Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

2 Bài Suy Niệm THÁNH LỄ NGÀY MỪNG CHÚA GIÊ-SU GIÁNG SINH của Lm. Phêrô Lê Quang Dũng



THÁNH LỄ NGÀY MỪNG CHÚA GIÊ-SU GIÁNG SINH

I-SA-I 52,7-10 ; DO-THÁI 1,1-6 ; GIO-AN 1,1-18

Thiên Chúa Mặc Khải Chính Mình


Suốt giòng lịch sử nhân loại và trải qua bao thế kỷ rồi, thế nhưng các câu hỏi cùng nghi vấn về Thiên Chúa vẫn luôn mãi ở trong tâm thức của con người. Từ thưở này qua thưở khác, từ đời này qua đời kia, câu hỏi này vẫn mãi đuợc nhắc nhở, nhưng hầu như câu giải đáp chưa được thỏa đáng của sự suy tư, của các suy tưởng của con người về Thiên Chúa. Để rồi từ quan điểm ấy, chúng ta không nhìn thấy được rõ sự hiện hữu của mình, không hiểu được gì hơn cái định mệnh của ta và con người là gì… ?

Vâng, quả thật con người luôn măi có ước mơ về sự tuyệt đối, con người cũng luôn bị cuồng say đi tìm những sự vượt quá ngoài cái khả tri của mình – Cũng như con người luôn ôm một giấc mộng lớn lao hơn chính mình, mà họ tạo nên một chương trình bằng sự tưởng tượng nên cái hình ảnh riêng của họ. Qủa thế, con người luôn bị cuốn hút say mê do các thần linh họ tạo ra trong sâu thẳm của tim óc mình. Tuy nhiên, vào thời gian sau cùng, là thời gian của chúng ta, chính qua lịch sử ta sống đây, thì Thiên Chúa đă tạo nên một Dân Tộc. Dân tộc đó có tên là Ít-ra-en, để rồi Ngài kêu gọi họ đón nhận sự mặc khải của mình. Có nghĩa Thiên Chúa đă tự hiến thân cho con người để hiểu hết mọi người, thế là Chúa Trời đă làm người để cho mọi người nhận biết Ngài.

Thiên Chúa là ai mà bí hiểm, khó hiểu làm mê hoặc con người như vậy? Chúa Trời là ai mà ta không thể gọi tên? Ngài là ai con người chúng ta uớc muốn biết Ngài? Thực mầu nhiệm Thiên Chúa, thì vượt quá tất cả mọi trí năng của con người và tạo vật. Có nghĩa là Thiên Chúa đă yêu ta trước với một tình yêu vô biên, không có một kích thước nào có thể đo lường được. Thế nhưng, chúng ta thấy rằng Chúa Trời hằng thỏa măn cho các đòi hỏi của chúng ta muốn biết Ngài là ai, bằng cách Chúa Trời tự hạ mình xuống, nhập thể vào lòng thế gian này để xác minh cho tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với con người. Sau là Ngài muốn cho chúng ta khám phá ra những mất mát của mình. Thiên Chúa đă hoá thành nhục thể, và ở giữa chúng ta. Ngài giống chúng ta. Thiên Chúa trở thành một trong những người của anh chị em chúng ta. Ngài nói cùng ngôn ngữ của con người. Ngài đă mặc lấy thân xác con người : cũng ăn uống, ngủ nghỉ như anh chị em. Hơn nữa, chúng ta thấy Chúa Trời trả lời cho các câu hỏi của ta về Ngài, là bằng cách « mang lấy » tất cả các câu hỏi đó trong người Ngài để trả lời các câu hỏi của con người : như tại sao có sự dữ, sự xấu, thì Ngôi Lời Thiên Chúa mang lấy trên người Ngài, trên thân thể Ngài tất cả các tộị ác của con người. Taị sao chết, thì Thiên Chúa đă chấp nhận cái chết của thân thể Ngài mà chúng ta mang đến cho Ngài. Tại sao đau khổ, thì Ngôi Lời Thiên Chúa mang lấy tất cả đau khổ của chúng ta trong người Ngài, để trở nên các đau khổ của chính Ngài. Tại sao cô đơn, mất mát và chết, thì Ngôi Hai Thiên chúa đã trở nên cô độc như chúng ta, và đã xuống ngục thất âm phủ của sự chết. Chúng ta thấy Ngài nói cùng ngôn ngữ với ta, mang lấy da thịt, mau huyết cùng thân xác giống ta. Để rồi Lời Ngài hóa thành nhục thể, sống làm người ở giữa chúng ta, chia sẻ vui buồn, đau khổ, đói khát, bị bỏ rơi, bị sỉ vả và chết đau thương tủi nhục trần trụi trên thập giá : đây chính là câu trả lời hùng hồn, xác thực, an ủi cho các nghi vấn, các câu hỏi của chúng ta cùng con người về Thiên Chúa.

Như Sách Đệ Nhị Luật nói « Lời Chúa rất gần anh chị em, ở ngay trong miệng, trong tim của anh chị em, để anh chị em đem ra thực hành » (Ðanien. 30,14). Gần chúng ta hơn, là Lời Chúa ở trong chúng ta, ở giữa chúng ta, sinh ra cho chúng ta. Đây là phương cách tối cao ì́nh yêu của Thiên Chúa cho chúng ta, là nhờ vào Con Một Ngài, Thiên Chúa tiến lại gần chúng ta, để ta có thể chiếm hữu Ngài, hầu lấp đầy khoảng trống cô đơn, quạnh vắng. Vâng, Chúa Trời đến an ủi các nỗi bất hạnh của chúng ta, và cứu chữa nỗi thất vọng của con người mà họ không tìm thấy được con đường để dấn bước. Để từ đó nhờ Ánh Sáng trong bóng tối, Ánh Sáng đó chiếu tỏa cho họ thấy đường đi… Qủa thế Ngôi Lời đă hoá thánh nhục thể và đến ở giữa chúng ta. Do đó, chúng ta chỉ có thể tiếp nhận và lắng nghe ngôn ngữ của Thiên Chúa bằng điều kiện sau : là chúng ta phải chấp thuận bước theo Đấng đã trở nên giống chúng ta, đó chính là Ngôi Lời hoá thánh nhục thể, là Con Thiên Chúa làm người, là Đấng Cứu Thế, tất Chúa Giê-su Ki-tô. Để nhận biết Thiên Chúa thật, thì đòi hỏi chúng ta bước theo Con Người này, sinh bởi Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, sinh tại Bê-lem của thị tộc Giu-đa. Có nghĩa chúng ta phải đặt các bước chân của mình trong những bước chân của Ngài, bước đi trên con đướng Chúa Giê-su đă đi. Thêm nữa, chúng ta phải làm các điều như Ngài đã làm, dấn thân theo Ngài vào con đường hẹp mà Ngài đă trải qua cùng mở ra… Hăy bước đi với Chúa Giê-su cho đến cùng tình yêu của Thiên Chúa mà Ngài mang lại cho chúng ta, để rồi nhờ Chúa Giê-su ta tạ ơn Chúa Trời Tối Cao và Toàn Năng!

Vì vậy thiên hạ không thể loại trừ Thiên Chúa như một nan giải mà họ thường nói « tôi có cách giải quyết chuyện đó, hay là tôi không thể giải quyết vấn nạn này », qua đó người ta chấm dứt gịòng suy tưởng. Hạnh phúc thay Thiên Chúa yêu thương chúng ta : Ngài tạo cho chúng ta sống, và Ngài chiếm hữu tim ta. Để rồi phần của chúng ta, để nhận biết Thiên Chúa, đòi hỏi ta phải biết yêu thưong, phải chấp nhận biết sống bằng phương cách như Con Một Thiên Chúa, là đã sống làm người cùng các điều kiện của con người. Do thế, chúng ta có nhận biết Thiên Chúa, chỉ bằng cách chấp nhận đi theo Chúa Ki-tô trong con đường Ngài đã đi qua. Nhờ qua con đường đó, mới giúp chúng ta mở rộng tình yêu của Chúa Cha, cùng trong một lúc chúng ta kết hiệp với Chúa Ki-tô hầu có thể trở nên giống Ngài. Thế nên, để gỉai quyết các nan giải về Thiên Chúa, cũng như trả lời cho nghi vấn này, không còn cách nào hơn, đó là chúng ta chấp nhận bước theo Chúa Ki-tô. Vả nữa, đức tin, là điều chúng ta không những muốn tự đặt mình vào một sự xác tín chắc chắn, qua sự xác tín niềm tin này chúng ta dựa vào. Song lý ra, đức tin, đó là chúng ta chấp nhận cùng bằng lòng để Thiên Chúa chiếm hữu hồn ta trọn vẹn trong lúc ta nghi ngờ, bị dao động. Chúng ta nên bước theo Chúa Kitô với tình yêu của Ngài, hầu chúng ta đón nhận Ngài như một ân sủng của Thiên Chúa ban cho ta Người Con yêu dấu của mình. Ngài đến ở với chúng ta cùng chia sẻ với ta kiếp sống con người : có vui và buồn, có đói khát và ê chề, có đau khổ cùng hạnh phúc, có nhục nhả và vinh quang vv, để rồi chúng ta chia sẻ kiếp sống ấy với các anh chị em đồng lọai của mình. 

Thiên Chúa tự mặc khải mình qua Ngôi Lời hoá nên nhục thể, và Người Con Một đã được sinh ra bởi cung lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Nhờ hành động mặc khải có tính cách lịch sử hiển nhiên này, mà ta không thể bác bỏ cái lịch sử sự thật ấy, đó là sự cứu độ con người bởi Người Con Một Thiên Chúa này đă hóa nên nhục thể. Vả nữa, niềm tin của chúng ta đối lại một loại thần học thuyết mà người ta quan niệm dựa trên lý trí, sách vở để hiểu biết một cách lý thuyết của các người thông thái, triết gia vv.. Trái lại trong sự mặc khải này, đây chính là việc giao ước của Thiên Chúa mà Ngài hoàn thành. Đẻ rồi từ đó chúng ta thấy sự mặc khải này từ Chúa Cha nhờ qua Chúa Con làm người, và ta bắt thấy được sự hoàn thành đó trong công việc hoàn tất sứ mạng theo ý Chúa Cha mà Chúa Con thực thi cho đến hơi thở cuối cùng trên thánh giá - Tột đỉnh cùng cuối cùng của sự mặc khải này, là Hồng Ân của Chúa Thánh Thần.

Để đón nhận sự mặc khải này, đó là các việc Chúa Thánh Thần mời gọi và thánh hóa cùng biển đổi chúng ta, hầu chúng ta mới có thể trở nên giống Chúa Con, hiệp một với Ngài, trở thành giống hình ảnh Ngài. Nhờ qua sự hiệp thông này, chúng ta mới đón nhận lối vào với Chúa Cha Vĩnh Cửu cùng nhận biết Thiên Chúa thật. Nhất là, như thê mới là chiếu kích Ki-tô học của đức tin, cùng một lúc là ơn cứu độ cho kẻ tin cùng tham dự vào các công việc cứu độ trong Chúa Ki-tô, và với Chúa Ki-tô. Sự mở rộng chương tŕnh cứu độ con người của Thiên Chúa, là cùng thời gian sự mặc khải của Chúa Cha trong Chúa Con nhờ Chúa Thánh Thần, đây là con đường của đức tin. Có nghĩa nhờ Chúa Thánh Thần thay đổi con tim của nhũng người đáp lại lời mời gọi của Ngài, tất Ngài ban cho họ niềm tin vào Chúa Ki-tô. Để rồi qua niềm tin này họ kết hiệp với Chúa Ki-tô, trong Chúa Ki-tô, đề từ đó những người tin ấy có được lối vào Nước Chúa hầu nhận biết Chúa Cha vô hinh.

Vì vậy, Giao Uớc và Giao Kết của Thiên Chúa đối với con người, là Ngài tỏ lộ sự huy hoàng của Đấng Sáng Tạo, và cũng tỏ hiện cho các thụ tạo biết việc sinh ra Người Con Một của Ngài. Người Con Một này Thiên Chúa ban cho con người, đó là sự vệc quả nhiên chúng ta không thể chối cải được, đây cũng là điều Thiên Chúa tự giao uớc và giao kết cho chúng ta tiến lại gần Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa là Sự Sống của Ngài. Bởi Người Con Thiên Chúa ban cho là sự Bình An của Ngài và Chúa Thánh Thần là Nguồn Suối Niềm Vui và Hoan Lạc không bao giờ cạn của Thiên Chúa cho con người cùng chúng sinh. Amen!


LM. Phê-rô Lê Quang Dũng


************************************

THÁNH LỄ NGÀY MỪNG CHÚA GIÊ-SU GIÁNG SINH (BÀI HAI)

Trở Nên Con Cái Thiên Chúa



Hình ảnh đầu tiên mừng Lễ Chúa Giê-su Giáng Sinh đến trong đầu chúng ta, đó là một tượng Chúa Hài Đồng được dặt nằm trong máng cỏ của hang đá, bên cạnh là Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a qùy gối cung kính chiêm ngắm. Thêm vào đó có con bò hay con lừa thở hơi sưởi ấm cho Chúa Hài Đồng, rồi vài chú bé mục đồng hoặc có thêm vài con chiên cho đủ bộ hang đá Chúa Giáng Sinh.

Hinh ảnh đẹp này là truyền thống xa xưa để lại cho đời sau, và hằng năm trong các giáo đường, nhà nguyện hay trong các tư gia cùng các nơi siêu thị hay hàng quán, chúng ta thấy họ đều trưng bày hang đá Chúa Giáng Sinh. Thôi thì đủ màu sắc, đủ các kiểu mẫu hang đá, xem rất bắt mắt. Lý do, chính là lấy từ bài Tin Mừng theo Thánh Sử Lu-ca và Phụng Vụ Lời Chúa trong đêm thánh mừng Lễ Chúa Giê-su Giáng Sinh, đă được công bố rằng : « Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tả bọc con rồi đặt nằm trong máng cỏ » (Luca. 2,7).

Cũng như trong Đêm Thánh vừa qua, thì Phụng Vụ Lời Chúa chúng ta cử hành sáng nay, cũng cử hành mầu nhiệm việc sinh hạ của Con Thiên Chúa vào trần gian, qủa với những bài Sách Thánh mới được đọc làm chúng ta nghũ đến những phương diện khác của mầu nhiệm này. Các bài Sách Thánh tường tả lần này, đề cập đến bản thể và nguồn gốc của Chúa Giê-su, từ đó người ta gợi ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và người ta đặt vào đó lý do cốt yếu của sự nhập thể của Chúa Giê-su vào thế giới này.

Khi chúng ta lắng nghe đoạn Sách Tin Mừng hôm nay, nhất là ở phần đầu của bài Tin Mừng, Thánh Sử Gio-an đă nhấn mạnh đến một điểm rất quan trọng và nỗi bậc nhất. Đó là Thiên Tính của Chúa Giê-su. Thánh Sử tỏ bày niềm tin mình và xác tín rằng Hài Nhi Giê-su bé bỏng, o eo tiếng khóc chào đời trong máng cỏ, đó chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa của vũ trụ và của nhân loại.

Sự thường theo cái nhìn của thiên hạ, thì Hài Nhi của Mẹ Ma-ri-a là một Hài Nhi giống như các hài nhi khác trên trái đất này. Ngài khóc và cười, Ngài khát và đói, Ngài bú và cùng thực dậy, Ngài yếu ớt. Tuy nhiên có cái nhìn khác, rất khác với tất cả các em bé được sinh ra cùng thời với Ngài. Cái khác đó Thánh Sử Gio-an nói cho chúng ta biết, là Hài Nhi Giê-su đó đến từ Chúa Trời. Hơn nữa Ngài ở « bên cạnh Thiên Chúa » mà thánh nhân gọi là « Ngôi Lời, là Lời Chúa ». Ngài là bản tính Thiên Chúa, là Con Chúa Trời. Hoặc Ngôi Lời này là Thiên Chúa. Ngài đã đến nhà chúng ta, Ngài đă hoàn tất một công trình nguyên khởi tuyệt đối và không bao giờ có trong lich sử của thế giới này. Ngài đă can dự vào đời sống con người và của chúng ta. Thực Chúa Giê-su đă có kinh nghiệm sống của những gì con người sống để trở nên một con người như chúng ta. Con Thiên Chúa thực tế đă làm người ở giữa chúng ta.

Trong tâm trí và trong đợ̀i sống hằng ngày của chúng ta phải xác tín rằng : Con Chúa Trời đă làm người và đến ở nhà chúng ta. Bởi vì khi chúng ta nghe lại đoạn Sách tin Mừng này, làm cho con tim ta phải xúc động mạnh : Ngôi Lời Thiên Chúa đến ở giữa chúng ta và ở nhà chúng ta. Ngài là Con Chúa Trời sinh ra do lòng Mẹ Ma-ri-a bởi quyền phép của Chúa Thánh Thần. Không những chúng ta chỉ nghĩ đến Ngôi Lời Thiên Chúa đến ở giũa chúng ta, và bước chân Ngài đă đụng chạm cùng bước đi trên trái đất chúng ta. Nhưng chúng ta cần suy gẫm sâu xa hơn Chúa Giê-su Hài Đống sinh hạ ở Bê-lem, là đồng hàng với Thiên Chúa. Ngài là « phản chiếu sự huy hoàng vinh hiển của Chúa Cha ». Qua Chúa Giê-su, trong Chúa Giê-su, thì Thiên Chúa đến ở nhà chúng ta. Qua Chúa Giê-su, thì Thiên Chúa hiện hình khuôn mặt mình. Qua Chúa Giê-su, Thiên Chúa sử dụng những đặc diểm rất giống chúng ta. Qua Chúa Giê-su,́ Thiên Chúa tạo nên sự lại gần chúng ta hơn. Qủa rất gần, để rồi từ nay cho đến tận thế, tất Chúa Trời chia sẻ điều kiện làm người của chúng ta. Ngài sẽ hiểu, sẽ có những kinh nghiệm sống trong da thịt của mình, đó là những sự tìm kiếm trong trái đất này : như hạnh phúc, ánh sáng, sự thật, niềm vui, công lý, công bằng, ḥòa binh, yêu thương, âu yếm, hiền dịu, êm ái, hay đó là đau khổ, bị ngược đãi, không được đón nhận, bị xua trừ và loại bỏ : « Người ở giữa thế gian… nhưng thế gian không nhận biết Ngài. Người đă đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận » (Gioan 1, 10.11).

Với cả con người, với cả con tim mình, chúng ta chân thành cảm tạ, tri ân Thiên Chúa, vì hôm nay Chúa Trời gửi Con Ngài đến bên cạnh chúng ta. Chúng ta cũng cám ơn Chúa Giê-su làm cho ta biết Thiên Chúa. Chúng tạ ơn Chúa Giê-su hơn nữa đă ban cho chúng ta ơn hiểu rằng, chính qua Ngài là Đấng dẫn dắt nhân loại vế với Thiên Chúa, và ban cho chúng ta được làm con Chúa Trời. 

Vâng, đây chính là lý do sâu thẳm, đẻ qua đó Ngôi Lời Thiên Chúa đến cư ngụ trong thế giới chúng ta, và qua đó Ngài hằng luôn ở giữa chúng ta. Chúa Giê-su đă đến và ở giữa chúng ta để mang Thiên Chúa lại gần chúng ta, và cững trong lúc đó để cho chúng ta tiến lại gần Thiên Chúa. Chúng ta tiến lại gần Chúa Trời với đặc ân có thể nhận ra mình như con Thiên Chúa. Hạnh phúc thay, với đặc ân có quyền trở nên con Chúa Trời, qủa nhất chúng ta rồi. Như Thánh Sử Gio-an viết rằng « Thế gian đă không nhận biết Người. Còn những ai đón nhận Người, những ai tin vào Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa » (Gio. 1,11-12).

Đây là Mầu Nhiệm Chúa Giáng Sinh! Mầu Nhiệm mà chúng ta được mời gọi trở nên con Thiên Chúa, trở thành những người nghĩa thiết của Chúa Trời, và trở nên gia đì́nh với Thiên Chúa. Còn gì sung sướng hơn, không gì vinh dự hơn bằng Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta ơn đại trọng này. Ngôn ngữ nào đẻ nói cho cùng khi Chúa Trời yêu thương chúng ta như thế, như vậy chỉ có Thiên Chúa mới có thể yêu thương ta đến cuồng độ, thương yêu ta một cách cuồng nhiệt cùng vô cùng. Tuyệt thay, Mầu Nhiệm thay, Một Thiên Chúa đă làm người dưong thế, mang lấy một thể xác vì yêu thương con người, yêu thương chúng ta. Từ đó, với lòng tri ân cảm tạ, chúng ta cùng cất cao lời ca chúc tụng, tán dương Chúa Trời mãi mãi bây giờ và vĩnh cửu. Amen!


LM : Phê-rô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét