Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 10)



CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 10)





6.3. Quyền Lực Và Quyền Hành Hay Thẩm Quyền

    Chúng tôi nghĩ rằng để phân biệt phương diện luân lý-xã hội, thì quyền hành dùng sức mạnh của mình bảo vệ dân chúng, làm ổn định chính trị cùng sự an thái của người dân. Tuy nhiên vì có tính cách đặc biệt của sự việc, thế nên người ta nghĩ đến cặp đôi nay, là quyền lực (nhà chức trách, Nhà Nước) và quyền hành thừa tác công vụ. Vì vậy mà chúng tôi xin giới thiệu với qúy vị triết gia Gaston Fessard, người theo trường phái Hegel, ông có đủ khả năng và tài tình để nói đến cặp đôi đối nhau này là chánh quyền và quyền hành. Chúng tôi thấy ông thật khéo léo dùng biện chứng pháp của người giới thiệu, để giới thiệu cuốn sách :« Autorité Et Bien Commun, Chánh Quyền Và Tài Sản Chung » của mình.

    Theo triết gia Fessard giải thích, thì không có nhà chức trách nào mà không có sức mạnh, do đó chúng tôi xin trích ra đây đoạn văn của ông chứng minh về chuyện này, là « chắc chắn sự khác biệt về quyền hành này là các tên đạo tặc (quân cướp), do sức mạnh đặc biệt của nó, do hành vi tàn bạo của nó, sự quỷ quyệt không biết hổ ngươi của tên cướp, để nó trở nên chúa trùm băng đảng. Cũng thế, khi là vị thánh, thì bởi các hương thơm nhân đức của ngài và bởi sự tỏa sáng lòng nhân từ, bác ái của thánh nhân, ngài thu hút cùng lôi kéo được đám đông quần chúng, rồi có thể tạo nên một tôn giáo… » Tuy nhiên, ông nghĩ có cái gì trong hình thái của quyền hành hiện thực này, là nội dung qua các yếu tố thể lý, tâm lý, yếu tố thông minh và luân lý của nó, rồi qua các phẩm hạnh đa dạng và phức tạp của nó. Để từ đó, đôi khi chúng ta thấy có sự đối nhau, nhưng qua sự đối nhau này, thì ta thấy có cái nhìn của các quy luật chung. Các quy luật chung đó luôn có một sức mạnh được thể hiện bằng các nguyên tắc, hầu tạo ảnh hưởng để hành xử, và bởi đó người ta gọi là thẩm quyền hay quyền lực (33). Ở đây ông đưa ra cho chúng ta một sự so sánh và chứng minh một cách cụ thể giữa hai quyền lực khác nhau. Vị thánh tạo uy tín cá nhân bằng các nhân đức của mình để có quyền lực, khi ngài nói thì mọi người nghe trong yêu mến, kính phục. Trái lại, tên tướng cướp, tạo quyền lực cho mình bằng các hành động dã man, qủy quyệt, làm người ta sợ, chớ không ai ngưỡng phục nó. Cũng qua đọan văn này triết gia Fesard đưa dẫn chúng ta vào cái nhìn thực tế hơn, chính là đời sống chính trị. Như phỉ quyền Hà Nội dùng quyền hành và sử dụng bạo lực để cai trị dân hay đàn áp dân, thì người dân sợ, chớ không « tâm phục, khẩu phục » hoặc cảm mến kính trọng.
    Do từ cái nhìn này, chúng tôi cảm nghĩ qủa Triết gia Fessard đã bộc lộ sự rõ ràng trong hai câu chuyện nêu ra trong lãnh vực đời sống xã hội, mà ở đó người ta có thể nói đến quyền lực và quyền hành, thì hiển nhiên trong lãnh vực chính trị, lẽ tất nhiên có sức mạnh, đó là sự hiện thực của quyền hành hay gọi là thẩm quyền. Cũng thế, sự đặc thù của sức mạnh quyền hành được sử dụng trong lãnh vực chính trị, thì chúng ta rõ đó là một thẩm quyền. Trái lại, trong lãnh vực tôn giáo như vị thánh nói trên, có tính cách tâm lý và thể lý, thì nhờ ý chí và sức mạnh thánh thiện của ngài nên ngài đã lôi cuốn được mọi người tin và nghe lời ngài nói. Do thế, quyền lực là rõ ràng của phía bên kia của sự hiện thực sức mạnh. Và chúng tôi thấy theo như ý của Gaston Fessard, thì với ông tài sản chung, đây chính là quyền lực tự bản chất sâu thẳm của nó. Tự gốc của quyền lực đã có sức mạnh, và mục tiêu quyền lực là trên tha nhân, chính bản chất tác động này trên tha nhân làm con người tuân phục hoặc chống lại nó.
    Cũng Gaston Fessard đưa ra hình ảnh quyền hành của chủ nhân và người làm công, thì quyền hành sẽ được khai triển, sẽ được bắt đầu trở nên quyền lực thực sự. Do thế, để giải phóng thân phận tôi đòi, thì người làm công phải nhận ra sự tối thiểu của quy tắc, cùng hiểu được sự bình đẳng quyền lợi với chủ nhân, hiểu rõ luật tự nhiên, nhân quyền và các quyền lợi mình được hưởng v.v., hầu tranh đấu cho quyền lợi và lẻ phải của mình. Cũng từ ý này ông giải thích thêm làm thế nào để tài sản chung có thể sinh ra sự dung hòa qưyền lực giữa chủ và tớ. Vì ông nghĩ cộng đồng là do nhiều người kết tụ lại. Nếu chủ nhân vi sự ích kỷ hay ý muốn quyền hành mà ông ta từ chối sự dung hòa này : ông ta chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình, cho sức mạnh và giai cấp của ông, hoặc nữa cho việc cai trị của ông ta, thì sớm hay muộn gì cũng có sự phản kháng tranh đấu chống lại các bất công trong xã hội.
    Vì vậy, chúng tôi nghĩ quyền lực, là phải phân biệt với quyền hành cũng như quyền lợi, và giữa quyền hành hay quyền lực phải có luật lệ, cũng như quyền lợi giữa chủ và tớ phải phân minh rõ ràng. Để nhờ đó họ có thể bắt đầu hiểu được  ý nghĩa tài sản chung, không đặc quyền cho một giai cấp hay một quyền hành nào vượt qúa sức tưởng tượng của chúng ta. Ông làm lớn, bà giàu có, thì con chó, con mèo nhà ông bà cũng được ăn uống sữa thịt phủ phê, còn tôi thân phận tôi đòi, bát cơm cũng không có mà ăn. Sự bất công nằm ở đây, sự vô nhân đạo cũng từ ý nghĩa này. Nói đâu xa, chỉ nghĩ dến mấy ông Trùm Đỏ Việt gian cộng sản và Bộ Tà Trị cùng Trung Ương Đảng Phỉ của chúng, thì gia tài của các ông ăn cướp tài sãn của dân Việt ta, có ông lên đến hằng tỷ Mỹ Kim, còn không cũng hằng trăm triệu và hằng chục triệu Mỹ Kim. Khi con người đã hiểu được ý thâm sâu của tài sản chung, thì lúc đó chúng tôi nghĩ sẽ có một chiều kích tâm linh cao độ, dẫu là nhà lãnh đạo, nhà cầm quyền quốc gia, các ông có quyền hành và quyền lực dân ban cho, thì ông cũng mặc chiếc áo như tôi, cũng ăn uống bình thường như tôi, không có mọi đặc quyền, đặc lợi thái qúa như trong chế độ cộng sản, hay như một vài chế độ độc tài khác.
   Giờ đây chúng tôi xin trở lại nhà xã hội học Max Werber với những tư tưởng của ông  khi nghĩ về quyền lực. Điểm đáng cho chúng tôi lưu ý các sự phân tích của ông khi nói đến quỳền lực, thì quyền lực có tính cách thuộc về xã hội hơn là các điều nói của Fessard, là có tính cách con người. Các luận cứ của Weber được xây dựng trên sự uy tín của cá nhân, hay là truyền thống có tính cách chính đáng, hay nữa ông dựa vào sự thẩm quyền. Theo Weber nghĩ chính sự thẩm quyền là của hai cái có thể sau : thứ nhất là phẩm hạnh do bản thân, thứ hai là vai trò được xã hội chỉ định, qua đó thì quyền hành hay quyền lực được xã hội ban cho, như  hội đoàn, đảng phái, các cơ quan công quyền v.v., được chỉ định để thực thi công việc. Do vậy, để hiểu quyền lực được xuất phát từ vài nguồn gốc nói này, chỉ trở thành quyền hành để hợp thức hóa cái khả năng hiệu lực mà sinh động các công việc chung, từ việc làm này đến việc làm khác. Hơn nữa, trong các công việc đó, họ phải cần đến sức mạnh như một sự « cưỡng hành » hầu công việc được trôi chảy. Cưỡng hành đây có nghĩa là nếu anh không làm công việc của trách vụ anh đây, thì sẽ có biện pháp chế tài kỷ luật anh vì ích lợi chung của cộng đồng, của mọi người. Vì thề, quyền hành luôn mang một chiều kích sau cùng này. Do đó khi sử dụng đến sự cưỡng chế thì được chấp nhận như sau : có nghĩa bản chất của sự cưỡng hành là sức mạnh nối kết giữa sự bất công và sự trừng phạt. Như thế, giúp cho quyền hành có thể truyền lệnh với lời nói hàm ẩn, được hiểu ngầm như một sự cưỡng chế công việc chung, hầu cac công việc được chạy đều trong các guồng máy công quyền hay tư quyền.
    Do từ ý nghĩa này chúng ta hiểu cùng một thời gian, thì quyền hành ban cho đó là chính trị thật, và quyền hành đó không phải là sức mạnh cưỡng chế khi mà sức mạnh ấy đuợc chính trị hành sự cho việc hữu ích chung của người dân. Có nghĩa sử dụng sức mạnh đây đã được phép hoặc có thẩm quyền, hoặc được xây dựng trên quyền lực của Nhà cầm quyền, Nhà chức trách. Chính lý do này mà sức mạnh được thừa nhận ở cái hữu quyền ấy. Để kết luận, thì chính tài sản chung của cộng đồng, nó thuộc về quốc gia. Đây cũng là cái gốc của quyền hành đã được ban phép cho Nhà Nước và các người chức trách cầm quyền được sử dụng trong các công việc chung hữu ích cho quốc gia, cho người dân : như xây xa lộ, bệnh viện, trường học, phi trường, hải cảng, xây cầu cống, xây các công sở của chánh quyền, xây cất các hảng xưỏng kỷ nghệ để sản xưất các đồ dùng cho dân chúng, trả lương cho quân đội và  các công nhân viên Nhà Nước v.v..

6.4. Hướng Về Luật Và Quyền Lợi

    Như chúng tôi kết luận ở các giòng trên đây, chúng ta biết quyền hành chính trị được sinh ra từ sự chấp nhận của người dân, được bảo đảm bằng một Hiến Pháp của các cộng đồng chính trị. Có nghĩa quyền hành ở bên cạnh các luật lệ và quyền lợi của ngưòi dân rồi. Do đó, trong ý nghĩa nói này thì quyền hành chính ở bên cạnh của cộng đồng và bên cạnh tài sản chung.
    Như thế, có một số chính trị gia muốn nói rằng quyền hành chính trị phải luôn tôn trọng và tuân phục luật cũng như tôn trọng hiến pháp, mà chính họ đã thừa nhận. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ sự thừa nhận này có tính cách quy phục, nhưng chưa hẳn đã tuân phục. Vì đó, thánh Augustin đã ghi lại những giòng sau « Thượng Đế đã không muốn con người sai khiến con người, song con người có thể chỉ huy sai khiến con vật » (34). Chúng tôi xin trích tiếp ra đây câu nói thời danh cùng ý nghĩa sâu sắc của triết gia Proudhon « le gouvernement de l’homme par l’homme, c’est la servitude, chánh quyền của dân do dân, đó chính là phục vụ » (35). Đẹp thay ý nghĩa thâm trầm của các câu nói này.
    Từ đó chúng tôi nghĩ qua câu nói trên giúp chúng ta nhận định rằng chỉ có lý do này mới giúp con người sống an vui, có nghĩa tất nhiên không có một người đặc biệt có thể sai khiến được người khác ngoài lý do nói này. Xin chúng ta hiểu rằng, là có một nguyên tắc chung, hoặc nói cách khác là họ hành động, truyền lệnh nhân danh nguyên tắc này : chính là luật lệ, nội quy, hiến pháp v.v., để trở nên hình thái chung, hay có thể noí khác là quyền hành của xã hội được công minh.

6.5. Đối Diện Với Cái Nhìn Hiện Thực

   Qủa những điều nói đây chính là sự quan hệ bên trong của quyền hành, để thừa nhận cộng đồng, thừa nhận tài sản chung cùng quyền lợi của mọi người dân, cũng như thừa nhận luật lệ chung cho tất cả con người. Mặc dầu sức mạnh  là sự đặc thù của quyền hành, và chính sức mạnh đó thành sự hiện thực hiện có trong xã hội loài người. Để rồi do từ đó mà có những đề nghị, những tư tưởng của triết học nghị luận và bàn đến quyền hành. Thực qua tác phẩm nổi tiếng của triết gia Julien Freund là « Le Nouvel Âge » viết ra, chúng tôi xin tóm lược và trích ra đây đôi lời ý tưởng của ông :« tôi lắng nghe cái quyết định sai khiến (truyền lệnh) tùy thích của một người. Chúng ta rõ qua quyền hành thì sự sai khiến được xã hội cấu tạo; còn qua quyền lực, thì năng lực của quyền hành được tuân phục » (36). Chúng tôi cảm nhận những gì Freund đưa ra thì có thể tóm lại trong câu nói trên. Hoặc chúng ta có thể nhận thấy tất cả sự xác định rõ ràng đáng cho chúng ta lưu tâm đến ý nghĩa của sự lạm dụng quyền hành và quyền lực. Cũng qua ý nghĩa này thì chúng ta hiểu từ « xã hội » chỉ trình bày trong ý nghĩa là sự truyền lệnh, sự truyền lệnh đó được tổ chức hóa có tính cách xã hội. Do thế chúng ta hiểu rằng đây là dấu chỉ của một xã hội được thừa nhận và có sự tương hổ, tương đồng.
    Cũng thế, theo Freund nghĩ, tất cả mọi quyền hành làm sao có được sự tự nhiên của nó (37). Vì đó chúng tôi thiết tưởng để có sự tự nhiên này, ắt làm sao cho quyền hành có uy tín hơn, quyền lực có được hấp lực hơn, được tăng trưởng sự mở rộng của quyền lực hơn, hầu quyền lực có thẩm quyền, cũng như tất cả các việc làm của chính trị đều quy hướng về các việc khả thể này. Hơn nữa, chúng tôi nghĩ rằng, là giữa lòng một cộng đồng chính trị, thì tự nhiên được cấu thành quyền hành, cho dẫu chúng ta biết quyền hành đó là sức mạnh, thí quyền hành luôn là sức mạnh được chứa đựng trong công việc ích lợi cho quần chúng và quốc gia. Có nghĩa quyền hành là một khí cụ tốt cho xã hội, đó là bênh vực cho quyền lợi, quyền luật của người dân sống trong xã hội đó. Để từ ý đó, chúng ta suy thêm điều nói này gần với sự thực hơn về việc quan tâm đến các lệnh truyền, các công vụ, sự chỉ huy, sự sai khiến, sự quyết định. Cũng như chúng ta lưu ý đến khả năng hiệu nghiệm của việc tuân phục lệnh truyền của cấp trên, để hoàn thành các công việc chung hữu ích cho mọi người và quốc gia, dân tộc.

6.6. Sự Tiến Bộ Và Thấu Triệt Quyền Hành Bởi Luật Pháp

    Qủa chúng tôi đã trình bày vấn đề quyền hành như đã nói ở phần trên, thì quyền hành ấy đã đạt đến mức độ gần với luật pháp hơn. Thực ra trong lịch sử tiến bộ của con người về việc tạo ra luật pháp và hiến pháp, để quy định các khoản luật dành riêng cho người nắm quyền hành thấu triệt, đối chiếu ở đó, hầu sử dụng quyền hành của mình cho đúng luật, đúng phép, hay nguời ta gọi là sự thẩm quyền được ban cho họ. Để rồi nhờ đó như một kinh nghiệm mà hành sử quyền hành cho lòng dân mến phục.
   Chúng tôi nhận thấy vào thời này, nhất là ở các Nước Âu Mỹ : Mỹ Pháp, Đức, Gia Nã Đại, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Sĩ, Hòa Lan,  Bỉ, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển vv, thì quyền hành đã dần dần vuợt qua được con người cá nhân đã nhân cách hóa mình, hầu chính xác hơn vào việc sử dụng quyền hành trong tinh thần thượng tôn luật pháp. Có người lại hỏi chúng tôi lấy đâu để làm chuẩn ? Chúng tôi xin trả lời nhờ vào những quy tắc kế sản của người đi trước để lại cho người đi sau, vả nữa chúng ta có thể làm ra các điều luật sau khi chúng ta có sự bàn thảo và thỏa thuận với nhau. Các quy tắc kế sản này, quả thực là những câu hỏi cụ thể được đưa ra cho các xã hội chính trị, mà ở đó nó đã được xuất hiện. Có nghĩa sự xuất hiện xã hội chính trị đó có quyền hành. Nói như sự giải thích của Pierre Antoine, ông là một triết gia chuyên biệt của xã hội sau thời đệ nhị thế chiến, nói về quyền hành cá nhân ( pouvoir  personnel). Theo ông nghĩ thì quyền hành cá nhân được xem là một quyền hành thực, được gắn chặt vào vị lãnh tụ, quyền hành đó được « đẻo gọt, uốn nắn » theo chiều hướng của ông để tạo thành một thân xác với ông. Tuy nhiên vị lãnh tụ chỉ là một con người, chớ không phải là một thần linh. Mặc dầu ông giữ chức lãnh tụ cho đến tuổi già, cho đến chết. Và cái chết của ông sẽ tạo ra một khiếm khuyết quyền hành trong một xã hội, mà ngay từ bây giờ đòi hỏi phải có một quyền hành hiệu dụng để cầm giữ sự trật tự ổn định cùng sự tiến triển của xã hội. Do thế sẽ có một lộn xộn, hổn độn xảy ra cho đến lúc xuất hiện một vị lãnh tụ mới, mà sự uy tín của ông được tôn lên. Để tránh khỏi những giai đoạn đi thụt lùi này, cần phải có một quy tắc kế vị nhất định. Qui tắc được mọi người thừa nhận (trong đảng hay quốc hội), hầu qui tắc cho phép việc ổn định một cách an bình, một cách minh bạch, và tránh được sự bàn cải và tranh chấp ai là người nắm giữ quyền hành (38). Đây cũng là kinh nghiệm bài học lịch sử của Việt Nam sau biến cố 1963, là một sự thất bại của chánh quyền Mỹ vì sự việc không tiên đoán, dự liệu chuyện gì xảy ra cho Miền Nam Việt Nam sau khi lật đổ thể chế Đệ Nhất Cộng Hòa và giết hại Tổng Thống Diệm, Cố Vấn Nhu và Cố Vân Cẩn. Đây là sự tối thiểu hiểu biết chính trị của chánh quyền Kenedy và các loạn tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Lê Văn Kim, Nguyền Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Mai Hữu Xuân vv..  Sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm rồi, tức thì Miền Nam rơi vào hổn loạn của các loạn tướng kiêu binh này. Các ông cầm quân đánh giặc thì dở, đánh cộng sản thì càng dở hơn, còn chính trị thì mù tịt, thế nhưng cứ nay đảo chánh, mai lật đổ chánh phủ này, mốt xuống đường lật đổ chánh phủ kia. Vì không có lãnh tụ đức độ và uy tín cùng sáng suốt trong các chánh sách an dân, trị quốc, diệt cộng và bình định lãnh thổ, để rồi cuối cùng miền Nam rơi vào tay cộng sản Hà Nội cho đến ngày nay là thế.
   Chúng tôi thấy nhận định của triết gia Antoine được xem là việc tiên khởi của luật chính trị, liên quan đền sự truyền kế của quyền hành. Do thế, những hiện tượng như thế phải được thận trọng tuân thủ, cho dẫu hiện tượng đó xảy ra vào thời xưa hay thời đại của chúng ta. Có nghĩa chúng tôi muốn nói là làm thế nào chúng ta thực thi nó qua con đường Hiến Pháp bằng việc có thể tu bổ, cải thiện lại Hiến Pháp liên quan đến người thừa kế (chánh phủ sau), để có được một  quyền hành thực, làm chạy đều các công việc của quốc gia. Đến đây chúng tôi đưa ra trường hợp của Nước Pháp mà chúng tôi có một sự tìm hiểu vào thập niên 50 của họ. Nước Pháp mà chúng tôi tìm hiểu, nghĩ phải có một quyền hành thực sự vào thời kỳ của Tướng De Gaule, quyền hành đó được sinh ra trong thời kỳ nuớc Pháp vào năm 1958, nhưng sau đó họ đã tái lập lại được sự ổn định chính trị cho Nước nhà. Tuy nhiên sau thời gian đó, thì quyền hành phải được tu chỉnh lại, hầu đi đến sự tạo lập nên bản Hiến Pháp vượt lên trên cá nhân hoặc đảng phái, là người nắm giữ quyền hành. Việc làm này của Nước Pháp đã được rõ ràng, minh xác, họ tạo được là nhờ sự tu chỉnh, đồng thuận và cải tiến lại bản Hiến Pháp Quốc Gia vào năm 1962. Cho dẫu cựu Tướng Charle De Gaule là một nhân vật ngoại hạng, với hòa quang Người Hùng của Pháp cùng uy tín sẵn có của ông, thì ông không cần bỏ thăm sự tín nhiệm của quần chúng. Trái lại, Hiến Pháp Quốc Gia thì cần thiết phải có sự minh bạch, trong suốt các khoản luật, các quyền lợi, các điều luật căn bản v.v., hầu giúp cho các vị thừa kế quyền hành dễ dàng khi thực thi công việc quốc sự.
   Khi chúng tôi trình bày cùng qúy vị đến đây, chúng tôi xin phép qúy vị nghĩ đến hoàn cảnh Đất Nước Vìệt ta sau thời hậu cộng sản, sẽ có một khoảng trống quyền hành, hoặc là thiếu chưa xuất hiện, chưa tìm ra một vị lãnh tụ tài ba, đức độ, cống hiến cả cuộc đời mình cho Đất Nước thực sự. Do thế, chớ gì chúng ta phải nghĩ ngay từ lúc này các việc chúng tôi trình bày tự lòng mình ở đây. Để rồi khi chuyển tiếp có một chế độ mới, thì chúng ta đã có lãnh tụ đức độ, tài ba và anh minh, có Hiến Pháp (có thể tạm thời), có đủ người nắm quyền trong các guồng máy công quyền cũng như dân quyền, hầu kịp thời tạo được sự ổn định chính trị cho quốc gia, và an sinh xã hội cho người dân. Nhất là, tránh cho quốc gia khỏi rơi vào cảnh « loạn sứ quân » hay một cuộc « nội chiến », để dành nhau nắm quyền mà Đất Nước chúng ta đã có thời xảy ra. Với tâm tình thiết tha đến sự hưng vong của Đất Nước, chúng tôi mong lắm thay thấy được Đất Nước chúng ta thăng tiến, cất cánh bay cao với các con rồng Nhật Bản, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn v.v. làm tự hào và hãnh diện cho giòng máu con Rồng cháu Tiên trong máu huyết da thịt chúng ta. Giờ đây, chúng tôi xin luận bàn đến  Nhà Nước và Hiến Pháp trong chương kế tiếp.

6.7. Quyền Hành Phải Phục Tùng Luật Pháp Ngay Trong Lúc Thực Thi Các Công Việc Mình

    Lý ra cái đặc tính cá nhân của quyền hành thì có thể không bị giới hạn bởi những quy tắc của người thừa kế. Song để vấn đế thượng tôn luật pháp, để quyền hành hòan thành các công việc liên quan đến xã hội, đến người dân, thì quyền hành phải vẫn còn tùng phục luật pháp. Có nghĩa chiếu theo Hiến Pháp và Luật Pháp quốc gia trong việc thực thì các công việc chung của mình, thì dựa vào các quy tắc thích ứng, quy nhập vào lý tưởng, lợi ích của xã hôi nhà. Do đó, quyền luật trở nên yếu tố khởi đầu cho quyền hành thực thi các việc chung của quốc gia. Hoặc nói một cách khác, thì quyền hành trở thành hợp pháp (le pouvoir devient juridique). Để kể từ đây thì tất cả các liên thuộc của chính trị sẽ dung nạp một yếu tố của luật vô ngã (le droit impersonnel) như sư đối chiếu của các luật khác đòi buộc. Nói như Montesquieu là « trong sự sinh ra các xã hội, thì chính là vị Quốc Trưởng của các nên cộng hòa, và các vị ấy đã tạo nên thể chế, và cũng chính thể đó tạo nên vị Quốc Trưởng » (39).
   Chúng tôi xin qúy vị lưu ý đến một từ ngữ khác, từ ngữ đó là liên quan đến chính trị, và được ghi dấu trong hai chữ Nhà Nước, L’Etat, The State. Chữ Nhà Nước xuất nguồn từ chữ « Stato », ngôn từ này được xuất hiện đầu tiên tại Ý Đại Lợi, có nghĩa cơ quan công quyền đã định. Nhưng qua nó, thì dễ trở thành độc tài cá nhân, điển hình như các nước công sản. Nhà Nước là thể chế hóa của xã hội chính trị (L’Etat est l’institutionnalisation de la société politique), qua đó, thì trình trạng nguyên khởi của Nhà Nước là được cai quản do nhân cách của cá nhân. Song ý niệm thực về Nhà Nước như chúng tôi đã nói là người thừa hành các công việc chung của quốc gia mà người dân đã tín nhiệm. Có nghĩa là can thiệp bằng mọi trường hợp làm mật đi tính cách cá nhân hóa, hoặc làm mất đi sự tập trung quyền hành thái qúa vào một người, như chúng tôi đã nói là con người phàm tục, chớ không phải là thần linh. Do thế mà người ta cũng có thể nói đó là sự hợp pháp hóa của Nhà Nước (légalisation) , hay nữa được gọi là đồng hóa vào Luật Pháp, để rồi Nhà Nước phải phục tùng Luật Pháp. Không có cái kiểu Nhà Nước ngồi « xổm » trên Luập Pháp như Đảng và Nhà Nước Hà Nội, thật là không dân chủ chút nào, hành động như vậy, là mọi rợ luật pháp cùng kém văn minh tiến bộ. Có nghĩa khi gọi Nhà Nước, thì chính là Nhà Nước Pháp Quyền. Vì thế sự lưu ý này của chúng tôi rất quan trọng có tầm mức ý nghĩa của nó, hầu xây dựng nên một thể chế Nhà Nước Pháp Quyền cho Việt Nam mai hậu (chúng tôi xin phép sẽ bàn đến trong chương sau), Chúng tôi cũng muốn nói thêm để kết luận điểm quan trọng này, tất cả quyền hành phải đi theo một kinh nghiệm, có nghĩa quyền hành phải được hợp pháp hóa và có cả luật pháp hóa. Vì dụ, Hiến Pháp Quốc Gia đã quy định cho mỗi nhiệm kỳ tổng thống là bốn năm, có thể được ra ứng cử hai nhiệm kỳ. Sau hai nhiệm kỳ tự động rút lui. Chớ không thể dùng quyền hành bắt ép, hay bỏ tiền mua chuộc Quốc Hội cho ra ứng cử thêm nhiệm kỳ nữa hay vài lần nữa, thì là cưỡng hiếp Hiến Pháp và cưỡng lực Luật Pháp của Nhà Nước. Thực vậy, chỉ có kẻ tham quyền cố vị, độc tài, kém nhân cách, vô liêm sĩ, không có lòng tự trọng mới có những hành vi quái gỡ này.
   Lý thực mọi sự tuân thủ cũng đều ở trong sự phán đoán này, là những nhà cầm quyền có chiếu theo Hiến Pháp để hành sự chăng. Bởi vì như qúy vị thưòng thấy, thì những người nắm quyền hành hay có xu hướng lạm dụng quyền hành, họ có thể vượt qúa các giới hạn của các khoản luật đã được Luật Pháp hay Hiến Pháp cho phép. Do từ ý nghĩa chúng tôi nói đây, khi người nắm quyền hành vượt qúa các điều khoản Hiến Pháp hoặc Luật Pháp Quốc Gia đã định và cho cho phép, thì quốc gia lúc đó có thể trở lại cái vòng lẫn quẫn là có bạo lực, có tang thương và chết chóc. Hơn nữa, các thành phần trong guồng máy Nhà Nước, của Đảng, chính họ là các người tạo ra sự bạo lực này, để chính từ nguyên nhân này họ tự biện minh hóa cho quyền hành trong cái đặc tính của sức mạnh (justification du pouvoir dans sa caractéristique de force) như Đảng cộng sản Việt Nam. Cũng thế, vì ngay trong quyền hành đã có thể đẻ ra bạo lực. Bởi thế, từ sự thiếu ý thức phân rõ này mà có các tay bạo chúa, đồ tể như Lénine, Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Polpot, Kim Nhật Thành, Causescu v.v., đã hành động một cách độc đoán, tàn ác diết chết cả trăm triệu sinh mạng người một cách dã man.
    Cho dẫu có các tay bạo chúa, đồ tể phản chính trị này, bất tuân Hiến Pháp và Luật Pháp chung mà mọi người tôn trọng, thì chưa hẳn là cánh cửa hòan toàn đóng kín cùng nỗi niềm thất vọng chung cho mọi người. Vì vẫn còn con đường đối kháng lại với những người dùng quyền hành độc đoán cùng sử dụng bạo lực rất tàn bạo này, đó chính là những người dân cùng các kháng chiến quân, Vì chính họ là các người triệt tiêu cái bạo lực này cùng các tay bạo chúa, và rồi tạo lập lại Hiến Pháp minh xác. Quả lịch sử đã chứng minh rõ ràng cho chúng ta thấy, người dân của các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Lỗ Ma Ni, Hung Gia Lợi, An Ba Ni, Liên Sô, Nga vv., đã vùng dậy dành lại chủ quyền, đập tan các tên độc tài khát máu, và tạo lập một Nhà Nước Pháp Quyền, cùng tạo nên một thể chế dân chủ nhân bản, cùng một nền kinh tế tự do phồn thịnh.

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét