LTCGVN (06.08.2012)
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 18 thường niên năm B 05.8.2012
“Ta yêu em trong giấc mơ này,”“Ta yêu em trong những cơn say.
Một trời ân ái mình hãy sống,
buông lơi thời gian.”
Một trời ân ái mình hãy sống,
buông lơi thời gian.”
(Trịnh Nam Sơn – Về Đây Em)
(1Ga 4: 7-8 )
“Về đây Em”, phải chăng để anh có thể nói tiếng “Yêu Em trong giấc mơ này”, mà thôi không? Hoặc, bảo: “Ta yêu em trong những cơn say” và nhắn: “hãy sống buông lơi thời gian” để rồi sẽ thấy “một trời ái ân mình hãy sống”? Ôi chao là nghệ thuật! Nghệ thuật sống và yêu, đâu chỉ mỗi đàn/hát, trong giấc mơ! Dù, giấc mơ đó có là mơ về người em nghe văng vẳng nhiều điệu hát, rất như sau:
“Và mùa đông lạnh lùng buốt giá
Nỗi cô đơn riêng mình ta
Và mùa đông một trời trắng xóa
Cho tâm tư năm tháng ngày qua
Đời còn nhiều nhung nhớ
Cho dù tình mình đã lỡ
Vẫn mong cho bóng người quay về.”
(Trịnh Nam Sơn – bđd)
Quả có thế. “Tình mình (dù) đã lỡ”, “nỗi cô đơn (dù chỉ) riêng mình ta”, và “mùa đông (dù có) lạnh buốt giá”, thì “Đời (vẫn) còn nhiều nhung nhớ” tháng ngày qua. Nhớ, động thái của nhà Đạo, hôm nào. Bởi vẫn nhớ, nên nhà Đạo bọn tôi, hôm nay, lại “xục xạo” chốn nhạc và thơ, và cứ hát:
“Về đây em tìm về quá khứ,
Đã cho đôi ta mộng mơ.
Về đây em một trời như thơ,
Sẽ cho ta những kỷ niệm xưa.
Tình còn nhiều tha thiết,
Và đời một màu xanh biếc.
Chắc em không nỡ lòng ra đi.”
Đã cho đôi ta mộng mơ.
Về đây em một trời như thơ,
Sẽ cho ta những kỷ niệm xưa.
Tình còn nhiều tha thiết,
Và đời một màu xanh biếc.
Chắc em không nỡ lòng ra đi.”
(Trịnh Nam Sơn – bđd)
Hát thế rồi, bần đạo nay mời bạn mời tôi, ta về suy tư cuộc đời của ai đó, có những lời như sau:
“Là nghị phụ tham dự Công Đồng Vatican II và đã viết “Hiến Chế Mục Vụ Hội thánh trong Thế giới Hiện đại”, các Giám mục thời ấy tuyên bố sẽ hỗ trợ “niềm hân hoan hưng phấn cùng những ưu tư/trăn trở của anh chị em sống ở thời này.” Một trong những ưu tư đáng kể ở thời này, là quyết tâm thực hiện quyền hạn cũng như cách đối xử với bậc nữ lưu ngang bằng nam giới. Và, một số nghị phụ vào dạo hôm đó cũng nói lên quan ngại của các ngài mà bảo rằng:“Dù họ chưa đạt được ước nguyện ngang bằng nam giới, nữ lưu ngày nay vẫn muốn đòi cho được quyền lợi đồng đều với nam nhân trên bình diện pháp luật cũng như thực tại. Và hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, mọi người đều xác tín rằng lợi ích văn hoá phải được triển khai cho mọi người.”
Tháng Mười 2012 này, Giáo hội mừng kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vatican II khá đậm nét. Lúc đó chẳng vị nữ lưu nào được chính thức tham dự thời khắc thông thoáng rất hiếm có của Giáo hội. Nếu có chăng, cũng chỉ vài ba vị được dự thính với tư cách quan sát viên trong buôi toạ đàm kỳ nhì, mà thôi. Giả như mai ngày Hội thánh lại sẽ mở thêm một Công Đồng Vatican thứ 3 nữa, có thể chức sắc của ta cũng chẳng đưa thêm vai trò định đoạt nào cho nữ giới, giống như trước. Từ Công Đồng Vatican II đến nay, bậc nữ lưu ở khắp nơi đã bước những bước dài khổng lồ thuộc nhiều địa hạt ở thế trần. Trong Đạo, lại có Giáo hội từng phong cho các chị làm linh mục và/hoặc giám mục dù có nhiều thành viên giáo hội ấy từng chống đối những ngoại lệ như thế. Trong khi đó, các chức vụ hành pháp của Giáo hội Công giáo La Mã vẫn cứ nằm gọn trong tay nam giới, mà thôi. Dù ta có lập trường mạnh thế nào đi nữa trong việc tấn phong phụ nữ làm linh mục hay giám mục, thì chức sắc nắm quyền trong Giáo hội vẫn viện dẫn mục đích tối thượng là “đẹp lòng Chúa”, nên mọi vụ việc vẫn cứ phải dành để cho nam nhân, bất luận vì lý do nào.
Ngược giòng lịch sử, hẳn ai cũng thấy là đấng bậc nhà Đạo mình thường viện dẫn lý do bảo rằng Chúa ban toàn quyền cho nam giới hơn hẳn nữ giới, nên chuyện loại trừ bậc nữ lưu khỏi chức linh mục hoặc giám mục vẫn được ráo riết biện hộ. Gặp trường hợp cần giải thích, các đấng bậc cầm quyền trong Đạo đều bay biến đi đâu hết. Nên, hôm nay, Giáo hội lại cứ tiếp tục khuyên răn dân con mọi người hãy noi gương Chúa Kitô khi Ngài chỉ chọn mỗi nam nhân làm môn đồ vì họ giống Ngài về mặt hình hài thể xác. Và, chỉ mỗi nam giới mới có thể hành xử như Chúa, thôi. Dĩ nhiên, đấng bậc nam nhân trong Giáo hội bao giờ cũng thắng thế, và cho mình có lý. Đồng thời, những ai sống trong loại hình xã hội có nam nhân vẫn còn khuynh đảo hết mọi chuyện thì dĩ nhiên là các ngài không thể đề cao sự khác biệt về giới tính, để rồi tạo cơ hội đồng đều cho các vị không là nam nhân. Và Giáo hội Công giáo La Mã vẫn viện cớ này để loại trừ sự chuẩn thuận cho phép nữ giới có được chức vụ then chốt trong giáo triều. Chính vì thế, sự việc này từng gây ra trạng huống khó xử cho giới cầm quyền trong Đạo, nhất là khi gặp phải vấn đề có liên quan đến nữ giới.
Mới đây, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin vừa bác bỏ tư cách của Hội Đồng Đề Cao Quyền Lãnh Đạo của Nữ Tu, dựa vào lý do “đức tin” nói ở trên, nên đã khơi mào một số vấn đề quen thuộc gây khó khăn cho Giáo hội. Được biết, các nữ tu người Mỹ từng hỗ trợ Hội Đồng lại là những vị lâu nay vẫn chăm lo cho người nghèo hèn, bệnh tật, tù nhân và những người sống vất vưởng bên lề xã hội. Tiếp theo hành xử do từ Thánh Bộ này, Hội Đồng Đề Cao Quyền Lãnh Đạo của Nữ Tu chỉ là người thừa hành thuộc cấp ở dưới quyền chỉ bảo của Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Seattle là Gm Peter Sartain, đặc biệt là Thánh Bộ đã áp đảo chút quyền bính mà nhóm này từng có. Nội qui của nhóm này sẽ được viết lại và phát ngôn viên buổi họp của nhóm sẽ được xem xét kỹ lưỡng. Các nữ tu của nhóm đặc biệt bị quở trách vì dám tỏ đối kháng chống lại quyền bính do các Giám mục người Mỹ nắm giữ và đã dám “làm thinh” trước giáo huấn của Hội thánh về việc phong chức linh mục và chuyện hôn nhân của người đồng phái tính. Phải chăng thinh lặng nay đã trở thành cung cách để phản đối? Phải chăng các nữ tu nay cũng không được phép cả đến việc định đoạt thứ tự ưu tiên cho công cuộc thừa tác của các chị nữa?
Chủ trương phụ nữ đòi đồng quyền với nam giới nay đã gây ảnh hưởng lên nhóm trên và đa số các nữ tu có thể đã bất đồng với lập trường của Giáo hội về việc cho phép nữ giới làm linh mục, hoặc giám mục. Nhưng ngày nay, những gì mà nhóm trên đang làm xem ra khá khôn khéo và tế nhị ở chỗ phụ nữ nay thực hiện nhiều sinh hoạt mục vụ cũng như giảng giải bằng hành động còn hay hơn phần lớn giáo sĩ và giáo phẩm thực hiện chỉ bằng lời. Hội Đồng Đề Cao Quyền Lãnh Đạo của Nữ Tu, cũng giống như chính Giáo hội, là một nhóm thành viên đa năng đa dạng, và Thánh Bộ Đức Tin không có chứng cứ để kết tội rằng nhóm của các chị đang chịu ảnh hưởng của phong trào phụ nữ đòi đồng quyền đến triệt để. Có thể nói là nhóm của các chị hiện cũng đang gặp cùng một thách thức như các giám mục nhưng các chị xem ra “đạt” kết quả hơn nhờ duy trì tính cộng đoàn có liên kết, nhờ biết trao đổi và đối thoại, và nhất là các chị đang được khuyến khích đổi mới, có sáng tạo và dám chấp nhận mọi nguy hiểm khi phục vụ Tin Mừng của Chúa.
Chắc chắn là hành động của Thánh Bộ Đức Tin đang gặp thiên tai về mục vụ. Một ví dụ khác có thể quay về mà qui chiếu là giáo triều của ta nay đang hành động theo cung cách thiếu khôn ngoan và phản tác dụng. Người Công giáo phải hỗ trợ cho cố gắng của các giám mục trong việc duy trì và triển khai các nguyên tắc cơ bản của niềm tin và sửa đổi những sai sót về tín lý coi đó như thành phần của tiến trình mà Bộ thực thi. Thế nhưng phải chăng các giám mục trên hành động hữu hiệu hơn trong công tác ấy không nếu các ngài không làm rối ren nỗi bất đồng về chính sách đưa ra cho công chúng khi có bất đồng về tín điều, và nếu kinh nghiệm và phán đoán của nữ giới có vị trí từng được trân trọng cũng như từng có vai trò quyết định trong việc quản trị của Hội thánh không? Đó mới là vấn đề.” (x. The Editors, Rome & women religious,www.Commonwealmagazine.org 18/5/2012)
Thật ra thì, về lại nhà Đạo để suy tư chuyện Đạo nhà mình, không có nghĩa “vạch áo cho người xem lưng” những dấu vết của một thử thách rất đáng gờm, thời hiện tại. Nhưng, cũng chỉ để bọn tôi suy tư thêm về những gì được thánh nhân hiền lành từng căn dặn bằng thư từ rất tình thân, như:
“Anh em thân mến,
ta hãy yêu thương nhau,
vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra,
và người ấy biết Thiên Chúa.
Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa,
vì Thiên Chúa là tình yêu.
(1Ga 4: 7-8)
Thánh nhân hiền lành ở nhà Đạo cũng từng nêu lên nhiều thách đó xảy đến với dân con Đạo mình. Để rồi, cuối cùng ngài nhấn mạnh nhiều đến tình yêu, thứ mà nghệ sĩ ngoài đời, cũng từng tuyên dương qua câu ca, và tiếng hát, rất như sau:
“Ta yêu em trong giấc mơ này
Ta yêu em trong những cơn say
Một trời ân ái mình hãy sống
buông lơi thời gian
Ta bên nhau quên hết u sầu
Vui bên nhau cho hết đêm thâu
Tình yêu sẽ mang ta đến gần bên nhau. “
(Trịnh Nam Sơn – bđd)
Bần đạo đây, có trích dẫn đôi điều cũng chỉ để nói lên tâm trạng rất đồng dạng và “đồng thuyền” với người anh người chị ở thánh Hội. Đồng dạng và đồng thuyền, không chỉ mỗi tâm tư, tâm tình mà cả phần tâm linh nữa. Nói tâm linh, là nói về nội tâm tư linh-đạo của người nhà Đạo xưa rày theo chân Chúa. Trong đó, có cả nam lẫn nữ, rất chí tình. Nói về tâm tư linh đạo của các bậc trưởng thượng khi xưa theo Chúa, còn phải và cũng nên nói thêm về các thừa-tác-viên được đề cao danh tánh ở Tin Mừng, như đấng bậc nữ lưu tên gọi là Joanna, được trích dẫn ở Tin Mừng thánh Luca hồi trước. Nói về Joanna, còn là nói như đấng bậc thày dạy ở Úc cũng từng viết và nói, rất như sau:
“Tin Mừng thánh Luca, có một truyện kể về nữ phụ không nêu danh tánh đã vào nhà ông Simôn người Biệt Phái, trong lúc Chúa đang dùng bữa tại đây. Nhìn thấy bà, ông Simôn đã tự hỏi: Đức Giêsu hẳn Ngài cũng biết bà kia thuộc loại nữ phụ nào mới dám đổ dầu xức chân Chúa. Bởi, ‘ai’ cũng biết bà này là ai và đối xử với bà như phường ‘tội lỗi’, chứ? Bà có ‘tiếng tăm khá xấu trong làng’... Đọc kỹ Tin Mừng, hẳn ta cũng đoán được bà ta là ai. Có thể là, thánh Luca cũng đã nêu tên bà trong Tin Mừng, ngay sau truyện kể ấy? Thật ra, nhiều người nghe biết rất ít về bà. Vì thế, ở đây cũng nên vẽ lên hình ảnh về bà cho công bằng. Hình ảnh lấy từ các nguồn sử sách ngoài Thánh Kinh.
Ta thừa biết Joanna xuất xứ từ một gia đình khá giả ở Do thái. Bà sinh sống và lớn lên trong một lâu đài nhỏ trên đồi Galilê. Vào tuổi dậy thì, gia đình đã sắp xếp gả bà cho một nam nhân thuộc giòng dõi quý tộc có tên là Chuza có họ với công chúa Nabatêna, người được lọt vào mắt xanh của Hêrôđê Antipas. Chuza trở thành bộ trưởng tài chánh trong chính phủ của Antipas. Do lấy Joanna làm vợ, ông cũng chiều lòng bà mà theo đạo người Do thái. Nhưng thật khó biết là ông hành đạo tốt lành như thế nào trong thời gian phục vụ trong chính quyền của Hêrôđê. Là vợ chồng có đám cưới, cả Chuza lẫn Joanna đều chung sống tại Tibêriát và có cơ ngơi ở Galilê nữa. Joanna cũng có của hồi môn do cha ruột để lại như tục lệ định đoạt. Chính vì thế, nên bà đã sử dụng của cải riêng không thuộc chồng mình cho việc thiện. Và bà cũng được san sẻ vị thế giai cấp cao, cũng như tài sản chung của chồng nữa.
Đức Giêsu thực sự vẫn muốn mọi chuyện minh bạch không dính dự đến Tibêriá, nhưng Ngài vẫn được người trong làng coi là đấng bậc chuyên chữa lành và có tài trừ quỷ. Mẹ ruột của Mahahen, là bạn và cố vấn riêng của Hêrôđê Antipas là người cũng sống tại đây, vào thời này. Và, theo một số truyền thống không mang tính qui điển sử liệu thì Đức Giêsu đã chữa cho bà sống lại, tại một vùng ở phía Bắc Tibêriát. Lúc đó, bà Joanna cũng đau bịnh thuộc loại nào đó nên đã đến với Chúa để được chữa lành. Gặp Chúa và được Ngài chữa lành, bà đã thay đổi cả cuộc đời. Bà khám phá ra Ngài còn hơn cả Đấng chữa lành tật bệnh nữa. Ngang qua Ngài, bà còn khám phá ra Vương Quốc của Chúa; và từ đó kết hiệp mọi sự bằng sự liên kết chặt chẽ, không kỳ thị bất cứ một ai, đặc biệt còn chăm lo cho người nghèo hèn, cùng khổ. Và từ đó, bà còn tiến xa hơn nữa để trở thành đồ đệ của Ngài. Điều này có nghĩa: bà từ bỏ vị thế cũng như tài sản của bà để theo Chúa đi khắp mọi nơi. Là nữ phụ Do thái, có thể là bà đã bố thí của cải mà bà có cho người nghèo. Bà cũng đóng góp tài sản cùng tiền bạc của riêng bà cho nhóm đồ đệ theo chân Chúa. Xem thế thì, bà không chỉ đổi thay cả con người để về với nhóm đồ đệ của Chúa thôi, và nhóm của Chúa cũng chấp nhận bà nữa. Bởi thế nên, có lúc nhiều người vẫn cứ nghĩ bà là kẻ “tội lỗi” vì dám phản bội giai cấp quý tộc bỏ cả cuộc sống sung túc khá cao cấp chỉ vì người nghèo, cho người nghèo hèn. Bà cũng từng thuộc vai vế trên cao, có địa vị trong chính quyền La Mã, nên vẫn bị người Do thái coi là kẻ “tội lỗi” chăng? Hoặc, bà nổi tiếng với mọi người trong vùng về chuyện bà làm hay sao? Phải chăng “mọi người” vẫn gọi bà là kẻ có tội chỉ vì dám làm khác mọi người?...” (x. Kevin O’Shea, Contemporary Variations in the Study of the Historical Jesus, Australian Catholic University 27/8/2011)
Trích và dẫn hôm nay, bần đạo dám kèm thêm câu hỏi có từ lâu, cũng khá khó, là: phải chăng giáo dân thuộc nữ giới xưa nay vẫn bị và được coi là giáo dân hạng thứ, hoặc dưới trướng? Dù, các vị có là nữ tu từng có công với Giáo hội như Joanna ở trên, là nữ thừa tác viên cận kề Chúa rất nhiều năm, đường trường rong ruổi một sứ vụ truyền giáo, ở muôn lối?
Trích và dẫn, như mọi lần, bần đạo bầy tôi chỉ muốn đưa vấn đề như một thông tin để người đọc cảm thông mà suy nghĩ. Suy rồi, lại sẽ cùng bần đạo đi vào “vườn hoa” Hội thánh mà thưởng lãm cả những hoa/lá/cành dù gai góc.
Trích và dẫn, còn để trình thêm với người đọc cùng bà con một vài trăn trở, đôi lúc cũng khó thở khi suy nghĩ nhiều về hiện trạng của nhiều thành viên trong thánh hội, rất hội thánh. Suy và nghĩ, mỗi khi có vấn đề mất ngủ hoặc ngủ không yên vì các câu nói hoặc vấn đề của ai đó, vẫn đưa ra. Chí ít, là vấn đề do bậc thày mình đặt ra cho học trò suy tư bàn cãi, mà không cần tìm đến giải đáp. Suy và nghĩ, có khi cũng chỉ là lang thang trong vườn hoa tư tưởng hoặc truyện kể để tìm gặp đôi ba giòng chảy, cho đỡ chán. Thế thôi.
Vừa rồi, trong lúc suy tư tìm đề tài để viết, bần đạo lại nhận được đôi ba chi tiết do người anh em trong Dòng gửi cho để suy nghĩ thấy cũng nên kể ra đây để bạn đọc hoặc bạn “không-chịu-đọc” biết mà sẻ san một tâm tình. Tâm tình ấy như thế này:
“Tranh chấp hầu như vẫn tiếp tục cả sau khi Vatican ra lệnh “khoá miệng” hai linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở Châu Âu là Lm Tony Flannery và Lm Gerard Moloney, vẫn cứ gia tăng. Một linh mục dòng thánh Âu Tinh có viết về “sự chia rẽ dễ thấy” trong Giáo hội Công giáo. Đó là thần học gia linh mục Gabriel Daly có nói: “Một phe đang nắm quyền kiểm soát đưa ra quan điểm/lập trường của riêng họ rồi coi đó như “giáo huấn của Hội thánh.” Linh mục Daly còn nói thêm: “Hơn thế nữa, các thành viên hay liến thoắng thường hay sa thải và đuổi cổ những người có ý kiến khác mình và coi họ như giáo dân “à la carte” tức những người như mất trí sống trong giáo hội đa dạng về luật pháp.” Linh mục Tony Flannery là người sáng lập Hiệp hội Linh mục Công giáo, đã viết nhiều bài quan điểm trên tờ “Reality”, một nguyệt san của Dòng Chúa Cứu Thế bị đình bản theo lệnh của Vatican trong khi đó Lm Gerard Moloney là chủ bút của tờ này cũng được khuyến cáo không nên viết về một số đề tài. Cả hai linh mục Dòng này đều có lập trường thông thoáng về các vấn đề như: Ngừa thai, Đời độc thân và phụ nữ làm linh mục. Lm Daly từng viết về đề tài này trên tập san Doctrine Life…”(trích thư luân lưu nội bộ DCCT 10/12)
Nghĩ thế rồi, bần đạo bèn tìm đến chuyện kể, để minh hoạ như sau:
“Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ.
Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém).
Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những điều đọc được. Cô giáo phụ trách lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau: "Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan... Em là nguồn vui cho người chung quanh". Cô giáo lớp 2 nhận xét: "Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu". Giáo viên lớp 3 ghi: "Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ". Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 nhận xét: "Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp".
Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn.
Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xạm màu mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô: "Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa".
Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, là đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy nay là học trò cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: "Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em".
Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và "Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em".
Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng "Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời".
Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. "Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em", nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể.
Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất.
Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: "Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ".
Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu:
"Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chỉ biết thế nào là dạy học kể từ khi cô được gặp em".
Thật ra thì truyện kể hôm nay chẳng có gì để minh hoạ với đề tài mà bạn và tôi, ta bàn đến. Nhưng, có điều là: người kể lại cứ muốn nối kết với đề tài bằng một nhận định bảo rằng: xin đừng vội khinh chê những ý kiến/tư tưởng của người khác với mình, cũng đừng vội có thành kiến, “đóng khung” những gì mình chợ nghe/chợt thấy. Cũng đừng đánh giá người khác qua giới tính hoặc giai cấp của họ. Dù, họ là học trò, hoặc học để làm trò cho vui, trong cuộc đời.
Cuộc đời của nhiều người có nhiều sự/nhiều việc cũng rất ư là “tréo cẳng ngỗng” cứ bắt đấng bậc thày/cô phải suy nghĩ rồi giải quyết. Chí ít, là những sự/những việc có liên quan đến cuộc đời của con người rất lành và khá thánh, nhưng suy nghĩ khác mình.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn suy tư chuyện người
để rồi nghĩ đến chuyện mình.
Chuyện của Giáo hội mình,
mỗi thế thôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét