1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

[Video] Câu chuyện truyền thông - Tại sao công an CÔN ĐỒ?

Lm. Lê Ngọc Thanh CSsR

GHPGVNTN: Phản kháng bản án bất công đối với 3 bloggers Sài Gòn


Sài Gòn – Từ chùa Giác Hoa, Sài Gòn, ngày 28.09.2012, Hòa thượng Thích Viên Định đã thừa lệnh Đức đệ ngũ Tăng thống “Lên tiếng phản kháng bản án phi lý đối với ba bloggers ngày 24.09.2012.
Sau khi trình bày tự do ngôn luận là quyền, mà chính ông Hồ khi ở Pháp đã kiến nghị nhà cầm quyền thực dân phải công nhận quyền đó cho công dân các nước thuộc địa, Hòa thượng Viện trưởng Viện hóa đạo đã nói rõ bản án 12 năm cho Điếu  Cày, 10 năm cho Tạ Phong Tần, và 4 năm cho Phan Thanh Hải là bản án phi lý và phi nhân.
Bảng lên tiếng phản kháng viết: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất yêu cầu Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội Âu Mỹ Á, các Tổ chức Nhân quyền quốc tế, các nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà dân chủ, nhân quyền trên thế giới tiếp tục lên tiếng gây áp lực và can thiệp để ba nhà Bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải nói riêng, các tù nhân vì lương thức và tù nhân chính trị nói chung thoát khỏi các bản án bất công, phi lý, phi nhân, mà Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam áp đặt lên đầu họ và trả tự do tức khắc cho họ”.
VRNs xin giới thiệu nguyên văn bản lên tiếng này, do Văn phòng báo chí của GHPGVNTN từ Paris phát hành hôm 28.09.2012.

Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố về vụ xử 3 bloggers Sài Gòn


Washington DC, USA – Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, sau khi nhận được thông tin từ kết quả phiên tòa sơ thẩm 3 bloggers Sài Gòn là Điếu cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSg, phát ngôn nhân Victoria Nuland đã tuyên bố: “Một nền báo chí tự do là điều cần thiết đối với một xã hội cởi mở và công chính. Như Ngoại trưởng Clinton đã lưu ý, bảo vệ nhân quyền là bước cần thiết để phát triển mối quan hệ song phương gần gũi và trưởng thành hơn”.
VRNs xin giới thiệu ngyên văn tuyên bố này đã dược phát hành tại: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/pr250912.html của Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội.

[Video] Vận động Bộ Ngoại Giao Mỹ can thiệp cho các bloggers bị cầm tù

Phong trào Hưng Ca Việt Nam gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để vận động cho các bloggers bị cầm tù ở Việt Nam. 

Nhận định về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trong vụ án xử các Bloggers tại Việt Nam



Trong bài viết ‘Tự do ngôn luận’ không thể biện minh cho tội lỗi” đăng trên báo An Ninh Chính Trị vào ngày thứ Ba, 25 tháng 9 năm 2012 do V.A. tổng hợp, có viết:

“Truyền thông đóng vai trò lớn trong đời sống xã hội. Các sản phẩm truyền thông đều mang thông điệp tới xã hội, góp phần định hướng dư luận. Vì thế, mọi hành vi núp bóng "tự do ngôn luận", "tự do báo chí" nhằm mục đích cá nhân, gây bất ổn xã hội đều phải bị lên án.”

DCCT VN: Hiệp thông với Kháng Nghị Thư của Hòa thượng Thích Không Tánh


Sài Gòn – Hôm qua, 29.09.2012, Văn phòng Tỉnh Dòng CCT VN vừa phổ biến Thư Hiệp Thông, do cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, bề trên giám tỉnh DCCT VN viết và ký tên, gởi đến Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, Sài Gòn.
Trong Thư Hiệp Thông có đoạn viết: “Chùa Liên Trì vừa là một biểu tượng tâm linh, vừa là nơi hành đạo của cư dân vùng Thủ Thiêm. Trong tương lai, khi thành phố mới mọc lên ở Thủ Thiêm, số người sinh sống và lui tới làm việc, giao dịch, học hành ở vùng này, theo dự tính đến hàng chục triệu người mỗi tháng, nên không thể không có các cơ sở tôn giáo, nhất là chùa Liên Trì, để bá tánh được thực hành tôn giáo tâm linh. Có thể những người lãnh đạo tương lai của khu đô thị mới Thủ Thiêm này chỉ toàn là những người vô tôn giáo, nhưng bá tánh thì chắc chắn không vô tôn giáo”.
Liền sau đó, Hòa thượng Thích Không Tánh đã hồi đáp tri ân.
VRNs xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư hiệp thông và lời hồi đáp này.

GH liên hữu Lutheran Việt Nam hiệp thông với Kháng thư của chùa Liên Trì



Sài Gòn – Ngày 27.09.2012, mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tổng thư ký Ban điều hành Giáo hội liên hữu Lutheran VN, đã thay mặt Giáo hội gởi Thư Hiệp Thông đến Hòa thượng Thích Không Tánh, và Quý chư tôn đức chùa Liên Trì, khẳng định: “Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam hoàn toàn ủng hộ tinh thần kháng nghị thư của Hòa Thượng Thích Không Tánh” và đề nghị nhà nước không giải tỏa chùa Liên Trì, một trung tâm tâm linh Phật giáo và văn hóa Việt Nam.
Sau đây là toàn văn Thư Hiệp Thông.

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: "Thư hiệp thông với Hòa thượng Thích Không Tánh, Trụ trì chùa Liên Trì, Sài Gòn. "


Thư hiệp thông với Hòa thượng Thích Không Tánh,
Trụ trì chùa Liên Trì, Sài Gòn.
Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
29-09-2012
            Kính gửi:  
- Hòa thượng Thích Không Tánh,
- Quí Chư Tăng cùng Phật tử chùa Liên Trì.
            Chúng tôi hết sức kinh ngạc, đau buồn và phẫn nộ khi đọc xong Kháng Nghị thư mà Hòa thượng đã gởi đến nhà cầm quyền Cộng sản trung ương và địa phương hôm 17 tháng 9 năm 2012.
            Trong tinh thần hiệp thông các Giáo hội và liên kết đấu tranh vì một Việt Nam có tự do dân chủ nhân quyền, nhất là quyền tự do tôn giáo, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền chúng tôi xin gởi đến Hòa thượng và Chư Tăng cùng Quý Phật tử chùa Liên Trì những tâm tình như sau:
            1- Đồng phản đối chính sách vô nhân đạo của Nhà cầm quyền Cộng sản.
            Từ bao lâu nay, chúng tôi được biết: trong tư cách Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng cùng quý Chư tăng cùng Phật tử chùa Liên Trì -nhờ sự hỗ trợ của ân nhân thân hữu xa gần- đã thường xuyên tổ chức các buổi cứu tế cho người nghèo khổ, già yếu, tật bệnh, anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và các cựu tù nhân lương tâm túng quẫn. Đặc biệt Hòa thượng đã thực hiện việc từ bi này trong tinh thần liên tôn, có sự hiện diện của nhiều chức sắc tu sĩ thuộc các tôn giáo bạn. Quả là tốt đẹp và ý nghĩa vô ngần!

Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình: 20:00, ngày 30.09.2012




Sài Gòn – Đến hẹn lại lên, lúc 20:00, Chúa nhật, ngày 30.09.2012, tại DCCT Sài Gòn, số 38 Kỳ Đồng , quận 3, sẽ có thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình hàng tháng như thường lệ.
Thánh lễ của tháng này cầu nguyện đặc biệt cho các ý sau:
- Cầu nguyện cho gia đình 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành tiếp tục kiên trì đi tìm chân lý cho con cái của mình đến cùng, bất chấp những bản án đã được tuyên ra một cách bất công và oan sai.

Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa (2)



Ánh sáng lương dân

Reinhold Niebuhr có lần viết: “Không có gì tuyệt diệu bằng câu trả lời cho một câu hỏi không được nêu lên” (1). Ông đã dùng câu này làm căn bản phân chia các nền văn hóa nhân bản thành văn hóa “chờ mong Chúa Kitô” và văn hóa “không chờ mong Chúa Kitô”. Nhưng các môn đệ của Chúa Giêsu, khi giải thích ý nghĩa sứ điệp và công trình của Người cho thế giới trong 3,4 thế kỷ đầu, đã cho rằng: không một nền văn hóa nào lại không chờ mong Chúa Kitô. Thành thử, trong con người và giáo huấn của Người cũng như trong cuộc sống và cái chết của Người, Chúa Giêsu đã nói lên câu trả lời cho một câu hỏi thực sự đã được khắp nơi nêu ra, tức việc Thiên Chúa đã thoả mãn hoàn toàn một khát vọng phổ quát, điều mà một trong các môn đệ đầu hết đã gọi là “cơ sở để hy vọng rằng toàn thể nhân loại sẽ trở lại và nhận ra đường về với Thiên Chúa” nhờ Chúa Giêsu Kitô “tên chung và mối hy vọng chung của chúng ta” (2). 

Tập tục lễ Tết Trung Thu


Tập tục lễ Tết Trung Thu 

Theo phong tục tập quán văn hóa Việt Nam, hằng năm vào mùa Thu có ngày lễ Tết Trung Thu, 15.08. âm lịch. Ngày lễ này mang đậm mầu sắc lễ hội văn hóa xã hội cùng cho trẻ con thiếu nhi nhiều hơn.

Nhưng đâu là ý nghĩa mầu sắc tôn giáo của ngày lễ hội này trong đời sống đức tin đạo công giáo ?

1. Sau mùa cày cấy

Ở xã hội bên quê nhà Việt Nam, theo chu kỳ thời tiết tiếp theo sau mùa thu hoạch thóc lúa hoa qủa là mùa Thu.

Bên xã hội Âu châu cũng thế. Và vào dịp này có ngày, thường vào Chúa nhật đầu tháng Mười hằng năm, tạ ơn mùa màng đã thu hoạch xong. 

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

[Video] RFA: Việt Nam Tuần Qua

Những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần

[Video]VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: SƯƠNG MÙ TRÊN BIỂN ĐÔNG NAM Á - Phần 2

VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: SƯƠNG MÙ TRÊN BIỂN ĐÔNG NAM Á - Phần 2 
26/9/2012
BLG Đại Dương
Vạn-Lý


SƯƠNG MÙ TRÊN BIỂN ĐÔNG NAM Á 

Bắc Kinh đang ra sức gây căng thẳng với Tokyo trên Biển Đông Trung Hoa, đồng thời, áp dụng "quyền lực mềm" lên các nước Đông Nam Á để thực thi chính sách vơ vét tài nguyên và lấn chiếm chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông Nam Á.

[Video]VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: VIỆT NAM BỊ HẠI DO SAO CHÉP - Phần 1



VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: VIỆT NAM BỊ HẠI DO SAO CHÉP - Phần 1 
26/9/2012
BLG Đại Dương
Vạn-Lý


VIỆT NAM BỊ HẠI DO SAO CHÉP 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 1,300 doanh nghiệp nhà nước được chính phủ dồn 68% vốn, 55% tài sản cố định, 45% tín dụng ngân hàng và được độc quyền hoạt động, báo cáo trực tiếp lên thủ tướng. Nhưng, chỉ góp 26% cho GDP trong giai đoạn 2006-2010 so với 43% của tư doanh. Chiếc xương sống của nền kinh tế lại trở thành gánh nặng và cản trở đường lối đổi mới tại Việt Nam như thế nào được BLG Đại-Dương phân tích.



Nhà nước Cộng Sản VN đang run sợ



 Nhân dân chúng tôi biết các ông đang bối rối, hoảng hốt, sợ hãi vì đang ở khúc cuối của con đường cùng. Sự sợ hãi ám ảnh các ông ngay trong giấc ngủ và từng giờ trong cuộc sống của một giai cấp lãnh đạo chuyên gieo đau thương sóng gió cho nhân dân và đất nước bằng sự cai trị độc tài độc đảng và tàn ác. Gia đình các ông hoang mang lo lắng vì không biết ngày mai sẽ như thế nào. Các ông đang sống trên một núi tiền của nhưng có lẽ giờ đây các ông đã cảm nghiệm được chân lý "không phải có tiền là có thể mua tiên". Các ông đang nắm trong tay nhiều quyền lực và nhiều sức mạnh, nhiều súng đạn nhưng tất cả những thứ đó không đem lẽ phải về phía các ông. Các ông sắp thua cuộc, bại trận trước sự phẫn uất căm hờn của nhân dân. Các ông có rất nhiều cái để sợ:

Trông người lại nghĩ đến… Đồng Nai 6 và 6A


Gần đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới liên tục cảnh báo: “Trái đất ngày nay phải chịu đựng với sức ép dân số đang gia tăng, với mức độ phát triển và tiêu thụ khổng lồ. Hệ sinh thái biểu hiện mối liên hệ giữa con người và trái đất sẽ khó có thể chịu được sự tàn phá thêm nữa. Nếu hệ sinh thái mà nền văn minh con người đang lệ thuộc vào bị đổ vỡ thì có nghĩa là trái đất này đi tới điểm kết. Nhu cầu năng lượng không ngừng tăng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác tối đa, sản xuất quá tải… những họat động của con người vì sự sinh tồn của mình đang tới ngưỡng giới hạn có thể làm thay đổi căn bản điều kiện sống trên trái đất…”
Thủy điện là một hình thức khai thác thế năng của các dòng nước tự nhiên mà con người áp dụng từ hàng trăm năm nay. Cơ chế vận hành của nó rất đơn giản (Hình 1): đắp một cái đập chặn dòng nước tại những vị trí sao cho độ chênh cao giữa thượng và hạ lưu càng lớn càng có hiệu suất phát điện cao. Sau đó dẫn dòng nuớc làm quay các tua-bin sản xuất ra điện.
Thủy điện luôn luôn là một phần quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới, cung cấp điện đáng tin cậy, hiệu quả về chi phí, và vẫn sẽ tiếp tục phát triển như vậy trong tương lai.
Cho đến gần đây, đã có một niềm tin gần như phổ quát rằng thủy điện là một phương pháp sạch sẽ và an toàn cho môi trường sản xuất điện. Nhà máy thủy điện không phát thải các chất ô nhiễm trong khí quyển tiêu chuẩn như carbon dioxide hay sulfur dioxide được phát thải bởi các nhà máy điện đốt nhiên liệu hóa thạch. Về mặt này, thủy điện là tốt hơn so với đốt than, dầu hoặc khí thiên nhiên để sản xuất điện, vì nó không góp phần vào sự nóng lên toàn cầu hay mưa axit. Tương tự như vậy, các nhà máy thủy điện không gây ra những rủi ro của ô nhiễm phóng xạ gắn với các nhà máy điện hạt nhân.
Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện có nhiều tác động môi trường, và một số vấn đề trong đó chỉ mới bắt đầu được hiểu.                            
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý một kiểu nhà máy thủy điện

Tác động rõ ràng nhất của các đập thủy điện là gây ngập các khu vực đất đai rộng lớn mà đa phần trước đó là rừng hoặc đất canh tác và cộng đồng dân cư. Kích thước của hồ chứa tạo ra có thể là cực kỳ lớn. Trong nhiều trường hợp, hồ thủy điện đã xóa sổ vĩnh viễn quê hương của các dân tộc bản địa, kèm theo lối sống, văn hóa đặc trưng vùng, miền sau đó bị phá hủy. Nhiều hệ sinh thái quý hiếm cũng bị đe dọa hoặc hủy diệt bởi sự phát triển thủy điện.
Càng ngày, sự phản đối thủy điện từ các nhà môi trường và người dân khu vực xây dựng thủy điện càng gia tăng. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng xem xét vấn đề môi trường khắt khe hơn, sẽ hạn chế số tiền chi cho xây dựng thủy điện ở các nước đang phát triển của thế giới, và luôn yêu cầu các dự án phải có Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM/EIA) đúng tiêu chuẩn.

[Video] Tin Công Giáo Thế Giới 28.09.2012

[Video] Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21-28/9/2012 - Công Đồng Vatican II và những cải cách Phụng Vụ



1. Buổi triều yết chung thứ Tư 26 tháng 9

Trong buổi tiếp kiến với hơn 10,000 anh chị em tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô lúc 10h30 sáng thứ Tư 26 tháng 9, Đức Thánh Cha đã đề cập đến vai trò của Công Đồng Chung Vatican 2 trong việc chuyển tải các thông điệp của Phụng Vụ cho dân Chúa khắp nơi trên thế giới.

Đức Thánh Cha nói:

"Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, sau khi đã tập trung trong vài tuần vào việc cầu nguyện như được giáo huấn trong Thánh Kinh, giờ đây chúng ta chuyển sang một nguồn quý giá khác của cầu nguyện, đó là phụng vụ. Từ "phụng vụ" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hoàn thành công việc cho dân và vì dân". “dân” ở đây là Dân mới của Thiên Chúa, được hình thành bởi Chúa Kitô, một dân tộc không tồn tại bởi chính nó và không bị ràng buộc bởi huyết thống, lãnh thổ hay quốc gia, nhưng hiện hữu nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua.

Ngày 29/9: Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabriel, Raphael.


Giáo huấn của Giáo hội về thế giới thần thiêng rất giản dị và không thay đổi, là có một thế giới như vậy, trong đó gồm có cả thần lành và thần dữ và ảnh hưởng đến thế giới chúng ta. Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng rằng việc tạo dựng được thể hiện gồm có “muôn vật hữu hình và vô hình”. Còn về ảnh hưởng của thế giới vô hình, của các thần thiêng đối với chúng ta, chỉ cần nhớ lại biến cố cám dỗ Eva tại vườn địa đàng và biến cố truyền tin cho Đức Mẹ. Trong lịch sử như Thánh kinh trình bày, thế giới thần thiêng được tỏ lộ trong bối cảnh những thiên thần đến thế giới này để thi hành thánh ý Thiên Chúa hay để truyền đạt lời Chúa cho loài người. Thiên thần theo nguyên ngữ là sứ giả. Thánh Grêgôriô thu nhặt nhiều đoạn khác nhau để xếp các thiên thần thành 9 phẩm. Riêng phẩm tổng lãnh được 1Tx 4, 16 nhắc đến. Nhưng Thánh kinh chỉ nêu tên 3 vị tổng lãnh là: Micae, Gabriel, và Raphael mà thôi. Nhắc đến tên các Ngài, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ lời dặn dò của thánh Grêgôriô Cả: “tên các thiên thần là danh xưng chỉ các chức phận chứ không chỉ bản tính”. Micae có nghĩa là “ai bằng Thiên Chúa”. Gabriel có nghĩa là “uy lực của Thiên Chúa”. Raphael có nghĩa là “thầy thuốc của Thiên Chúa”. Lần mở lại thánh kinh, chúng ta sẽ thấy rõ phận vụ mỗi đấng thực hiện và dĩ nhiên các phận vụ ấy liên quan đặc biệt đối với loài người chúng ta.

Thiên Đàng Hỏa Ngục Hai Bên



Cách đây vài mươi năm nơi các làng quê xứ đạo, bọn trẻ con vẫn còn chơi cái trò gọi là Thiên Đàng Hỏa Ngục. Hai đứa đứng đối diện  cầm tay giơ cao thành một cái vòm, những  đứa còn lại rồng rắn vịn vai nhau vừa khom lưng dậm chân bước qua  vừa đọc mấy câu đồng dao thế này:

  Thiên Đàng Hỏa Ngục hai bên
Ai khôn thì dại ai dại thì khôn
Đêm nằm  nhớ Chúa nhớ cha
Đọc kinh cầu nguyện  nhớ cha linh hồn
Linh hồn phải nhớ linh hồn
Đến khi gần chết được lên Thiên Đàng