LTCGVN (13.07.2012) - Thông thường khi nói đến “tranh chấp” người ta thường nghĩ đó là vụ việc giữa hai hay nhiều bên tranh nhau lấy phần “phải” hay lợi thế về mình và theo tập quán hay tiền lệ, đa phần, nếu không giải quyết ổn thỏa người ta thường nghĩ ngay đến “Pháp Lý” một công cụ của cơ quan chuyên nghiệp căn cứ vào những Luật Định có tính phổ quát công khai để đưa ra phán quyết công bằng và hợp lý.
Trong tranh chấp biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc sự việc căng thẳng và phức tạp để nghĩ tới giải pháp phải tiếp cận công cụ này, nhưng sao “nhà nước và đảng ta” lại không “tha thiết” lắm, mà nhân dân thì không rõ vì sao? Trong khi cùng cảnh ngộ thì có quốc gia nhất quyết theo đuổi đến cùng?
Khỏi phải bàn thêm nữa chi tiết tranh chấp TQ và VN trên Biển Đông vì bản chất của nó thừa mứa để chúng ta nhận diện rồi, có chăng là cái cách đối phó, xử lý “lẩn quẩn” của “nhà nước và đảng ta” như thế nào mà mới đây Tàu Cộng lại có hành vi như xắn quần “tè” vào nhà mình, khi CNOOC (Tập đoàn dầu khí của Trung Quốc) tuyên bố chào thầu 9 lô dầu khí nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Petrovietnam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu nay, đã vậy 10/7 vừa qua lại lại như “dằn mặt” thêm khi tiếp theo là bắt giữ 3 tàu đánh cá và tài sản ngư cụ của đồng bào ngư dân chúng ta trên lãnh hải nước mình.
Nếu căn cứ vào tinh thần cái bảng hiệu “4 tốt 16 vàng ròng” mà “đảng ta” vẫn thường đánh bóng thì rõ ràng Tàu Cộng đã ngồi chồm hổm trên các thỏa thuận cấp cao, có được bởi “đồng thuận” về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Trước đó và hiện nay đồng bào nhân dân chúng ta cũng cứ cho là “bùi tai” để nghe lời “đảng ta” nói rằng: Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề riêng của VN và TQ vì vậy “đảng ta” rất thủy chung với đàm phán “song phương” để đồng thuận. Nhưng Tàu Cộng nhiều lần tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán cũng có nghĩa đóng sập mọi cánh cửa đàm phán “song phương” của vấn đề này thì không biết “đảng ta” cứ một lòng chung thủy với cái gì? Không thể hiểu nổi, cứ như đó là “bí mật cơ yếu” quốc gia không thể công khai cho nhân dân biết sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp “lớn” của 2 đảng CS anh em, VN và TQ.
Không biết có phải vì sự “thuỷ chung” mù quáng như bị sỏ mũi đó không mà Tàu Cộng lại nâng cấp ngang ngược lên một tầm cao mới là tuyên bố chào thầu 9 lô dầu khí, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi gần nhất cách đảo Phú Quý (Việt Nam) khoảng 13 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 60 hải lý (cách đảo Hải Nam TQ đến hơn 500 hải lý).
TQ vi phạm thô bạo chủ quyền, lãnh hải Việt Nam
Cũng giống hệt như vụ việc bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham) trên biển Đông đang đụng độ gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines kéo dài hơn hai tháng qua. Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km (tức là trong phạm vi 200 hải lý được quy định trong UNCLOS). Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Theo quy định của UNCLOS, khu vực biển nằm cách bờ biển của một nước trong vòng 200 hải lý (370km) là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước đó. Các nước có quyền khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. TQ là một trong 80 nước tham gia công ước này nhưng vẫn ngang nhiên trắng trợn dùng ưu thế trên biển để xâm phạm, hành động này hoàn toàn sai trái theo quy định của UNCLOS. (Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea).
Trước tình hình đó, bất chấp việc lâu nay Trung Quốc nhiều lần gạt phăng, một mực từ chối đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra tài phán quốc tế mà đòi đàm phán song phương với từng nước trong khu vực. Chính Phủ Philippines đang được sự ủng hộ của các cố vấn luật pháp quốc tế, các quan chức Philippines đang nỗ lực tìm kiếm những con đường pháp lý mà ở đó họ có thể buộc Trung Quốc phải chấp nhận xuất hiện tại Tòa án Công lý Quốc tế hoặc chịu sự tài phán.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, Philippines đang tích cực thu thập video và các chứng cứ chi tiết “những hành vi vi phạm của Trung Quốc” ở Scarborough/Hoàng Nham, đính kèm hồ sơ băng hình rồi giao lại cho tòa án liên quan. Hãng tin GMA của Philippines cho biết. (VTC News)
Trụ sở xét xử của Tòa án Quốc tế về luật biển tại Hamburg, Đức
Theo các chuyên gia thời sự quốc tế thì đây là cách tốt nhất để Philippines một quốc gia nhỏ bé kém hơn TQ nhiều lần về mọi mặt có thể đối phó đạt được những hiệu quả nhất định trong tư thế đối đầu không cân sức.
Tranh chấp Biển Đông với các quốc gia liên quan trong khu vực, TQ không muốn nó là “nội vụ” của ASEAN dù Việt Nam, Philippines, Malaysia và Prunei là 4 thành viên trong khối, lại càng ngán ngại khi sự việc đưa ra quốc tế, dù rằng khó có một phán quyết nào đủ hiệu lực để TQ phải tuân thủ.
Bởi theo UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea), trường hợp sau đây được coi là ngoại lệ (exception), nghĩa là phải có sự thỏa thuận của tất cả các quốc gia đang tranh chấp với nhau thì mới được đưa ra tòa án: Các tranh chấp liên quan đến việc phân định vùng biển, các hoạt động quân sự, các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm giải quyết... (hơn nữa TQ lại là một trong những thành viên thường trực có quyền phủ quyết tại LHQ). Có nghĩa TQ sẽ vẫn còn “yêu” Le Nin khi ông này để lại câu nói “pháp luật sẽ không còn là gì nữa nếu không có một bộ máy nào có đủ sức cưỡng bức người ta tuân theo những tiêu chuẩn của pháp lý thì pháp lý có cũng như không”.
Tuy nhiên không phải vì vậy mà TQ có thể xoa tay tự mãn. Bên cạnh những nhược điểm phức tạp của pháp lý còn tồn tại đó thì một số quy tắc đạo đức, phong tục được con người tuân thủ, chủ yếu nhờ vào sự tự giác, lòng tin, trình độ hiểu biết và nhất là sự lên lên án rộng lớn vì bất bình từ cộng đồng xã hội và thế giới sẽ làm cho các đối tượng thủ đắc cái lợi từ những nhược điểm pháp lý ấy phải chùn tay.
Chính Phủ Philippines hình như đang vận dụng, tranh thủ điều này, thu nhặt toàn bộ những gì có thể nói lên sự ngang ngược sai trái của TQ để trưng ra trước quốc tế kèm theo hồ sơ khởi kiện của mình đến tất cả các nơi có liên quan như: Cơ quan tài phán Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea - viết tắt là UNCLOS) – Toà án Quốc tế về luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea - viết tắt là ITLOS) – ITLOS là một cơ quan tài phán riêng biệt do Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 thiết lập ngày 10/12/1982, nhằm giải thích các điều khoản và việc áp dụng Công ước. Toà án quốc tế về Luật Biển đặt trụ sở chính thức tại Hamburg, Đức. Số thành viên của Tòa án gồm 21 quan tòa độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực Luật Biển.
Philippines cũng không quên tổng hợp các tư liệu liên quan để đăng nạp công khai lưu chiếu hợp lệ tại cơ quan truyền thông LHQ cho thành viên mọi quốc gia tại nơi này để họ có thể tham khảo rõ ràng và chi tiết cụ thể hơn toàn cảnh của sự việc.
*
Ngoại trưởng Albert Del Rosario kêu gọi lòng yêu nước và sự hy sinh của người dân Philippines
Chúng ta sẽ thông và hiểu nhiều hơn hướng đi này của Chính Phủ Phi qua sự trả lời của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khi ông tự đặt câu hỏi với chính mình: “Liệu chúng tôi có cần Trung Quốc cùng song hành trong việc lập ra những cơ chế để giải quyết?” và ông tự đưa ra đáp án: “Câu trả lời là không” – Cũng có nghĩa là Quốc tế thì cần thiết,nhưng song phương thì: không bao giờ!
Những phát biểu như vậy đã làm sôi động các phòng họp cấp cao và những trường đại học của các nước trong khu vực trong những tuần gần đây, gợi ra một số câu hỏi: Một hành động như tuyên bố của Philippines liệu có thực sự khả thi? Và hành động đó sẽ có tác động như thế nào?
Theo một số luật sư quốc tế và các học giả nắm vững Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), xét một cách cơ bản, Ngoại trưởng Rosario đã đúng về mặt nguyên tắc pháp luật – Philippines có thể đơn phương hành động. UNCLOS không thể được sử dụng để dàn xếp các vấn đề về chủ quyền, nhưng nó có thể giải quyết những tranh chấp liên quan trên một phạm vi rộng lớn. Nó cho phép một quốc gia tranh cãi với một quốc gia khác về các hành động, lập trường mà không cần sự đồng ý của quốc gia đó, thông qua cái gọi là “dàn xếp tranh chấp bắt buộc”. Động thái của Manila đang tiếp tục đẩy vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trở thành tâm điểm tranh cãi trong các cuộc đối thoại song phương và đa phương cũng như các hội nghị quốc tế. Mà Philippines thì rất cần – Nhưng Trung Quốc lại ngán ngại.
Trích dẫn lời của Ngoại trường Philippines Albert del Rosario, tờ The Inquirer còn cho biết, Philippines đã thông báo cho Nhà Trắng về quyết định của mình nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền Washington trong “cuộc đấu” với Bắc Kinh. Ông Albert del Rosario coi đây là“một bước hợp pháp để đối phó với những xung đột và tuyên bố lãnh thổ không hợp pháp” trên Biển Đông. Ông Albert del Rosario nói: “Cả thế giới biết rõ Trung Quốc có nhiều tàu chiến, máy bay hơn Philippines. Nhưng chúng tôi hy vọng có thể chứng tỏ rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng hơn nhiều”.
Bên cạnh đó, công luận thế giới tin rằng nếu mở rộng vụ tranh chấp đảo Hoàng Nham (Scarborough) và Các vùng lân cận Biển Đông đầy tranh cãi trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo UNCLOS và Tiếng nói vì lẽ phải của Philippines, có thể sẽ làm cho ngư dân, công luận nhân dân TQ và thế giới hiểu rỏ như thế nào là sự công bằng của các bên để cùng có lợi trong một môi trường sinh tồn yên tĩnh hoà bình như đặc tính phía dưới mặt nước Biển Đông của chính nó.
Có thể là không có gì đảm bảo rằng một tòa án được thành lập theo UNCLOS sẽ đồng ý phân xử một vụ việc như vậy, và cho dù là nếu có chăng nữa, để nói được “Luật pháp quốc tế là một cách giải quyết tranh chấp” hiệu quả tối ưu, nhưng “ông lớn” TQ vì quyền lợi cục bộ, chắc chắn là sẽ không đồng ý và “phủ quyết” mọi điều.
Tuy nhiên cũng trong chiều hướng đó, nhưng có một sự thật sẽ “phản” lại Trung Quốc. Kể từ đơn phương công bố toàn bộ biển đảo trên biển Đông nằm gọn trong cái lưỡi bò chữ U chín đoạn là thuộc chủ quyền của mình thì TQ không trưng ra được chứng cứ nào đủ chuẩn mực để song hành cùng tuyên bố đó cho khả tín trước quốc tế trong khi ASEAN, Hoa Kỳ và một số hiệp hội quốc tế về luật biển thì gợi ý và Philippines thì trực tiếp mời nhiều lần để tranh luận đối chiếu xác minh, nhưng TQ lắc đầu quầy quậy, những cái lắc đầu của một quốc gia gần như là phương Đông mà trong máu cái “gen” Khổng, Lão vẫn còn luân lưu thì nhân cách liêm sỉ lẫn uy tín của một “anh hào mới” mà nền kinh tế vừa qua mặt Đức-Nhật để bước chân vào hạng 2 thế giới sau Mỹ với tham vọng thay thế một hai cái “bóng cả” của thế giới hiện nay sẽ là một thách thức tuy vô hình nhưng không phải là không nhức nhối với Trung Quốc khi Philippines muốn xé ra to hơn nữa của việc tranh chấp.
Trong khi đó mới nhất gần đây một loạt các giới chức có ảnh hưởng uy tín với thế giới từ Mỹ, Âu Và Úc thậm chí vài học giả của TQ phản đối và chê trách hành vi gây rối trên biển Đông vô lý thiếu cơ sở của TQ, họ kêu gọi TQ hành xử trong phạm trù đạo đức và lương tâm nhiều hơn là áp lực kinh tế và sức mạnh trên biển, vì vậy không phải là không có cơ sở khi ông Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, trong bài viết công bố tại một hội nghị ở Kuala Lumpua (Malaysia) đã nhấn mạnh: “Những tranh chấp liên quan Trung Quốc đối với các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông có lẽ khó tránh khỏi hệ thống dàn xếp tranh chấp bắt buộc”.
Nhiều ký giả quốc tế Châu Á bình luận, liệu Philippines có đủ dũng cảm để thực hiện bước đi đến cùng của mình trên con đường tìm đến lẽ phải? Hãy chờ xem! Tuy nhiên thì họ nhìn nhận sự khôn ngoan của Philippines sẽ hiện ra rõ hơn nếu TQ thực sự muốn thị uy gây hấn trước bằng vũ lực khi ấy cán cân công lý và công luận thế giới sẽ nghiêng hẳn về Philippines thậm chí kể cả nếu Hoa Kỳ có muốn nhúng một tay vào giúp họ chống trả.
Với Việt Nam chúng ta thì sao?
Theo chuyên gia Simon Powell thuộc Hãng nghiên cứu dầu khí CLSA cho rằng có vẻ như Bắc Kinh đang muốn thử xem có thể đi xa đến đâu trong việc đòi chủ quyền ở biển Đông.“CNOOC (Tập đoàn dầu khí của Trung Quốc) đang hỗ trợ Bắc Kinh mở rộng các giới hạn trong tranh chấp trên biển Đông - báo Wall Street Journal của Mỹ dẫn lời ông Powell - Rõ ràng đây là hành vi xuất phát từ ý đồ chính trị chứ không phải là kinh tế”.
Qua sự kiện CNOOC của TQ tuyên bố chào thầu 9 lô dầu khí nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm thô bạo lãnh hải chủ quyền VN, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea - viết tắt là UNCLOS) .
Việt Nam phải như Philippines khởi kiện Trung Quốc lên ITLOS là một cơ quan tài phán riêng biệt do Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 thiết lập ngày 10/12/1982 – Hoặc là tòa án công lý quốc tế (ICJ), một tòa án được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước, một tòa án đặc biệt để giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứu khoa học biển, nghề cá, giao thông biển,... được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước (dù kết quả nó có là ra sao).
Việt Nam đã “dĩ hoà vi quí” tới tận cùng giới hạn rồi – Chưa từng bắt giữ một tàu cá ngư dân TQ nào trên lãnh hải VN, mà TQ thì thường xuyên ngược lại – Việt Nam khởi kiện là do TQ leo thang trong tranh chấp, “Quốc có quốc Pháp, Gia có gia Qui” không thể là loài “giun CS XHCN cứ nằm im rúc đầu trong “đất đai” màu mỡ, chịu xéo mãi mà không biết quằn”. Chính Phủ Philippines xứng đáng với tiền thuế do nhân dân nuôi dưỡng – Còn nhà nước CHXHCN/VN nhân dân nuôi bằng cái gì?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét