Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

SN CHÚA NHẬT THỨ MƯỜI BẢY THƯỜNG NIÊN: "Chúa Trời Là Cha Chúng Ta"



CHÚA NHẬT THỨ MƯỜI BẢY THƯỜNG NIÊN 

SÁNG THẾ 18, 20-32 ; CÔ-LÔ-SÊ 2,12-14 ; LU-CA 11-13 

Chúa Trời Là Cha Chúng Ta 



Chúng ta thấy trong khi cử hành Thánh Lễ, Linh Mục thường đọc các lời nguyện cầu xin Thiên Chúa nhiều lần : như cho Ðức Giáo Hoàng và Ðức Giám Mục địa phận, cho người qua đời cùng cho chính chúng ta vv.. Cũng thế, trong đời sống thường nhật thi chúng ta cũng hằng cầu nguyện cùng Chúa Trời, để khấn xin Ngài ơn lành nay hoậc ơn lành khác cho xác hồn và người thân thuộc cùng bằng hữu… Nhất là, một cách đặc biệt lúc chúng ta găp khó khăn, hoạn nạn hay lâm bệnh, chúng ta chạy đến với Chúa để khấn xin, để van nài. Từ đó chúng ta tưởng rằng lúc chúng ta cầu ngyện cùng Chúa Trời, tất Ngài phải ban ơn hoặc cho chúng ta ngay như lời chúng ta cầu xin Ngài. Tuy nhiên, không suông sẻ như chúng ta cảm nghĩ, vì nhiểu lời cấu nguyện cùng khấn xin của ta không được Chúa Trời nhậm lời. Và sau nhiều lần khẩn nguyện van xin Thiên Chúa, nhưng chúng ta không đón nhận được các ơn chúng ta cầu xin Chúa Trời, thói thường lòng chúng ta luôn nghi vấn cùng đặt lại giá trị của những lời cầu xin ấy.

Do đó chúng ta tự hỏi thế nào là một lời cầu nguyện tốt, làm đẹp lòng Chúa Trời ? Phải chăng lời cầu nguyện luôn mang lại hoa trái cho chúng ta ? Và qua câu hỏi này cũng như qua bản văn Tin Mừng của thánh Lu-ca hôm nay, sẽ mang lại cho chúng ta câu trả lời đó. 

Ðể trả lời cho câu hỏi của chúng ta, Thánh Kinh không giới thiệu một lý thuyết lớn lao. Thánh Kinh cũng không chứng minh một cách khoa học, là các lời cầu nguyện của con người đều mang lại nhiều hoa trái cho ho. Thánh Kinh chỉ tả lại cho chúng ta thấy được những con người cấu nguyện. Và những người cầu nguyện đó là những người có đức tin, và khi họ cầu nguyện thì Chúa trời nhậm lời. Chính những người nay mang lại cho chúng ta những kinh nghiệm cầu nguyện của họ, và việc ấy mời gọi chúng ta nên cấu nguyận như họ. Ðiển hình như Tổ Phụ Abraham, là người Cha đức tin của chúng ta, ngài đã cầu nguyện làm đẹp lòng Chúa Trời, thì tại sao chúng ta không bắt chước cách thức cầu nguyện của tổ phụ đức tin ? Hay như Chúa Ki-tô đã cầu nguyện, và Ngài cầu nguyện liên lỉ qua mọi phương cách, và Chúa Ki-tô tha thiết mời gọi chúng ta cầu nguyện, cùng cầu nguyện như cách thức mà Ngài đã tâm sự chuyện vãn cùng Chúa Cha. Quả những mẫu gương cầu ngyện này không đủ chứng minh cho chúng ta phương thức cầu nguyện như các Ngài, và đặt lòng tin tưởng vào hiệu lực của lời cầu nguyện chăng ? 

Qua bài Tin Mừng chúng ta thấy các môn đệ Chúa Giê-su chẳng phải là người không biết cầu nguyện. Như chúng ta biết tại các Ðền Thờ, tại các Giáo Ðường Do Thái, thì các môn đệ này được người ta dạy cho cách thức caần nguyện. Họ thuộc lòng cùng biết rất nhiều lời cầu nguyện. Họ lập lại các lời cầu nguyện ấy vào lúc buổi sáng cũng như buổi chiều theo như sách Ðệ Nhị Luật đòi hỏi (Ðệ Nhi Luật 6,4-5). Chúng ta thấy những lời cầu nguyện này là một cách tuyên xưng đức tin, qua đó thì mọi người Do Thái đều biết và nắm lòng. Tuy nhiên cái nhìn của Chúa Giê-su, là khi con người cầu nguyện thì phải có chiều sâu của cỏi lòng mình hợp với ý Thiên Chúa. Do thế, đã làm họ ngạc nhiên, vi vậy các môn đệ đã cầu xin Chúa Giê-su : « lạy Thầy, xin dạy cho chúng con cầu ngyận ». 

Từ đó lời cầu nguyện của Chúa Giê-su dạy cho các môn đệ mình, đã trở thành kiểu mẫu cho tất cả mọi lời cều ngyận của các Ki-tô hữu. Lời Kinh này được chúng ta hằng đọc trong các Thánh Lễ, trong các giờ Kinh sáng và chiều của các tu sĩ cùng giáo sĩ hay khi lẫn chuỗi cũng thế. Tuy thế, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa cùng cách cấu trúc của Lời Kinh Lạy Cha, mà Chúa Giê-su muốn chúng ta cầu nguyện cùng thưa chuyện với Chúa Cha. 

Tiên khởi, chúng ta hiểu chữ Cha đây là một tiếng của cỏi lòng, của con tim mà chúng ta nhận biết mối tương quan với Ðấng mà chúng ta cầu nguyện. Thiên Chúa là Cha của chúng ta, bởi đó chúng ta có lý do để cầu xin Cha. Cũng bởi ý đó mà chúng ta cần phải cầu xin Cha, mà không nghĩ đến các câu hỏi về giá trị của lời cầu nguyện. Thật sự lời cầu nguyện là một hành động. Vì vậy lời cầu nguyện của ta cùng Chúa Trời sẽ vô hiệu nếu như chúng ta không yêu Ngài. Lời cầu ngyện càng vô hiệu hơn khi chúng ta không bảo đảm được nồng độ yêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa. 

Do thế trong lời Kinh Lạy Cha, sau khi chúng ta đã gọi Chúa Trời là Cha, thì vì hiếu đạo, tất nhiên chúng ta có bổn phận phải lo công việc của Cha mình, có nghĩa « làm cho Danh Cha cả sáng , Nước Cha trị đến ». Sau đó chúng ta mới xin Cha cho cho các nhu cầu hẳng ngày của chúng ta, có nghĩa « xin Cha ban cho chúng con lương thực hằng ngày – tha thứ tội lỗi của chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ ». Tất tất, trước hết mọi sự chúng ta phải nghĩ đến lo việc của Thiên Chúa, tiếp đến mới là các nhu cầu của chúng ta. 

Quả khi chúng ta biết lo cùng chu toàn các công việc của Chúa Trời và cho Nước Ngài hiển trị, thì chắc chắn Chúa Trời sẽ lo cùng ban ơn cho chúng ta như chúng ta cầu xin Ngài. Hơn thế nữa, Thiên Chúa còn ban cho chúng ta những ơn, những sự quá điều mơ ước cùng tưởmg tượng của chúng ta xin Ngài. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến và lo cho cho chúng ta thôi, thì các lời cấu ngyện của ta đó, chỉ là các lời xin có tính cách trục lợi cho bản thân cùng vị kỷ cho riêng ta. Do đó các lời cầu xin của chúng ta không được Chúa Trời nhậm lời là thế. Thế nên chúng ta phải có một nền tảng của lời cầu xin, như lời cầu xin của các môn đệ xưa kia với Chúa Giê-su : lạy Thầy, xin dạy cho chúng con cầu ngyện. Bắt chước gương của các môn đệ xưa, chúng ta hãy hướng lòng mình với Chúa Giê-su, và tha thiết xin Ngài dạy cho chúng ta cach thức cầu nguyện để đẹp lòng Chúa Trời. 

Theo như ý Chúa Giê-su, thì lời cầu nguyện, cầu xin không chỉ một lúc nào đó là xong, mà phải cầu nguyện thường xuyên, phải cầu nguyện liên lỉ cùng kiên trì. Chúng ta phải khẩn khoản cùng van nài luôn với Thiên Chúa. Chúng ta nên bắt chước như Tổ Phụ Abraham, biết làm đẹp lòng Chúa, biết cách khấn xin cùng thương lượng với Chúa Trời cho các lời cầu xin cùa mình. Bởi Tổ Phụ biết Chúa Trời giàu lòng thương xót, là một Thiên Chúa nhẫn nại, dủ thương. Tổ Phụ đã khẩn khoản xin Chúa Trời tha thứ hình phạt cho dân thành Sô-đô-ma : giả như trong thành có 50 người công chính, Chúa có tha tội cho họ không, giả như có 30, hay giả chỉ có 10 người công chính thôi, thi Chúa có tha phạt cho họ chăng ? Chúng ta thấy Tổ Phụ A-bờ-ra-ham biết cách giảm con số người công chính xuống thấp, hầu mong Chúa Trời đoái thương và tha thứ cho dân thành Sô-đô-ma (Khởi Nguyên 18, 27-32). Do thế, sức mạnh của lời khẩn nguyện làm trái tim Chúa Trời động lòng, được xuất phát từ tâm hồn người công chính. Như thế sức mạnh lời cấn xin của Chúa Ki-tô, là Người Công Chính tuyệt trần sẽ là lời nguyện xin vĩnh cữu cho chúng ta bên cạnh Cha của Ngài. 

Có lẽ có người suốt cả một đời cầu xin Chúa Trời hết năm này qua năm nọ, lập lại cũng một lời cầu xin, nhưng không được Ngài đoái hoài, tại sao thế ? Thưa, lời cầu nguyện của chúng ta đó, không có giá trị trước mắt Thiên Chúa. Thực ra, muốn được Chúa Trời nhậm lời, chúng ta phải biết khấn xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta trước khi chúng ta cầu nguyện. Vì Chính Chúa Thánh Thấn sẽ đặt để trong con tim chúng ta tình yêu của Ngài. 

Nhất là, cầu nguyện, chính là chúng ta biết tiếp đón Chúa Thánh Thần, để Ngài đi vào trong các ước muốn, trong các ý nghĩ của Chúa Trời trên ta, và để Chúa Thánh Thần làm cho ý muốn của Thiên Chúa thành ý muốn của chúng ta. Khi đó chúng ta cầu xin, thì lời cầu xin của chúng ta mới là chóp đỉnh của lời cầu nguyện làm đẹp lòng Thiên Chúa. Ðể rồi, Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta các điều chúng ta cầu xin đó với Ngài. Amen !

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét