LTCGVN (18.02.2013)
Từ Cuộc Đại Diệt Chủng Rwanda 1992:
Léon Mugesera |
Đó cũng là trường hợp của Léon Mugesera, một công dân nước Cộng Hòa Rwanda, ở vùng trung Đông Châu Phi. Mugesera thuộc sắc tộc Hutu, là thành viên của đảng thống trị Hutu MRND (Phong trào Cộng hòa Quốc gia vì Dân chủ và Phát triển) (1) liên hệ gần gũi với quân đội. Ông ta cũng là Phó Chủ tịch của khu vực pháp quyền Gisenyi. Trong bài viết "Rwandan man facing deportation making last-ditch plea to stay in Canada" (Người đàn ông Rwanda đối mặt với lệnh trục xuất, cố van xin như bám vào bờ mương cuối để ở lại Canada), của Sidhartha Banerjee, The Canadian Press, được đăng lên yahoo ngày 10/01/2012, cho biết rằng:
Lệnh truy nã tội phạm diệt chủng của Tòa án Tội phạm Quốc tế cho RRwanda |
Léon Mugesera trốn sang Canada và nhanh chóng tìm cách vào thường trú dân từ năm 1993; có công việc dạy học vững vàng tại trường Đại học Laval, thành phố Montreal, Quèbec (tỉnh bang nói tiếng Pháp). Chỉ sau khi vài tháng Mugesera rời Rwandan, năm 1994 nhóm dân quân thuộc sắc tộc Hutu của đảng MRND, qua sự khích động trong bài diễn văn của ông ta vào năm 1992, đã phát động một cuộc diệt chủng 100 ngày đối với sắc tộc Tutsis và những người ôn hòa thuộc sắc tộc Hutu_ tiêu diệt khoảng 800,000 đến 1 triệu người.
Mặc dù suốt trong 16 năm qua Mugesera đã cố gắng đấu tranh để được ở lại Canada: chống án lệnh trục xuất năm 2005 lên Tòa án Tối cao; khiếu kiện giảm án tử hình đối với tội phạm chiến tranh vào năm 2007; và tạo uy tín đối với cộng đồng nhằm lôi cuốn những người ủng hộ trong vùng qua danh vị giáo sư Đại học, tiền bạc sung túc, cuộc sống mẫu mực, nhưng trong những tháng gần đây trong khoảng cuối năm 2010, Tòa án Nhân quyền Châu Âu và Tòa án Tội phạm Quốc tế cho Rwanda (The European Human Rights Court and the International Criminal Tribunal for Rwanda) có quyết định cáo buộc trở lại tội phạm chiến tranh đối với Mugesera. Và dù Luật sư Johanne Doyon đưa ra Hiến chương Nhân quyền Canada, cũng như những điều ước quốc tế, nhằm bảo vệ thân chủ Mugesera chống lệnh trục xuất và xin tái nhập như người tị nạn, vì quyền thường trú bị Canada tước đoạt lại trước đó, với lý do là thân chủ Mugesera lo sợ một sự trả thù có thể đe dọa đến tính mạng bởi nhà cầm quyền mới Paul Kagame, đương thời, nhưng một quyết định cuối cùng chống lại Mugesera mà những luật sư liên bang cương quyết giữ ý kiến trục xuất trong năm 2005, được đưa ra trong tháng 12/2011, tuyên bố rằng cuộc sống ông ta sẽ không bị nguy hiểm nếu được trả lại Rwanda để xét xử.
Đến cuộc thảm sát hay tiểu diệt chủng Huế 30/01/1968:
Và đó cũng là trường hợp của những người chủ chốt trong Mặt trận Giải phóng miền Nam đã tiến hành một cuộc Tiểu Diệt chủng Huế, mà chính họ đa phần cũng là người bản xứ. Trong Tập 1 của "Tài liệu và Chứng từ" do Khối 8406 sưu tập 40 bài viết của nhiều tác giác khác nhau về"Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm Sát tại Huế" trên quanvan.net, cho người đọc cảm nhận được rất nhiều hình ảnh đau thương của cuộc chiến mà chính anh chị em cùng dòng giống đã "tận lực" tiêu diệt lẫn nhau một cách không thương tiếc hơn là đối với kẻ cựu thù ngoại bang Bắc phương. Thảm trạng Huế là một tủi nhục chung cho cả dân tộc Việt, nhưng trong khi đó những người từng tham gia trong chiến dịch đó, cho đến ngày hôm nay (2012) vẫn xem là đó một "chiến công" vinh quang. Dù tuổi đời của họ sẽ chấm dứt nay mai, vẫn không đủ can đảm len lén ngẩng đầu đối mặt một lần vị Thẩm phán Cuối cùng. Ngược lại, họ vẫn cố tình ngụy biện, che đập bàn tay đẫm máu đồng bào vô tội qua những bài viết, hầu trốn tránh bản án "tội phạm chiến tranh" trước dư luận hôm nay và mãi sau này - như trường hợp Nguyễn Đắc Xuântrong loạt hồi ký "Huế - Những Tháng Ngày Sục Sôi", bắt đầu từ 5/01/2012 trên tuoitre.vn. Chúng chứa đựng một dòng sử đục ngầu phiến diện để biện minh cho "công trạng" sát thủ và "vinh danh" cá nhân hèn mọn.
Đến cuộc thảm sát hay tiểu diệt chủng Huế 30/01/1968:
Và đó cũng là trường hợp của những người chủ chốt trong Mặt trận Giải phóng miền Nam đã tiến hành một cuộc Tiểu Diệt chủng Huế, mà chính họ đa phần cũng là người bản xứ. Trong Tập 1 của "Tài liệu và Chứng từ" do Khối 8406 sưu tập 40 bài viết của nhiều tác giác khác nhau về"Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm Sát tại Huế" trên quanvan.net, cho người đọc cảm nhận được rất nhiều hình ảnh đau thương của cuộc chiến mà chính anh chị em cùng dòng giống đã "tận lực" tiêu diệt lẫn nhau một cách không thương tiếc hơn là đối với kẻ cựu thù ngoại bang Bắc phương. Thảm trạng Huế là một tủi nhục chung cho cả dân tộc Việt, nhưng trong khi đó những người từng tham gia trong chiến dịch đó, cho đến ngày hôm nay (2012) vẫn xem là đó một "chiến công" vinh quang. Dù tuổi đời của họ sẽ chấm dứt nay mai, vẫn không đủ can đảm len lén ngẩng đầu đối mặt một lần vị Thẩm phán Cuối cùng. Ngược lại, họ vẫn cố tình ngụy biện, che đập bàn tay đẫm máu đồng bào vô tội qua những bài viết, hầu trốn tránh bản án "tội phạm chiến tranh" trước dư luận hôm nay và mãi sau này - như trường hợp Nguyễn Đắc Xuântrong loạt hồi ký "Huế - Những Tháng Ngày Sục Sôi", bắt đầu từ 5/01/2012 trên tuoitre.vn. Chúng chứa đựng một dòng sử đục ngầu phiến diện để biện minh cho "công trạng" sát thủ và "vinh danh" cá nhân hèn mọn.
Trong bài viết "Biến cố Tết Mậu Thân" của Đinh Lâm Thanh trong Tập 1 của "Tài liệu và Chứng từ", có nêu rõ những tội phạm chiến tranh như sau:
"Vừa chiếm được Huế, cs Bắc Việt đã vội vàng thành lập hai tổ chức hành chánh và hành động.
- Về Hành chánh: cộng sản Bắc Việt chỉ thị cho những tên cs chính gốc nằm vùng tại nhà Nguyễn Đóa là Hoàng Kim Loan, Hoàng Lanh, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân, Phan Nam, Nguyễn Thiết... đưa những người địa phương ra lập các tổ chức hành chánh:
- Chính quyền cách mạng tại Huế giao cho Lê Văn Hảo, Đào Thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo.
(Xin nói riêng về ông Lê Văn Hảo: là giáo sư Đại học Huế, người Công giáo, không có tên trong danh sách tham gia các phong trào tranh đấu của Phật giáo. Do đó sau 1966 ông vẫn được tiếp tục dạy Đại học Văn khoa Huế. Nhưng sau đó cũng bị cảnh sát bắt vì đã để cho sinh viên theo cộng sản sử dụng nhà riêng in ấn và phát hành báo chống Mỹ, ủng hộ cộng sản. Sau đó ông được thả về trước Tết mấy ngày thì được cs đưa lên làm Chủ tịch Liên minh Dân chủ Dân tộc Hòa bình. Sau năm 1975 được Cộng sản thưởng công cho chức Trưởng ty Thông tin Văn hóa Bình-Trị-Thiên, chứ không được vào quốc hội như Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi. Nhân dịp đi Australia, Lê Văn Hảo trốn qua Pháp và xin tỵ nạn tại đây.)
- Liên Minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ Hòa bình do Lê Văn Hảo làm chủ tịch, thượng tọa Thích Đôn Hậu, Bà Nguyễn Đình Chi làm phó chủ tịch và Hoàng Phủ Ngọc Tường làm tổng thư ký.
Tay sai gây nên tội ác như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm… là những tên nằm vùng, từ năm 1963 đến 1966, tham gia trong phong trào tranh đấu của Phật giáo và chạy vô bưng khi phong trào nầy bị đàn áp. Nhân vụ Tết Mậu Thân chúng trở lại hoạt động và gây tang tóc cho Huế.
- Về Hành Động: Do Lê Minh, đại tá, trưởng ban An Ninh Khu Ủy Trị-Thiên chỉ huy toàn bộ, Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy Khiêm là đảng viên Cộng sản Bắc Việt chỉ huy các tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, Trần Quang Long, Phan Duy Nhân đi lùng bắt, thủ tiêu những người mà chúng cho là "ác ôn", "có tội với nhân dân". Nhưng thật ra là thường dân Công giáo vô tội, những người trước đó có thù oán cá nhân với nhau và quân cán chính đang nghỉ phép để ăn Tết với gia đình."
Thêm vào danh sách những nhân vật "nổi bật' trong cuộc Tiểu Diệt Chủng Huế bắt đầu từ ngày mồng một Xuân Mậu Thân 68, không thể không "nhớ" đến hai hạng "nữ sát thủ" dù mới tập sự nhưng khá nhuyền nhẫn với ngón tay lẫy cò súng mà mặt lạnh như băng, vào những người dân cô thế bị trói chặc bằng dây kẽm gai. Theo "Trịnh Công Sơn the Unknown Trịnh Công Sơn" của Liên Thành, trên vietnamsaigon.multiply.com, đó là:
"Nguyễn Thị Đoan Trinh, Sv Dược Khoa Đại Học Sài gòn, sát thủ Mậu Thân 1968. Y thị trực diện đeo băng đỏ, nổ súng, hạ sát rất nhiều người. Thoát ly ngay sau cs bại trận Mậu Thân.
Bà Đào Thị Yến, tức Bà Thuần Chi, nguyên Hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh và cũng là tình nhân của Thích Đôn Hậu. Thoát ly ra Bắc cùng với Thích Đôn Hậu, sau Mậu Thân, cùng với Giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm. Giáo sư Lê văn Hảo v.v."
Và cũng trong Tập 1 với bài "Tết Mậu Thân 1968" của Trọng Đạt, cho biết thêm như sau:
"Theo tác giả Elje Vannema, trong bài "Thảm Sát Huế Mậu Thân", phía Mặt trận Giải phóng lo phần chính trị, họ ghi tên hầu hết mọi người, chú trọng đàn ông, chia thành phần công chức quân đội, thường dân... Theo tác giả, quân chính qui Bắc Việt và quân Mặt Trận lo phần quân sự tác chiến, bọn Mặt trận nhất là những cán bộ nằm vùng địa phương lo việc chính trị, xử án, thủ tiêu, bắn giết... họ muốn bắt ai, muốn giết ai thì giết có khi không cần lý do... Cuộc tàn sát tại Huế do cán bộ cs nằm vùng và Mặt Trận Giải Phóng tiến hành."
Như vậy đã quá rõ ràng, chính những nhân vật trong cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam, cũng là những người hàng xóm láng giềng, bạn bè quen biết trong trường, ngoài chợ từ đầu ngõ đến cuối ngõ, đã nhẫn tâm lên danh sách thủ tiêu họ bằng cách dùng cuốc đập đầu, dùng dao, lưỡi lê đâm chém, tra tấn hoặc chôn sống v.v. để tiết kiệm đạn dược trong cuộc chống trả tháo chạy. Và trên đây chỉ là một số hình ảnh của những nhân vật tiêu biểu (2), chủ chốt đích thân chỉ huy hoặc/và ra tay sát thủ mà trong suốt cuộc đời còn lại của họ chưa bao giờ nói lên một lời tạ lỗi những linh hồn oan ức. Tuy nhiên, dù muốn dù không, dù những vị Thẩm phán trong chế độ cs đương thời cố tình nhắm mắt làm ngơ trước tội ác chiến tranh của họ, chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với Vị Thẩm phán Cuối cùng.
Trong tờ báo Time ra ngày 31/10/1969, có bài tường thuật chi tiết về "Cuộc Thảm Sát Huế"với những cuộc tìm kiếm và khai quật những nấm mồ tập thể mà Nguyễn Đắc Xuân cũng khó thể tưởng tượng nổi về "thành tích" quá vĩ đại của họ, đến nỗi:
"Ký giả Stewart Harris của báo Times tại Luân Đôn cực lực phản đối qua trang đầu với hàng chữ lớn nhan đề “Chính sách Hành quyết Tập thể tại Huế”. Ký giả Yves Gautron của báo Minute viết: “Không thể tha thứ được hành vi man rợ của Cộng sản Việt Nam đã sát hại những dân vô tội tại Huế”. Thanh niên Pháp đã tổ chức một cuộc biểu tình tại công trường Ternes lên án các hành động dã man của Cộng sản Việt Nam ở Huế." (Trích từ "Xuân Nhớ Huế Mậu Thân 68 Nén hương Lòng Tưởng niệm", của Hồng Lĩnh)
Hay "Cố Đô Kinh Hoàng" của Elje Vannema, "Thảm sát tại Huế" của Douglas Pike, v.v. Con số người dân bị thảm sát, theo "“Ai đã Giết người Dân Huế?” Câu hỏi 40 Năm chưa Trả lời" của Thiện Giao, phóng viên RFA, 2/02/2008, cho biết:
"Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu” (Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên)"
Và trên en.wikipedia.org, trong "Massacre at Huế" cũng xác nhận khoảng con số đó, mặc dù theo "Thảm sát Huế Tết Mậu Thân", trên vi.wikipedia.org, đưa ra con số của Gareth Porter, một nhà báo Hoa Kỳ thân cộng, để ngụy biện hầu giảm nhẹ tội ác chiến tranh của Việt cộng_ nhưng trong đó cũng nhắc đến con số mà Douglas Pike nhìn nhận trong thống kê là 7,600 người.
Những hình ảnh khó phai mờ khi mà tội phạm chiến tranh vẫn được tán tụng bởi Cộng sản
Qua cuộc thảm sát ở Huế, có thể rút ra vài nhận xét từ cái nhìn của đảng csvn và Việt cộng như sau:
- Sự trút hận vào dân sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa thất bại nặng nề của cộng sản
- Cuộc thanh trừng vì ghen ghét cá nhân, cũng như để thỏa mãn sự thù ghét những gia đình có ít nhiều liên hệ với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
- Dằn mặt người dân miền Trung và Nam, những ai có ý chống lại cộng sản miền Bắc hay Việt cộng nằm vùng.
- Dự định một âm mưu tuyên truyền cho dân Bắc nhằm vu khống bom đạn của Mỹ ngụy tàn sát dân lành Huế.
- Tạo nên sự phẫn nộ trong dân Bắc nhằm lợi dụng sự quyết tâm liều mạng hy sinh hơn của họ cho cuộc chiến tiếp theo.
- Tạo nên sự phẫn nộ trên thế giới, nhất là trong đất nước Hoa Kỳ, qua hậu quả của một cuộc chiến Việt Nam mà Hoa Kỳ đang tham dự.
- Ngầm hứa hẹn một cuộc chiến toàn diện khác mà dân miền Trung, Nam không dám "phản động".
Dù có những chứng cớ, và ngay cả bằng chứng sống, nhưng csvn đương thời vẫn cố tình xoa tay, chối quanh với những lý lẽ từ ngờ nghệch nực cười đến tàn nhẫn lạnh lùng. Có lẽ cũng vì bởi con người cộng sản luôn hãnh diện với quan niệm vô thần, nên đối với họ: cuộc sống là phải tranh giành, chiếm lấy bằng cách triệt tiêu đối thủ hay kẻ đáng nghi ngờ dù là vô nhân đạo nhất. Nhưng họ quên rằng, Đấng tạo hóa nào đó đã tạo nên những cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản, chớ không phải ngược lại. Và cái thuyết "Duy vật Biện chứng" chỉ là thứ lý lẽ để bào chữa cho những tội ác, xúi dục con người cứ thản nhiên nhúng tay vào máu đồng loại để giành, để đoạt vật chất mà họ cho là cứu cánh của cuộc sống.
Tuy nhiên, con người cộng sản cũng phải chết, dù họ cố gượng gạo tưởng tượng là bất tử qua thể cách ướp xác những lãnh tụ cộng sản. Đó là con đường bắt buộc mọi người phải đi qua, và phải đối mặt với Vị Thẩm phán Cuối cùng; không ngoại lệ cho bất kỳ cá nhân nào dù là con người cộng sản vô thần. Khi đứng trước ngưỡng cửa tử, không ai không cảm thấy lo âu, nhất là những kẻ trót vây nợ máu, hay lời nguyền của người đời, vì vậy họ thường trấn an mình bằng cách viết hồi ký như là cách trút vội gánh nặng cuộc đời để lại hậu thế những thông tin ẩn kín, hoặc phân giải, phân bua, tránh né sự thật, ngụy biện đánh bóng vinh quang chính mình trong sự cố gắng cuối cùng đè nén cảm giác lo sợ nhất từ quá khứ hiện về - như những trường hợp của giới cộng sản, hay điển hình là Nguyễn Đắc Xuân - để có đủ ít gì can đảm chấp nhận sự nghiệt ngã không thể tránh được khi làm người.
__________________________________________________
Chú Thích:
1. MRND (tiếng Pháp: Mouvement Républicain National pour la démocratie et leDéveloppement,) Phong trào Cộng hòa Quốc gia vì Dân chủ và Phát triển: là đảng cầm quyền chính trị của Rwanda 1975-1994 dưới thời Tổng thống Juvenal Habyarimana. Nó được thống trị bởi sắc tộc Hutus, đặc biệt là từ khu vực nhà của Tổng thống Habyarimana ở phía Bắc Rwanda. Đảng nầy được thành lập vào năm 1975 như một Phong trào Cách mạng Quốc gia về Phát triển. Từ năm 1975 đến năm 1991, MRND là đảng chính trị hợp pháp duy nhất trong cả nước, và tất cả công dân đều được yêu cầu trở thành đảng viên. Nó được mô hình hóa một cách lỏng lẻo theo đảng Cộng sản ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, với cấu trúc thể chế song song với những cấu trúc chính phủ ở mỗi cấp, xuống đến các bộ phận và khu vực. Tên của đảng được thay đổi sau sự hợp pháp hóa của các đảng phái chính trị đối lập vào năm 1991.
Sau khi cuộc xâm lược RPF vào năm 1990, những đảng viên MRND sáng lập tạp chí Kangura. Cánh thanh niên của đảng, được gọi là Interahamwe, sau đó phát triển thành một nhóm dân quân đóng một vai trò quan trọng trong cuộc diệt chủng năm 1994. Sau cái chết của Tổng thống Habyarimana vào tháng 04/1994, những phần tử theo đường lối cứng rắn của đảng nằm trong số những kiến trúc sư trưởng của cuộc diệt chủng Rwanda. Sau khi Rwanda bị chinh phục bởi đối thủ thuộc sắc tộc Tutsi thống trị Mặt trận Rwanda Yêu nước được dẫn dắt bởi Paul Kagame, đảng MRND bị trục xuất khỏi quyền lực và đặt ngoài vòng pháp luật.
Liên minh Quốc phòng Cộng hòa đóng một vai trò lớn trong cuộc diệt chủng Rwanda, là một phe theo đường lối cứng rắn của đảng MRND, trở thành một đảng phái riêng biệt. (Theo en.wikipedia.org, "National Republican Movement for Democracy and Development").
2. Trong bài viết "Trịnh Công Sơn the Unknown Trịnh Công Sơn" của Liên Thành có nhắc đến một danh sách dài của những Việt cộng nằm vùng ở Huế.
__________________________________________________
Dân Làm Báo - Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:
- Vị Thẩm Phán Cuối Cùng: Lương TâmDân Làm Báo - Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:
- Gửi bà Lê Phong Lan và đồng bọn!
- Lê Phong Lan: láo xác chết, lừa người sống
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 1 - Cộng sản tự hào về thảm sát ở Huế
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 2 - Một vụ thảm sát bình thường vào đầu xuân 1968...
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 3 - Tất cả đều bị đập bể đầu
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 4 - Đã tìm thấy ngót 2.000 xác
- Đồng bào Huế gửi “quà Xuân” cho nữ đạo diễn Lê Phong Lan
- Lê Phong Lan và bộ phim: “Chạy tội cho CSVN”
- Mậu Thân 1: Đòn đánh nhá của Tướng Giáp
- Mậu Thân 2: Độc thủ của Bác
- Mậu Thân 3: Công lao của Bác
- Mậu Thân 1968: Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống (Cập nhật)
- Kỷ vật Mậu Thân
- Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này!?
- Nỗi đau Tết Mậu Thân chưa có phút nào nguôi!
- Phim Mậu Thân 1968 - một canh bạc bịp
- 45 năm sau Mậu Thân - Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế
- Mậu Thân trong tâm khảm một nhà thơ
- Nghệ thuật dối trá
- Những sự thật không thể chối bỏ (phần 14) - Ai làm cho Huế đau thương?
- Hãy nói trước ngày chết
- Mậu thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét