LTCGVN (23.09.2012)
Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam và Nghị quyết Hạ viện 484 vừa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua với đa số tuyệt đối vào ngày 11 tháng 9.
Nghị quyết lên án chính phủ Hà Nội ngày càng gia tăng việc bắt giam, sách nhiễu và ngăn cấm các tiếng nói đối kháng trên mạng internet.
Bà dân biểu Lorretta Sanchez, người luôn sát cánh trong vấn đề nhân quyền Việt Nam và là tác giả nghị quyết House Resolution 484, đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn về việc này.
Chân Như: Thưa bà Loretta Sanchez. Trước nghị quyết Hạ viện 484 thì cũng đã có nhiều nghị quyết và thư từ cũng nêu mối quan ngại với nhà cầm quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Tuy nhiên những chuyện đó có vẻ như nói chuyện với người điếc. Là tác giả của nghị quyết Hạ viện 484 vừa được khoáng đại Hạ viện thông qua, bà trông đợi nghị quyết này sẽ đem lại những lơi ích gì cho những người bất đồng chính kiến đang bị giam tù?
DB Lorretta Sanchez: "Có nhiều lý do để chúng tôi thông qua nghị quyết 484. Trước hết, nghị quyết đã được toàn bộ dân cử Hạ viện tuyệt đối tán thành. Nghị quyết đặc biệt đề cập trực tiếp đến các điều luật 79 và 88 trong bộ luật hình sự Việt Nam. Nghị quyết tiếp tục gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam về những phương cách theo dõi làm khó những người chỉ muốn dùng đường lối ôn hoà đòi hỏi thêm dân chủ, đòi hỏi tiến trình cởi mở và minh bạch. Đó là điều quan trọng. Điểm thứ nhì là, như Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã nói với tôi từ rất nhiều năm về trước, lúc tôi thăm Ngài ở Việt Nam, rằng khi có áp lực tác động từ bên ngoài, mà những người bất đồng chính kiến biết được điều đó, thì họ sẽ có thêm can đảm để tiếp tục tiến tới, tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền."
Chân Như: Bà trông đợi điều gì cho các blogger Điếu Cày, Tạ phong Tần và anh Ba Sai gòn, là những người được nghị quyết 484 bênh vực?
DB Lorretta Sanchez: "Đúng. Chúng tôi đặc biệt đề cập đến những nhân vật ấy trong nghị quyết 484. Trước hết tôi hy vọng Việt Nam sẽ không đình hoãn phiên xử như họ vẫn thường làm. Thứ nhì là chúng tôi đã gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam, nói với ông rằng việc áp dụng các điều luật 79 và 88 là hoàn toàn sai trái, ông ấy cần duyệt lại, suy nghĩ lại về những điều đó, ông ấy cần phải để cho những người trẻ, những blogger được hoạt động, và tất nhiên, cũng như chúng tôi thường cầu nguyện với Thượng Đế, tôi mong muốn những người ấy không bị chính phủ Việt Nam kết án chung thân."
Chân Như: Thưa bà, từ trước tới nay đã có nhiều dự luật bênh vực nhân quyền cho Việt Nam bị Thượng Viện “bỏ vào ngăn kéo”. Nay dự luật HR 1410 vừa được Hạ viện thông qua có điểm gì khác biệt so với những dự luật trước nó, để có thể vượt qua “cửa ải” Thượng Viện và lên đến bàn làm việc của Tổng thống?
DB Lorretta Sanchez: "Dự luật HR 1410 vừa được thông qua ở Hạ viện cũng chưa đến hạn ngày 2 tháng 1 để được Thượng Viện biểu quyết. Lần này chúng tôi sử dụng từ ngữ trong dự luật này một cách khác biệt so với những lần trước. Chúng tôi vận động trước với một số nghị sĩ để thúc đẩy họ, chẳng hạn như nghị sĩ Barbara Boxer của California, bà đứng về phía chúng tôi trong vấn đề này và bà sẽ bênh vực cho dự luật trước Thượng Viện. Quan trọng hơn nữa là lần này chúng tôi có thể làm cho nghị sĩ John Kerry phải để mắt nhìn vào dự luật HR 1410, và mục tiêu quan trọng sau cùng là nghị sĩ McCain.
Khi nói đến dự luật liên quan đền Việt Nam là phải nói đến nghị sĩ John Kerry, nghị sĩ McCain. Vì thế tôi muốn yêu cầu cộng đồng người Mỹ gốc Việt hay gọi điện thoại, hãy viết thư, hãy gửi fax, gửi email cho nghị sĩ John McCain để nói với ông về tầm quan trọng của đạo luật nhân quyền cho Việt Nam đối với người dân, tôi nhấn mạnh là “những người dân”, những người dân đang tranh đấu cho những quyền con người căn bản ở Việt Nam."
Xin được nhắc lại, sau khi dự luật được thông qua, chính phủ VN đã lên tiếng chỉ trích và cho rằng dự luật đã dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người VN, không phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ hai nước Việt Mỹ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét