Chiều 5/4, TAND Hải Phòng phạt ông Đoàn Văn Vươn cùng em trai Đoàn Văn Quý mỗi người 5 năm tù về tội Giết người.
Mức án tù treo được tòa áp dụng với bị cáo Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương về tội Chống người thi hành công vụ. Bà Báu bị phạt 18 tháng tù, thử thách 36 tháng. Bà Thương bị phạt 15 tháng, thử thách 30 tháng.
Tổng hợp một số thông tin về vụ án xét xử anh em Đoàn Văn Vươn như sau:
Luật sư Trần Đình Triển, người có mặt trong phiên tòa viết trên Facebook như sau:
PHẦN 1:
Sáng nay phiên tòa khai mạc,đúng như dự đoán “Lực lượng công vụ nhiều hơn hàng nghìn lần người tham gia tố tụng,không một người dân nào được tham gia phiên tòa nếu không có giấy mời hoặc triệu tập của Tòa”. Lực lượng triển khai nhiều ngả đường,…dù lý do gì thì cũng đều không hay,bởi lẽ:
Một là:: Nếu vì người dân ở nhiều nơi quá bức xúc muốn kéo về đây để phản đối phiên tòa,..thì mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân không được giải quyết,đây là mầm mống của hậu họa và thể hiện sự rơi vãi đâu đó mất niềm tin của dân với chính quyền;…
Hai là: Sợ kẻ địch,kẻ xấu,.. lợi dụng thì cũng không chấp nhận được,vì: nếu ta làm đúng-ta sợ gì ai? “kẻ địch là ai?ai là kẻ địch” thì nói rõ cho dân biết để phòng tránh! “thêm bạn,bớt thù”, tại sao để cho “kẻ địch ,kẻ xấu,…” nhiều thế ?. Nếu họ nói đúng sự thật thì phải khen vì Đảng đã chỉ rõ “Phải nhìn thẳng vào sự thật…” kia mà! Nếu sợ hội chứng thông tin thì phải xử lý mấy “ông râu da trắng” nào đó ở nước ngoài đã phát minh ra Internet,…chứ đâu phải dân ta;”diệt cỏ phải diệt tận gốc” sao lại xử lý mấy người “ấm ớ” sử dụng ?!
Các luật sư đến tòa được chăm sóc chu đáo: để xe từ xa đi bộ vào tòa gần nửa km ;qua 1 phòng kiểm tra giấy tờ, sang phòng bên gửi điện thoại ( mặc dù cả khu vực tòa đã bị phá sóng); tiếp đến 1 trạm kiểm tra giấy tờ ,trạm cuối cùng là đưa cặp và người qua máy soi rồi mới được vào tòa;…
Nguyên tắc Hiến định: “Xét xử công khai”,mọi công dân đủ năng lực hành vi đều có quyền tham dự phiên tòa đang bị vô hiệu trên thực tế, “nói 1 đàng,làm 1 nẻo” thì dân tin sao?
Sáng nay phiên tòa khai mạc,đúng như dự đoán “Lực lượng công vụ nhiều hơn hàng nghìn lần người tham gia tố tụng,không một người dân nào được tham gia phiên tòa nếu không có giấy mời hoặc triệu tập của Tòa”. Lực lượng triển khai nhiều ngả đường,…dù lý do gì thì cũng đều không hay,bởi lẽ:
Một là:: Nếu vì người dân ở nhiều nơi quá bức xúc muốn kéo về đây để phản đối phiên tòa,..thì mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân không được giải quyết,đây là mầm mống của hậu họa và thể hiện sự rơi vãi đâu đó mất niềm tin của dân với chính quyền;…
Hai là: Sợ kẻ địch,kẻ xấu,.. lợi dụng thì cũng không chấp nhận được,vì: nếu ta làm đúng-ta sợ gì ai? “kẻ địch là ai?ai là kẻ địch” thì nói rõ cho dân biết để phòng tránh! “thêm bạn,bớt thù”, tại sao để cho “kẻ địch ,kẻ xấu,…” nhiều thế ?. Nếu họ nói đúng sự thật thì phải khen vì Đảng đã chỉ rõ “Phải nhìn thẳng vào sự thật…” kia mà! Nếu sợ hội chứng thông tin thì phải xử lý mấy “ông râu da trắng” nào đó ở nước ngoài đã phát minh ra Internet,…chứ đâu phải dân ta;”diệt cỏ phải diệt tận gốc” sao lại xử lý mấy người “ấm ớ” sử dụng ?!
Các luật sư đến tòa được chăm sóc chu đáo: để xe từ xa đi bộ vào tòa gần nửa km ;qua 1 phòng kiểm tra giấy tờ, sang phòng bên gửi điện thoại ( mặc dù cả khu vực tòa đã bị phá sóng); tiếp đến 1 trạm kiểm tra giấy tờ ,trạm cuối cùng là đưa cặp và người qua máy soi rồi mới được vào tòa;…
Nguyên tắc Hiến định: “Xét xử công khai”,mọi công dân đủ năng lực hành vi đều có quyền tham dự phiên tòa đang bị vô hiệu trên thực tế, “nói 1 đàng,làm 1 nẻo” thì dân tin sao?
PHẦN 2:
Phần mở đầu phiên tòa: Luật sư Hùng( bào chữa cho anh Vươn) ĐỀ nghị thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử với lý do: thẩm quyền điều tra truy tố và xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án Quân sự. Hội đồng xét xử vào nghị án và ra quyết định bác đề nghị của luật sư Hùng vơi lý do đã được Tòa án Thành phố Hải Phòng và Tòa án nhân dân tối cao trả lời khiếu nại của luật sư Hùng và khẳng định thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng xét xử.
Đa số các bị cáo đều tố cáo trong giai đoạn điều tra bị đánh đập, bức cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký khống vào.
Cả Hội trường giật mình khi anh Đoàn Văn Vệ khai trong quá trình điều tra có một điều tra viên đưa điện thoại cho anh Vệ gọi về cho vợ đã đưa cho điều tra viên hai lần. Một lần 20 triệu và một lần 10 triệu. Điều tra viên hứa sẽ lo cho anh Vệ không có tội; nhưng sau đó không thấy kết quả vì vậy anh Vệ đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng không được đáp ứng.
Phần mở đầu phiên tòa: Luật sư Hùng( bào chữa cho anh Vươn) ĐỀ nghị thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử với lý do: thẩm quyền điều tra truy tố và xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án Quân sự. Hội đồng xét xử vào nghị án và ra quyết định bác đề nghị của luật sư Hùng vơi lý do đã được Tòa án Thành phố Hải Phòng và Tòa án nhân dân tối cao trả lời khiếu nại của luật sư Hùng và khẳng định thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng xét xử.
Đa số các bị cáo đều tố cáo trong giai đoạn điều tra bị đánh đập, bức cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký khống vào.
Cả Hội trường giật mình khi anh Đoàn Văn Vệ khai trong quá trình điều tra có một điều tra viên đưa điện thoại cho anh Vệ gọi về cho vợ đã đưa cho điều tra viên hai lần. Một lần 20 triệu và một lần 10 triệu. Điều tra viên hứa sẽ lo cho anh Vệ không có tội; nhưng sau đó không thấy kết quả vì vậy anh Vệ đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng không được đáp ứng.
Vụ án Đoàn Văn Vươn ngày xử thứ 2
Hôm nay, vẫn tiếp tục giai đoạn thẩm vấn, buổi sáng Tòa tiếp tục thẩm vấn với “cái gọi là người bị hại” và những người cũng có thể tạm gọi là “”người làm chứng”. Nội dung cơ bản chưa cần xác định theo cáo trạng đúng hay sai về người bị hại và người làm chứng nhưng nóng lên tại phiên tòa chính là Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát hỏi theo hướng buộc tội hoặc mang tính chất để buộc tội. Đến phần luật sư thẩm vấn thì đa số bị Chủ tọa phiên tòa dùng quyền uy để cắt hoặc dừng câu hỏi của luật sư; tạo nên không khí căng thẳng tại phiên tòa không đáng có.
Điều đáng bàn nhất lời khai của những người “ bị hại” và của nhân chứng là mâu thuẫn nhau, “ tát” vào miệng nhau tại phiên tòa với những nội dung chủ yếu là: Có trang bị vũ khí hay không? Có bắn trước hay bắn sau? Vết đạn trên tường, áo giáp, mũ bảo vệ,…Việc thi hành có đúng pháp luật hay không? Đi vào nhà người khác không được đồng tình của chủ nhà…khi kíp nổ là sự cảnh báo nhằm ngăn chặn sự cưỡng chế và xâm phạm vào nhà ở trái pháp luật của anh Đoàn Văn Qúy nhưng lực lượng cưỡng chế vẫn tiếp tục xông vào?…
Hội trường nóng lên khi luật sư Trần Đình Triển hỏi ông Lê Văn Mải ( nguyên Trưởng công an, thủ trưởng cơ quan điều tra huyện Tiên Lãng) thì ông Lê Văn Mải lấy lý do không đủ sức khỏe để trả lời và từ chối trả lời câu hỏi của luật sư Trần Đình Triển. Trước tình cảnh đó, luật sư Triển đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) nếu ông Mải không trả lời luật sư thì luật sư có quyền đề nghị HĐXX xét hỏi ông Mải về những câu hỏi mà luật sư nêu ra để buộc ông Mải phải trả lời. Sự căng thẳng giữa luật sư và Chủ tọa phiên tòa đã diễn ra: Chủ tọa thì cho rằng quyền của chủ tọa có quyền cắt hoặc dừng theo quyền của chủ tọa. LS Triển thì cho rằng: “ Chủ tọa có quyền nhưng phải trên cơ sở pháp luật được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, đề nghị Hội đồng nếu ông Mải không đủ sức khỏe để trả lời luật sư thì tạm dừng phiên tòa, khi nào ông Mải đủ sức khỏe để trả lời thì tiếp tục xét hỏi ông Mải”.
Tình huống đó và cũng gần hết giờ làm việc buổi sáng nên Chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng phiên tòa buổi sáng, buổi chiều nếu ông Mải có đủ sức khỏe thì LS Triển tiếp tục phỏng vấn.
Buổi chiều phiên tòa được khai mạc tiếp vào 14h. LS Triển hỏi ông Mải: “ Với tư cách ông tham gia cấp Uỷ của Huyện, Trưởng công an kiêm TThủ trưởng cơ quan điều tra của công an huyện Tiên Lãng thì ông có biết quyết định hành chính của huyện Tiên Lãng đã bị khởi kiện và đã có bản án có hiệu lực của tòa án thì việc thi hành cưỡng chế đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan Thi hành án, vậy mà cơ quan hành chính ( UBND Huyện) ra quyết định cưỡng chế là trái pháp luật, với tư cách cơ quan tham mưu ông có ý kiến gì về việc này?”. Ông Mải trả lời: “ Việc đúng sai là do UBND Huyện, chúng tôi là cơ quan chấp hành nên ra lệnh thì chúng tôi làm”. Nhiều câu hỏi khác của LS Triển đưa ra như: Nhà anh Qúy không thuộc dienj cưỡng chế, không được phép của gia đình thì ai cho phép đoàn cưỡng chế xông vào nhà người ta ?, các vết đạn trên tường nhà anh Qúy do ai bắn? Tại sao khi kíp mìn nổ chưa gây hậu quả gì mà ông chỉ đạo tiếp tục xông vào nhà anh Qúy để hậu quả xảy ra vụ án này?,…Ông Mải đều trả lời: Tôi không trả lời LS hoặc viện giải với những lý do khác không thể chấp nhận được.
Buổi chiều chỉ tiến hành khoảng 30 phút chủ yếu dành cho LS Triển hỏi ông Mải. Sau đó, chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng phiên tòa tại đây. Ngày mai 8h tòa tiếp tục làm việc.
Ngày xử thứ 3:
Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng; Chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện VKS để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt,chặn lời luật sư. Nhiều nội dung chảy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền,điều tra,xét xử,định tội danh,có tội hay không có tội?,phạm tội nào?,công vụ hay không công vụ,…
14 giờ ngày mai (05/4) Tòa tuyên án.
14 giờ ngày mai (05/4) Tòa tuyên án.
Trích đôi lời khai của anh Vươn, anh Quý, anh Vệ tại phiên tòa:
1/ Anh Đoàn Văn Vươn với lời khai khẳng khái, trung thực tại phiên tòa là: Gia đình tôi tập trung tất cả sức lực, bán nhà bán cửa, vay vốn để đầu tư vào đầm (sự thật là đã mất mát cả tính mạng, anh Vươn một con gái 8 tuổi bị chết đuối tại đầm, chị Hiền 1 cháu trai ruột 8 tuổi cũng chết đuối tại đó) trước tình cảnh bị thu hồi tất cả và không bồi thường, giữa cái sống và cái chết, cuộc sống của cả gia đình… tôi biết chính quyền huyện Tiên Lãng sai mà tôi đã khiếu nại lên các cấp thành phố và huyện Tiên Lãng nhưng không ai giải quyết. Trước khi cưỡng chế, tôi cũng đã có những hành động báo trước là sẽ chống đối. Việc bất đắc dĩ nên tôi chủ trương phải hinh sự hóa quan hệ hành chính dân sự này thì các cơ quan mới giải quyết đúng vụ việc. Vì vậy tôi mới bàn với em tôi là Đoàn Văn Quý tìm cách chống trả nhưng chỉ dừng lại sự cảnh báo và đe dọa mà không làm tổn thương hoặc cướp đi tính mạng của ai cả. Hôm đoàn cưỡng chế triển khai, có cả 24 người lực lượng cảnh sát cơ động đội mũ, mặc áo giáp và trang bị vũ khí, khi mìn nổ không làm ảnh hưởng đến ai nhưng họ xông vào nhà em trai tôi (Quý) là bất hợp pháp vì không phải đối tượng bị cưỡng chế, họ sử dụng vũ khí hành động trước nên em tôi mới chống đối, như lời em trai tôi khai là đúng. Tôi không giết người, tôi không chống người thi hành công vụ vì họ làm sai pháp luật sao lại gọi là công vụ?;mà chỉ phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Lời nói sau cùng cuả anh Vươn: Tôi gửi lời cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, cơ qua thông tấn báo chí và những người quan tâm đến vụ việc gia đình tôi.
2/ Lời khai của anh Đoàn Văn Quý: “Trước tình cảnh gia đình tôi mất hết tài sản không còn gì để sống nên tôi và anh tôi có bàn bạc nhằm để đe dọa, dừng việc cưỡng chế để các cơ quan có thẩm quyền cứu xét cho gia đình tôi; khi đoàn cưỡng chế đến cách nơi tôi đặt kíp nổ khoảng 15m, tôi giật mìn nổ chưa gây hại cho ai, để cảnh báo nhưng họ vẫn cứ xông vào và họ bắn tôi trước nên tôi chống trả. Nhà ở của tôi, không thuộc diện cưỡng chế, họ không xin phép tôi mà xông thẳng vào nhà đất là đât của tôi; trong khi khu đầm bị cưỡng chế và nhà anh Vươn còn 2 lối đi vào tại sao họ không đi mà xông thẳng vào nhà tôi? Trong quá trình điều tra tôi bị bức cung, dụ cung, có những lời khai tôi yêu cầu gạch phần giấy trắng nhưng họ không gạch. Tôi sai đến đâu pháp luật xử đến đó, nhưng vì tôi bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình tôi và chống trả lại quyết định sai trái của Ủy ban ND huyện Tiên Lãng và thực hiện trái pháp luật của đoàn cưỡng chế. Sự việc chỉ có vậy, tôi thành thật khai báo sai đến đâu tôi chịu, tôi không phạm tội giết người như cáo trạng. Còn quyết định trái pháp luật và đoàn cưỡng chế xông thẳng vào nhà tôi, xử dụng vũ khí bắn tôi với mục đích tiêu diệt, vết đạn nham nhở trên tường chứng minh điều đó sao họ không chịu trách nhiệm?
3/ Lời khai của Đoàn Văn Vệ: “Việc cậu tôi có nhờ tôi mua một khẩu súng hoa cải đưa về Thái Bình, tôi đã nhờ Chinh bạn tôi mua được súng đó, khi tôi hỏi lại cậu tôi (Vươn, Quý) biết được mua súng để bảo vệ, tôi sợ liên lụy nên tôi đã mang tiền trả cho cậu Quý và nói với Chinh là không mua nữa trong đó có cả tiền của tôi chi ra cả cho cậu, còn việc Chinh đang cầm tiền của tôi thì tôi đòi nhưng Chinh chưa trả. Hôm cưỡng chế, tôi không có mặt và tôi không biết chuyện đó, khi sự việc diễn ra ầm lên thì tôi chạy ra xem sao cũng như những người dân khác thôi thì tôi bị bắt giữ. Trong quá trình điều tra, một điều tra viên bảo tôi đưa tiền sẽ lo không có tội tình gì cả và anh ta đưa điện thoại cho tôi gọi điện về cho vợ tôi và vợ tôi đã đưa cho anh ta 02 lần tiền (một lần 20 triệu đồng và một lần 10 triệu đồng). Nhưng sau đó, tôi không thấy có kết quả, tôi đã đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng không được chấp nhận. Quá trình điều tra tôi bị bức cung, ép cung, dụ cung. Tôi khẳng định, tôi không phạm tội. Tại sao lại bắt giam giữ, truy tố và xét xử đối với tôi?
1/ Anh Đoàn Văn Vươn với lời khai khẳng khái, trung thực tại phiên tòa là: Gia đình tôi tập trung tất cả sức lực, bán nhà bán cửa, vay vốn để đầu tư vào đầm (sự thật là đã mất mát cả tính mạng, anh Vươn một con gái 8 tuổi bị chết đuối tại đầm, chị Hiền 1 cháu trai ruột 8 tuổi cũng chết đuối tại đó) trước tình cảnh bị thu hồi tất cả và không bồi thường, giữa cái sống và cái chết, cuộc sống của cả gia đình… tôi biết chính quyền huyện Tiên Lãng sai mà tôi đã khiếu nại lên các cấp thành phố và huyện Tiên Lãng nhưng không ai giải quyết. Trước khi cưỡng chế, tôi cũng đã có những hành động báo trước là sẽ chống đối. Việc bất đắc dĩ nên tôi chủ trương phải hinh sự hóa quan hệ hành chính dân sự này thì các cơ quan mới giải quyết đúng vụ việc. Vì vậy tôi mới bàn với em tôi là Đoàn Văn Quý tìm cách chống trả nhưng chỉ dừng lại sự cảnh báo và đe dọa mà không làm tổn thương hoặc cướp đi tính mạng của ai cả. Hôm đoàn cưỡng chế triển khai, có cả 24 người lực lượng cảnh sát cơ động đội mũ, mặc áo giáp và trang bị vũ khí, khi mìn nổ không làm ảnh hưởng đến ai nhưng họ xông vào nhà em trai tôi (Quý) là bất hợp pháp vì không phải đối tượng bị cưỡng chế, họ sử dụng vũ khí hành động trước nên em tôi mới chống đối, như lời em trai tôi khai là đúng. Tôi không giết người, tôi không chống người thi hành công vụ vì họ làm sai pháp luật sao lại gọi là công vụ?;mà chỉ phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Lời nói sau cùng cuả anh Vươn: Tôi gửi lời cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, cơ qua thông tấn báo chí và những người quan tâm đến vụ việc gia đình tôi.
2/ Lời khai của anh Đoàn Văn Quý: “Trước tình cảnh gia đình tôi mất hết tài sản không còn gì để sống nên tôi và anh tôi có bàn bạc nhằm để đe dọa, dừng việc cưỡng chế để các cơ quan có thẩm quyền cứu xét cho gia đình tôi; khi đoàn cưỡng chế đến cách nơi tôi đặt kíp nổ khoảng 15m, tôi giật mìn nổ chưa gây hại cho ai, để cảnh báo nhưng họ vẫn cứ xông vào và họ bắn tôi trước nên tôi chống trả. Nhà ở của tôi, không thuộc diện cưỡng chế, họ không xin phép tôi mà xông thẳng vào nhà đất là đât của tôi; trong khi khu đầm bị cưỡng chế và nhà anh Vươn còn 2 lối đi vào tại sao họ không đi mà xông thẳng vào nhà tôi? Trong quá trình điều tra tôi bị bức cung, dụ cung, có những lời khai tôi yêu cầu gạch phần giấy trắng nhưng họ không gạch. Tôi sai đến đâu pháp luật xử đến đó, nhưng vì tôi bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình tôi và chống trả lại quyết định sai trái của Ủy ban ND huyện Tiên Lãng và thực hiện trái pháp luật của đoàn cưỡng chế. Sự việc chỉ có vậy, tôi thành thật khai báo sai đến đâu tôi chịu, tôi không phạm tội giết người như cáo trạng. Còn quyết định trái pháp luật và đoàn cưỡng chế xông thẳng vào nhà tôi, xử dụng vũ khí bắn tôi với mục đích tiêu diệt, vết đạn nham nhở trên tường chứng minh điều đó sao họ không chịu trách nhiệm?
3/ Lời khai của Đoàn Văn Vệ: “Việc cậu tôi có nhờ tôi mua một khẩu súng hoa cải đưa về Thái Bình, tôi đã nhờ Chinh bạn tôi mua được súng đó, khi tôi hỏi lại cậu tôi (Vươn, Quý) biết được mua súng để bảo vệ, tôi sợ liên lụy nên tôi đã mang tiền trả cho cậu Quý và nói với Chinh là không mua nữa trong đó có cả tiền của tôi chi ra cả cho cậu, còn việc Chinh đang cầm tiền của tôi thì tôi đòi nhưng Chinh chưa trả. Hôm cưỡng chế, tôi không có mặt và tôi không biết chuyện đó, khi sự việc diễn ra ầm lên thì tôi chạy ra xem sao cũng như những người dân khác thôi thì tôi bị bắt giữ. Trong quá trình điều tra, một điều tra viên bảo tôi đưa tiền sẽ lo không có tội tình gì cả và anh ta đưa điện thoại cho tôi gọi điện về cho vợ tôi và vợ tôi đã đưa cho anh ta 02 lần tiền (một lần 20 triệu đồng và một lần 10 triệu đồng). Nhưng sau đó, tôi không thấy có kết quả, tôi đã đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng không được chấp nhận. Quá trình điều tra tôi bị bức cung, ép cung, dụ cung. Tôi khẳng định, tôi không phạm tội. Tại sao lại bắt giam giữ, truy tố và xét xử đối với tôi?
Báo Nông Nghiệp Việt Nam viết:
Cả hai bị cáo Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đều khẳng định, vào sáng ngày 5/1/2012, họ đưa con đi học rồi sau đó đứng ở trên đê chứ không có mặt ở hiện trường, và họ cũng bị bắt ở trên đê. Nhưng cơ quan công an cứ ghi là họ có mặt ở hiện trường vụ nổ súng.
Tại tòa, bị cáo Đoàn Văn Vệ cũng tố cáo việc mình bị công an lừa tiền. Nội dung tố cáo của Vệ như sau: Sáng ngày 5/1/2012 Vệ không có mặt ở hiện trường. Đang trên đường, nghe người dân đi đường nói có xô xát ở nhà Đoàn Văn Quý, cậu mình bị thương (Sịnh, Vươn, Quý là cậu ruột của Vệ) nên Vệ chạy đến với ý định đưa người bị thương đi viện. Đến nửa đường xuống đầm thì công an bảo quay lên và sau đó bị bắt.
Tại đồn công an, điều tra viên bảo Vệ là hành vi của mày không cấu thành tội giết người, rồi hứa cho Vệ tại ngoại, hứa chuyển tội danh. Một cán bộ công an đã đưa điện thoại cho Vệ để Vệ gọi điện về nhà bảo vợ mang đến 20 triệu đồng đưa cho ông ta, sau đó lại đưa tiếp 10 triệu đồng nữa. Vì tin tưởng vào lời hứa của cán bộ công an, lại đã đưa tiền, nên sau đó công an đưa những bản cung trắng bảo ký, Vệ cứ ký vào. Cuối cùng không những không được tại ngoại mà còn ngã ngửa khi biết mình bị truy tố tội “giết người” được quy định tại điểm d khoản 1 điều 93 BLHS.
Với 4 bị cáo Sịnh, Vươn, Quý, Vệ. Vấn đề sinh tử được đặt ra trong phiên tòa này là: Họ có chủ định giết người từ trước hay không? Theo lời khai của Đoàn Văn Vươn tại tòa, thì trước nguy cơ bị mất trắng toàn bộ tài sản, khiếu nại khắp nơi nhưng không được giải quyết, cùng đường, ông buộc phải tạo tiếng nổ, đám cháy, với mục đích để đoàn cưỡng chế thấy nguy hiểm mà dừng lại, để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông. Ông cũng khai tại tòa rằng đã cảnh báo điều đó với huyện. Xét về những gì diễn ra sau đó, thì rõ ràng ông đã đạt được mục đích của mình.
Báo Dân Việt:
Tất cả các bị hại đều giữ nguyên quan điểm không yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần. Người bị hại Vũ Anh Tuấn – Công an huyện Tiên Lãng bị thương 23 vết, giảm 22% sức lao động đề nghị: “Mong hội đồng xét xử xem xét theo quy định của pháp luật. Các bị cáo bị cưỡng chế đầm nên phần nào bức xúc do các bị cáo cho là quyết định cưỡng chế của UBND huyện là sai”.
Tất cả các bị hại đều giữ nguyên quan điểm không yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần. Người bị hại Vũ Anh Tuấn – Công an huyện Tiên Lãng bị thương 23 vết, giảm 22% sức lao động đề nghị: “Mong hội đồng xét xử xem xét theo quy định của pháp luật. Các bị cáo bị cưỡng chế đầm nên phần nào bức xúc do các bị cáo cho là quyết định cưỡng chế của UBND huyện là sai”.
BBC Tiếng Việt:
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Tôi không học luật nên không lạm bàn về luật. Nhưng không học luật mà biết tỏng tòng tong trước khi tòa tuyên án rằng ông Vươn và gia đình chắn chắn sẽ ở tù thì luật ấy chỉ dành cho mấy anh trường luật – đảng !
Thưa ban giám khảo! quên, thưa quý tòa! nhà tôi xin hết ạ!
cách đây 50 phút của Nhà thơ Đỗ Trung Quân qua Facebook
Phuoc Lee trên Facebook: Giết ai? Ai chết?… Nguyên tắc là khi khởi tố thì Biện Lý Cuộc hay Viện Kiểm sát Nhân Dân là cơ quan đứng ra truy tố có trách nhiệm dẫn chứng. Dẫn chứng trong một vụ giết người thì phải có A hay B gì đó bị chết. Tuy nhiên bản cáo trạng lại không thể đưa ra ai là người chết vì không hề có ai chết. Tức việc truy tố là sai hoàn toàn và phiên tòa không thể được tiếp diễn.
Thậm chí việc truy tố “chống người thi hành công vụ” cũng là sai vì ngay từ đầu chính quyền địa phương đã vi phạm pháp luật khi cưỡng chế đất của gia đình anh Vươn và do đó hành vi của chính quyền địa phương cũng không thể được xem là công vụ được.
Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội. Cướp đất của dân cũng có thể coi là “phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội” chăng?
Blogger JB. Nguyễn Hữu Vinh trả lời BBC: Sau khi nghe kết quả của tòa án đối với tội danh của anh em nhà họ Đoàn, đặc biệt ông Đoàn Văn Vươn bị mức phạt 5 năm tù, cũng như những anh em khác của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thì chúng tôi nghĩ ước gì chúng tôi có những phiên tòa như phiên tòa của thực dân Pháp xử các nạn nhân ở Đồng Nọc Nạn, hoặc là phiên tòa của Đức Quốc xã từng xử Dimitrov ở vụ án đốt nhà Quốc hội, cũng như vụ án của thực dân Anh ở Hồng Kông đã xử Nguyễn Ái Quốc.
Cảm giác của tôi là hết sức thất vọng với những bản án như thế này và với những hệ thống pháp luật đã xử sự với những người dân ở Việt Nam hiện nay như thế này. Phản ứng của người dân nhiều khi không thể thể hiện ra được bằng những hành động, những việc làm, nhưng tôi nghĩ rằng những phản ứng của họ trong y’ nghĩ, trong tiềm thức và đặc biệt phản ứng của họ trong suy nghĩ, niềm tin và nhận thức của họ có thể xem là rất dữ dội.
Và không chỉ có giáo dân. Giáo dân chúng tôi, tôi nghĩ mọi người có quan điểm như là hai bức thư mà Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Công lí – hòa bình Hải Phòng đã nói rất rõ về quan điểm: Đoàn Văn Vươn không thể là người có tội và vụ án này là vụ án trái pháp luật và vụ án không thể chấp nhận được.
Còn những người dân và giáo dân khác, tôi nghĩ là những người đã theo dõi phiên tòa, những người đã biết được sự thật và nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ, thì tôi nghĩ rằng không có ai có thể chấp nhận một bản án như thế này, một cách hành xử như thế này của hệ thống pháp luật.
Đại Dũng trên Facebook: Với bản án dành cho anh Đoàn Văn Vươn cùng những thành viên trong gia đình, chế độ cộng sản Việt Nam đã chứng minh rõ ràng rằng: trong suốt 4 ngàn năm lịch sử của đất nước Việt Nam, xét về mức độ độc tài, bạo ngược, tàn ác… thì chế độ cộng sản Việt Nam có lẽ chỉ thua nhà Tiền Lê dưới thời vua Lê Long Đĩnh mà thôi.
Xét về mặt công lý, luật pháp, chế độ cộng sản Việt Nam thua kém cả chế độ phong kiến, thua hẳn chế độ thực dân Pháp mà chế độ cộng sản Việt Nam mị dân, tuyên truyền lên án.
Niềm tin vào công lý, luật pháp của đa số người dân Việt Nam vào chế độ cộng sản Việt Nam từ nay đã sụp đổ hoàn toàn, người dân chẳng còn một chút niềm tin vào chế độ cộng sản Việt Nam nữa.
Muốn xây dựng đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, đa nguyên, đa đảng thì giải pháp này phải được tìm thấy bên ngoài đảng cộng sản Việt Nam
Giáo sư Tương Lai trả lời BBC: Mức án như vậy tôi không ngạc nhiên… Dù Đoàn Văn Vươn có được xử đúng người, đúng tội hay không, có bị xử nặng, xử nhẹ hay không, thì điều này nói lên một vấn đề lớn hơn: với tòa án này, thì luật pháp ở nước này có còn là một cán cân công lí để cho người dân tin hay không?
Hiện nay người ta đang sửa Hiến pháp, nếu làm theo điều mà người ta đang tuyên truyền đó – là xử đúng người, đúng tội, thì phải xử cả bên cưỡng chế lẫn bên bị cưỡng chế. Chứ không thể chỉ riêng một bên bị, mà để hôm nay kết tội ông Đoàn Văn Vươn, anh ông ấy, cũng như vợ ông ấy, tách ra khỏi phía gây ra hành vi đáng tiếc của ông Đoàn Văn Vươn. Điều đó phản ánh tính không nghiêm minh của luật pháp, mà như vậy thì không thể nào có sự thuyết phục mà để nhân dân nói, biết rằng đây là một nhà nước pháp quyền được. Bởi vì nếu tách hai vấn đề này ra thì không thể nào thấy rằng công lí được thực hiện.
Khi luận tội phải thấy rằng tại sao Đoàn Văn Vươn hành động như thế, mà ông ấy hành động như thế, vì ông ấy bị cưỡng chế một cách phi pháp. Và việc cưỡng chế phi pháp này, trên thực tế, người ta đã công nhận rồi.
Tổng hợp
Nữ Vương Công Lý
0 nhận xét:
Đăng nhận xét