1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

30-4-1975 là ngày gì?



LTCGVN (30.04.2013)  - Ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi vẫn là một điểm mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ngày này đã có những tên gọi khác nhau “Ngày Giải Phóng Miền Nam”, “Ngày Thống Nhất”, “Ngày Hòa Bình”, “Ngày Quốc Hận” hay “Ngày Mất Nước”. Thử xét xem tên gọi nào chính xác nhất cho ngày này.

Trước hết tên gọi của CSVN “Ngày Giải Phóng Miền Nam”. Theo định nghĩa, giải phóng là sự cởi bỏ những gông cùm, trói buộc, kiềm chế, ngăn cản để được tự do hơn, có nhiều lựa chọn hơn, có nhiều quyền hạn để tự quyết định cho chính mình hơn. Sự thật cho thấy sau ngày 30-4-1975, toàn bộ Việt Nam trở thành một nhà tù lớn với vô số trại tù nhỏ mọc lên ở khắp nơi. Tất cả các quyền tự do người dân miền Nam có được trước đó đều bị tước đoạt. Tài sản, sinh mạng, nhân cách, phẩm giá con người đều bị chà đạp, không còn được tôn trọng như trước. Như vậy ngày 30-4-1975 không là ngày giải phóng miền Nam mà là ngày toàn bộ Việt Nam là nhà tù dưới sự cai trị của đảng CSVN.

30 tháng 4 nghĩ về Thống Nhất, Hoà Bình, Tự Do và Độc Lập cho Việt Nam



LTCGVN (30.04.2013) - Lật từng trang sử Việt Nam qua hàng ngàn năm kể từ buổi ban đầu sơ khai lập quốc với cụm từ Thống Nhất - Hoà Bình - Tự Do - Độc Lập thì hoàn toàn chưa bao giờ có đủ. Tổ Quốc ta trải dài theo hướng Bắc - Nam, sơn hà một dải gấm vóc do tiền nhân bao đời dựng xây bằng máu xương và truyền lại. Qua từng giai đoạn của dòng lịch sử có những lúc cắt chia, ly tán rồi cuối cùng cũng thống nhất, can qua cũng được dẹp yên, cũng tạm có Hoà Bình theo từng thời đại nhưng chưa đúng nghĩa. Còn tự do, độc lập thì hầu như thiếu vắng đối với đất nước và dân tộc VN.

'Giải phóng'



LTCGVN (30.04.2013) - Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: "Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to". Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả".

Chính quyền Thái Lan từng bị chỉ trích vì chính sách "ngoại giao cây tre" nhưng đổi lại người dân Thái đã tránh được bao cảnh đầu rơi, máu chảy. Không chỉ có người Thái, cho đến trước Thế chiến thứ II người Nhật cũng đã từng khôn ngoan tránh đối đầu với phương Tây. Nhật là một dân tộc thiện chiến, nhưng năm 1853, khi Đề đốcPerry đưa tàu chiến Mỹ tới Edo, người Nhật nhận ra họ đang đối diện không phảivới một "mandi" mà là một đế quốc. Thay vì "tuẫn tiết", Thiênhoàng Minh Trị, bên ngoài thì cho mở cửa giao thương, bên trong thì canh tân. Nước Nhật vừa giữ được độc lập vừa trở nên hùng mạnh.

Lan man chuyện 38 năm



LTCGVN (30.04.2013) - Ba mươi tám năm thời gian “hơi bị dài” cho dân tộc Nhật Bản, một nước bại trận trong thế chiến thứ 2 đã sừng sững đứng lên từ đống tro tàn đổ nát, kiến thiết phát triển đất nước của con cháu Thái Dương Thần Nữ trở thành siêu cường kinh tế.

Ba mươi tám năm thời gian đủ dài cho phần đất tự do phía nam bán đảo Triều Tiên của dân tộc Đại Hàn vừa chiến đấu, vừa hòan thiện thể chế chính trị dân chủ đưa nửa nước phát triển trở thành con rồng, con hổ kinh tế Á Châu. 

Ba mươi tám năm biến thiên vật đổi sao vời, với biết bao đổi thay của tư tưởng, tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà thế giới văn minh mang đến cho loài người. Chuyện thay đổi tưởng chừng như chuyện thần thoại là ông Barack Obama người da màu 200 năm trước ở Hoa Kỳ là sắc dân nô lệ, 100 năm sau sắc dân này mới được bình quyền đầu phiếu, 50 năm gần đây vẫn còn bị phân biệt đối xử nơi công cộng, vậy mà hiện nay dân da màu Obama là đương kim tổng thống của siêu cường Hoà Kỳ. Thay đổi khác là sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của mạng lưới điện toán toàn cầu đã xé nát bức màn bưng bít thông tin, đem loài người sống khắp nơi trên thế giới đến gần nhau, chỉ vài động tác cảm ứng hay vài ba cái nhấp chuột là cộng đồng mạng có thể chia sẻ chuyện vui buồn trong cuộc sống đời thường hoặc chuyện quốc gia đại sự.

Tháng Tư này, nhớ và quên



LTCGVN (30.04.2013)  - Viết từ “vùng biên” đáp lời “Tháng Tư, và bạn và tôi”  (1)

Tôi có thể tạm quên những gì xảy ra trong quá khứ nhưng đừng bắt tôi phải quên cái đang diễn ra trước mắt ở hiện tại. Tôi không thể nhắm mắt mà sống. Tôi không thể câm lặng hiện hữu. Những bất công, bất cập, áp bức, khủng bố hàng ngày trên nẻo đường quê hương cố quận sao không được nhớ? Tôi không thể quên Văn Giang, Tiên Lãng, Đồng Chiêm, Cồn Dầu. Tôi không thể nào chôn nỗi đau đớn và nhục nhã các ngư phủ ngồi khép nép dưới họng súng quân TQ và những mộ gió trên đảo Lý Sơn. Tôi không thể nào dấu cảm xúc phẫn nộ thấy hai mẹ con trần truồng giữ đất bị nắm tóc nắm chân lôi đi như những con lợn trước khi đưa vào lò mổ. Tôi không thể nào xóa được khỏi trí nhớ mình hình ảnh các cô gái miền Tây trở thành sản phẩm qua hình ảnh bày bán nhan nhản ở các nước láng giềng. Tôi không thể nào (quên) quen lờn với bao nhiêu bất công để miễn nhiễm lương tâm...

30-4-1975 Hồi tưởng



LTCGVN (30.04.2013)  - Đã 38 năm trôi qua, một thời gian khá dài có những việc với trí nhớ của con người có thể quên đi hoặc có nhớ lại hình như nó rất mơ hồ. Nhưng có những việc người ta không quên được, mỗi một lần có dịp hồi tưởng, nó lại hiển hiện trước mắt y như vừa mới xảy ra. Sự kiện đó trở thành một dấu ấn khắc sâu vào tâm trí con người, và nó mãi mãi in đậm vào lòng có khi đến chết vẫn còn mang theo. Những người thuộc thế hệ 4X của thiên niên kỷ trước được sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh, có thể nói chúng tôi là chứng nhân hay nạn nhân của một cuộc chiến kéo dài trên 20 năm.

Những sự thật cần phải biết (Phần 5) - Mất!



Viết cho ngày 30/04 – ngày mà đất nước Việt Nam đã thực sự Mất! 

LTCGVN (30.04.2013)  - Quá khứ đã qua, giờ là lúc nhìn lại quá khứ bằng lăng kính trung thực nhất để trả lại cho lịch sử những gì là của lịch sử. Từ ngày 30/4/1975, cái mất đã mất. Lúc này là lúc chúng ta đứng lên từ quá khứ đổ nát của dân tộc. 

Điều duy nhất an ủi chúng ta đó là chính nhờ cái mất đó mà chúng ta có cái được: Ít nhất là những người miền Bắc như chúng tôi đã được giải phóng bởi sự hi sinh của VNCH để chúng tôi không phải sống như dân Bắc Hàn ngày này. Và cũng nhờ cái mất đó mà người dân ngày nay nhìn nhận rõ cộng sản hơn. Để ai còn ảo tưởng về cộng sản nhận ra họ sai lầm...

[VideoNVOL] Ý nghĩa lịch sử ngày 30-4

LTCGVN (30.04.2013) 
Chương trình "Nói chuyện với Ngô Nhân Dụng" do Nam Phương phỏng vấn. 
Đề tài: "Ý nghĩa lịch sử ngày 30-4"


Dân cư mạng nói về 30 tháng 4


Sài Gòn – Mấy ngày nay, Dân cư mạng có nhiều nỗi niềm về những ngày cuối tháng 4. Nhiều người cảm thấy buồn và nuối tiếc khi việt cộng xâm chiếm Miền Nam và khát khao nền Dân chủ ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Họ bày tỏ nỗi niềm của họ trên facebook như sau:
Luật sư Nguyễn Văn Đài: “Một quốc gia đã giành được độc lập và thống nhất, mà nhân dân không được hưởng các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền không được tôn trọng, thì người dân của quốc gia đó đã hy sinh xương máu một cách vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị của giặc nội xâm. Mà giặc nội xâm thì lại tham lam và gian ác gấp trăm ngàn lần giặc ngoại xâm.”

Thế nào là phản động?


LTCGVN (29.04.2013)  – Hà Nội – Nhân kỷ niệm 38 năm, ngày Việt Nam thống nhất Bắc-Nam thành một quốc gia. Sự kiện này đáng ra là một niềm vui vĩ đại, nhưng thực tế 38 năm qua lại cho thấy đây là một sự kiện buồn. Nếu một số người cho rằng những người lật đổ cố tổng thống Ngô Đình Diệm đã không có một chính sách gì đúng đắng để đẩy dân Miền Nam vào tay Cộng sản, thì những người Cộng sản khi nắm quyền chỉ thi hành chính sách trả thù và trục lợi.
Họ luôn dùng “chiếc mũ phản động” để đội lên đầu bất kỳ ai không đủ sức chịu đựng sự bất công đến nghiệt ngã do họ gây ra, hoặc những ai dán công khai chỉ ra những gian dối ngụy trang dưới các khẩu hiệu hay chiêu bài “độc quyền yêu nước” của họ.
Vào tháng 10. 2012, luật sư Nguyễn Văn Đài đã viết bài “Thế nào là phản động?”, để chỉ rõ bản chất ấn đề. Đây là một bài viết có nghiên cứu đối chiếu, xứng đáng là một tư liệu quý để chúng ta tham khảo.

Ngày Truyền thông thế giới


CatholicIreland.net – Hàng năm, trước lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội mừng thành tựu của ngành truyền thông và tập trung vào cách mà truyền thông có thể sử dụng tốt nhất truyền bá Tin Mừng.
Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 47 năm nay là Chúa Nhật lễ Thăng Thiên, 12-5-2013, với chủ đề đã được ĐGH Bênêđictô đưa ra là “Mạng lưới xã hội: Chân lý và Đức Tin; không gian mới cho việc Truyền bá Tin Mừng”.
Đó là gì?
Ngày Truyền thông Thế giới được Chân phước GH Phaolô VI thành lập năm 1967 nhằm khuyến khích chúng ta phản ánh các cơ hội và thách đố mà các phương tiện hiện đại về truyền thông xã hội (báo chí, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình và internet) cho phép Giáo hội rao truyền sứ điệp Tin Mừng.
Việc kỷ niệm này có từ đầu Công đồng Vatican II, vì nhận thấy phải liên hệ với thế giới hiện đại. Thực tế này diễn tả trong lời mở đầu của Hiến chế Gaudium et Spes (1), có câu: “Niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và đau khổ của con người trong thời đại chúng ta, nhất là của những người nghèo hoặc đau khổ bằng cách nào đó, cũng chính là niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và đau khổ của những người theo Chúa Kitô”.

Học thuyết vô thần không loại bỏ được lòng khát khao Thiên Chúa


LTCGVN (30.04.2013) – Sài gòn – “Chúng ta tạ ơn Chúa cho 38 năm qua, dù cả nước bị phủ kín bởi học thuyết vô thần, nhưng vẫn không sao loại bỏ được lòng khát khao Thiên Chúa, Đấng làm chủ lịch sử”. Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Giám độc Học viện DCCT đã nói như trên trong phần đầu thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình lúc 20 giờ, Chúa Nhật, 28.4.2013 tại Đền Đức Mẹ HCG Sài gòn.
Thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho công lý và hòa bình do cha Giuse Trinh Ngọc Hiên chủ tế, cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt thuộc dòng Đaminh giảng thuyết.
Thánh lễ hôm nay trùng vào dịp nghỉ nhưng số lượng người tham dự rất đông.
Trước thánh lễ khoảng mười phút, một số bạn trẻ đã phát nến, Bài giảng trong thánh lễ và tờ “Thông báo về những buổi dã ngoại để trao đổi về quyền con người” cho người tham dự.
Bắt đầu thánh lễ, cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên nói với cộng đoàn: “Chúng ta tạ ơn Chúa cho 38 năm qua, dù cả nước bị phủ kín bởi học thuyết vô thần, nhưng vẫn không sao loại bỏ được lòng khát khao Thiên Chúa, Đấng làm chủ lịch sử. Bất chấp những bất công, bất chấp những đàn áp và gian dối, những thế hệ trẻ Việt Nam vẫn lớn lên, vẫn phụng sự Giáo hội và xã hội. Chúng ta cầu nguyện cho đất nước chúng ta sớm thoát khỏi nạn vô thần để mọi người biết nhìn nhận nhau là con người có đầy đủ phẩm giá, để không còn những ai chỉ biết lợi dụng chức vụ để trục lợi, lợi dụng công cụ để làm điều ác…Chúng ta cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm, tôn giáo và chính trị, nhất là những người đã chết trên biển do phải chạy thoát khỏi cộng sản bằng con đường vượt biên”
Trước đó, cha Giuse Đinh Hữu Thoại đã mời gọi cộng đoàn cầu nguyện với các ý lễ sau: Cầu nguyện cho đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi sự trì trệ, kém phát triển do độc tài toàn trị gây ra; cầu nguyện cho hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, (dự kiến phiên tòa xử hai sinh viên này diễn ra vào ngày 16.05.2013); cầu nguyện cho phiên tòa  xử phúc thẩm 11 thanh niên Công giáo và Tin lành.
Khi đọc các ý lễ, cha Giuse Đinh Hữu Thoại cũng cho biết: Bà Dương Thị Tân, vợ ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) xin cộng đoàn cầu nguyện cho chồng được bình an vì ông mới bị chuyển trại. Và đặc biệt, cầu nguyện cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên mới bị công án đánh trọng thương ngay trong trại giam.
Cha Hữu Thoại cũng nói về tờ “Thông báo về những buổi dã ngoại để trao đổi về quyền con người” đã được phát tới cộng đoàn: “Quyền con người đã được ghi trong Hiến pháp, được Liên Hiệp Quốc xác nhận và nhà nước Việt Nam đã ký kết.” “Trao đổi về quyền con người là cơ hội trao cho nhau những điều hữu ích cho việc góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.”
Được biết “những buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người” sẽ đồng loạt tổ chức tại Sài Gòn, Nhà Trang và Hà Nội vào ngày 05.5.2015.
Thánh lễ do cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên chủ tế và cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt, dòng Đaminh giảng thuyết

[Video VRNs] Tin Công giáo thế giới - 29.4.2013

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Việt Nam ơi! 30 tháng 4 ngày ấy...bây giờ


Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 - như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân. Đặc biệt, xin thành kính tưởng nhớ những chiến sỹ, thuộc các quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì quyết tâm bảo vệ nền tự do cho người dân Nam Việt mà đã hy sinh oanh liệt trong những ngày tàn cuộc chiến vào thánh tư đen năm 1975. Viết về ngày đau thương này của dân tộc Việt, tôi cũng xin thành kính tri ân các vị trưởng bối là Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan và quý  thân hào, nhân sỹ của Việt Nam Cộng Hòa đã vì sự an nguy của chính thể Việt Nam Cộng Hòa và của nhân dân Miền Nam mà đã hy sinh một phần máu xương của mình trên các chiến trường và đã phải trải qua nhiều năm tháng tù đày khổ sai trong các trại lao cải của cộng sản sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975.  Đây là một trong những lý do chính yếu thúc dục tôi tiếp tục viết ngày quốc hận vào mỗi dịp tháng tư về.

30 tháng Tư ơi, Hồn Nước sẽ về đâu?



LTCGVN (29.04.2013) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày 30 tháng Tư, ngày mà cách đây 38 năm tôi đã nháy cẩng lên như một thằng điên vì vui sướng. Vì tôi tưởng kể từ nay, thanh niên Việt Nam sẽ không còn phải chém giết lẫn nhau nữa, bởi cuộc nội chiến tàn khốc nhất lịch sử dân tộc Việt Nam làm chết tới gần 5 triệu người đã kết thúc! Nhưng thật đáng thương sau ngày 30/4/1975 vẫn còn thù hận, hơn 1 triệu cán binh cộng hòa phải đi tù và chết đói trong lao tù hơn 16 vạn người, khoảng 60 vạn thuyền nhân bị chết chìm mất xác trên các đại dương khi vượt biển đi tỵ nạn và có tới 3 triệu người Việt phải bỏ nước ra đi không hẹn ngày trở lại. Đó là một tấn thảm kịch bi đát nhất trong lịch sử Việt Nam!

30-4-1975: Thắng cuộc hay Tội đồ?



LTCGVN (29.04.2013) - Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30-4-1975. Cho đến nay, cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tự hào họ là bên thắng cuộc. Nhân ngày 30 tháng 4 sắp đến có lẽ nên thử trở lại vấn đề ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?

I. Thế nào là bên Thắng cuộc?

Trước hết cần phải xác định thế nào là thắng cuộc thì mới có thể biết bên nào thắng cuộc? Thông thường, bên thắng cuộc là bên thực hiện được mục đích do chính bản thân đặt ra trước khi tham chiến.

Những bên tham chiến vừa qua là: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt Nam (BVN), Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN), Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt Nam (NVN). Ngoài ra, phía BVN có Liên Xô và Trung Quốc viện trợ và gởi quân làm cố vấn và bảo vệ BVN. Phía NVN có Hoa Kỳ viện trợ và gởi quân tham chiến.

Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa ngày 16/5



LTCGVN (29.04.2013)  - Tin cho biết, phiên toà xét xử hai sinh viên yêu nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra vào ngày 16/5/2013 sắp tới, tại trụ sở tòa án tỉnh Long An. Cả hai sinh viên cùng bị cáo buộc 'Tuyên truyền chống phá nhà nước' theo điều 88 BLHS, trong đó có việc rải truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược.

Dự kiến, chủ tọa phiên tòa là ông Lê Quốc Hùng, hiện đang là Phó Chánh án tòa án tỉnh Long An, Kiểm sát viên giữ quyền công tố là ông Huỳnh Văn Hoàng.

Cáo trạng vụ án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha


LTCGVN (29.04.2013)  - Như đã đưa tin, hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa vào ngày 16/5/2013 với cáo buộc 'Tuyên truyền chống phá nhà nước' theo theo khoản 1, điểm C, điều 88 BLHS. Mức án áp đặt cho tội danh này từ 3 đến 12 năm tù giam, chưa kể thời gian tù quản chế.

Theo cáo trạng của VKSND Tỉnh Long An được ký bởi ông Nguyễn Tiến Nghiệp, hai sinh viên Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cùng bị khép vào tội danh "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Trên thực tế, đây đều là các hoạt động rải truyền đơn ôn hòa, nội dung phản đối độc tài, kêu gọi dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, phản đối Trung Quốc xâm lược...

Hồ sơ dân oan tuần 3 (từ ngày 22 đến 28/4/2013)


Tuần thứ ba, VP Công lý-Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tiếp tục nhận được các hồ sơ khiếu nại – chủ yếu vẫn là liên quan đến quản lý đất đai – bao gồm dân oan các Tỉnh, Thành: Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Sài Gòn, Bình Thuận và Cần Thơ.
1. Tỉnh Long An: Với 14 hồ sơ ở Huyện Thạnh Hóa:
a) Gia đình Ông Nguyễn Cảnh Dần: Theo đó, QĐ 2805 của Tỉnh xác nhận: Gia đình Ông “khai vỡ đất sử dụng từ trước 1975… tiếp tục sử dụng đến năm 1982… UBND Tỉnh giao cho Đoàn Xây dựng Kinh tế Đồng Tháp 2, 1984 giao lại cho Đồng Tháp 3, 1988 qui hoạch cấp cho 3 Cán bộ, chiến sỹ… 1989 do sử dụng xây dựng sân bóng Huyện, 2 hộ dược hoán đổi đất khác, hộ còn lại (Ô. Đức tiếp tục sử dụng đất đến nay)…” Và UBND Tỉnh căn cứ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu…” để bác đơn khiếu nại của Gia đình Ông Dần. Đáng chú ý là Ông Dần cho biết Tỉnh “không có QĐ thu hồi đất, không hoán đổi, không bồi thường …” Việc này giống như “Đất do tao đại diện chủ sở hữu, tao thích lấy cho ai thì cho?” Giả sử ngày nào đó Ông Chủ tịch Tỉnh Dương Quốc Xuân về hưu, một Ông khác lên lấy đất của Ông Xuân giao cho người khác rồi trả lời: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân…” thì Ông Xuân sẽ chấp hành? VP sẽ giúp Gia đình Ông Dần làm đơn gửi Thủ Tướng Chính phủ đề nghị xem xét lại…

Bài giảng lễ Công lý và Hòa bình: Yêu như Chúa yêu


Sài Gòn – Một Chút Suy Niệm Về Lịnh Truyền Của Chúa Ki-tô Trong (Ga 13:34)
Thưa Anh Chị Em thân mến trong Chúa Ki-tô,
Không một đề tài nào đã từng làm tiêu tốn giấy mực, thời giờ, và công sức con người cho bằng đề tài tình yêu.  Thiên hạ đã  nói về tình yêu, đang bàn về tình yêu, và sẽ còn tiếp tục thuyết giảng về tình yêu.
Mặt khác, không một lãnh vực nào trong đời sống con người gánh chịu nhiều nỗi bi thương vì vô vàn vô số lợi dụng và lạm dụng như lãnh vực tình yêu.
Ngày nay, tình yêu bị giản lược thành tình dục, chỉ còn là một hành động bản năng.  Tình yêu bị phẫu thuật tạo hình, bị tiêm thuốc tăng trọng, bị biến đổi gien, bị biến thành công cụ của ác tà.
Hậu quả tất nhiên là khó mà tìm thấy trong xã hội loài người dung mạo chân thật của tình yêu. 
Có lẽ từ đây một tình yêu vị tha, vô điều kiện, cao thượng, thanh thoát, thủy chung như nhứt, chỉ còn hiện hữu trong chuyện cổ tích thần tiên!    
Tất cả những gì đang xảy ra chung quanh đều nhứt tề dập tắt đi bất kỳ một tia hy vọng mong manh nào đó còn sót lại trong cõi lòng chúng ta.
Giáo huấn—và trên hết là gương mẫu cuộc sống—của Chúa Ki-tô khẳng định một điều ngược lại với xu hướng bi quan đang bao trùm xã hội loài người.  Chúa dạy: tình yêu chân chính, đúng nghĩa vẫn đang sống và tác động mạnh mẽ để thay đổi thế giới.
Đó là tình yêu của một Con Người chỉ biết yêu thương mà không đòi được yêu đáp trả.
Đó là tình yêu của một Con Người vẫn cứ yêu thương, mặc cho nhiều phen bị nhẫn tâm bạc nghĩa bội tình, bị bán đứng rẻ mạt.
Đó là tình yêu của một Con Người, bầm dập đắng cay vì bạo hành, bất công, thù hận ngút  trời, lúc nào cũng yêu thương một cách hồn nhiên, thơ ngây, trong sáng như mối tình đầu.
Đó là tình yêu của một Con Người dám đât lên chiếu bạc cuộc đời chính sinh mạng mình để thế chấp cho chân tính tình yêu: “Không tình yêu nào vĩ đại cho bằng tình yêu của người dám thí mạng vì người mình yêu” (xc Ga 15:13).  
Đó còn là tình yêu của một Đấng Thiên Chúa, hóa thân làm Con Người, để cứu sống tình yêu của loài người, và để dạy loài người nhờ biết yêu thương nhau mà được ơn cứu sống..
Tình yêu đã được cứu sống đó phải được những con người đã được cứu sống nêu lên thật cao và phát tán ra thật sâu thật rộng.
Đó là ý nghĩa lịnh truyền của Chúa Ki-tô: “Chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con” (Ga 13:34).  
Thông thường không cần ai dạy bảo con người cũng biết yêu mình hơn yêu kẻ khác.  Do đó, các bậc hiền nhân, các vị giáo tổ đều dầy công khuyên nhủ mọi người biết yêu tha nhân như yêu chính bản thân mình.  “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân—điều mình không ưng thì chớ gây ra cho người” (xc Tb 4:15).
Giữa cõi đời tràn ngập vụ lợi và vị kỷ, nếu có ai đó biết sống vị tha quên mình—chẳng hạn gương anh hùng liều chết cứu người—luôn luôn được mọi người thán phục, tôn vinh như báu vật hiếm hoi của nhân loài.
Hình như Chúa Ki-tô không muốn tín hữu của Chúa chỉ bằng lòng với hai mức độ thương yêu nói trên.  Chúa đẩy hành vi bác ái lên tầm cao của Đấng Cứu Nhân Độ Thế: “yêu như Chúa yêu.”  Lời dạy của Chúa hàm ngụ hai điều.  Một là, yêu thương không thiên vị, noi gương Thiên Chúa Đấng ban mưa thuận gió hòa cho thánh nhân lẫn tội nhân (Mt 5:35); hai là, một khi đã chấp nhận thách đố của bác ái thì cũng phải sẵn sàng chịu đau khổ và gục chết đau thương như gương Chúa trên thánh giá.
Từ đây yêu thương trở thành căn tính của người môn đệ Chúa Ki-tô (xc Ga 13:35).
Kẻ tự xưng là tín hữu Chúa Ki-tô nhưng chỉ biết thù oán đồng loại rốt cuộc chỉ là kẻ dối trá (xc 1 Ga 3:20).
Từ đây một biên cương, một chiến tuyến được vạch ra giữa con cái Thiên Chúa và con cái Ác Tà:
“Căn cứ vào điều nầy mà người ta phân biệt con cái Thiên Chúa với con cái ma quỷ: phàm ai không sống công chính thì không thuộc về Thiên Chúa; ai không yêu thương anh em mình, thì cũng vậy” (1 Ga 3:10).
Con cái ma quỷ có mọi thứ khiến thiên hạ thèm khát, ganh tị: như quyền lực, tiền tài, danh vọng, lạc thú.  Đơn giản vì ma quỷ bố thí cho họ tất cả những thứ đó, đánh đổi việc họ chấp nhận quỳ xuống thờ lạy chúng (xc Mt 4:9).
Nhưng có một thứ ma quỷ không bao giờ có thể chu cấp cho họ, đó là tình yêu.
Ma quỷ, vốn là cựu thiên thần, có trí tuệ siêu phàm, hiểu biết tường tận các lẽ nhiệm mầu của vũ trụ càn khôn, chấp nhận không chút nghi nan chân lý về Thiên Chúa, song đã vĩnh viễn đánh mất khả năng biết ngưỡng mộ, yêu mến, và tri ân Thiên Chúa.
Đó chính là bản chất của cái hỏa ngục ma quỷ luôn phải mang theo suốt đời.
Đó cũng chính là nỗi bất hạnh của những kẻ sống trong hận thù, chủ trương hận thù, khích động hận thù, trục lợi bằng hận thù, điên cuồng ra sức thiêu rụi nhân loại trong biển lửa hận thù.
Cộng đoàn, đa số là giới trẻ, lắng nghe cha Phanxicô Nhứt chia sẻ

Tôi đi ... phá thai đêm

Ban ngày nắng gắt, buổi tối khi không gian mát lành hơn cũng là lúc các dịch vụ về Sản Phụ Khoa vào thời điểm gặt hái, kể cả dịch vụ nạo phá thai đêm.
"Thai to, thai nhỏ chị làm được tất !"
21g đêm ngày 9 tháng 6, con đường từ cầu Hà Đông đến Bệnh Viện 103 chỉ còn những chiếc xe tải chạy rầm rầm. Thấp thoáng những tấm biển sản phụ khoa, hút thai, phá thai bằng thuốc... lập lờ sáng. Những phòng khám điện vẫn sáng trưng, trong các phòng thấp thoáng những nhân viên y tế mặc áo trắng và một vài khách hàng loạng choạng ra vào.
Trong vai một người lầm lỡ với “sản phẩm” đã lên 10 tuần chúng tôi ghé vào một phòng khám trên phố Phùng Hưng, Hà Đông. Chị bác sĩ đon đả ra chào đón. Chị mời chúng tôi ngồi xuống ghế. Khi nghe chúng tôi trình bày muốn giải quyết hậu quả cho thật nhanh và kín đáo.
Chị bác sĩ hồ hởi: “Đã vào đến chỗ chị thì cứ yên tâm. Chị đảm bảo an toàn cho em luôn. Và không quên kể thêm “chị đã học 7 năm Y Khoa đấy, 5 năm đa khoa và 2 năm Sản Khoa nên về chuyện này gặp chị thì đảm bảo an toàn nhất khu vực. Thai to hay nhỏ chị làm được hết”. Chị ân cần buông hàng loạt những câu hỏi mang tính nghiệp vụ “em trễ kinh bao lâu rồi, đã khám ở đâu chưa ? Đã siêu âm chưa ? Muốn phá bằng thuốc hay hút…” ( Ảnh chụp một phòng Sản Khoa treo biển hút thai sáng trưng lúc 22 giờ )
Cô bạn tôi vân vê tà áo tỏ vẻ e ngại vì đã lỡ được vị bác sĩ trấn an ngay “ngại gì chứ, mỗi ngày chị làm đến chục ca, hầu như là chưa chồng. Cùng cảnh phụ nữ với nhau nên chị hiểu lắm. Ban đêm có hôm muộn hơn bây giờ chị cũng phải làm đấy. Con gái thời bây giờ dại lắm nên dễ dính chưởng. Nếu không tỉnh táo sẽ mang tiếng ngay” – chị vừa nói vừa viết cho chúng tôi một cái phiếu siêu âm.
Trong khi cô bạn tôi đang mải mê hỏi giá cả. Tôi lấy lý do muốn vào nhà vệ sinh chạy quanh quanh phòng khám ngó nghiêng. Bên trong phía phòng chờ là một cặp nam nữ đang thủ thỉ nói chuyện với nhau. Được biết, cô gái vừa giải quyết cách đây vài phút nên đang ngồi nghỉ ngơi.
“Nhanh lắm em ạ, cô bé này có 7 tuần nên chỉ cần nghỉ ngơi 15 phút là về được. Nếu tính toàn bộ thời gian giải quyết từ siêu âm đến hút chưa đầy một tiếng đồng hồ”. Chi phí cũng mềm 5 tuần 500 nghìn đồng, 6 tuần 600 nghìn đồng chưa kể tiền thuốc…

Đổi mới mọi sự


LTCGVN (29.04.2013)

Cách đây vài tuần, tôi có việc ra phi trường đón người anh cả về từ Hoa Kỳ, anh đi sang bên đó theo diện HO sau những ngày lao tù ở trại cải tạo, nay mẹ tôi đã quá già, 93 tuổi rồi, anh trăn trở về với mẹ, sống với mẹ ít ngày mỗi khi có thể, tôi thu xếp được công việc để ra phi trường đón anh trong tình nghĩa huynh đệ, dù biết rằng việc đón đưa anh không ưa, nó phiền toái và làm mệt nhiều người. Phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất vào những ngày đầu tháng tư không phải là mùa cao điểm, nhưng vẻ nhộn nhịp xô bồ cố hữu mà bất cứ ai có việc đến đều phải chấp nhận, vì thế tôi không lạ lẫm gì và đã chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều ấy.
Nhưng phi trường hôm nay nhộn nhịp một cách lạ thường, chỉ cần bước vào sảnh đón thân nhân trong ít phút sẽ thấy ngay sự lạ thường đó, giới trẻ học sinh tụ họp rất đông, nhiều em mặc đồng phục, nhiều em mang theo cặp hoặc khoác balô. Các em đứng thành từng đoàn dán mắt vào phía bên trong, chăm chú theo dõi đoàn người xa thật xa đang làm thủ tục kiểm tra Hải Quan, thỉnh thoảng các em reo hò vang dội, tiếng vỗ tay, tiếng la hét, nhiều em giơ cao tấm bảng mang sẵn đến phi trường lắc qua lắc lại, những em hình như mệt mỏi ngồi xuống đất vội vàng nhổm dậy, những em đang ngồi uống nước ở nhà hàng vội vàng cầm ly hoặc chai nước chạy ra, chúng chạy quanh, nhảy cả lên dãy ghế ngồi lắp đặt cho người đợi, em nào cũng hoảng hốt như sợ vuột mất một cái gì, một bầu khí nhốn nháo, ồn ào lạ kỳ, bầu khí ấy kéo dài mấy tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy khác đi.
Có tiếng của những người đi đón thân nhân bảo nhau: “Ôi ! Chúng nó đón ca sĩ Hàn Quốc gì đó mà !” có tiếng khác vừa đi vừa nói: “Con cái không lo học, bày đặt sao với trăng”. Tôi đứng xa xa để tránh cái không khí ồn ào nóng nực và hỗn độn đó, có một ông đứng tuổi vừa đi vừa nhìn tôi nói như phân bua: “Chúng nó kêu học quá nhiều, quá tải mà có giờ đi đón sao Hàn ?” Tôi không gặp được lời nào bênh vực dù là bênh nhẹ nhàng từ phía “người lớn” cho hành động “mê” sao Hàn của các em.
Tôi xin phép được nghĩ khác, tôi không dám trách các em, tôi cảm thấy có lỗi với các em. Tuổi trẻ ai mà không trải qua thời kỳ bị cuốn hút vào một hình ảnh thần tượng nào đấy. Ngày xưa, ngày nay đều vậy, nên các em có thần tượng ai hay cái gì đi nữa, không phải là điều xấu. Cái đáng trách là ngày nay chúng ta đã không cung cấp, không gầy dựng, không làm hình thành nơi các em những hình ảnh xứng đáng là thần tượng mà chúng ta muốn. Hình ảnh thần tượng mà chúng ta muốn khả dĩ là hình ảnh có sức xây dựng cho các em một hướng sống lành mạnh và vươn lên. Tại sao ngày xưa tôi có thể ghi lên trang trong của cuốn sách học luyện thi Tú Tài câu thơ của Nguyễn Công Trứ trong bài “Đi thi tự vịnh”:

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

[Video SBTN] VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: GIÁO DỤC VIỆT NAM NÔ LỆ HAY KHAI PHÓNG

LTCGVN (28.04.2013)
VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: GIÁO DỤC VIỆT NAM NÔ LỆ HAY KHAI PHÓNG
24/4/2013
Bình Luận Gia Đại Dương 


Một video nhận xét về nền giáo dục tại Việt Nam của một nam sinh lớp 12 đã gây xôn xao trong cư dân mạng kể từ ngày 17 tháng Tư. Phê phán, nhận xét về nền giáo dục từ trước tới nay đều thuộc về cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhà báo, nhưng, nền giáo dục tại Việt Nam ngày càng tệ hại gần như hết thuốc chữa. Nam sinh lớp 12 tự nhận "kẻ lười biếng" đã độc diễn hơn một tiếng đồng hồ về đường lối giáo dục, về dạy và học, về tác hại của nền giáo dục chạy theo thành tích ảo đối với xã hội và đất nước. BLG Đại-Dương nhận xét và đối chiếu nền giáo dục đang diễn ra tại Việt Nam.


[Video SBTN] VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: BÀN CỜ THẾ TRÊN BIỂN ĐÔNG NAM Á

LTCGVN (28.04.2013)
VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: BÀN CỜ THẾ TRÊN BIỂN ĐÔNG NAM Á
24/4/2013
Bình Luận Gia Đại Dương
Vạn-Lý


Nguy cơ xung đột trên Biển Đông Nam Á ngày càng tăng do tham vọng độc chiến của Trung Quốc nhằm làm chiếc nôi cho chiến lược "cường quốc biển" của Bắc Kinh đang được Chủ tịch Tập Cận Bình ráo riết thực hiện. Việt Nam, Phi Luật Tân và cộng đồng quốc tế có những bước đi trong bàn cờ thế trên Biển Đông Nam Á như thế nào được BLG Đại-Dương phân tích trong chương trình hôm nay.


Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả Ls Lê Quốc Quân và Ts Cù Huy Hà Vũ [*]


“Nhân quyền luôn nằm trong chương trình nghị sự, trong các mối quan hệ song phương của chúng ta, ví dụ như trong suốt cuộc đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt gần đây, trong đó chúng ta thúc giục việc trả tự do cho các tù nhân chính trị gồm Lê Quốc Quân, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và những người khác.”

Phát biểu về Báo cáo tình hình Nhân quyền các nước năm 2012 – Họp báo đặc biệt

Uzra Zeya – Quyền Trợ lý Thư ký Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động
Washington, DC – Ngày 19/4/2013
Ms. ZEYA: Xin cám ơn ngài Ngoại trưởng rất nhiều. Tôi muốn nói vài lời về cách chúng ta sử dụng Bản báo cáo Nhân quyền hằng năm để thông tin cho các cơ quan Ngoại giao trên khắp thế giới của chúng ta và giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về một số những diễn biến chủ yếu trong năm qua, mà bản báo cáo đã mô tả, rồi tôi sẽ hân hạnh lắng nghe những câu hỏi từ các bạn.