Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Dấu chỉ thời đại



Ucanews - Cuối cùng, sự rối loạn xã hội và tài chính ở Tây phương sẽ ảnh hưởng Á châu.
London đang nóng lên từng ngày. Bạo lực và cướp bóc đã lan tràn tới các thành phố khác ở Anh quốc. Trộm cướp nhiều hơn cảnh sát vì tình trạng có vẻ ngoài tầm kiểm soát và sự lan truyền như bệnh truyền nhiễm vậy.
Những nơi khác trên thế giới, thị trường chứng khoán đang đảo lộn ở mức không thể đoán trước từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến chứng khoán sụt tự do và thị trường bị rối loạn. Chúng ta đang hướng tới ngày giảm sút thứ tư và có vẻ không thấy trước sự chấm dứt.
Có phải đây là 2 “siêu hiện tượng” có liên quan và nếu như vậy, mối quan hệ của chúng có thể nói gì về where we are nơi chúng ta ở và nơi chúng ta đến? Và vì chúng ta sống ở đây, có sự thích hợp nào đối với Á châu?

Bạo lực và trộm cướp nói lên điều gì? Ít ra nó nói rằng người ta tức giận và trong các xhthịnh vượng, lợi nhuận không được chia sẻ thỏa mãn. Những kẻ phiến loạn xuyên suốt lịch sử đã bị điều khiển bởi các mối bất bình cơ bản: lương thực, an ninh, niềm tin về sự sống còn.
Những gì đang xảy ra ở London không chỉ ở thành phố này. Tôi quan ngại nó sẽ lan ra cả Anh quốc. Nạn thất nghiệp ở Mỹ và các nước Âu châu khác tăng cao và không chịu giảm. Ngoài những con số thất nghiệp che giấu những người bán thất nghiệp và những người không tìm được việc làm. Đây là một công thức cho thấy tiền lệ ở Anh quốc có thể chỉ mới bắt đầu đối với những người tìm cách trút bỏ nỗi thất vọng của mình.
Việc sa sút thị trường chứng khoán nói gì và việc giảm sút tín dụng của Mỹ nói gì về những gì chúng ta thấy ở Anh quốc? Vấn nạn chỉ hóa tệ hơn. Vốn đầu tư đang biến mất khỏi thị trường, bị ẩn giấu, nếu nó hiện hữu, nằm sâu trong túi của những người sợ hãi và các công ty. Các nhà đầu tư này bất ngờ thấy mạng lưới của họ đáng bị sa sút lại lần thứ 2 trong 4 năm. Hệ quả sẽ là gì? Không có nghề mới; những người làm việc hiện nay được cho biết là họ dư thừa vì các công ty của họ không thể thanh toán tiền lương cho họ; chính phủ của các nước giàu có nhất thế giới (như ở Mỹ), hiện nay cũng vỡ nợ, và không thể kích thích nền kinh tế mà nhiều người khác phụ thuộc vào sự phồn thịnh của họ.
Hệ quả: nhiều thất vọng ở những người bị xa cách, những người không có tương lai trong các xã hội và các nền kinh tế mà khoảng cách tài chính giữa họ càng ngày càng rộng lớn; những người nổi loạn bị điều khiển bởi những người phẫn uất muốn những gì họ có thể đạt được và ghi một số điểm mà họ muốn thể hiện lâu dài; những người bị chính phủ đàn áp vì tính hợp pháp và sự kiểm soát của họ bị đe dọa; cảnh nghèo khổ và nỗi bất hạnh vì bất cứ thứ gì đều bị quét sạch trong cơn lốc này.
Rắc rối còn ở phía trước. Chưa thấy sự kết thúc vì sự hỗn độn này. Sự điên cuồng của cơn giận dữ và những người thất vọng ở Âu châu và Mỹ vẫn còn.
Điều này có ý nghĩa gì ở Á châu? Rõ ràng không bị rắc rối vì sự suy thoái của Mỹ và Âu châu, kinh tế Á châu có vẻ đang thở phì phò ở tỷ lệ cao: mức phát triển cao, thặng dư xuất khẩu, Trung quốc là người nắm giữ mạnh nhất về đồng tiền Mỹ, v.v… Bầu trời là giới hạn vì cả về vị trí tuyệt đối và tương đối của nền kinh tế Á châu đang vững mạnh.
Nhưng không lâu nữa nếu đồng tiền Mỹ và Âu châu giảm, khả năng mua sẽ giảm và sức mạnh ngân hàng cũng bị tổn hại. Trong một thế giới tương thuộc như vậy, điều sẽ xảy ra ở Mỹ và Âu châu sẽ ảnh hưởng Á châu, có thể chẳng chóng thì chày!
Câu trả lời là gì? Phản ứng của chính phủ, một phần ở Trung quốc và Việt Nam, và cả những nơi khác, đối với Ả Rập vào đầu năm 2011 là một bài học. các chính phủ phi dân chủ ở Á châu lo sợ rằng điều đã xảy ra và tiếp tục ở Bắc Phi và Trung Đông có thể lan sang Á châu. Điều đó khiêu khích các hoạt động cao của cảnh sát và các nhân viên an ninh nội địa. Ngay cả UCAN cũng cảm thấy hệ lụy của điều đó bằng sự xâm lấn của cảnh sát đối với đời sống của các phóng viên, họ gia tăng giám sát và theo dõi các hoạt động của họ.
Nhưng đối với Giáo hội, ảnh hưởng này sẽ bị cảm thấy rộng rãi hơn UCAN.
Trong khoảnh khắc đầu tiên, nếu tính bất ổn định dẫn đến thiếu lương thực, nhu cầu y tế hoặc những nhười bị chấn thương, các cơ quan của Giáo hội sẽ vào cuộc để bày tỏ các vấn đề này.
Nhưng ảnh hưởng tới Giáo hội ở một số quốc gia (như Trung quốc, Việt Nam hoặc Miến Điện) có thể rõ ràng hơn. Có thể vì các lý do lịch sử khác nhau, các chính quyền ở Á châu coi Giáo hội là mối đe dọa – một cộng đồng độc lập có thể đi theo đường lối của mình, liên quan những người ngoại quốc, theo cách nhìn của một số chính phủ như vậy, là nền tảng đối với việc nổi loạn.
Từ lâu Trung quốc được biết đến là có cuộc sống thể hiện và nổi loạn hiếm khi được tường trình. Luôn luôn có khoảng 20–40 triệu người khắp Trung quốc đi tìm việc làm. Tính bất ổn xã hội và ảnh hưởng của nó về kinh tế đang là mối quan ngại của các nhà lãnh đạo Trung quốc và vũ lực bất biến đối với nhiều nhà phê bình về sự phát triển mạnh của Trung quốc.
Một thời kỳ bất ổn như vậy có thể còn ở phía trước nếu sự thay đổi của Mỹ và Âu châu chịu đựng được. Đối với Á châu, ảnh hưởng này sẽ trễ hơn nhưng đáng kể!
Lm MIKE KELLYDòng Tên, giám đốc UCA News.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ)
Nguồn: VRNs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét