Tôi cúi đầu tạ ơn vì những ngày:
Ngày mẹ tôi đội thúng bắp đi khắp các nẻo đường rao bán, là những ngày mẹ tôi gầy gò ốm yếu, bao lần nhịn ăn cho tôi những hạt cơm ngon. Tôi không buồn vì những ngày tháng mẹ lam lũ, cũng chẳng trách chi những gian nan của cuộc sống.
Tôi vẫn cám ơn cuộc đời, những lúc gian nan kia đã làm cho chúng tôi biết sống trưởng thành với cuộc đời. Tôi cám ơn mẹ những thúng bắp đội bán nuôi con, những tháng ngày tảo tần, chỉ mong con sống xứng đáng.
Tôi cám ơn những cuốc xích lô của ba cho các con ăn học. Không chỉ là những đôi chân miệt mài đạp xe để lăn trên các nẻo đường, mà còn là bài học dạy con nỗ lực để vượt qua những lúc khó khăn, không thuận tiện cho con đường tiến bước.
Tôi cám ơn những gian nan khó nhọc kia, ba mẹ cho các con biết giá trị của những lao động chính đáng, những đồng tiền nuôi con trong sạch.
Tôi cám ơn vì khi lớn lên rồi, có điều kiện hơn mới thấy rằng, đồng tiền có thể mua rẻ nhân phẩm của con người. Không vì chén cơm manh áo mà khuất đầu cúi phục trước những cám dỗ bán rẻ nhân tâm.
Khó nhọc đã dạy tôi nên người quý trọng những gì có được bằng mồ hôi nước mắt, khổ cực đã dạy chúng tôi nên những con người biết kiên nhẫn, tự thân nỗ lực không ngừng về phía trước.
Cha mẹ tôi, không những chỉ cho các con của mình thực phẩm nuôi thân nhưng còn cho một giá trị cao quý của phẩm giá con người. Không ỷ lại, không dựa vào quyền thế, không dựa vào của cải sẵn có mà sống buông thả. Chúng tôi biết rằng, gian nan là một bài học khó nuốt, nhưng là một bài học cần thiết để tự ý thức về bản thân. Biết mình con nhà nghèo nên cần nỗ lực để học, biết mình nghèo nên cần cố gắng hoàn thiện bản thân.
Khi những thử thách của cám dỗ ngã sa vào vòng tục luỵ, tôi nhớ đến hình ảnh người cha đang ngồi trên chiếc xích lô chờ khách, khi buồn phiền chán chường bởi những công việc đang xấu dần đi, tôi nhớ đến khuôn mặt mẹ, dưới cơn mưa đang trùm chiếc áo để mong bán những trái bắp nóng hổi. Có quá niều kỷ niệm về những lao nhọc của cha mẹ, nên tôi cố gắng làm lại những gì đã thất bại, giữ gìn những gì sẵn có để sống cuộc sống phong phú hơn.
Tôi yêu mến mẹ cha tôi, vì những gì lao nhọc của mẹ cha đã để lại những giọt mồ hôi không thể quên và không dễ quên trong nhiều lúc.
Vào tuổi bát tuần của mẹ của cha, những nhọc nhằn xưa kia không còn, những lăng lo về tài chính gia đình cũng không lo, tôi lại học nơi cha mẹ sự chịu đựng bệnh tật của tuổi già. Những đứa con, muốn mừng thọ cha mẹ, nhưng cha mẹ đã mãn nguyện khi thấy đàn con trưởng thành và thường bảo, “từng đứa chúng tôi là món quà mừng thọ quý giá nhất”. Không chỉ một ngày của buổi lễ chóng qua, mà từng đứa con đang là những ngày lễ mừng thọ xuyên suốt tháng ngày còn lại của cha mẹ.
Cuộc đời, tôi vẫn thầm cám ơn những gian khó, đã tách biệt chúng tôi ra khỏi những hình thức sáo rỗng mà đặc biệt xây dựng chính yếu cho cuộc đời nên người và nên thánh.
Tôi nhận ra rằng, giá trị cuộc đời làm người không hệ tại nơi những gì đang có mà là cách thức chiêm nghiệm và dùng xứng đáng những gì trần thế mang lại.
Như từng thúng bắp, như từng cuốc xích lô, tôi không học nơi ấy chỉ những gian khổ, mà học nơi ấy những điều cần thiết để chúng tôi được nên người.
Một con người đúng nghĩa của lòng báo hiếu: Biết cám ơn cuộc đời vì cuộc đời có những thăng trầm, buồn vui, đau khổ và hạnh phúc. Tạ ơn cha mẹ đã cho sự sống và sống dồi dào trong đức tin, cậy, mến vững vàng. Cám ơn người vì bao người đã giúp chúng tôi nên người hôm nay và còn tiếp tục nâng đỡ chúng tôi.
Ngày mẹ tôi đội thúng bắp đi khắp các nẻo đường rao bán, là những ngày mẹ tôi gầy gò ốm yếu, bao lần nhịn ăn cho tôi những hạt cơm ngon. Tôi không buồn vì những ngày tháng mẹ lam lũ, cũng chẳng trách chi những gian nan của cuộc sống.
Tôi vẫn cám ơn cuộc đời, những lúc gian nan kia đã làm cho chúng tôi biết sống trưởng thành với cuộc đời. Tôi cám ơn mẹ những thúng bắp đội bán nuôi con, những tháng ngày tảo tần, chỉ mong con sống xứng đáng.
Tôi cám ơn những cuốc xích lô của ba cho các con ăn học. Không chỉ là những đôi chân miệt mài đạp xe để lăn trên các nẻo đường, mà còn là bài học dạy con nỗ lực để vượt qua những lúc khó khăn, không thuận tiện cho con đường tiến bước.
Tôi cám ơn những gian nan khó nhọc kia, ba mẹ cho các con biết giá trị của những lao động chính đáng, những đồng tiền nuôi con trong sạch.
Tôi cám ơn vì khi lớn lên rồi, có điều kiện hơn mới thấy rằng, đồng tiền có thể mua rẻ nhân phẩm của con người. Không vì chén cơm manh áo mà khuất đầu cúi phục trước những cám dỗ bán rẻ nhân tâm.
Khó nhọc đã dạy tôi nên người quý trọng những gì có được bằng mồ hôi nước mắt, khổ cực đã dạy chúng tôi nên những con người biết kiên nhẫn, tự thân nỗ lực không ngừng về phía trước.
Cha mẹ tôi, không những chỉ cho các con của mình thực phẩm nuôi thân nhưng còn cho một giá trị cao quý của phẩm giá con người. Không ỷ lại, không dựa vào quyền thế, không dựa vào của cải sẵn có mà sống buông thả. Chúng tôi biết rằng, gian nan là một bài học khó nuốt, nhưng là một bài học cần thiết để tự ý thức về bản thân. Biết mình con nhà nghèo nên cần nỗ lực để học, biết mình nghèo nên cần cố gắng hoàn thiện bản thân.
Khi những thử thách của cám dỗ ngã sa vào vòng tục luỵ, tôi nhớ đến hình ảnh người cha đang ngồi trên chiếc xích lô chờ khách, khi buồn phiền chán chường bởi những công việc đang xấu dần đi, tôi nhớ đến khuôn mặt mẹ, dưới cơn mưa đang trùm chiếc áo để mong bán những trái bắp nóng hổi. Có quá niều kỷ niệm về những lao nhọc của cha mẹ, nên tôi cố gắng làm lại những gì đã thất bại, giữ gìn những gì sẵn có để sống cuộc sống phong phú hơn.
Tôi yêu mến mẹ cha tôi, vì những gì lao nhọc của mẹ cha đã để lại những giọt mồ hôi không thể quên và không dễ quên trong nhiều lúc.
Vào tuổi bát tuần của mẹ của cha, những nhọc nhằn xưa kia không còn, những lăng lo về tài chính gia đình cũng không lo, tôi lại học nơi cha mẹ sự chịu đựng bệnh tật của tuổi già. Những đứa con, muốn mừng thọ cha mẹ, nhưng cha mẹ đã mãn nguyện khi thấy đàn con trưởng thành và thường bảo, “từng đứa chúng tôi là món quà mừng thọ quý giá nhất”. Không chỉ một ngày của buổi lễ chóng qua, mà từng đứa con đang là những ngày lễ mừng thọ xuyên suốt tháng ngày còn lại của cha mẹ.
Cuộc đời, tôi vẫn thầm cám ơn những gian khó, đã tách biệt chúng tôi ra khỏi những hình thức sáo rỗng mà đặc biệt xây dựng chính yếu cho cuộc đời nên người và nên thánh.
Tôi nhận ra rằng, giá trị cuộc đời làm người không hệ tại nơi những gì đang có mà là cách thức chiêm nghiệm và dùng xứng đáng những gì trần thế mang lại.
Như từng thúng bắp, như từng cuốc xích lô, tôi không học nơi ấy chỉ những gian khổ, mà học nơi ấy những điều cần thiết để chúng tôi được nên người.
Một con người đúng nghĩa của lòng báo hiếu: Biết cám ơn cuộc đời vì cuộc đời có những thăng trầm, buồn vui, đau khổ và hạnh phúc. Tạ ơn cha mẹ đã cho sự sống và sống dồi dào trong đức tin, cậy, mến vững vàng. Cám ơn người vì bao người đã giúp chúng tôi nên người hôm nay và còn tiếp tục nâng đỡ chúng tôi.
Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
Nguồn: EMTY
0 nhận xét:
Đăng nhận xét