Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Giáo hoàng là ai ?


HuffingtonPost - Những ngày này, cả thế giới đạo và đời đều xôn xao về việc ĐGH Biển Đức XVI chính thức tuyên bố từ nhiệm. Có một bài nhận định khá hay và sâu sắc, xin giới thiệu với mọi người – đặc biệt là những người Công giáo.
Thần học gia Joseph Ratzinger vẫn thu thập các tính ngữ (chữ có ý nghĩa) từ khi sống trong Giáo triều Rôma – với các “biệt danh” (moniker) là “chó dữ của Chúa” (God’s Rottweiler), “Hồng y xe tăng” (Panzerkardinal), “Giáo hoàng Đức quốc xã” (Papa-Nazi). Các “biệt danh” này đã luôn nói nhiều về những người “được tặng” hơn là những gì chúng ám chỉ, nhưng chúng trở nên một phần văn hóa phổ thông cả những người bị mê hoặc lẫn người bị từ chối bởi học giả thầm lặng.
Lúc đó, ĐGH Biển Đức XVI đã công bố Tông thư đầu tiên “Thiên Chúa là Tình yêu”, và những người bảo vệ khôn ngoan thấy rằng tranh biếm họa họ tạo ra đều không đúng sự thật.

Với lời tuyên bố từ chức (ngày 11-2-2013), ĐGH Biển Đức XVI đã khiến họ phải “gãi đầu”. Họ ngạc nhiên: “Giáo hoàng không chỉ thoái vị. Phía sau còn sự thật gì?”. Kết thúc triều đại giáo hoàng, cũng như khởi đầu, là dấu hiệu trái ngược với những người coi mỗi hành vi của con người đều thuộc các phạm trù khả nghi của quyền lực và bướng bỉnh.
Chúng ta biết rằng tôn giáo là sự giải thoát – một nỗ lực giải thích về đau khổ và những điều trái ngược bất khả thi của đời sống con người. Tôn giáo đầy những thứ giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn – hoặc tệ hơn. Tg là cái gì đó mà chúng ta nói với người khác để kiềm chế họ. Điều đó tự bản chất (per se) không là niềm tin vào Thiên Chúa, điều đó quấy rầy tính mẫn cảm ngụy tạo hậu hiện đại của chúng ta. Đó là tôn giáo, nhất là loại có tổ chức. Như vậy, chúng ta hoàn toàn tâm linh, nhưng càng ngày càng ít người trong chúng ta sống theo niềm tin tôn giáo.
Mối quan hệ phúc tạp trong văn hóa của chúng ta với tôn giáo có tổ chức gắn chặt với mối quan hệ trong chh của chúng ta với sự thật. Chúng ta yêu sự thật, đúng vậy, nhưng chúng ta không coi sự thật là tôn giáo, nếu ai đó không giữ sự thật cho mình. Sự khoan dung không bao gồm việc áp đặt lên người khác – văn hóa của chúng ta đánh giá qua các đức tính khác.
Vấn đề về nỗ lực ý nghĩa này khi khoan dung là điều không thể biện hộ. Đó là tự hủy hoại. Nếu chỉ có sự thật và sự thật của tôi, nhưng không là sự thật, thì không có nền tảng chung để thỏa mãn nhau. Hoặc tôi đúng, hoặc bạn đúng, và vì không có điểm chung, vấn đề này chỉ được giải quyết khi có một bên thắng và một bên thua. Một thế giới không có sự thật là thế giới không thể không có xung đột, và không thể có sự hòa giải.
Khẩu hiệu Giám mục (episcopal motto) của ĐGH Biển Đức XVI là “Cooperatores veritatis” (những người hợp tác với chân lý). Khẩu hiệu này cho thấy một cách hiểu rất khác về thực tế, điều mà cả niềm tin và lý lẽ đều trung thành với chân lý – tức là sự thật. Và chính sự thật, ít là như Giáo hội Công giáo hiểu, được thể hiện cách tốt nhất, không bằng sự tranh luận hợp lý (dù đó là điều quan trọng) và chắc chắn không bằng bạo lực, nhưng bằng “tình yêu tự hiến”. Không có gì thuyết phục hơn và cũng chẳng có gì thật hơn “tình yêu dâng hiến”.
Chân lý trung tâm của đức tin Công giáo là Thiên Chúa làm người nơi Đức Kitô, qua cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài mà chúng ta được cứu độ. Có thể tóm gọn thế này: Thiên Chúa mệt mỏi khi nói với chúng ta về cách thực hiện điều đó, thế nên Ngài quyết định xuống thế và cho chúng ta thấy.
Điều này cũng đề xuất rằng ĐGH Biển Đức XVI hiểu vai trò của giáo hoàng trong Giáo hội là người lãnh đạo, nhưng trước tiên là phục vụ. Có nhiều danh hiệu của giáo hoàng: Linh mục của Đức Kitô, Người kế vị các Tông đồ, Tôi tớ của các Tôi tớ của Thiên Chúa. Ngài là người canh giữ, là mục tử của đoàn chiên. Nói cách khác, ngài không chỉ hiến dâng mình mà còn vì sứ vụ của Giáo hội.
Những lời này của ĐGH Biển Đức XVI có thể là đầu tiên trong 117 Hồng y, những người sẽ chọn giáo hoàng kế vị:“Trong thế giới ngày nay, vì có quá nhiều sự thay đổi và bị rung động bởi các vấn đề thích hợp đối với đời sống đức tin, để quản lý Con Thuyền của Thánh Phêrô và rao truyền Tin Mừng, cả sức mạnh của trí tuệ và và cơ thể đều cần thiết”.
Giáo hội hiện hữu để rao truyền Phúc Âm: Không có sự thích hợp nào khác của Giáo hội trong thế giới. Năm nay, người Công giáo cử hành Năm Đức Tin – tái học hỏi, sống, chia sẻ đức tin, và rao truyền chính xác những gì chúng ta tin, đồng thời cũng có nghĩa là phải nói cho thế giới biết sự thật, dù phải trả giá riêng.
Giáo hoàng không là bù nhìn mà là tông đồ, không là người quản lý mà là sứ giả. Khi tuyên bố từ nhiệm, ĐGH Biển Đức XVI đã truyền tín hiệu rằng Giáo hội của thế kỷ XXI sẽ không là Giáo hội của công việc như bình thường, không là Giáo hội của sự duy trì cơ cấu, của sự cách ly, hoặc của sự mong mỏi về quá khứ. Giáo hội hiện hữu để rao truyền Tin Mừng. Những người kế thừa sứ vụ đó nhờ Bí tích Thánh tẩy phải sẵn sàng hy sinh nhiều để đáp lại lời mời gọi đó.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ HuffingtonPost.com)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét