CHÚA NHẬT THỪ BỐN THƯỜNG NIÊN
GIÊ-RÊ-MI-A 1,4-5. 17-19 ; 1 CÔ-RIN-TÔ 12,31-13,13 ; LU-CA 4,21-30
Số Phận Của Các Ngôn Sứ
Khi Chúa Giê-su vừa đọc xong một đọan sách của Ngôn Sứ I-sai-a : « Thiên Chúa sai tôi đi công bố cho những tù nhân được giải thoát, cho những người mù được thấy, cho những kẻ áp bức được tự do ». Tiếp theo, Chúa Giê-su giải thích cho dân chúng hay : « hôm nay ứng nghiệm lời Thánh Kinh qúy vị vừa nghe » (Luca 4, 18. 20). Chúng ta thấy quần chúng phản ứng tức thi khi nghe Lời Chúa nói đây.
Phản ứng đầu tiên, mọi người là trong sự thán phục Chúa. Người ta vỗ tay vừa tán dương các lời đẹp đó.
Còn phản ứng thứ hai, một sốn người bắt đầu đưa ra các câu hỏi : ông ta là ai lại nói lời như thế ? Người đó từ đâu đến ? Tại sao không đưa Sách Thánh cho một người khác ? Phải chăng ông ta đến đây cho chúng ta bài học. Ồ ông Giê-su này chỉ là con bác thợ mộc thấp hèn, làm thế nào ông ta có thể biết được các lời Thánh Kinh sẽ thực hiện các lời hứa ?
Thế đó, Chúa Giê-su cảm thấy nội cảnh bắt đầu trở nên nóng. Ngài cảm nhận những người nghe mình càng ngày càng kém dần tiếp nhận Ngài. Không sao cả! Chúa Giê-su trở ngược lại con đường khác, và đì đến các làng mạc khác cùng nói cho dân Do Thái hay rằng : qủa các người không đón nhận thông điệp này, thi Ta sẽ ra đi đến với các kẻ ngọai, đến vói các ngoại kiều. Và chính ở các làng mạc người ngoại giáo này, Tin Mừng cứu dộ đã đưọc đón nhận cùng hoàn thành.
Bây giờ đến phản ứng thứ ba của dân Do Thái, họ đang ngồi thi tất cả đều đứng dậy, phẫn nộ, la ó, xem Chúa Giê-su tạo ra tai tiếng. Không những họ muốn tống Ngài ra khòi Hội Đường, nhưng dân Do Thái còn tỏ các cử chỉ hung hãn xô đuổi Ngài ra khỏi thánh phố của họ ở.
Qủa nghiệm thay lịch sử của lời dạy này rằng : « không có vị Ngôn Sứ nào đưọc đón nhận trong quê hưong của mình ».
Chúng ta trở lại ngày nay. Bình tâm xét lại lòng chúng ta khi chúng ta tuyên xưng mình là những người Ki-tô hữu : chúng ta tiếp nhận giáo lý của các Ngôn Sứ. Nhất là vị Đại Ngôn Sứ Giê-su, nhưng ta cũng phải biết tiếp nhận người khác, có một lối nói cùng với các gưong sống, các cung cách xử thế giống như Chúa Ki-tô và nhân danh Ngài. Thời nay chúng ta đón nhận giáo lý của họ như thế nào ?
Do đó, theo lý thuyết, chúng ta đồng ý với giáo lý của Chúa Giê-su. Không gì công chính hơn, không gì khôn ngoan hơn cùng đẹp hơn, không gì sâu sắc và kích động lòng người hơn – Sau cùng, không gì hiện tại hơn những Lời Ngài đã giảng dạy! Bởi vậy, những lý do này, từ Chúa Nhật này đến Chúa Nhật khác, Thông Điệp Tin Mừng của Chúa Giê-su được chúng ta tuyên xưng và cất lời cao chúng tụng : « Alleiluia ! Alleiluia ! Đó là Lời Vĩnh Cửu của Thiên Chúa Hằng Sống – Hay chúng ta hãy chúc tụng Lời Chúa - Ngợi khen Ngài, lạy Chúa Giê-su ».
Tuy nhiên sau đó, lúc chúng ta ra khòi nhà Thờ, sự gi xảy ra cho chúng ta ? Chúng ta thấy dân Do Thái khi nghe Chúa Giê-su giảng thuyết trong Hội Đường, họ đã có can đảm chứng minh sự không đồng ý của mình đối với Chúa. Họ có sự ngay thẳng là đuổi đi người mà họ không muốn nghe nữa, bởi Chúa Giê-su dời hỏi phải thay đổi cách thức suy nghĩ và lối sống của họ. Người Do Thái như thế đó, còn chúng ta có cái can đảm cùng tính ngay thẳng này chăng, khi chúng ta nghe ai đó nói những lời xúc phạm Thiên Chúa cùng Giáo Hội, chúng ta có tỏ thái độ như dân Do Thái xưa kia chăng ?
Vẫn có nhiều người nhân danh Chúa Ki-tô để nói lên tiếng sự thật. Họ là những Ngôn Sứ của thời đại chúng ta. Họ can đảm tuyên bố trong xã hội này vẫn còn nhiều ngang trái bất công : như nhiều Nước qúa giàu, nhiều người tỳ phú. Một số Nước quá nghèo, nhiều người không đủ cơm ăn ba bữa, áo quần không đủ che thân. Họ nói vì sự ích kỷ của chúng ta, sự kỳ thị, sự thờ ơ, sự cầu an, sự ngoan cố của chúng ta đối với tha nhân, rồi sự nhu nhược cùng sự tự mãn và thỏa thích cho chính mình. Đúng hơn, chúng ta như loại người Chúa nói « chúng không đụng đến một ngón tay của mình ». Những vị Ngôn Sứ đó thấy chúng ta từ chối không dám dấn thân theo Chúa Ki-tô thực, để có thể giải quyết các vấn nạn của người nghèo khổ, người tị nạn, người bệnh hoạn tật nguyền, các tù nhân. kẻ đói khát, và những người bị đàn áp bất công cùng tước mất nhân quyền và phẩm giá làm người. Những vị Ngôn Sứ thời đại của Chúa nay lột mặt nạ chủ nghĩa Pha-ri-siêu của chúng ta, và các vị nói với chúng ta rằng chúng ta đang sống trong nhung lụa vật chất hay danh vọng, không biết đến nỗi thống khổ quằn quại của anh chị em mình.
Do thế, chúng ta có dành riêng sự đón tiếp các vị Ngôn Sứ của thời đại nay khi Chúa Trời phái đến với ta chăng ? Lòng ta đón tiếp ra sao đối với các ngài ? Con tim chúng ta có rung động, thổn thức, cảm động khi các Ngôn Sứ nói đến các đau khổ của người nghèo. kẻ bị hoạn nạn. Hay chăng đôi tai chúng ta lơ đễnh, con tim chúng ta lạnh lùng tước các sự thể ấy ? Chắc chắn co một điều, là chúng ta không xô đuổi hay tống cổ các vị Ngôn Sứ này ra khỏi khu phố, làng xóm ta ở ? Nhưng có thể chúng ta mang tâm địa nghĩ rằng các ông này nói chuyện đâu đâu, không hợp thời chút nào ! Tốt hơn hãy để cho các ông nói, mặc kệ các ông, nghe các ông chói tai qúa, nói những điều mâu thuẫn với con đường chúng ta đi không à !
Thế đó, thái độ chúng ta qúa lố vói nhũng Ngôn Sứ này. Mỗi người chúng ta tự xét lại lưong tâm, và đào sâu vào tâm thức cùng con tim mình về cung cách, thài độ đối xử không phải với các tiếng nói Ngôn Sứ của thòi đại như dấu chỉ Chúa Trời gửi đến cho ta, cho xã hội chúng ta đang sống.
Để kết luận chúng ta còn cần một sự suy tư , tiếp tục đưa ra một vài câu hỏi nhỏ liên quan đến cách sống và hành vi cư xử của chúng ta đối với các Ngôn Sứ của Chúa. Hồi tâm suy tưởng lại, cho đến giờ này chúng ta đã xem những người Ngôn Sứ thời đại nay, khi gióng tiếng bênh vực đạo lý Chúa cùng đạo lý làm người ở chung quanh ta, trong xã hội chúng ta, là những người Ngôn Sứ. Tuy nhiên chúng ta biết rằng minh cũng thế, chúng ta phải trở nên là các Ngôn Sứ, loan báo Tin Mừng cùng trở thành người cho anh chị em sống bên cạnh ta, trong chung cư, trong làng xóm khu phố ta ở một nguồn hy vọng cùng các đạo lý của người Ki-tô hữu.
Những câu hỏi cho chính chúng ta : chúng ta thuộc loại Ngôn Sứ nào ? Chúng ta có làm phiền tóai hoặc cản trở một anh chị em nào do lý do của niềm tin chúng ta chăng ? Một cách nghiêm túc, chúng ta có dám chất vấn bản thân mình, hay người anh chị em nhân danh Chúa Ki-tô không ? Phải chăng chúng ta có hội đủ làm bổn phận nhân chứng Ki-tô hữu của mình ? Đối thực những câu hỏi này với lương tâm chúng ta : quả tất cả là tiêu cực, thì cón một câu hỏi khác cho chúng ta : chúng ta là người Ki-tô hữu loại nào ? Amen !
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét