Sau 05 'Trận thách đấu' chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình của nhân dân. Tuy nhiên cũng có một số ít ý kiến cho rằng: Thủ Tướng thì làm sao lại chấp nhận 'thách đấu' với 'lề trái'!!! Rõ ràng quan điểm của những kẻ quen thói ngồi trên pháp luật. Thủ Tướng đã ra lệnh 'sử trảm' Quan làm báo và đã bắt ít nhất 03 người vu cho 'liên quan đến Quan làm báo'.Vậy thì họ phải chỉ ra Quan làm báo đã đăng cái gì mà kết luận 'Thế lực thù địch và chống Đảng, Nhà nước'? Chống Nguyễn Tấn Dũng và bè lũ tham nhũng lũng đoạn đất nước KHÔNG đồng nghĩa với chống Nhà nước. Nguyễn Tấn Dũng hãy công khai đăng đàn trả lời những tảng núi chất vấn và Nhân dân sẽ là trọng tài khách quan nhất để quyết định. Rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng hèn nhát sợ hãi trước 90 triệu người dân Việt Nam. Y là một kẻ tàn bạo, dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu nhất và đứng trên pháp luật, song cũng là kẻ hèn mạt nhất thời đại, lợi dụng quyền lực trong tay để giết hại dân lành mà thôi.
Hãy nghe Trần Hưng Quốc chất vân Nguyễn Tấn Dũng về điều hành kinh tế vĩ mô kể từ khi y lên ngôi đến nay để thấy rõ đất nước đã giao vào tay một tên đồ tể dốt nát và tham lam nên đã phải gánh chị hậu quả thế này đây:
1. TĂNG TRƯỞNG GDP:
Bảng 1.3 trang 58 chương 1, Báo cáo của UBKT Quốc Hội cho thấy:
- Tốc độ tăng trưởng GDP thụt lùi từ 8.23% vào năm 2006 thì sau 06 năm chỉ còn 5.89% năm 2011, song tỷ trọng đóng góp của ngành Công nghiệp - Xay dựng trong cơ cấu GDP mới thật sự là mối nguy: Từ chỗ đóng góp 4,17% và 4,34% năm 2006 và 2007 thì các năm sau đó chỉ còn dưới 3 và tồi tệ nhất vào năm 2011 chỉ còn 2.32%! Tương tự tốc độ tăng trương đến năm 2011 chỉ bằng 50% của năm 2006. Điều này nói lên hai việc:
Thứ 2, Rõ ràng sản phẩm làm ra cho xã hội bị sụt giảm nghiêm trọng, đó cũng là một tiềm ẩn đã đẩy nền kinh tế đến nhập siêu gia tăng và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.
Thứ 3, Câu cửa miệng của Chính Phủ luôn vin vào khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh huỏng đến Việt Nam. Vậy chúng ta hãy xem các nước trong khu vực ở Biểu đồ so sánh bên dưới để thấy : Khởi đầu vào năm 2002 Tốc độ tăng trưởng GDP của Viêt Nam đồng hành với các nước khu vực. Trong khi các nước tiếp tục tăng trưởng mạnh thì kể từ khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng điều hành đất nước thì đường cong tăng trưởng xuống dốc không phanh, ngày càng tách rời khỏi các nước trong khu vực. Vậy Thủ Tướng không thể 'đổ vạ' vì khủng hoảng kinh tế Thế giới được nữa!
Xin hỏi:
- Thủ Tướng tự đánh giá mình đã điều hành nền kinh tế theo đúng định hướng phát triển kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hoá công nghiệp hoá đã được đề ra?
- Trong suốt 06 năm giữ cương vị Thủ Tướng, có khi nào Thủ Tướng băn khoăn về những con số biết nói về tăng trưởng của đất nước để nhận ra rằng Thủ Tướng đang điều hành một cách tuỳ hứng và dường như không bận tâm vì sự lệch hướng trong phát triển nền kinh tế vĩ mô mà không hề có bất cứ một cảnh báo hay giải pháp nào thể hiện Chính phủ nỗ lực hết sức đeo đuổi định hướng CN hoá và Hiện đại hoá đã đặt ra?
2. HIỆN ĐẠI HOÁ - CN HOÁ
Nghị Quyết của Đảng đưa ra xác định Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hoá - CN hoá, tuy nhiên kể từ khi Thủ Tướng lên điều hành đất nước đến nay, theo Báo cáo của UBKT Quốc Hôi trang 200 - Chương 4 nêu rõ "…. Hàm lượng công nghiệp trong các ngành Xuất khẩu của Việt Nam hầu như khôn thay đổi sau 10 năm qua. Tỷ trọng các ngành sử dụng Công nghệ cao chỉ chiếm 12-13%…. ngành công nghệ thấp chiếm đến 60%… Trong khi đến năm 2009, tỷ trọng ngành công nghệ cao của Trung Quốc đã chiếm tới 35.6%, Malaysia là 45.7% và Thái Lan là 27%…".
Điều đó cho thấy Chính phủ đã không có chính sách vĩ mô tương xứng để có thể thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ tiên tiến. Xin hỏi:
- Thủ Tướng đã không nhận thức đầy đủ do năng lực hạn chế hay cố tình không thực hiện đúng Nghị Quyết của Đảng đã đề ra?
- Tại sao Việt Nam hầu như chỉ 'thích' máy móc thiết bị Trung Quốc với 'cớ' giá rẻ hay phải chăng chính tham nhũng đã cản đường Việt Nam áp dụng Công nghệ cao?
3. CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ:
Trong Chương 1, trang 60 Báo cáo của UBKT Quốc Hội chỉ ra chi tiêu của Chính Phủ năm 2007 là 69.247 tỷ tốc đọ tăng 17.9% thì đến năm 2011 là 164.300 tỷ với tốc độ tăng 27.07%. Điều này cho thấy Chính Phủ làm ít mà chi xài nhiều. Về nguyên tắc: Nếu Chính Phủ điều hành nền kinh tế tốt thì vẫn có thể giữ nguyên tốc độ tăng mà con số tuyệt đối vẫn tăng, như vậy mới hợp lý mà nói nôm na như ông bà ta có câu: 'Liệu cơm gắp mắm' hay là 'Người biết lo xa'. Nhưng rõ ràng Thủ Tướng đã làm ngược: Làm ra ít theo cấp số cộng nhưng chi xài lại tăng theo cấp số nhân.
Xin hỏi: Thủ Tướng giải thích thế nào khi nhân dân nói rằng: Việc chi tiêu của Chính Phủ không khác như một người đói ăn nay được ngồi vào quản lý kho của Trời thế là mặc sức chi xài mà không còn nghĩ đến ngày mai?
4. THÂM THỤT NGÂN SÁCH & NỢ CÔNG:
Biểu đồ 13: Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Nguồn: Bộ Tài chính
Biểu đồ 14: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam và một số nước chấu Á (2005 - 2009)
Thâm thụt ngân sách của Việt Nam trong thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng cao nhất khu vực.
Vậy Thủ Tướng giải thích nguyên nhân vì sao? Có phải chính vì sự yếu kém trong Quản lý kinh tế khiến các Doanh nghiệp NN làm ăn kém hiệu quả và sự quản lý đầu tư công lỏng lẻo, dàn trải, kém hiệu quả đã dẫn đến việc gia tăng ngân sách cao nhất khu vực?
Thứ hai, thâm hụt ngân sách liên tục cao, Nợ công gia tăng nhanh . Theo Bộ Tài chính, thâm hụt ngân sách năm 2010 dự kiến giảm 0,4 điểm % GDP xuống còn 5,8% GDP (dự toán là 6,2% GDP), vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Do thường xuyên trong tình trạng thâm hụt ngân sách nên nợ công tăng rất nhanh trong những năm vừa qua. Theo Bộ Tài chính, tính đến hết 31/12/2010, dư nợ chính phủ bằng 44,3%, dư nợ quốc gia bằng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,6% GDP. Tỉ lệ nợ công Việt Nam đã trở nên cao hơn hẳn so với tỉ lệ phổ biến 30% - 40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác. Nếu xét mức nợ công bình quân đầu người bình quân đầu người trong vòng 8 năm (từ 2001 đến 2009), mức nợ công bình quân đầu người đã tăng gần bốn lần, từ 144 USD lên tới 548 USD, tức trung bình hơn 18%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kì chỉ là 6%/năm. Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cao và kéo dài đã đe dọa tính bền vững của quản lí nợ công và gây áp lực lên lạm phát, đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đều bị các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ thấp.
Nợ công tăng gấp 03 lần so với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong thời kỳ Thủ Tướng điều hành đất nước, rõ ràng đây chính là hậu quả của lãng phí, tham nhũng, thất thoát, thua lỗ của các Tập đoàn nhà nước.
Xin hỏi:
- Đối với Doanh nghiệp: Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các Tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng như Vinashin, Vinaline thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Những sai phạm đó cũng tương tự như đối với Quốc Gia, Thủ Tướng làm ngân sách thâm thụt nợ công tăng đợt biến thì phải chịu trach nhiệm hình sự thế nào? Hay Thủ Tướng tự cho mình đứng trên pháp luật vì vậy mà tham nhũng, thất thoát lãng phí dưới thời Thủ Tướng mới gấp 03 lần các đời Thủ Tướng khác?
5. NHẬP SIÊU
Trang 187 Chương 4 báo cáo của UBKT Quốc Hội chỉ rõ "Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001 -2010 tăng trung bình 19% và năm 2011 là 24.7% (đạt gần 106 tỷ ÚD). Theo đó tỷ lệ nhập khẩu đã tăng từ 41% năm 1999 lên đến 86% năm 2011". Đây là mức cao nhất khu vực làm cho Việt Nam bị nhập siêu ngày càng trầm trọng suốt trong 06 năm qua, đặc biệt đến 80% (khoảng 7 tỷ USD) nhập siêu hàng năm chính từ Trung Quốc nhập đồ ăn bẩn, thực phẩm bẩn, chất lượng kém, đồ điện tử, máy điện thoại….
Xin hỏi Thủ Tướng:
- Tại sao Thủ Tướng đã để kéo dài tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc đặc biệt mở của cho nhập khẩu tiểu ngạch mà không có bất cứ giải pháp hữu hiệu nào đễ hạn chế và khuyến khích, hỗ trợ cho SX trong nước thay thế. Điều này có phải do Thủ Tướng không muốn mất lòng Chính Phủ Trung Quốc để nhắm sự ủng hộ của họ cho vị thế cao hơn?
- Các chính sách Vĩ mô trong tầm tay và với 700 tờ báo trong nước, nếu thực tâm Thủ Tướng muốn làm khuyến khích vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam và bằng các chính sách khuyến khích các sản phẩm SX trong nước, thay vì nhập siêu 7 tỷ USD/năm từ Trung Quốc, Chính Phủ có thể đưa vào ưu đãi thuế thì chắc chắn sẽ đẩy SX hàng chất lượng cao và hàng thay thế trong nước phát triển. Với 7 tỷ USD thay vì nhập siêu nếu được dùng để giảm 50% thuế VAT thì có thể tạo ra SX CN hàng tiêu dùng, hàng chế biến, nông hải sản… 140 tỷ đồng và Chính Phủ sẽ vẫn thu về đủ bù đắp 7 tỷ, lại thu thêm được thuế thu nhập , tạo công ăn việc làm, tạo thêm sản phẩm cho xã hội. Thủ Tướng do năng lực hạn chế không hiểu được mô hình đó hay vì muốn làm đẹp lòng giới lãnh đạo Trung Quốc vì toan tính cá nhân hay vì tham nhũng?
6. LẠM PHÁT
Biểu đồ 3: Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và đang phát triển, các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam (bình quân năm)
Nguồn: World Economic Outlook, IMF, 10/2010
" Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009, vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% và mục tiêu Chính phủ điều chỉnh là không quá 8%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,18%, với quyền số 39,93%, nhóm này đã đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số CPI khoảng 6,46%, hơn một nửa mức tăng CPI của cả năm. Tiếp đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, VLXD, tăng 15,74%, với quyền số 10,01%, nhóm này góp phần làm tăng chỉ số chung khoảng 1,57%. Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất 19,38%, với quyền số không lớn là 5,72%, nhưng nhóm này đã đóng góp mức tăng khoảng 1,1% vào mức tăng chung của chỉ số CPI."
Theo Biểu đồ trên rõ ràng Thủ Tướng đã được tiếp nhận một nền kinh tế phát triển ổn định, nhưng xem ra Chính Phủ Dũng đã phá hỏng mọi thứ làm cho càng ngày càng tồi tệ. Năm 2008, lạm phát tăng vọt lên đến 28%.
Năm 2010 lạm phát ngất ngưởng lên đến 18% với nguyên nhân nhập siêu tới 12 tỷ USD - con số cao nhất trong 10 năm qua. Trong khi lượng kiều hối gởi về khoảng 8 tỷ, song chính sự thất bại trong việc phát hành 02 tỷ USD trái phiếu ra thị trường Quốc Tế do sự 'thất tín' của Chính phủ trong việc xử lý 60 triệu USD nợ quá hạn của Vinashin đã dẫn đến hậu quả tâm thụt 4 tỷ USD và đẩy Việt Nam rơi vào lạm phát trầm trọng.
Xin hỏi:
- Thủ Tướng cho biết tại sao các chỉ tiêu tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam từ khi Thủ Tướng lên điều hành đề tồi tệ hơn xuất phát điểm ban đầu của Thủ Tướng nhiệm kỳ trước giao lại?
- Thủ Tướng có nhận thức được chính do sự yếu kém trong điều hành vĩ mô và sự 'thất tín' với những cam kết trong hội nhập là cội nguồn đẩy lạm phát thêm trầm trọng?
7. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:
Thị trường chứng khoán biến động thất thường. Tính đến ngày 29/12/2010, tổng vốn hóa thị trường của hai sở giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam là 37,128 triệu USD, tương đương khoảng 38,62% GDP. Năm 2010, do chịu tác động từ những bất ổn vĩ mô và khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến dòng tiền vào thị trường chứng khoán sụt giảm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/12/2010, chỉ số VN-index của Sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh chốt ở mức 484.66 điểm, giảm 10,14 điểm, tương đương giảm 2%, HNX-index chốt ở mức 114.24 điểm, giảm 32% so với thời điểm đầu năm 2010. Thanh khoản trung bình trên thị trường thường ở mức thấp, tại sàn HOSE, bình quân mỗi phiên chỉ có 46,4 triệu đơn vị với giá trị 1506 tỉ đồng được chuyển nhượng. Thị trường chứng khoán trầm lắng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn.
Biểu đồ 18: Diễn biến chỉ số VN-index năm 2010
Nguồn: Dữ liệu phần mềm phân tích chứng khoán Amibroker 5.2
Sang năm 2011 và đặc biệt 2012 thị trường chứng khoán gần như sụp đổ. Trong bất kỳ nền kinh tế của đất nước nào Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn quan trọng, song ở Việt Nam suốt từ năm 2008 đến nay - 4năm / 06 năm Thủ Tướng điều hành đất nước, Thị trường Chứng khoán chỉ còn là thị trường đầu cơ nhỏ lẻ,hoàn toàn không còn thực hiện được vai trò của nó do các chính sách vĩ mô về kinh tế và cac chính sách để minh bạch hoá, lành mạnh hoá, cùng với một đội ngũ vừa yếu kém vừa tham nhũng của Ủy ban Chứng khoán do Thủ Tướng bổ nhiệm đã vô hiệu hoá hoàn toàn Thị trương chúng khoán.
Xin hỏi:
- Thủ Tướng đã làm gì để thúc đẩy Thị Trường Chứng khoán hội nhập với Thị Trường chứng khoán Quốc Tế để tạo thành một kênh huy động vốn thật sự phát triển đất nước?
- Tại sao trước vụ thâu tóm bất bình thường Sacombank mà Thủ Tướng và UBCK hầu như không hề có bất cứ động thái gì thanh tra, kiểm tra? Nếu ở các nước Tư bản phát triển chắc chắn vụ thâu tóm bất bình thường trên đã được điều tra ngay lập tức. Phải chăng Thủ Tướng cố tình bỏ qua ngó lơ vì như Trầm Bê đã khoe khoang "Mọi cái Moa làm đều xin ý kiến trực tiếp Thủ Tướng"?
8. THẤT NGHIỆP
Tại Chương 5 trang 214 báo cáo của UBKT chỉ rõ "Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2.1% đến 2.3% với số người thất nghiệp từ 1 lên 1.2 triệu". Dù rằng con số này còn chưa chính xác nhưng nếu lấy ngay con số này thì rõ ràng Thủ Tướng đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bất cứ Quốc gia nào, tỷ lệ thất nghiệp là một tiêu chí quan trọng và là nỗi bức xúc của các Nguyên Thủ Quốc gia, vậy mà ở Việt Nam hầu như không hề thấy Thủ Tướng nói gì và có giải pháp gì để tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân? Liệu có người dân nào muốn bầu cho một Thủ Tướng mà đến tạo công ăn việc làm cũng không làm nổi và cũng không có bất cứ động thái gì cảm thấy đã có lỗi với nhân dân?
9. THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ VÀ THAM NHŨNG
Chương 6 trang 244 chỉ rõ đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương giá thành 9.9 triệu USD/km cho 4 làn xe, Đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dàu giây lên tới 18.3 triệu USD/km, Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành 28.2 triệu USD/km…trong khi Trung Quốc là 6 triệu USD/km và tại Mỹ chỉ là 8 triệu USD/km. Như vậy giá của Việt Nam đắt 1.65 - 4.7 lần so với Trung Quốc và từ 1.24 - đến 3.53 lần so với Hoa Kỳ!
Trong khi đó chất lượng các công trinh xây dựng của Viẹt Nam vô cùng kém, vừa xây dựng xong chưa nghiệm thu đã hư hỏng nhiều lần, ngân sách dành cho giao thông hàng năm chiếm cao nhất trong ngân sách Quốc gia, mỗi năm chi khoảng 20 tỷ USD, nếu chỉ so sánh với những con số như trên cho thấy giá thành thật sự chỉ khoảng 30 - 40% so với mức chi phí thực tế ngang bằng với Trung Quốc mà hệ thống hạ tầng của họ chất lượng hơn hẳn Việt Nam thì rõ ràng ở Việt Nam đã lãng phí ít nhất nỗi năm khoảng 10 - 12 tỷ USD! Thủ Tướng nghĩ gì về con số này? Trong 06 năm giữ cương vị Thủ Tướng, ngài đã để lãng phí, thất thoát, tham nhũng gây thiệt hại, đội giá thành xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam lên khoảng 30 - 40 tỷ USD?
Xin hỏi:
- Thủ Tướng đã phạm tội gì trước nhân dân? Luật hình sự Việt Nam nếu tham nhũng, gây thiệt hại của nhà nước 3 tỷ đồng trở lên đã có thể bị tử hình, vậy Ngài sẽ phải có bao nhiêu mạng để tử hình vì sự điều hành quá tồi tệ, vô trách nhiệm và tham nhũng để cho hạ tầng cơ sở đường giao thông Việt Nam chất lượng kém và tắng trưởng chậm kéo theo các lĩnh vực kinh tế khác không thể phát triển được? Thủ Tướng tự thấy mình có còn xứng đáng để ngồi tại vị trí hiện nay?
Chỉ số tham nhũng của Việt Nam xếp thứ 112 vào năm 2011, trong khi đó 06 năm trước Viêt Nam còn được xếp hạng khá hơn Trung Quốc. Nay Trung Quốc đã tăng lên hạng 75. Thủ Tướng nghĩ gì với câu tuyên bố của mình khi mới nhận chức "Nếu không chống được tham nhũng thì tôi sẽ từ chức…". Sau 06 năm điều hành, không những KHÔNG HỀ CHỐNG được mà THAM NHŨNG CÒN GIA TĂNG trầm trọng làm cả xã hội bất bình, đặc biệt những tham nhũng trong các Tập đoàn nhà nước con cưng của Thủ Tướng và ngay trong gia đình Thủ Tướng, mà đặc biệt thời gian qua hệ thống tham nhũng đã trở thành có tổ chức lũng đoạn đất nước với vai trò đóng góp không nhỏ của con gái Thủ Tướng và của chính Thủ Tướng với các bố già vừa bị bắt. Thủ Tướng trả lời thế nào với lời hứa hẹn với nhân dân?
10. TỆ NẠN XÃ HỘI
Theo báo cáo của Chánh án TAND tối cao tại Quốc hội, so sánh tỉ lệ các vụ án đã giải quyết và các vụ án bị huỷ do xét xử sai phạm, cụ thể: - Án Hình sự 375 vụ, án Dân sự trên 3.336 vụ, án Hành chính 80 vụ. Án bị sửa: Hình sự gần 3.660 vụ, án Dân sự trên 4.440 vụ, án Hành chính 143 vụ. Những con số này khiến Quốc hội lại nóng lên và giật mình bởi chỉ trong một năm ngành toà án đã để xảy ra trên 3.790 vụ án bị huỷ, trên 8.180 vụ phải sửa án do xét xử sai phạm, đẩy bao số phận con người oan ức, bao nhiêu gia đình phải điêu đứng, tan đàn xẻ nghé vì án oan!
Theo báo cáo của Bộ Công An các vụ án hình sự nghiêm trọng gia tăng 40%, chưa bao giờ các vụ án giết người man rợ xuất hiện nhiều như 02 năm 2011 và 2012. Điêu này thể hiện sự bất ổn nghiêm trọng trong điều hành vĩ mô trong những năm gần đây, chính thất nghiệp, đói kém đã dẫn đến sự gia tăng tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội.
Các vụ án về kinh tế, đặc biệt cac vụ án lừa đảo ngân hàng trong 02 năm 2011 và 2012 tăng đột biến và phần lớn là những vụ án lớn nghiêm trọng tỷ lệ thuận với các chính sách thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc ngân hàng bị chi phối bởi các bố già thâu tóm.
Xin hỏi:
- Trước một thực trạng xã hội xuống dốc và suy đồi, Thủ Tướng đã làm gì mà đẩy đất nước đến thực trạng như vậy?
- Sự gia tăng tệ nạn, án oan sai, các vụ án Thủ Tướng có nghĩ rằng đó là trách nhiệm của mình hay là của các Bộ Trưởng? Nguyên nhân sâu xa của tệ nạn xã hội gia tăng, đạo đức suy đồi, thoái hoá là từ đâu?
Tóm lại: Tổng quan các Chỉ tiêu kinh tế kể từ khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lên điều hành đất nước cho thấy một nền kinh tế bất ổn, thụt lùi, nợ xấu gia tăng, đầu tư kém hiệu quả, các Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ trầm trọng, thất thoát lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng. Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh bị đẩy đến tình trạng từ đóng góp đến 49% GDP cho cả nước trong những năm 2006-2009 thì đã thụt lùi và đến 2012 thì 70% thua lỗ. Một bức tranh kinh tế như vậy Thủ Tướng trả lời thế nào? Do sự điều hành kém của Thủ Tướng hay do Thủ Tướng 'bị lừa' bởi con số thống kê? Hay vì 'khủng hoảng kinh tế toàn cầu? Nếu Thủ Tướng cho rằng vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tại sao các biểu đổ trên chứng minh Việt Nam các chỉ tiêu đều tồi tệ hơn các nước trong khu vực Asean?
Với tất cả những con số biết nói nêu trên có thể KẾT LUẬN RẰNG: THỦ TƯỚNG ĐÃ ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ MỘT CÁCH VÔ CÙNG YẾU KÉM, GÂY BẤT ỔN, TẠO MÔI TRƯỜNG CHO THAM NHŨNG PHÁT TRIỂN MỘT CÁCH VÔ THỨC VÀ CỐ Ý, TRIỆT TIÊU ĐỘNG CƠ KINH DOANH LÀNH MẠNH CỦA DOANH NGHIỆP, LÀM CHO NỀN KINH TẾ SUY THOÁI, DẪN ĐẾN THẤT NGHIỆP, LẠM PHÁT VÀ BẦN CÙNG HOÁ NGƯỜI DÂN. DO VẬY THỦ TƯỚNG THẬT SỰ LÀ MỘT KẺ ĐÃ CÓ TỘI LỚN PHÁ NÁT NỀN KINH TẾ VIỆT NAM MÀ CHỈ MỚI NĂM 2007 TRỞ VỀ TRƯỚC KHI THỦ TƯỚNG TIẾP NHẬN ĐÃ ĐƯỢC NHÀ ĐẦU TƯ ĐÁNH GIÁ CAO.
VẬY THỦ TƯỚNG CÓ XỨNG ĐÁNG TIẾP TỤC CƯƠNG VỊ CỦA MÌNH HAY BUỘC PHẢI TỪ CHỨC VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ SUY THOÁI VÀ SỰ BẦN CÙNG HOÁ NGƯỜI DÂN???
Còn tiếp
Trần Hưng Quốc - Quan làm báo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét