Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 7)

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 7)



5.2. Sự Thừa Nhận Hòa Bình Và Công Bình 


Ở đây, chúng tôi mong rằng với ý nghĩa của sự thừa nhận, thì qua ý nghĩa đó : chúng tôi muốn nói là tất cả cho các tự do. Tuy nhiên, khi chúng tôi nói đến đây, thì chúng tôi cũng không phủ nhận các điều mà người ta nói đến sự thừa nhận này, mà không nghĩ đến các chiều kích của các tiềm năng của bạo lực. Vì bạo lực vốn sẵn có trong các sự tự do ( ví dụ, các hành vi bạo lực xảy ra, là do con người tôi nghĩ, tôi có tự do làm như thế và hành động như vậy). Do thế, khi đi vào các sự kiện tự do, thì chúng tôi thích nói đến sự kiện từ ngữ « thừa nhận ». Bởi con người khi biết thừa nhận thì sẽ làm « tươi nở » cho các khế ước, hiệp ước. Sự thừa nhận muốn nói lên sự nỗi bật của Hiến Pháp hay là thể chế, hầu hổ tương cùng củng cố các sự tự do (các sự tự do này phải thực sự được tôn trọng), để vượt qua các bạo lực. Thực ra Hiến Pháp của các tự do, nói ra có vẽ một cách nghịch lý (paradoxalement, paradoxically). Bởi vì, chúng ta biết sự tự do, thực ra chính nó sinh ra chính mình (la liberté nait vraiment à elle-même en sortant de soi), và tự do đó miệt mài đến một việc khác để tạo nên cái có. Sự tự do vẫn có tiềm năng đơn thuần như thế, và trở nên thiết thực. Cũng thế, tự do cũng có nghĩa là khả năng phủ nhận cái này, sự nọ. Thế nhưng kể từ này, thì tự do của tôi dựa trên tha nhân. 

Hiến Uớc-Pacte sẽ trở thành Khế Uớc-Contrat (là một giao ước, giao kèo). Từ đó người ta dấn thân, người ta vượt qua được tình thế trước đây (như xung đột, chiến tranh, hận thù v.v.) để bước vào một giai đoạn mới, đó là Giao Uớc Hòa Bình (Hiệp Ước Hòa Bình). Vả nữa, để làm nỗi bật bước đầu của sự việc chính trị, cho nên chúng tôi lưu ý đến trong mọi trường hợp để thiết tạo nền hòa bình, thì chúng ta phải nhận thức rõ tác dụng của nó (xin để khỏi hố như Hiệp Định Paris lố bịch, đã « giết chết » một Miền Nam Việt Nam trong tủi hận và đau thương). Để rồi từ sự nhận thức ấy được biểu lộ bằng một chuyển động, một sự vượt qua các khó khăn, cùng các nan giải của qúa khứ trước đây, để đi đến sự đối thọai, sự đàm phán và thỏa ước với nhau… Cũng thế, Hiến Ước (Hiệp Ước) này là một sự chuyển hoán, hoán đổi tình trạng hiện tại (chiến tranh), có nghĩa đây là sự nhận thức được giá trị sự sống của người khác, và đây cũng là việc vượt qua được cái qúa khứ hận thù trước đây, để ngồi lại với nhau mà chung sống hòa bình trong niềm ước vọng chung của mọi người, của toàn dân. 

Chúng tôi vừa nói đến từ ngữ hòa bình (pacte de paix). Đây chính là ngôn từ căn bản rất thiết yếu cho chính trị. Vì qua sự hòa bình này, trong thực tế người ta có thể gặp vài khả nghi (khó khăn) thật là quan trọng cho cứu cánh của chính trị. Có nghĩa chúng tôi muốn nói đến sự nan giải của hòa bình là công bình. Chúng ta biết đây là trong ý nghĩa nan giải của vấn đề luân lý hay chính trị rồi. Qủa đây mới chính là sự khó khăn, để làm sao ta dung hợp được hai từ ngữ hòa bình và công bình này. Từ điểm này chúng tôi tưởng nghỉ đến sự đảo nghịch của Machiavel đến hai từ ngữ thực tế này trong đời sống. Theo ông nghĩ thì hòa bình có trước công bình (vì lúc đó quê hương của ông có giặc giả nên ông nghĩ như thế, để cần sự cứu thoát quê hương mình). Tuy nhiên chúng tôi cảm nghĩ rằng ý nghĩa này không nhận ra sự việc tương hổ : có nghĩa điểm này là điểm yếu của tư tưởng Machiavel chăng? Cũng từ ý nghĩ này chúng tôi thấy vẫn còn các điểm yếu khác của các tư tưởng gia chính trị xưa và nay. Vì họ là người luôn đặt hòa bình lên hàng đâu tiên của mọi cứu cánh, mọi mục đích. Họ bất cần sự hòa bình đó có công bình và chân chính không, miễn sao đạt mục đích và ý muốn cùng quyền lợi của họ là được. Điển hình là những chính trị gia đại bịp Nixon và Kissinger. Nhất là Kissinger, người đã bán đứng miền Nam Việt Nam bằng một thỏa thuận thương nhượng với Hà Nội và Trung Cộng, để tạo cho được Hiệp Định Paris, và giải thưởng Nobel vô liêm sỉ mà ông đi nhận lãnh. Nhưng sau biến cố của ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi cộng sản Hà Nội đã cưỡng chiếm Nam Việt Nam, thì thế giới Tây phương đã mở mắt cho sự khờ dại của mình khi họ mục kích miền Nam bị tắm máu trong hận thù và sự trả thù người dân trong tù đày, cùng hằng triệu người Việt Nam liều mình bỏ xứ ra đi tìm tự do, hằng triệu người đã bị vùi thân xác trong lòng đại duơng gầm sóng. 

Ôi bài học đắt giá cho người làm chính trị cao ngạo, cho mình là tài trí hơn người, nhưng thật ra là thiếu thận trọng, khờ khạo trong phương sách, chiến lược chính trị, thế nên đã diết chết hằng triệu sinh mạng trong việc vô liêm sĩ, và gian trá của mình. Người Việt Nam chúng ta có câu :« Hoàng Thiên Hữu Nhạn, Ông Trời Có Mắt, ác giả thí ác báo, quả báo nhãn tiền », bởi sau biến cố tắm máu sau năm 1975 đã đốt cháy sự nghiệp và tên tuồi của Nixon và Kissinger. Do đó, chúng tôi xin những ai làm chính trị hay cầm quyền, muốn tạo được hòa bình thì phải có công bình, hãy đòi hỏi thực thi các điều kiện công bình trước khi nói chuyện hòa bình. Công bình chưa có lấy đâu được hòa bình chân thực ? 

Giờ đây chúng tôi xin đưa ra trường hợp của Jean Baechler qua tác phẩm của ông là « Précis De La Démocratie, Khái Yếu Của Dân Chủ » (24). Đọc qua tác phẩm này chúng tôi thấy ông dẫn chứng đến các mục đích, các minh bạch của hòa bình và công bình. Theo ông nghĩ rằng việc chính đáng và hợp pháp trong sự thiết tạo hòa bình và công bình này, đó chính là tất cả việc làm của chính trị, cũng như mọi chính sách của chính trị phải phù hợp với các mục đích của hòa bình và công bình, hầu mới nói lên được tính cách xác thực của nó » (25). Do thế, vai trò của chính trị rất cần thiết để bảo giữ hòa bình vững bền, nói như ý Jean Baechler, thì chính trị là cái trật tự, nhận lãnh trách nhiệm bảo đảm bình an cho việc công bình của xã hội, hoặc bảo đảm công bình cho một chính sách đề ra, rồi việc làm chính trị phải quản nhiệm tốt các chính sách này (26). Vì thế, chúng tôi nghĩ chính trị sẽ là một sự xây dựng, là một việc thiết tạo hòa bình trong công bình. Có nghĩa chính trị ở đây phải có cái nhìn giả định trước. Cái giả định nhìn xa ở trong ý nghĩa này, là người ta không nhìn thấy các gian dối, lừa lọc và bạo lực xảy ra như trường hợp Việt Nam sau Hiệp Định Paris, mực bút ký chưa khô thì Hà Nội đã vi phạm trắng trợn, ngang nhiên xô quân bộ đội đánh chiếm Miền Nam. Khi nghĩ đến điều này, chúng tôi thấy nhiều người Việt Hải Ngoại vẫn còn ngây thơ, chóng quên những kinh nghiệm của gia đình mình, bản thân mình có biết bao đau thương với Việt cộng : Thế mà cứ muốn nghe chúng dụ dỗ đòi hòa hợp, hòa giải, giao lưu văn hóa : nói một cách công bình như chúng tôi bàn luận qua ở trên : họ đã thực thi công bình với chúng ta chưa ? Hãy đòi hỏi thực thi những công bình cho chúng ta thấy trước đi : như trả lại nhà cửa, ruộng vườn, giáo đường, nhà chùa của người dân, thả hết tất cả nhửng tù nhân lương tâm, cho đa đảng, cho tự do báo chí và ngôn luận vv. Khi Hà Nội nghiêm chỉnh thực thi những điều này, chúng tôi sẽ nghị luận với họ cho một chương trinh hòa giải những mối xung khắc và những mối hận thù do những chính sách sai lầm và tội ác của họ gây ra cho Đất Nước và người Dân Việt - Để từ đó có một ngày tạ tội với Tiên Tổ với Trời Đất, với Quốc Dân như các Vua Việt chúng ta trước đã cử hành nghi Lễ, làm Lễ Tế Trời, và Vua thì tạ tội trọng thể với Thiên Hoàng và Quốc Dân – Khi đó lòng Người, lòng Trời , lòng Dân và toàn thể Dân Việt quy về một mối an hòa, mới mong cho một bước tiền xây dựng và canh tân Đất Nước cường thịnh về mọi lãnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội cùng tôn giáo. 


5.3. Sự Bạo Lực Thái Qúa Nằm Trong Sự Sinh Động Của Tự Do 


Phải chăng người ta nói đúng rằng có một cái gì đó có trước của các hành vi bạo lực, nó ví như một sự sinh ra tuyệt đối của các tự do trên các nền tảng của bạo lực này ? Sự sinh ra đó có thể một cách tự nhiên theo một số phân tích gia nghĩ. Cái đáng nói là bạo lực thường nhắm vào đối tượng tha nhân hoặc người dân, mà khủng bố hoặc hăm dọa đến mạng sống của họ. Điểm mâu thuẫn ở đây, chính bạo lực là sự vượt quá ý muốn của tự do thực. Vì bạo lực chính nó có đủ khả năng vượt qúa, có nghĩa là hành động bạo lực-acte violence, mà người ta tạo nên nó, rồi xem đó như là sự tự do hành động của mình. Điển hình các việc làm của Lénin, Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, và nhóm phỉ quyền Hà Nội hiện nay, rồi Polpot, Đặng Tiểu Bình, Sadam Husen, Kim Nhật Thành v.v.. đã tạo ra các bạo lực và bạo hành. Họ nghĩ « sai trái » rằng họ có tự do, có đủ quyền lực làm như thế. Đây chính là sự nghịch lý mà chúng tôi muốn nói đến. Hoặc một cách rõ ràng cùng chính xác, thì có lẽ do sự huyền vi của tự do, là năng lực tuyệt đối đã tạo nên chăng. Cái muốn tuyệt đối này đồng thời cũng là khả năng không giới hạn, dùng sự tự do, dùng sự tuyệt đối trong bản chất của nó : có nghĩa bản chất khác – vì bên cạnh của tự do có ý chí tự do, song đồng thời tự do đó là tự do như mục đích, cái mục đích tự do của sự tự do khác. (Xin lỗi đọc giả, chúng tôi phải giải thích đôi giòng ở đây trong lãnh vực triết học, nên đôi lời và từ ngữ hơi khó hiểu, mong được sự thông cảm của qúy vị. Vì chúng tôi không thể làm gì hơn trong bài khảo luận này, cần đến nhiều ngôn ngữ triết học, xã hội học, chính trị học, luật học và tâm lý học v.v., dẫu chúng tôi đã cố gằng nhiều hầu đơn giản hóa từ ngữ cho dễ hiểu hơn). 

Do vậy chúng tôi nghĩ để có sự quân bình, thì phải có tư tưởng của Luật giữa lòng các sự tự do, hầu giảm bớt hay chặn đứng những hành động tự do (thiếu suy nghĩ, lệch lạc tư tưởng, vô luân, phi đạo đức vv.). Đây chính là việc tiên khởi và thiết yếu của chính trị, là một thứ chính trị đạo đức, hay nói nữa, là hành động trước hết hiện nay của các việc làm chính trị vị nhân. Chúng tôi nghĩ sự khó khăn ở đây là ngôn từ « Luật », mà một số nhà tư tưởng hiểu là một vài việc gì đó bên ngoài chính sự tự do, được xem là ngoại thuộc. Trái lại, chúng tôi nghĩ là Luật, thì có vai trò của nó, và đủ ý nghĩa của nó nếu như con người xem Luật đuợc thể lộ trong các sự tự do (như chúng tôi đã bàn đến các chương về Luật tự nhiên). Có nghĩa là trong hành động tự do của tôi làm, hành động đó không phương hại đến mạng sống người khác. Vì khi hành động tự do của tôi làm phương hại đến mạng sống tha nhân, thì tôi đã dùng hành vi bạo lực thô bạo đối với họ. Thế nên, vì Luật sự sống, tôi không có quyền gì để cướp đi sự sống của người khác. Tôi không muốn một ai cướp đi sự sống của tôi, lý nào tôi lại muốn lấy mạng sống của người khác ? Ý này nằm trong lãnh vực nhân quyền. Đúng hơn, đây là quan điểm của triết lý đạo đức thời đại (philosophie éthique) bàn đến. Do thế, một vài nước văn minh Tây Phương đã xóa bỏ bản án tử hình, thế vào đó là bán án tù chung thân. Bởi họ nghĩ rằng chỉ có Thượng Đế ban cho chúng ta sự sống và duy Ngài mới có thẩm quyền cất đi sự sống của chúng ta. Do từ ý nghĩ này, anh và tôi đều bình đẳng như nhau cùng làm người giống nhau, dẫu anh là gì đi nữa, anh không có quyền dùng bạo lực để cướp đi sự sống của tôi, ngược lại tôi cũng thế. 


5.4. Cái Gốc Biến Tính -Tiếp Cận Trong Tính Năng 


Để nhận rõ, trước tiên, trong con người thì gốc biến tính, chính là ý muốn không có giới hạn, ngay cả sự tuyệt đối cũng thế, như chúng tôi vừa mới gợi ra ở các giòng nói trên đây. Vì bản chất của nó là sự gì khác. Nó không có hoàn toàn lý tưởng (người ta có thể gọi là luân lý), tuy nhiên nó được phát lộ tức thì trong tính năng. Và nhờ sự liên quan đến các liên hệ khác, hoặc là trong tính cách giữa mọi người với nhau. Đơn cử, sự chống nhau giữa chủ và tớ, hay giữa người nô lệ và chủ nhân, hoặc là người dân và Nhà Nước, hoặc nữa là các quốc gia bị trị với các đế quốc xâm thực – mà chúng tôi muốn mượn tư tưởng của triết gia Hegel để nói về tính năng. Theo Hegel, thì tính năng bao hàm một sự phân chia, song tính năng cùng một thời gian là sự tiếp cận, liên hệ thân mật, nhờ qua sự thân mật này tôi có được sự cấu thành đó mà tôi chỉ là tôi do bởi người khác này mang lại các điều ấy cho tôi. Tôi chỉ là một người (sự cách biệt của cái tôi) bởi một người khác (chính tôi hoặc là cái tôi đối diện tôi). Để từ đó, thì tôi không bao giờ là người khác như thế, tôi không phải là phái tính khác. Do đó mà phái tính như là cái rễ chia làm đôi này. 

Chúng ta biết trong thời gian qua có nhiều luống tư tưởng của các triết gia đề cập đến điều này. Song đáng lưu ý đến là triết gia thời danh Emmanuel Levinas, chính ông là người đã khám phá ra cảm tượng đặc biệt về tha nhân, để xác định cái chính tôi bởi một người khác trong cái nhìn mà triết gia bàn đến. Cái nhìn ấy nó hoàn toàn khác với tất cả sự vật chiếm được. Cái nhìn quan sát. Cái nhìn hướng về chính tôi và đến người khác, chính là tất cả : nghĩa là không có gì chiếm đọat. Cái nhìn cho phép hiện diện diện. Cái nhìn mời gọi. Cài nhìn tìm kiếm. Do đó, khuôn mặt của kẻ khác (tha nhân), chính là một cách có khác, nói như triết gia Levinas. Đây không phải là một khách thể (người khác) tạo nên cái bức rào ngăn cản, song là một việc để cho tôi hiện hữu, tạo cho tôi hiện sinh trong cỏi trần này. 

Quả điều nói này, thì chúng ta thấy việc khởi đầu về sự liên thuộc của người nam và người nữ hay của người khác, thì phát xuất từ tư tưởng nói trên, để rồi từ đó con người có sự liên thuộc trong mối tương quan với xã hội. Cũng từ đó ta nhận diện ra ta trong kẻ khác. 

Trở lại vấn đề chính trị, thì ngay cả các vấn đề bạo lực, chỉ hiển lộ trên bản chất đó, có nghĩa nhắm vào kẻ khác để sử dụng bạo lực. Do thế, bạo lực không chỉ là bản chất của sự tự do, do sự hấp lực về tuyệt đối, hoặc là bản tính của tự nhiên, song cũng là bản chất của cá tính con người được lưu ý do sự biến tính của chính mình. Tuy vậy, biến tính không phải là sự xung đột, biến tính là tính năng. Bản chất của biến tính là sự biểu lộ sự tàn bạo của bạo lực. Tuy nhiên sự bạo lực do con người, thì con người cũng có thể ý thức được trong việc chủ tâm khắc phục bạo lực. Hơn nữa, vì chính trong con người vẫn còn có cái gốc của sự thiện (nhân chi sơ tánh bổn thiện) mà Ông Trời đã đặt vào trong lương tâm của con người, để khi chúng ta làm sự ác thì bị lương tâm cắn rứt dày vò. Nhờ đó con người có thể khắc phục, vượt qua được sự tàn bạo của bạo lực này khi nhận ra các lỗi lầm trầm trọng của mình đã phạm. 


5.5. Chính Trị Và Các Khuôn Khổ Khác Của Xã Hội 


Chúng tôi muốn nói đến một sự việc chính trị trong ý nghĩa chúng tôi đề cập ra đây, được xem là việc tiên khởi trong các chính sách của chính trị. Việc tiên khởi này là trong ý nghĩa đẹp của chính trị, từ đó chính trị mang lại một sự « cứu độ » cho kẻ khác, khi nhận ra được kẻ khác như chính tôi, tôi tôn trọng sự tự do của người khác như tự do họ có. Tôi kính trọng sự sống của người khác như tôi yêu chuộng sự sống của bản thân mình, hầu trong con đường sử dụng chính trị mới có thể loại bỏ sự bạo lực tàn bạo chết người nói này. Vì người khác đây cũng chính là tôi, là hình thể của con người tôi, người ta tôn trọng tôi, thì lý nào tôi không tôn trọng người ta. Đó là điều tất nhiên ! Lẽ sống hiển nhiên ! Hơn nữa, bạo lực không phải là loại chính trị tự nhiên, hay nói cách khác là thứ chính trị thất nhân tâm. Nhất là, trong các tương quan khác của xã hội như xã giao, kinh tế, văn hóa v.v., thì chính trị (chánh phủ) phải nhận ra giữa mọi người hay các tự do của mọi người là sự gián tiếp tôi phải tôn trọng . Ý này chúng tôi muốn nói đến Chánh Phủ, Nhà Nước, Người Dân hay Thủ Tướng, Tổng Thổng, Nghị Sĩ, Dân Biểu đêu phải tôn trọng Hiến Pháp và Luật Pháp, tôn trọng các giao kèo, khế ước, thương ước, hiệp ước vv. lúc mình ký kết. Thế nhưng phỉ quyền Hà Nội và chánh phủ gian phi của chúng luôn vi phạm, và chẳng coi Luật Pháp và Hiến Pháp do chúng làm ra không ra cái thá gì. 

Cũng thế, trong các sự tương quan của việc buôn bán, trao đổi kinh tế, việc đầu tư của người dân vào các lãnh vực này, hay việc đầu tư của các hãng xưởng ngọai quốc vào Đất Nước, thì chúng ta không thể dùng « bạo lực » bằng sức mạnh quân sự hay công an, dùng áp lực để « tống tiền, ăn hối lộ, tham nhũng hoặc cướp đoạt tài sản » của người dân, của người ta. Vì hành vi chính trị đó thiên hạ gọi là « mafia » hay là loại chính tri « rừng rú ». Hoặc nói mạnh hơn là thảo khấu, chớ không phải là hành tác của nhà chính trị cầm quyền. 

Do thế, trong chính trị người ta hiểu rằng cần phải có sự tương quan, tương hổ, có việc thừa nhận các tự do, xem các sự do như là cái quyền căn bản của con người trong một thể chế chính trị, đương nhiên chánh quyền phải tôn trọng mọi người dân. Từ đó bằng bất cứ giá nào Nhà cầm quyền phải tìm ra các giải pháp để loại trừ các loại bạo lực « rừng rú, kém văn minh, mafia » ấy ra khỏi xã hội của dân mình sống. Thế nhưng Hà Nội đã không làm những điều này : Điển hình như vụ Xứ Họ Tam Tòa ở Đồng Hới tỉnh Quảng Bình thuôc địa phận Vinh, đã bị lũ côn đồ phỉ quyền Hà Nội thỏa hiệp cùng đi đêm với lũ « đầu gấu » xã hội đen, đã đánh đâp tàn nhần các tín hữu hiền hòa và các giáo sĩ lương thiện, tranh đấu cho công lý, và công bình cùng quyền sở hữu mảnh đất giáo xứ Tam Toà của mình. 


(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét