Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Công Lý là gì? Câu chuyện của hai vụ án



Vào khoảng tháng 3-2012, tại miền tây nam Sydney, Úc Châu có một vụ án như sau”. Ông Spring một cư dân của thành phố đang lúi húi với một số công việc vụn vặt ở trong garage ( nhà để xe và chứa những vật dụng làm vườn, vật dụng ít dùng tới) nghe thấy có những tiếng động khác lạ ở khu nhà trên. Ông dừng tay, cầm theo một con dao làm vườn khi trở lại nhà trên. Cửa mở, ông bước vào phòng khách. Cả hai, chủ và tên trộm, đều hoảng hốt khi giáp mặt nhau ở một vị trí gần như đụng vào nhau. Tên trộm, theo bản lãnh nghề nghiệp, rút cây súng ra ra uy hiếp chủ nhân, đòi tiền. Ông Spring, người được mô tả là có tướng đi chậm chạp, cũng nhanh nhẹn không kém. Khi súng chưa kịp nổ ông đã tiến thêm một bước và cho tên ăn trộm một con dao vào bụng. Hoảng thần hồn, tên trộm vất bỏ cả súng...giả, (cây súng thật nhưng đã rỉ xét, hoàn toàn bất khiển dụng) phóng ra khỏi nhà. Cùng lúc ấy, đồng chí của y đợi ở ngoài, mở máy xe. Chờ cho người đồng chí của mình lao vào xe là chạy bay biến đi trước lời réo gọi của chủ nhân ” đứng chạy nữa, mày đã bị thương nặng rồi”! Bản tin lúc 6 giờ chiều đánh đi như thế, kèm thêm hình ảnh cảnh sát đến tận nơi để tìm hiểu thêm sự việc. Hình ảnh của ông Spring không được đưa lên màn ảnh.

10 giớ sáng hôm sau, một bản tin từ bệnh viện cách nơi xảy ra vụ trộm chiều hôm trước khoảng 30km cho biết. Họ nhận một bệnh nhân lúc 8 giờ tối với vết thương rất nặng ở vùng bụng do người đi đuờng bắt gặp y nằm ở công viên, nên gọi xe cứu thương chở Y vào bệnh viện cứu cấp. Nạn nhân đã chết tại bệnh viện vì nhập viện trễ. Tin tức sau đó xác nhận, y chính là tên trộm đã nhận một con dao lút cán của ông Spring! Và đồng chí lái xe cũng bị bắt sau đó hai ngày.

Trở lại nhà ông Spring. Sáng hôm sau dày đặc lớp phóng viên và cảnh sát chìm nổi hiện diện. Nhưng không một phóng viên nào được phép vào nhà, chụp hình và gặp ông ngoại trừ những viên chức có thẩm quyền. Khu đất và căn nhà ông ở bỗng nhiên rất lạnh. Lạnh thêm vì một tấm hình chụp một nửa người ông với cái mũ chụp xuống mặt, đứng sau cánh cửa, được đưa lên báo vào ngày hôm sau. Những người hàng xóm của Spring nhìn nhau ngơ ngác. Họ không thể tin rằng, ông gìa ngoài 50 ấy bỗng trở thành một kẻ “ giết ngưòi”. Nhìn chung, mọi người đều đồng ý về nhát dao của ông Sring, đã khai trừ ra khỏi xã hội một tên tội phạm ( dù chưa ai phán quyết là nặng hay nhẹ)! Tuy nhiên, nhiều người lo rằng ông ta sẽ mắc vào vòng lao lý. Họ bàn ra tán vào dù chẳng ai hỏi ý kiến. Họ đều cho hành động tự vệ để bảo vệ quyền sống và an ninh trong nơi mình cư ngụ của ông là chính đáng. Bàn về tên trộm, có người cho rằng, khi đi ăn trộm giữa ban ngày, hắn... quên không mang theo thẻ đảng do Việt cộng cấp phát, lại cũng không được bí thư tỉnh ủy Hải Phòng điều đi, nên mất mạng. Y phải về với “bác” Hồ. Y chả nên trách con dao của ông Spring qúa bén! 

Trước khoảng thời gian đó vài tháng, Tiên Lãng, Hải Phòng cũng xảy ra một vụ việc tự vệ tương tự. Ông Đoàn văn Vươn, và Đoàn văn Qúy biết rõ là khu đất nhà mình thuê mướn dài hạn đang bị các đoàn đảng viên lãnh đạo ở Tiên Lãng, Hải Phòng dòm ngó, tính toán, chơi trò “ cưỡng chế” để chia nhau mỗi quan vài ba hecta ao cá, đầm tôm mà hưởng lộc theo cái luật gọi là “quy hoạch”. Một loại luật duy nhất chỉ xuất hiện dưới trào cộng sản. Nó có khả năng biến ” chủ nhân” của đầm tôm sau gần hai mươi năm dầm mưa, dãi nắng, đổ mồ hôi nước mắt xuống vùng đất hoang. Từ việc cải tạo đất, trồng cây, đắp đê ngăn nước lấn ra biển, đến mượn vốn ngân hàng, khai ngòi, làm nhà, vượt đường, biến hoang vu thành một khu đầm nuôi thuỷ sản sinh lợi nhuận. Khả dĩ có thể nuôi sống tạo tương lai cho gia đình và trả nợ cho ngân hàng thành kẻ trắng tay và tự ôm lấy cái nợ cả đời không thể trả. 

Theo đó, trong bước đường cùng để bảo toàn sinh mệnh cho mình và gia đình, Đoàn văn Vươn đã có những tính toán riêng. Không thể để cho bọn cướp tự tung tự tác với cái thẻ đảng viên, mang súng đạn vào cướp toàn bộ tài sản và ngưồn sống của gia đình anh. Và nếu phải đánh đổi, Vươn sẵn sàng chấp nhận cái mất, cái thiệt thòi cho gia đình mình, nhưng xã hội sẽ thoát khỏi nạn cưóp giữa ban ngày. Tiếng nổ nếu có, nó sẽ có khả năng thay đổi bộ mặt của xã hội trong tương lai. Đó là ý chí của Vươn và Qúy, biến thành hành động trong việc sửa soạn cho bình gas và dăm ba cây súng hàng chợ, được cài đặt trong khu đất vẫn còn thuộc quyền sở hữu của mình. Vũ khí này bình thường không thể gây xát thương, nhưng nó sẽ gây ra tiếng nổ lớn, nhằm cảnh tỉnh người xâm phạm bất hợp pháp hơn là chủ trương lấy mạng của khách qua đường. Nhìn chung, chuyện rào dậu ấy không khó hiểu và có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, sự việc đã diễn biến ra ngoài tính toán của Đoàn văn Vươn. Những tên ác ôn côn đồ giả danh nhà nước chỉ sợ Tàu cộng, không sợ dân. Nên đã đưa bầy đoàn đến thực hiện cuộc ăn cưóp giữa ban ngày. Súng đạn từ ngoài nổ như đánh trận, cộng tiến công như vũ bão vào đầm tôm, chỉ thiều xe tăng, tàu bay bọc hậu....Trong khi đó, bình Gas tự chế không nổ, chỉ có vài viên đạn súng hàng chợ ( hoa Cải) đì đẹt. Sau giờ giao tranh, kết qủa được ghi nhận trên báo chí như sau: 4 bộ đội cộng sản bị thương, 2 tên côn đồ dưới dạng công an, trong đó có viên trưởng đồn cấp huyện bị thương được đồng bọn mang vào nhà thương cứu cấp. Phía tự vệ, Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy, Đoàn văn Sịnh, Đoàn văn Vệ bị bắt. Hai bà Nguyễn thị Thương, Phạm thị Báu, là vợ của Vươn và Qúy bị quản chế, toàn bộ nhà cửa của Vươn và Qúy, dù nằm ở ngoài khu bị cưỡng chết, đều bị nhà nước đánh sập. Việc cho xe ủi vào đánh sập các căn nhà này xảy ra đúng theo chủ trương của đảng là biểu dương sức mạnh của đảng. Kế đến là xóa bỏ tất cả các dấu vết đạn đã bắn vào khu nhà ở của Vươn và Qúy như lời trưởng công an Hải Phòng, người chỉ huy trận đánh đã mô tả là, “Trận đánh đẹp, hợp đồng tác chiến cao độ, các phương hướng tiếp cận chính xác, có thể ghi thành sách để cho các quân trường học tập”! Khiếp qúa!

A. Những điểm tương đồng của hai vụ việc:

1. Về Phía người vi phạm tài sản công dân.
- Cả hai đều có chủ trương đi lấy của người về làm của mình.
- Cả hai đều vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Cả hai đều có vũ trang khi đi chôm chỉa tài sản của người khác ( tỏ rõ ý định áp lực với đối phương, giết người nều cần)

2. Về phía những người tự vệ:
- Cả hai đều phải bảo vệ tính mạng, tài sản và sự an nguy của gia đình.
- Cả hai đều bị dồn vào bước đường cùng.
- Cả hai đều mạnh dạn trừ hại cho xã hội.
- Cả hai đều cô thân, đơn thế.

B. những điểm dị biệt của hai vụ việc:

1. Về phía những kẻ vi phạm pháp luật.

* Vụ ở Sydney, làm ăn cá thể, trong người không có thẻ đảng do Việt cộng cấp phát. Võ trang kém. Tài sản trong nhà chưa bị lấy đi. Phần công luận, tất cả báo chí đều lên án hành động xâm phạm gia cư bất hợp pháp và bảo vệ quyền an sinh của con ngưòi. Đặc biệt, ở đó Công Lý của xã hội được luật pháp bảo đảm.

* Vụ Tiên Lãng: Có hợp đồng tác chiến với tập thể mạnh. Võ trang đầy đủ súng đạn. Tất cả đều được đảng trực tiếp chỉ đạo, từ tham mưu đến hiện trường đều được phân công, trách nhiệm. Theo đó, toàn bộ tài sản như nhà cửa của phía nạn nhân đã bị san bằng lập tức. Phần tôm cá ở dưới đầm nước chưa thể vớt ngay được. Hôm sau, cán bộ điều động người thân đến vơ vét nhẵn. Về tuyên truyền, toàn bộ báo chí và đài phát thanh của nhà nước vào cuộc, hồ hởi ca tụng cuộc chiến chớp nhoáng, đem lại vinh quang, thắng lợi vượt mức cho đảng, và đồng loạt biến nạn nhân thành những kẻ giết người! Phần Công Lý, không có luật pháp bảo vệ cho Công Lý trong chế độ CS và ở đó, luật pháp cũng chả biết Công Lý là gi. Có chăng bạo tàn, gian dối thành Công Lý chăng? 

C. Kết qủa:

1. Vụ Sydney. Vì làm ăn cá thể, kẻ xâm phạm gia cư bất hợp pháp đã bị gia chủ đâm tại chỗ và chết ở trong nhà thương. Gia đình của người chết phải trả tiền cho bệnh viện trong thời gian y được cứu cấp. Phần đồng chí lái xe cho y bị bắt và vào tù.

Nguòi dân vì bảo vệ an ninh và tài sản của mình, tự vệ chính đáng. Ông Spring không bị mời lên đồn công an một ngày nào. Trái lại, trong thời gian đầu, an ninh luôn có mặt tại khu vực để bảo đảm an toàn cho ông. Ông vẫn ở nhà với những sinh hoạt bình thường. Khi cần thêm chi tiết, cảnh sát đến gặp ông tại nhà và phải có hẹn trước. Sau ba tháng ông nhận được quyết dịnh của tòa án tại nhà. Tòa công bố, miễn truy tố dưới mọi hình thức. Mọi việc lại trở lại bình thường. Không một ai bàn tán gì nữa. Công Lý đã sáng tỏ, phần cá nhân, ông rất lấy làm tiếc vì nhát dao qúa mạnh trong lúc hoảng hốt!

2. Vụ Tiên Lãng: Do đảng lãnh đạo và thuộc tập đoàn tác chiến của nhà nước, nên, những kẻ xâm phạm gia cư bất hợp pháp do nhà nước chỉ đạo, đều lãnh công ban thưởng. Khi bị thương được đảng bao che, đưa vào nhà thương cứu chữa, tiền thuốc men, dưỡng bệnh, bệnh phí do dân trả.

Phần người dân tự đứng ra bảo về quyền lợi và sinh mệnh của bản thân và gia đình thì bị bắt, bị đưa ra tòa với một bản án phi nhân quyền được công bố vào ngày 4/4/2013

- Đoàn Văn Vươn: 5 năm tù giam về tội giết người
- Đoàn Văn Quý: 5 năm tù giam về tội giết người
- Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù về tội giết người
- Đoàn Văn Vệ: 2 năm tù về tội giết người
- Phạm Thị Báu (Vợ anh Quý):18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng về tội chống người thi hành công vụ
-Nguyễn thị Thương ( vợ Đoàn văn Vươn): 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây một điểm là. Đồng chí X, đang giữ chức thủ tướng Việt cộng cũng đã công khai xác nhận là: “Việc cưỡng chế ở Tiên Lãng là sai pháp luật”. Chẳng biết đồng chí X nói là sai pháp luật nào, ( chắc là luật ở bên tây) chỉ thấy Tòa án ở Hải Phòng đem vụ việc ra xử, nên người dân cũng chẳng biết họ xử theo pháp luật nào nốt?

Riêng phần tài sản thì chẳng có luật lệ nào nói đến nên, tòa án Hải Phòng chỉ biết kết án người theo lệnh đảng. Nên không nghe nhắc nhở gì về việc bồi thường thiệt hại về phần tài sản, công sức, cũng như nhà cửa vô tội của các gia đinh Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy đã bị đánh sập. Trường hợp nếu có bồi thường thì không biết đó là tiền đóng thuế của người dân, hay là tiền túi của những kẻ đi làm cưỡng chế đã sai pháp luật, còn ra lệnh phá hoại tài sản của người dân. Riêng việc điều người đưa thuyền đến quăng lưới, vơ vét tôm cá ở trong đầm vào những ngày hôm sau thì chắc là.... huề, vì chả tìm ra người đến quăng lưới và cũng chả biết là bắt được mấy con tôm, mấy con cá mà đền!

Để Kết: Công Lý là gì?

Tôi không dám có định nghĩa. Tuy nhiên, theo tôi, Công Lý là sự ngay thẳng, chân thật, phù hợp với những lý lẽ tự nhiên,( kể cả siêu nhiên) được giáo dục nghiêm minh, cặn kẽ, được phát triển rõ nét trong xã hội và luôn sống ở trong lòng người. Nhờ đó, tính công bằng xã hội được thể hiện, giúp cho con người và xã hội có được cuộc sống an toàn, thịnh đạt. Như thế, dù là ở Đông, hay ở Tây, đều có anh sáng của Công Lý soi dọi cho bước đi của con người. Tuy nhiên, sẽ không bao giờ Công Lý được thể hiện ở trong chế dộ cộng sản và Công Lý không bao giờ có ở trong lòng những người quen gian dối. Theo tinh thần này, nhiều người cho là: Nếu đi ăn cướp. đập phá tài sản của người dân mà được gọi là thi hành công vụ như trường hợp ở Tiên Lãng, Văn Giảng..., thì trong tương lai, ở Việt Nam sẽ còn xảy ra nhiều vụ “ thi hành công vụ” tàn bạo hơn thế nữa. 

Theo đó, nếu như người dân Việt Nam muốn tránh tai họa ấy đến cho mình và cho con cháu mình thì chỉ có một con đường duy nhất để đi là . Tất cả chúng ta đừng đứng sau khung cửa nữa. Trái lại, hãy mạnh dạn bước ra khỏi nhà. Hơn thế, hãy bước ra đường, nắm lấy tay người hàng xóm. Hãy nắm lấy tay người đi trên đường . Nắm lấy tay anh công nhân, nắm lấy tay bác nông dân, nắm lấy tay em, tay chị, tay anh, tay người chiến binh Việt Nam, để truyền cho nhau sức sống. Sợ hãi sẽ lui đi. Nhịp chân bước vững vàng hơn. Rồi chúng ta cùng đi trong hiên nganhg, khí thế. Phản đối cảnh tàn bạo dã man mà nhà nước cộng sản đã và đang đối xử với đồng bào của chúng ta. Rồi cùng nhau chấm dứt những cảnh oan khiên ấy trên đất nước của chúng ta trong ôn hòa, trật tự. Có làm như thế, cuộc sống trong an cư lạc nghiệp mới đến. Trái lại sẽ chết lần mòn trong cô đơn tủi hờn theo lệ xin cho của kẻ độc tài toàn trị vì Công Lý không bao giờ có ở trong các chế độ gian dối và bạo tàn như cộng sản.

6-4-2013
Bảo Giang

0 nhận xét:

Đăng nhận xét