LTCGVN (01.08.2012)
California, USA – Ngày 28.07.2012, tại Nam Cali, Phong trào yểm trợ tự do tôn giáo và nhân quyền (The Interfaith Movement Promoting Religious Freedom anh Human Rights in Vietnam) đã trình bày quản điểm của mình như là lời mởi gọi cộng động Việt Nam tham gia.
Quan điểm của Phong trào này lưu ý: “Tham gia đấu tranh bởi sự xúc cảm hời hợt, hay để xoa dịu sự cắn rứt của lương tâm sẽ đưa đến thái độ cầu an, thiếu sáng tạo, không dám hy sinh, không dám dấn thân. Tình trạng này sẽ làm cho đoàn thể đấu tranh không thể đạt được điều kiện cần có, đó là: “thống nhất tư tưởng để thống nhất hành động”. Vì công cuộc đấu tranh là sáng tạo. Đoàn thể đấu tranh bao gồm những chiến sỹ đi tìm vũ khí để chiến đấu, để giải cứu quê hương và dân tộc, hoàn toàn khác với một hệ thống hành chánh, có quyền lợi, có lương bổng, và có phương tiện. “Người đấu tranh là người khi thấy con sông là nghĩ đến cây cầu và chính mình là người xây cầu chứ không phải chờ người khác”.
VRNs xin trân trọng giới thiệu Quan điểm của Phong trào này.
—————-
PHONG TRÀO YỂM TRỢ TỰ DO TÔN GIÁO VÀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM (PT)
The Interfaith Movement Promoting Religious Freedom and Human Rights in Vietnam
803 S. Sullivan, Santa Ana, CA 92704 – Tel.: (714) 548-4148; (718) 502-7043
Email: cdnvqgac@yahoo.com – yemtrophongtrao@yahoo.com – lmtdvn@yahoo.com
————————————————————————————————————————-
QUAN ĐIỂM CỦA PT
TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THAM GIA VÀO CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH
Chúng ta tham gia vào công cuộc đấu tranh để “loại bỏ cơ chế độc tài chuyên chế Cộng Sản Hà Nội” đang thống trị trên đất nước ta và “xây dựng một quê hương Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản, phú cường và vẹn toàn lãnh thổ”, bắt nguồn từ ý thức trách nhiệm của chúng ta với dân tộc ta. Chúng ta tham gia đấu tranh tức là hành động cứu dân tộc cũng như cứu lấy 3 quyền căn bản của dân tộc đang bị bạo quyền Cộng Sản Hà Nội cướp đoạt: ”quyền sống, quyền hưởng tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Vì vậy, việc tham gia vào công cuộc đấu tranh là một công cuộc cao cả và ưu tiên. Do đó, việc gì có lợi cho công cuộc đấu tranh thì phải được đề cao là công việc ưu tiên, việc gì có hại cho công cuộc đấu tranh thì phải hủy bỏ, phải sửa đổi. Phải biết chọn công việc ưu tiên và tránh mất thì giờ với những công việc không liên quan đến công cuộc đấu tranh.
Chúng ta biết rằng, gỗ quý là loại gỗ có bản chất cứng, ít bị mục, mọt, ít bị hủy hoại bởi thời gian. Loại gỗ quý là loại gỗ có phẩm chất tốt, phẩm chất cao.
Phẩm chất đấu tranh tốt, để người đấu tranh hy sinh cao độ, tất cả cho công cuộc giải cứu quê hương.
Phẩm chất đấu tranh cao, để giúp cho người đấu tranh tiến bộ không ngừng trên mọi phương diện.
Như vậy, việc xây dựng, bồi đắp phẩm chất đấu tranh là một điều tối cần và phải là một công tác thường xuyên. Vậy thì điểm căn bản của việc xây dựng phẩm chất đấu tranh là gì? Chính là nhận thức được nguyên nhân từ đâu chúng ta tham gia vào công cuộc đấu tranh.
Chúng ta tham gia vào công cuộc đấu tranh từ “tâm thức”, khởi đầu từ “nhận thức”. Ý thức rằng, chúng ta có trách nhiệm với dân tộc và tổ quốc, cho nên chúng ta đấu tranh và tham gia vào công cuộc đấu tranh, chứ không phải tham gia đấu tranh vì tham vọng, vì xúc động hời hợt hay vì tham gia chỉ để xoa dịu sự cắn rứt của lương tâm.
Hành động từ nhận thức được trách nhiệm, cho nên thái độ tham gia đấu tranh của chúng ta là một thái độ “dấn thân, hy sinh, tự tin, thành tín, bất khuất, sáng tạo, kiên trì và triệt để”.
Chúng ta không tham gia đấu tranh bởi tham vọng, cho nên chúng ta không chú trọng tới chức vị, uy quyền, cấp bậc trong tổ chức. Chúng ta biết đặt quyền lợi của tổ chức, của dân tộc trên quyền lợi cá nhân, hay trên sự hẹp hòi và vị kỷ.
Chúng ta không tham gia đấu tranh bởi xúc cảm hời hợt, hay để xoa dịu sự cắn rứt của lương tâm. Bởi vì, sự đau khổ của dân tộc vẫn còn đó, sự rách nát của quê hương vẫn còn đó. Tham gia đấu tranh bởi sự xúc cảm hời hợt, hay để xoa dịu sự cắn rứt của lương tâm sẽ đưa đến thái độ cầu an, thiếu sáng tạo, không dám hy sinh, không dám dấn thân. Tình trạng này sẽ làm cho đoàn thể đấu tranh không thể đạt được điều kiện cần có, đó là: “thống nhất tư tưởng để thống nhất hành động”. Vì công cuộc đấu tranh là sáng tạo. Đoàn thể đấu tranh bao gồm những chiến sỹ đi tìm vũ khí để chiến đấu, để giải cứu quê hương và dân tộc, hoàn toàn khác với một hệ thống hành chánh, có quyền lợi, có lương bổng, và có phương tiện. “Người đấu tranh là người khi thấy con sông là nghĩ đến cây cầu và chính mình là người xây cầu chứ không phải chờ người khác”.
Nếu bắt nguồn từ việc nhận thức rằng tham gia vào công cuộc đấu tranh là một việc làm cao cả từ trách nhiệm, thì trong đấu tranh không có vấn đề “bất mãn”, “tại vì”, “thoái lui” hay “bỏ cuộc”.
Công cuộc đấu tranh là công cuộc “giải cứu quê hương”, là công cuộc “giải cứu quyền sống, quyền hưởng tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc”, cho thế hệ này và mãi mãi về sau, đó là một hành động cao cả và linh thiêng. Nếu đã nhận thức được như vậy thì chúng ta sẽ có một thái độ đấu tranh rõ ràng, chân chính và nghiêm túc.
- Nếu tổ chức đấu tranh chưa lớn mạnh, chúng ta sẽ xây dựng cho ngày một lớn mạnh hơn.
- Nếu gặp trở ngại, chúng ta dấn thân và tìm cách khắc phục trở ngại.
- Nếu sinh hoạt chưa hoàn hảo, chúng ta góp sức vào cho hoàn hảo hơn.
Nhận thức được nguyên nhân tham gia đấu tranh từ “tâm thức”, từ “tự nguyện”, người đấu tranh sẽ có “đại hùng tâm” để trở thành một chiến sỹ đấu tranh chân chính.
Người chiến sỹ đấu tranh chân chính chấp nhân lấy “hy sinh, dấn thân” làm phương tiện, lấy sự “giải cứu quê hương” làm cứu cánh, lấy “quyền sống, quyền hưởng tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc của nòi giống” làm phương hướng. Vì vậy trong đấu tranh không nên “tại vì”, “bất mãn” hay “bỏ cuộc”.
Thấy được sự tiến bộ, hạnh phúc, ấm no của các dân tộc trên thế giới, chúng ta lại càng xây dựng “nhận thức trách nhiệm” của chúng ta với giống nòi Việt càng sáng tỏ hơn.
Nhận thức được trách nhiệm là khởi đầu cho việc xây dựng phẩm chất đấu tranh, để chúng ta đủ khả năng hoàn thành cuộc đấu tranh “giải cứu quê hương” thoát khỏi “cơ chế Cộng Sản độc tài chuyên chế Hà Nội” hiện nay.
Phong Trào Yềm Trợ Tự Do Tôn Giáo Và Nhân Quyền Việt Nam
Little Saigon, thủ đô người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại,
Nam California, ngày 28 tháng 7 năm 2012.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét