Nước, thì chúng ta cũng sẽ bị vấp phạm không phong tỏa được gì, mà có thể trở lại những lỗi lầm của ngưòi cộng sản Việt đã tạo dựng nên một cách « trá hình cách mạng » như ta đã thấy là sự « chặn giữ » những diễn tiến của nền văn minh và văn hóa của nhân loại.

    Qủa thực ý niệm cuộc cách mạng là không đồng hóa vào những điều thay đổi. Ý niệm cuộc cách mạng là đi trước những điều thay đổi, và vì vậy cuộc cách mạng, cái ý thức đầu tiên thuộc về văn hoá (4). Có nghĩa cuộc cách mạng là biểu hiệu, là dấu chỉ một sự tranh luận của những gía trị nhân bản hay một mục tiêu tạo nên một xã hội tốt đẹp cho con người; sâu sắc hơn là một tranh luận, bàn thảo về hệ thống hóa của nó, về hợp pháp hóa của nó, đi xa hơn là một ý tưởng học của nó. Như thế, ngay trước khi phát sinh cuộc cách mạng, nó phải được hướng về sự tích hợp văn hóa của một xã hội trên con đường mới, và sáng tạo nên một sinh động mới. Chúng ta biết ý thức lương tâm cũng như sự thu phục nhân tâm qua quần chúng do bởi những nhóm người hoạt động tích cực cho cách mạng, được nằm trong lòng xã hội là rất cần thiết phải quan tâm đến. Vi từ sự có thể hiện hữu của những hình thể xã hội mới thiếp lập, đòi hỏi chúng ta phải điều nghiên kỹ lưỡng. Thêm nữa, sự kiện về văn hóa có tầm hậu qủa lớn trên dạng thái của bộ mặt xã hội (tôn trọng hay loại bỏ văn hóa cổ truyền). Bởi thế những thời kỳ tiền cách mạng thường là những lúc quan trọng để thiếp lập nên một xã hội mới cho người dân.

   Từ ý nghĩa của cuộc cách mạng đã nói qua, tất nhiên chúng ta phải biềt phân biệt những cuộc đảo chánh (coup d’Etat) hay những cuộc cách mạng nội thần (révolution de palais), là những người thân cận chung quanh vua hoặc tổng thống. Đây chỉ là những hành động chống lại những con người cực đoan, độc tài hay có tính cách bè đảng, thị tộc ở bên trong hệ thống xã hội đó. Nhưng xã hội không thay đổi gì qua hành động đảo chánh này. Nhất là ở Châu Mỹ La Tinh có rất nhiều cuộc cách mạng này tiếp theo nhau kể từ những cuộc chiến dành độc lập cho xứ sở họ. Tiện nói đây chúng tôi xin mạn phép nói đến « cuộc cách mạng ngày 1.11.1963 ». Đây chỉ là hành động của một nhóm tướng phản loạn đã bị Mỹ mua chuộc, do đó gây nên một cuộc tạo phản thì đúng hơn mà lịch sử bây giờ ai cũng rõ do người Mỹ nhúng tay vào. Đây là một vết nhơ của lịch sử Việt Nam, một hành động « man rợ », sai lầm của chánh quyền Mỹ trong đường lối chính trị cũng như chiến lược vào thời đó. Và là cái tội phản Thầy, phản Bạn, bán đứng Miền Nam cho Mỹ của ông Dương Văn Minh và nhóm tướng phản loạn, là các ông Đỗ Mậu, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Đôn, Nguyễn Hữu Có v.v. Không hẳn chúng ta mất Miển Nam vào ngày 30.4.1975. Thực ra chúng ta đã mất Miền Nam Viêt Nam từ ngày 1.11.1963 sau cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diêm, và hai anh em Cố Vần Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, Hai Anh Em Đại Tá Lê Quang Trung  Lê Quang Triệu cũng như Đại Tá Hồ Tấn Quyền và một số anh em sĩ quan binh lính cố giữ gìn và bảo vệ nền Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam. Để rồi lịch sử đã chứng minh cho những việc làm của cố tổng thống Ngô Đình Diệm, anh em của ông và các sĩ quan binh lính hy sinh để gắng bảo vệ cho thể chế Đệ Nhất Cộng Hòa tồn tại với thời gian… Có nghĩa là bảo vệ cho một Miền Nam chống cộng và diệt cộng có hiệu lực, mong đem lại bình an hạnh phúc cho dân chúng. Giờ đây thì rõ ràng ai là người yêu Nước, ai là kẻ bán Nước phá hại Đất Nước tan tành, làm cho bao cảnh đau thuơng nhức nhối cho dân tôc, và làm cho bao con tim vẫn còn ung mủ và rướm máu kéo dài. Qủa thực Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã trông xa nhìn rộng cho Việt Nam, khi Ngài không chấp nhận cho chánh quyền Mỹ nhúng tay vào nội bộ Việt Nam, không muốn Mỹ đem quân ào ạt vào Miền Nam, chỉ tạo thêm sự leo thang chiền tranh, khổ cho dân lành, làm băng hoại  xã hội, mất di chính nghĩa chống cộng, đánh cộng, từ đó thực làm cho Hà Nội có cái cớ rêu rao tuyên truyền chính nghĩa cuả họ cho báo chí và thế giới biết. Bởi qua hành động chống cái áp đặt chính sách chống cộng theo kiểu « cow-boy » của Mỹ mà cố Tông Thống Diệm và các bào huynh của ông, cũng như các nguơì thuộc quyền của ông, phải trá cái giá đắt là bị gục ngã bỡi cường quyền do sự tiếp tay của các Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu và một nhóm tướng và sĩ quan phản loạn. Để rồi qua giòng thời gian, qua ánh sáng sự thật của lịch sử chứng minh: người ta thấy thể hiện ở nơi Tổng Thống Diệm, là một con người yêu nước chân tình và thể diện cung cách của một người Việt Nam anh hùng, nhất là một kẻ sĩ lãnh đạo không khuất phục và chịu áp lực của cường quyền ngoại bang. Nhóm tướng phản loạn này và người Mỹ đã không làm cho miền Nam Việt Nam tươi sáng hơn. Trái lại, họ chỉ làm ung thối thêm xã hội miền Nam và làm cho miền Nam rơi vào tay cộng sản miền Bắc (5).

    Cái quan niệm cùng ý niệm cách mạng đã có từ buổi xa xưa của nhân loại. Những cuộc cách nạng chính thức trong qúa khứ đã xảy ra : tại La Mã vào năm 509 lật đổ chế độ quân chủ (monarchie) ; tại Anh vào năm 1640 đưa đến sự sụp đổ của vua Charles đệ nhất, và cũng thế vào năm 1688 lật đổ vua Jacques đệ nhị ; tại Pháp thì có cuôc cách mạng thời danh 1789, và vào năm 1830, và năm 1848 cũng như vào năm 1870, mỗi lần cách mạng đều thay đổi và biến đổi một triều đại đương thời. Vào năm 1830 và 1870 phong trào cách mạng lan rộng đến nhiều quốc gia Âu Châu và thế giới ; tại Trung Hoa vào năm 1911 của Tôn Dật Tiên thiếp lập nên chế độ Cộng Hòa đầu tiên tại đó. Còn tại Nga vào năm 1917 thiếp lập nên chế độ cộng sản Sô Viết ; tại Đức vào năm 1918 loại bỏ những triều đại quân chủ liên bang (6) Và chúng ta có thể nói vào ngày 26 tháng10 năm 1956 tại Miền Nam Việt Nam, lần đầu tiên  nước Việt Nam ta thiếp lập nên Chế Độ Cộng Hoà trong Đất Nước qua cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý có tính cách dân chủ để chọn  cụ Ngô Đình Diệm hay vua Bảo Đại. Người dân Miền Nam đã nói lên ý tưởng cách mạng của mình trong đời sống chính trị cùng xã hội qua lá phiếu, để loại bỏ một triều đại quân chủ chuyên chế cha truyền con nối. Và qua đó là thiếp lập nên một chế độ mới. Chúng tôi có thể nói đây là cuộc cách mạng đẹp nhất, dân chủ nhất được toàn dân hưởng ứng trong lịch sử Việt Nam mà không đổ máu nhân dân cùng chiến sĩ.

    Thực ra quan niệm và ý niệm cách mạng đã trở nên như là biểu tượng chung. Vì vậy nó cũng được sử dụng như thế bởi những lực lương chống lại cách mạng (contre révolution), người ta không thể chỉ nói « chống lại cách mạng hay chống lại chính sách của Nhà Nước » như kiểu người cộng sản gian ngoa hay dùng để chụp mũ cho ai chống lại những sai trái, tội ác của họ hay đối lập với họ, những hành động của những lực lượng hay những người đối kháng ấy cũng chính là cuộc cách mạng. Chúng tôi xin nói rõ những vụ nhà thờ Vinh Sơn, vụ Linh Mục Nguyễn Văn Vàng và Trần Học Hiệu, Anh Võ Đại Tôn, Anh Trần Văn Bá, Anh Hạnh, Anh Quân, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Cha Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Ông Phạm Quế Duơng, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình, Cựu Chiến Binh Nguyễn Khắc Toàn, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật Sư Bùi Thị Kim Thành và Lê Thị Công Nhân, Cô Phạm Thanh Nghiêm, Chị Hồ Thị Bích Khương, Anh Lê Thanh Tùng và Anh Phạm Văn Sơn,  ông Phạm Văn Trội, Điéu Cày Nguyên Văn Hải, Nhac si Việt Khang, Chi Tạ Phong Trần, Luật Sư Lê Công Định, Trần Hữu Duy Thức, Huỳnh Thục Vi, Bùi Thị Minh Hằng, Trịnh Thi Kim Tiến, Nguyễn Phượng Uyên  và vô vàn Anh Chị Em Sinh Viên, Thợ Thuyền Công Nhân, Chiến Sĩ, Nông Dân đủ mọi thành phần trong xã hội, và biết bao anh chị em kháng chiến quân và bao vụ âm thầm xảy ra trên Đất Nuớc Việt, nhất là những năm tháng qua, như vụ Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà, hình ảnh hào hùng của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Nguyên Văn Sang, Cha Vũ Khởi Phụng và giáo dân Hà Nội,  đã can đảm, anh dũng đứng lên để đòi hỏi, tranh đấu cho một xã hội công bình, dân chủ, tiến bộ và văn minh…Đẹp nhất là hình ảnh hào hùng đầy khí phách của Đấng Đại Trượng Phu Nguyễn Văn Lý đầu đội trời chân đạp đất, đứng trước vành móng ngựa (Pháp Đình), khí thế xuất chúng : tuy tay ngài bị trói chặt, nhưng mắt nhìn thẳng vào lũ nô bộc tay sai, miệng thét vang mắng trực tiếp vào mặt bọn phỉ quyền Hà Nội, xem công lý và luật pháp của chúng là loài cỏ rác không thể xử án ngài. Tuyệt thay, anh dũng thay cái hình ảnh hiên ngang, xem thường bọn Việt gian cộng sản như thế, là mẫu gương làm cho mọi người khâm phục, làm cho chúng tôi phải nhìn lại lòng mình và làm cho tuổi trẻ anh chị em sinh viên phải tự vấn hồn mình, để dấn thân tranh đấu giải thể chế độ cộng sản Việt gian Hà Nội, để cho tự do, nhân quyền và dân chủ sớm hiện hữu trong lòng Quê Hương Việt. (Chúng tôi xin lỗi không thể kể ra hết tên của những đấng anh hùng, anh thư, đã anh dũng xã thân vì sự sinh tồn của Đất Nước, vì danh dự của một Dân tộc, mong thay qúy vị thông cảm). Thật sự với ý nghĩa và những hội tố của danh từ cách mạng này, thì các vị chính thật là là những người đi làm cách mạng chính danh. Các vị cố gắng tạo nên một cuộc cách mạng thay đổi xã hội hà khắc do Việt cộng thống trị, hầu cho người dân có được tự do hạnh phúc, quốc gia được giàu mạnh và văn minh. Chúng tôi xin có lòng ngưỡng phục và tôn kính ; cũng như xin chúng ta thắp lên một nén hương lòng cho những nhà cách mạng chính danh và các chiến sĩ anh hùng đã gục ngã vì đối kháng với Đảng Cộng Sản Việt Gian và tập đoàn phỉ quyến Hà Nội Bán Nước.

    Cũng thế, quan niệm và ý niệm cách mạng không phù hợp hơn trong một định nghĩa đơn giản có tính cách kỹ thuật. Song ngược lại, chúng ta phải đảm nhận cái giá trị hữu ích, là hòa mình vào trong những phong trào giải phóng quần chúng. Chúng ta phải thật sự được lòng quần chúng cùng thành công trên nhiều phương diện chính trị nhân tâm, cũng như những thành qủa trong địa hạt kinh tế và ổn định xã hội vv. Nhưng nếu con người với thủ đoạn mưu mô lúc họ sử dụng bởi qủa đầu chính thể (pouvoir oligarchique), thì sự việc này cũng giống như sự tiếm quyền hay cướp công công cuộc cách mạng và kháng chiến của toàn dân cùng các đảng phái (đìển hình là cuộc kháng chiến dành lại độc lập của toàn dân ta trong tay đô hộ Pháp và Nhật, mà tập đoàn cộng sản Việt đã cướp công lao và thủ tiêu dần các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Đảng v.v..) Cũng vậy, với một cách khác, đặc tính của cách mạng qúa biểu hiệu, nó tượng trưng cho hình ảnh đẹp nên dễ bị phóng đại lên trong các nhóm tranh đấu. Nhiều nhóm có nhiều điểm nhuốm màu lãng mạn (teinté de romantisme).

    Quả thật chúng ta đáng lưu ý và kiểm chứng lại để nhận thấy cái đặc tính biểu hiệu cùng tượng trưng này của cách mạng - Gắng vận dụng một vai trò quan trọng trong xã hội cùng làm sinh động ở bên trong phòng trào đó để tạo chuyển động thành những cuộc cách mạng. Ngoài ra, cùng ý nghĩa của việc làm này, ở trong thế giới có quá nhiều « danh hiệu cách mạng » hơi nghịch lý để chúng ta trích ra của họ. Ví dụ Đảng Cách Mạng thiết lập ở Mễ Tây Cơ ; hay ta có thể đọc tác phẩm « Révolution dans la Révolution, Cách Mạng trong Cách Mạng) của Régis Debray. Hay nữa là cuộc cách mạng văn hóa tại Trung Hoa lục địa, và ngay cả trên Đất Nước ta, thì cuốc cải cách ruộng đất là một điều nghịch lý, trái luân thường đạo lý, Việt cộng đã làm cái chuyện kinh thiên động địa, qủa là một hành động qúa man rợ, cuồng sát của ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh cùng những tên Việt gian cộng sản ngông nghênh tự hào là làm cách mạng cho dân tộc.
  
(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi riêng cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét