Facebook - Bản thân mình làm đúng, không có gì sai trái… rất bình tĩnh để xử lý tình huống… – Thái độ của kẻ đánh chết người.
Bị cáo Nguyễn Văn Ninh đã làm đúng, rất đúng – Thái độ của VKS.
Và đây là kết quả: y án 4 năm tù cho một hành động giết người rất đúng, rất bình tĩnh.
———-
Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh vẫn khẳng định trước tòa là mình bình tĩnh, không có dấu hiệu hối tiếc gì về cái chết của một con người dưới bàn tay sát thủ của ông ta. Những dân phòng và công an có trách nhiệm liên đới vẫn an toàn đứng ngoài vòng pháp luật nhờ cái vòng xử lý nội bộ che chắn.
Trước phiên tòa, bị cáo Nguyễn Văn Ninh một mực khẳng định là mình làm đúng quy trình, hành vi của bị cáo không có gì vi phạm. Trả lời tiếp câu hỏi của chủ tọa phiên tòa về việc xử lý tình huống vi phạm có đến mức cần thiết phải ghì nạn nhân xuống đến độ trật đốt sống cổ không?
Bị cáo Ninh đã trả lời: Thái độ của bị cáo lúc ấy rất bình tĩnh, bình thường. Hành vi bắt người là chính đáng do bị cáo đã được học, được trang bị kiến thức để làm sao bắt được đối tượng nhanh nhất nên theo bản án sơ thẩm với tội danh làm chết người trong khi thi hành công vụ là đúng, nhưng theo bị cáo, mức án 4 năm tù là quá nặng.
Thái độ hoàn toàn điềm tĩnh của Nguyễn Văn Ninh, khi nhìn nhận lại hành vi tước đoạt mạng sống người khác, khiến người ta hoàn toàn có thể khẳng định tính “sát thủ chính danh” được đào tạo bài bản của ngành công an.
Sử dụng hành vi bạo lực đối với người không có vũ khí tự vệ trong tay, và chỉ có một mình, dẫn đến hậu quả chết người, mà không khiến bị cáo thay đổi suy nghĩ về chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của ngành công an trong tình huống này, thì quả thật là một mối nguy hiểm cho xã hội, khi mặc nhiên thừa nhận sự uy quyền của những người sở hữu loại “giấy phép sát nhân” như thế này.
Sử dụng hành vi bạo lực đối với người không có vũ khí tự vệ trong tay, và chỉ có một mình, dẫn đến hậu quả chết người, mà không khiến bị cáo thay đổi suy nghĩ về chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của ngành công an trong tình huống này, thì quả thật là một mối nguy hiểm cho xã hội, khi mặc nhiên thừa nhận sự uy quyền của những người sở hữu loại “giấy phép sát nhân” như thế này.
Nguy hiểm hơn là khi có sự đồng tình “đúng và rất đúng” của Viện kiểm sát.
Tội danh “làm chết người trong khi thi hành công vụ” sẽ luôn là tình tiết giảm nhẹ đối với hành vi giết người của những người thừa hành pháp luật như lực lượng công an. Và điều này có lẽ lý giải được lý do vì sao tình trạng người dân bị đánh đập, bị tước đoạt mạng sống tại đồn công an ngày một gia tăng mà không có biện pháp xử lý triệt để.
Và hôm nay, thêm một lần nữa, điều này đã được bảo kê bởi các quan toà phúc thẩm.
Khi bác bỏ mọi kháng cáo đề nghị hủy bản án phúc thẩm, thay đổi tội danh với bị cáo Nguyễn Văn Ninh từ “làm chết người trong khi thi hành công vụ” sang tội “cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 3, điều 104 Bộ luật Hình sự), bác bỏ yêu cầu xử lý nghiêm minh những dân phòng và công an trực ban có liên đới trong đêm xảy ra sự việc đau lòng của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng là thêm một lần nữa những người đại diện pháp luật hôm nay, đã góp phần củng cố niềm tin bất khả xâm phạm cho lực lượng công an “là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ”.
4 năm tù cho một mạng người, và còn rất nhiều mạng sống khác bị tước đoạt bởi bàn tay của lực lượng công an như bị cáo Ninh nữa.
Quyết định của toà phúc thẩm ngày hôm nay chính là hành động nuôi dưỡng và tiếp tay cho việc lạm quyền của ngành công an – trong đó có những sát thủ lạnh lùng như Trung tá Nguyễn Văn Ninh và các dân phòng, cùng công an trực ban có mặt tại đồn Thịnh Liệt vào ngày xảy ra vụ án.
Mẹ Nấm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét