1. Tóm lược phần xuất xứ.
Tìm trong Wikipedia, tôi thấy có lời giới thiệu như sau:” Ngục trung nhật ký là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minhviết từ ngày 29 tháng 8năm 1942đến ngày 10 tháng 9năm 1943. Tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanhđã bạc màu, có ghi bốn chữ "Ngục trung nhật ký"…. Và “ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủtướng Chính phủ ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho Tác phẩm Ngục trung Nhật ký”
Nhưng khi đọc cuốn Nhật ký trong tù do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội in năm 2003 thì người đọc sẽ ngỡ ngàng vì những chi tiết sau. Theo bản gốc bút tích, có ảnh chụp nơi trang bìa, ghi rõbốn chữ Hán, “Ngục Trung Nhật Ký”. Rồi ở ngay bên dưới dòng chữ, cóhai dòng niên biểu như là sự kiện đóng dấu ngày tháng năm sinh, hay là dòngđời của cuốn sách là 29.8.1932 và 10.9.1933. Kế đó là bài thơ ngũ ngôn vần trắc. Bên dưới bài thơ là hình vẽ hai bàn tay nắm lại, bị xích, đưa lên cao. Tên tác giả hoàn toàn không có.
Đó là toàn cảnh của trang bìa. Tuy không có tên của tác già, nhưng khi nhìn đến ngày tháng trên trang bìa của một cuốn sách, bất cứ người đọc nào cũng thấy được cái ý nghĩa của con số là sự xác nhận phần nội dung chính trong cuốn sách thuộc vể khoảng thời gian mà nó đã ghi, bất kẻ thời gian in ấn sau này là ngày tháng nào. Đây là một lý lẽ tự nhiên. Không một ai có thể chối bỏ cái nguyên tắc cơ bản này..
Trong khi đó, hầu như tất cả các tác gỉa thổi ống đu đủ cho HCM ởtrong nước và ngoài nước, đều xác nhận thời gian HCM bị chính quyền của Tưởng giới Thạch bắt gian từ 29-8-1942 đến 10-9-1943. Chỉ trử có hai người cho rằng HCM bị bắt giam vào khoảng 3 hay 4 tháng từ mùa thu 1942 cho đến khoảng đầu xuân 1943 ( võ nguyên giáp) và Nguyễn đình Thi viết theo tài liệu của nha thông tin Việt Bắc vào năm 1950 thì HCM bị bắt giam trong 62 ngày! Tuy họ không thống nhất với nhau về khoảng thời gian HCM bị bắt giam, nhưng vẫn đồng loạt phao truyền tác giả tập thơ ” Ngục trung Thư” có niên biểu chính thức đề ngày 29.8.1932- 10.9.1933 là của Hồ chí Minh, mà không hề có bất cứ một giải thích nào, dù nhỏ, về cái niên biểu đã được ghi ởtrên trang bìa của tập sách. Trừ ra một người là Đặng thái Mai. Tại sao lại như thế?
Theo học gỉa Lê hữu Mục, tác giả cuốn” Ngục trung nhật ký không phải của Hồ chí Minh” cho biết: “Từ ngày 19.5.1960 trở đi, tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký đã đựợc khẳng định dứt khoát là Hồ Chí Minh, và đây là một thành công vĩ đại của Ban Tuyên Giáo”. Nghĩa là, tác gỉa của Ngục Trung thư hoàn toàn có khả năng là của một người khác, nhưng đã được ban tuyên giáo của đảng cộng sản do HCM làm chủ tịch uốn nắn, sửa chửa và ban cho nó cái tên là HCM! Ở một đoạn khác, để chứng minh tập thơ không phải là của HCM, ông viết:”Giả thiết Hồchí Minh bị bắt ở phố Túc Vinh, trấn Thiên Bảo vào ngày 29.8.1942 như các nhà nghiên cứu cộng sản đã qui định, thì trước ngày 5.2.1943 một hai tháng, tức cuối năm 1942, họ Hồ đã được TướngTrương Phát Khuê tha về. Như vậy, theo Võ nguyên Giáp, Hồ chỉ bị bắt giam ba hay bốn tháng chứ không hơn. Nếu như vậy,Đặng thái Mai suy nghĩ, “Bác Hồ” không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký được, vì thời gian trong tập thơ này kéo dài mãi đến tháng 8, tháng 9.1943 mới chấm dứt”. ( GS Lê hữu Mục)..
Vậy, Hồ chí Minh bị bắt giam ba bốn tháng, theo Võ nguyên Giáp, 62 ngày như Nguyễn dình Thi viết, hay là một năm theo các ống đu đủ? Cuốn sách này đã nằm ở đâu? Tại sao nó lại mất tích từ 1943 đến mãi năm 1955 mới xuât hiện lại?
Theo Phong Lê, viết trong tờ Người lao động ngày 08.02.2013 như sau: “Nhân ngày 14-9-1955, nhân dịp HCM đến duyệt nội dung triển lãm về cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu, Hà Nội. Người đã đưa cuốn sổ tay kèm theo thẻ dự hội nghị Liễu Châu,TQ cho đồng chí Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức và bảo,. Bác có cuốn sách này, các chú xem có xử dụng được hay không?”. Câu chuyện đến đây, tưởng chừng rõ ràng, nhưng chính Phong Lê lại dặt ra câu hỏi là “Ngục Trung nhật ký( nhật ký trong tù) được bác Hồ hoàn tất từ năm 1943, đến năm 1960 thì đến với công chúng ( bản dịch). Trong 23 năm ấy, bản thảo của tuyển tập này nằm ở đâu, ai giữ…?”
Với một đoạn viết ngắn, khi nhìn qua ba con số, 1943, 1960 và 23 năm người ta đã bắt gặp một điều hết sức bất ổn là: Tính từ con số nào đến con số nào để có được 23 năm?
Thứ nhất, năm 1943 là năm hoàn tất, nếu tính đến năm Hồ chí Minh trao cuốn sách cho viện nghiên cứu văn học, năm 1955, thì mới có 12 năm.
Thứ hai. Nếu tính từ ngày hoàn tất 1943đến năm 1960, năm ra mắt bản dịch đầu tiên thì mới có 17 năm. Vậy con số 23 nămở đâu ra?
Câu trả lời là: Cuốn sách có đề rõ ngày khởi đầu 29-8-1932. Nếu tính từ năm này cho đến năm 1955 thì nó là 23 năm. Trường hợp tính từ ngày nó chấm dứt như niên biểu của nó ghi là 10-9.1933 thì cũng được kể là 23 năm ( tính cả đầu lẫn cuối)!
Có phải, sự kiện vô tình từ những con sốcủa Phong Lê, một nhân sự trong viện nghiên cứu, đã làm lộ ra một sự thật là: Cuốn sách này không phải của HCM, ( trừ trường hợp HCM là ngưòi tàu), nhưng là của một người nào đó viết ở trong tù từ 1932-1933? Tuy nhiên, 23 năm sau thì bỗng dưng nó chui vào tay Hồ chí Minh rồi được trao cho viện nghiên cứu văn học? Nó chui vào bằng cách nào thì chưa ai biết, hoặc có biết cũng không dám nói ra. Phần các trí cộng thì nhắm mắt hồ hởi tung hê nó là của “bác” để hưởng lộc là đủ. Trong thực tế, nó có thể có một gốc tích hoàn toàn xa lạ. Và hầu như chắc chắn, không có cơ sở để chứng minh tác giả là ngưòi Việt Nam.
Trở lại tập thơ, người được phong hàm giáo sư Phong Lê, tên thật, Lê Phong Sử, viết như tâm sự: “Đầu năm 1960, khi tôi vềcông tác ở viện văn học thì viện đang trong không khí chuẩn bị cho sự ra mắt long trọng lần đầu bản dịch Ngục trung nhật ký….” Trong quãng đời nghề nghiệp của mình, tôi đã từng viết và nói về sự nghiệp thơ văn của Hồ chí Minh và về nhật ký trong tù, thế mà mỗi lần chạm phải câu hỏi “ ngục trung nhật ký tự đâu đến” hay nói cho cụ thể hơn “trước khi đến bào tàng cách mạng, Ngục trung nhật ký nằm ở đâu?” tôi đều tìm cách tránh trả lời hay trả lời cho qua chuyện”
Những tưởng là dòng tâm sự “ chua cay” ấy của Phong Lê phải đem xuống tuyền đài vì chẳng ai có thể tháo gỡ được. Bỗng dưng một chiều nhờ đọc một bài trên tờ báo lá cải của nhà nuớc, nó đã làm cho Phong Lê sáng mắt, sáng lòng. Phong Lê viết : ”… Phải chờ đến bài viết của Hồng Khanh với tiêu đề” Niềm vui của “bác Hồ” khi nhận lại bản thảo” Nhật ký trong tù” , đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 17-5-2003 thì vấn đề mới thật sự được sáng tỏ.”.
Thật là đáng thương hại cho các nhà “trí thức” kiểu Mao trạch Đông phê bình, đã và đang làm “nghiên cứu” trong viện văn học! Họ nghiên cứu cả đời mà không tìm ra được câu trả lời cho vấn đề cuốn Ngục trung nhật ký ở đâu chui ra? Đến năm tháng của cuốn sách cũng mù mờ, bất quyết, không có một giải thích nào cả. Bỗng dưng, chỉ nhờ một bài báo của một “ anh hề”nào đó đã giải quyết được toàn bộ những băn khoăn, thắc mắc của cả viện nghiên cứu văn học! Đọc đoạn viết này tôi thấy nó khôi hài làm sao! Thử hỏi, Hồng Khanh là ai mà lại có thể giải toả được toàn bộ vấn đề mà cả ban nghiên cứu lâu nay không làm được? Y có sức vạn năng như thế hay sao? Cái bài viết của y cóđược 10% của sự thật không? Khiếp thật! Một kịch bản không đầu không đuôi, hoang tưởng như vậy mà họ cũng dám viết ra và còn tựa vào đó để đưa ra kết luận chắc nịch!
Bấy nhiêu chuyện hài vẫn chưa hết. Vào ngày 08-08-2012 Trần đắc Thọ, ngưòi có vài bài dịch trong tập thơ, trong bài “những điều ta chưa biết về NTNK”, Thọ đã ra công sức “ chửi trước”, đánh phủ đầu cái kịch bản qua đường bưu điện của Phong Lê viết sauđó nửa năm,( 08-02-2013). Thọ viết như sau: “ chính đồng chí Hồ viết Thắng( lại một Hồ nữa) là người đồng hương với bác, có thời là bộ trưởng, là phó chủ nhiệmủy ban kế hoạch nhà nước đả phát hiện ra tập nhật ký này và chính tay đồng chí Hồviết Thắng đã trao nó lại cho bác “. Hồ viết Thắng phát hiện nó ra ở đâu thế,bên Tàu hay bên Ta? Khiếp thật. Đường đi muôn lối mà Viêt cộng dối trá mãi nó vẫn chưa cùng. Chỉ có một cái gốc cuội thôi mà nghe hai “ông” Việt cộng này chửi xéo nhau điếc cả lỗ tai!
Phần tôi, từ thời còn mặc quần thủng đáy để lòi cả “ Bác” ra ngoài, cô tôi bảo thế. Tôi đã biết và nghe nhiểu vể những gian manh tráo trở của cộng sản. Lúc đầu, tôi không tin lắm, vì thường được nghe những lời biện hộ là vì do một số ít lãnh đạo từ trung ương tới địa phương thiếu văn hóa, không hiểu chính sách nên khi thi hành thường qúa tay, tạo ra những sai lầm và làm lệch chính sách để gây ra những hậu qủa đáng tiếc cho dân. Nhưng khi lớn lên, bước vào trường học, xã hội, tôi thấy là sự gian trá ấy nó ở mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành và càng vọng chữ nghĩa, bằng cấp bao nhiêu thì các trí cộng lại càng tìm cách lừa dối ngưòi khác nhiều hơn và tinh vi bấy nhiêu. Như trường hợp của Phong Lê, có thể là một thí dụ điển hình, đại diện cho lớp “trí thức” phi đạo nghĩa, cúi đầu thờ gian dối để đầu độc xã hội bằng ngòi bút của mình khi đưa ra kết luận:
“ vậy 1à chính Hồ chí Minh dã giữ theo mình văn bản Ngục trung nhật ký suốt từ năm 1943, sau khi ra tù. Hoàn cảnh chuẩn bịtổng khởi nghĩa khiến bác phải di chuyển liên tục nên bác đã gủi nhờ trong nhà của một dồng bào người dân tộc ở Cao Bằng… Và từ đấy cho đến giữa năm 1955, sau ngày giải phóng thủ đô, cuốn sổ theo đường bưu điện lại đuợc gủi về văn phòng phủ chủ tịch để trình diện bác”Phong Lê.
Thử hỏi, nếu HCM đem cuốn sách của mình mà gởi nhờ ở một nhà người dân tộc nào đó ở Cao Bằng vào năm 1943, thì người đó là ai? Người đó có phải là người sống ở trong rừng, ít hay không có quan hệ với ngưòi ở thành phố không? Họ có biết và nói được tiếng Việt Nam không? Người đó là người tâm phúc, người đáng tìn của HCM, hay là người trong cơ sởcủa cộng sản đang hoạt động? Rồi khi gởi sách, Hồ chí Minh có cho ngưòi đó biết tên thật, hay ám hiệu của mình là ai khi muốn đến lấy lại hay không? Nếu có, liệu họ có giữ mối liên lạc với nhau không? Nếu có, tại sao, sau khi về Hà Nội, HCM không cho người thân tín đến Cao bằng mà đón cả người lẫn sách về Hà Nội, mà lại ngồi chờ sung rụng? Chờ ngườiđồng bào dân tộc nào đó, tự tìm ra địa chỉ của Hồ như là tìm tin kẻ lạc ở trên báo, rồi tự ra nhà bưu điện Cao Bằng, tự bỏ tiền túi ra mua tem và gởi về cho HCM? Rồi khi…. sung rụng, có niềm vui khi nhận lại bản thảo, Hồ có gởi giấy ban khen hay trả lại tiền tem cho người đồng bào dân tộc ở Cao Bằng, hay “người ấy” cũng đã mất tích, không tìm ra dấu vết? Hay cũng được thông báo và chết vào tay “giặc”như trường hợp Hà huy Tập, Nguyễn thị minh Khai, Lê hồng Phong, Hồ tùng Mậu, đểnhững nguời này vĩnh viễn không thể tiết lộ về thân phận thật của Hồ chí Minh?
Xin mở một dấu ngoặc là: Tất cả những người này đều có liên hệ thân cận với Nguyển ái Quốc từ trước 1930. Nhưng không người nào còn sống cho đến khi Hồ về hang Pac pó vào năm 1941, trừ ra Hồ Tùng Mậu, đang ở trong tù. Nhưng sau 1945, ra Hà Nội gặp Hồ vài lần ngắn ngủi, sau đó đi làm tư lệnh cho khu 4 và cũng bị máy bay Pháp bắn chết khi di chuyển trên đường! Liệu có phải phản gián của Hồ chí Minh báo cho Pháp triệt khẩu hộ Hồ hay không?
Câu hỏi thì còn rất nhiều. Tuy nhiên, chỉvới một cái niên biểu của cuốn sách và thời gian Hồ chí Minh bị bắt giam đã tiền hậu bất nhất, lại thêm một cái xuất xứ ma qua đường bưu điện nữa, mà họ khẳngđịnh tập thơ ấy là của HCM thì cho thấy sự đứng đắn của ban phiên dịch này là không có! Khéo mà câu chuyện Hồ nằm nhà lao ở Quảng Tây hơn một năm cũng chỉ là một kịch bản hoang đường do ban tuyên giáo của cộng sản dựng lên cho nó hợp với hoàn cảnh để tuyên truyền. Phần thực tế, phải hỏi Nguyễn đình Thi và Võ Nguyên Giáp. Tiếc rằng họ chưa trả lòi thì đã vào lòng đất hết rồi!
Phần các nhà “ trí thức” nhớn, các tên tuổi trong viện nghiên cứu gọi là Văn học VC. Các nhà thơ, nhà văn, thành phần theo cộng thì hồ hởi trong thời trăng mật cộng sản vưà nắm được quyền lực. Phần khác, đang tái xanh mặt mày vì “ vụ nhân văn giai phẩm”, bơ vơ không có chỗ dung thân. Nay được “ Bác”trao sống cho tác phẩm trong tù của mình, khác gì kẻ sắp chết đuối vồ được cái phao. Cực kỳ hồ hởi và hãnh diện? Đành bỏ cả liêm xỉ cá nhân, dân tộc, bỏ luôn bản năng nhân văn của con người. Xúm nhau lại, thổi ống đu đủ cho HCM phồng lên, đánh bóng lãnh tụ trên cả hai mặt trận chính trị và văn hóa. Đưa Hồ lên vịthế độc tôn, để tìm chỗ tựa cho cá nhân mình? Những tưởng một bước là lên đến“dỉnh cao chói lọi”. Ai ngờ, đường đi muôn lối, nói dối có cùng. Đặc biệt, vời hệ thống tin học hôm nay, xem ra vải thưa không che được mắt thánh nữa. Nên có thể một số sau này đã nhận biết là sai trái, là đắc tội với dân tộc, với đất nước, nhưng cái thòng lọng đã tự buộc vào cổ không thể tháo bỏ ra được. Muốn xoay trở, há miệng ra, nó càng xiết chặt lại, nên đành chịu cảnh nghẹn cho đến chết? Còn một phần lớn khác thì vẫn u mê, thổi và thổi ống cho đến chết. Viết thế là có thể đụng chạm đến ái đó. Tuy nhiên, tôi dám mong những lời phản bác tích cực, cụ thể, nhân văn, chống lại “kịch bản” tôi vừa nêu ra, để nhờ đó, công luận được rõ nét!
2. Vềhình thức:
Tập thơ mà tôi đọc gồm có 120 bài, ( nguồn www.thivien.net) trong đó có 103 bài bốn câu, bảy chữ. Trong khi đó cuốn mà học gỉa Nguyễn hữu Mục tham cứu thì chỉ có 112 bài.
Thoáng qua, tưởng là vần điệu của thể tứ tuyệt trong thơ Đường. Nhưng kỳ thực có một số bài không phải là niêm luật của tứ tuyệt thời Đường, mà như có chứa đựng phong thái, khẩu ngữ, thổ ngữ địa phương phía Nam Trung Quốc như Khách Gia, Quảng Đông hay các thể loại Bạch Thoại trong tiếng Trung Quốc hơn là niêm luật chỉnh tề cặn kẽ củađường gia. Trần đắc Thọ, một trong những ốngđu đủ, cũng nói về chuyện này như sau: “ các bản dịch cũ không chú ý đến điểm này nên đã có bài hiểu sai ý bac, và đã sửa cảthơ bác khi không tìm được xuất xứ ( Trần đức Thọ, những điều chưa biết về NTNK). Phần còn lạiđục chia ra như sau:
- 9 bài thất ngôn bát Cú. cũng có một số bài không theo niêm luật thơ đường cổ.
- 2 bài ngũ ngôn bát cú.
- 3 bài 7 chữ 12 câu
- 1 bài 5 chử 12 câu
- 1 bài 5 chữ 10 câu
- 1 bài 12 câu, gồm 4 câu 7 chữ và 8 câu 5 chữ.
3. Về phần dịch thuật.
Theo Phong lê,”bản dịch và in lần đầu tiên vào tháng 5-1960, sau một năm bận rộn của viện văn học. Tôi tin là những người tổ chức việc viết lại chữ Hán, phiên âm, dịch và ấn hành Nhật ký trong tù như Tố Hữu,Dặng thái Mai, Hoài Thanh, Phạm phú Tiết, Nam Trân… đều biết rõ lai lịch của nó, nhưng chưa ai một lần noí hoặc ghi lại đâu đó về vấnđề này. Bản dịch nhật ký trong tù được gợi là “ trọn vẹn” vào năm 1990 và được tái bản trong các năm 1993. 1995”
Trong đoạn viết ngắn, gọi là “trọn vẹn” của Phong Lê, có một vấnđề cần phải được đặt ra một cách nghiêm chỉnh để giải quyết là: Tại sao lại có sự kiện “tổ chức việc viết lại chữ Hán?” Chữ Hán trong bản văn viết qúa tệ,chữ đực đọc ra chữ cái, nên ban dịch thuật phải “ tổ chức viết lại” cho nóđúng? Hay phải sửa chữa, thêm nét, thêm chữ vào cho nó có chất thép ra vẻ đấu tranh để phù hợp với ý đồ của Hồ chí Minh và ban tuyên giáo? Hoặc giả, chữ Hán của tập thơ có nhiều tiêng thổ âm, thổ ngữ của dịa phương, chỉ những người sinh sống ở địa phương ấy mới xử dụng nó mà người dịch không hề biết đến nên phải đổi bằng một chữ khác? Hoặc gỉa, vì là người làm trong viện nghiên cứu, Phong Lê úp mở cho thấy là ông ta đã biết rõ hay có nhiều chứng cớ về chân tướng giả mạo của tập thơ? Ông ta đang chờ sựtrưởng thành của những người trong nhóm trên tự nói ra sự thật, hay là chờ thời cơ thuận tiện đểchính Phong Lê trở thành người lột mặt nạ của nhóm “tổ chức viết lại chữ hán và phiên dịch” kia? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Chuyện ấy bàn lại sau. Nay trở lại phần phiên dịch. Ngoài việc ban phiên dịch “tổchức viết lại chữ Hán”, làm mất đi cái nguồn gốc chính của bản văn, tập thơ có 120 bài còn có những “ khuyết tật” như sau:
· 4 bàiđầu tiên của tập thơ không có tên ngưòi dịch.
Câu chuyện làm như đã xảy ra cách đây hàng chục thế kỷ nên mở đầu tập thơ là 4 bài không có tên ngưòi dịch, trong đó có bài khởi đầu “ sự nghiệp”ngồi tù “Bị băt giữ ở Túc Vinh”. Tại sao lại không có tên người dịch? Nếu là chuyện cách đây vài ba trăm năm, thì có thể cho là bị thất lạc văn bản, mất luôn tên người phiên dịch. Nhưng câu chuyện này, xem ra còn mới lắm, nhiều ngưòi trong nhóm ấy còn sống. Hơn thế, tất cả những người dịch thuật đều có bản thảo viết tay, qua chữ viết không biết là người nào hay sao? Hay những bài này do tác gỉa ( HCM ?) đã dịch sẵn nên không cần có người phiên dịch nũa? Ở trong trường hợp này, tại sao tác giả lại không dám đề tên của mình vào?
· 2 bàiđề người dịch “không rõ”!
Đến lạ! Từ đầu quyển đã có 4 bài không có tên người dịch, kế đến lại là hai bài người dịch đề “ không rõ”! Tệ hơn thế, một trong hai bài này bị nghi ngờ là ban phiên dịch hay chính Hồ chí Minh đã thêm vào ít câu để làm tuyên truyền, tăng thêm chủ đích bảo vệ tập thơ là do Hồ chí Minh sáng tác, nhưng nó lại làm sai lệnh hẳn đi ý nghĩa của một bài thơ nguyên thủy. Theo ông Đỗ thông Minh, trong bài nhận định về NTNK, dù không nhìn thấy bản gốc, nhưng theo mạch văn, ông cho rằng có nhiều khuất tất thêm bớt không đúng với nguyên bản. Đó là bài “ thế lộ nan” dịch là “Đường đời hiểm trở. Ngươi dịch không rõ”.
Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống lao?!
Ta là đại biểu dân Việt Nam,
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm;
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm “khách quý” ở nhà giam!
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian;
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
Tôi cũng cho là như thế. Nếu bài này có tám câu, xem ra nó diễn tả được toàn bộ cái ý “ nói ít, hiểu nhiều” của tác giả. Nhưng nếu nó có 12 câu, xem ra rất là phá cách. Đã không diễn được ý của “thế lộ nan”, còn lủng củng, gượng ép, trùng lập. Vì thật ra, bốn câu ở giữa bài không diễn dạt thêm được bất cứ một chút ý nghĩa nào khác ngoài sự trùng lập, nhắc lại ý tứ của những câu khác ở trong bài thơ. Đã thế, còn tạo ra cảnh tranh dành nhau trong trong vai trò bị quy kết là Việt gian hay Hán gian. Tôi tin chắc, một người có khả năng làm thơ như tác giả của Ngục Trung Thư không thể làm ra bài thơ 12 câu tồi tệ theo kiểu “ Hán không ra Hán, Việt không ra Việt” như thế này. Theo đó, bài “Đường đời hiểm trở”có thể như sau:
Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống lao?!
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian;
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
Tôi không biết trong ban phiên dịch có bao nhiêu người. 10, 100 hay 1000 người, hoặc nhiều đến nỗi ai đã dịch bài này mà không ai biết, để khi in, tập thơ phải mang cái “ họa xát thân” là không có tên ngưòi dịch và ngưòi dịch không rõ! Chẳng lẽ, ngưòi dịch nào đó biết rõ tập thơ này không phải là của Hồ chí Minh nên còn chút liêm sỷ nên không muốn để tên vào vì sợ bị mang nhục lây chăng? Dĩ nhiên, những câu hỏi này khò có được câu trả lời vào lúc này. Tuy nhiên, dù có hay không, từ những sự kiện mập mờ này đã cho thấy rằng, “việc tổchức viết lại chữ hán” và dịch thuật của nhóm người này là bất khả tín, nếu nhưkhông muốn nói là bội tín, bội nghĩa dân tộc. Vì họ không làm theo lương tri, tình tự của cuốn sách, nhưng chỉ vì hào nhoáng của gian dối và phục vụ cho ý đồbất chánh của một cuộc tuyên truyền của cộng sản. Đó là điều đáng tiếc. Phần còn lại của cuốn sách, tôi ghi được như sau:
- 74 bài do Nam trân dịch
- 7 bài Huệ Chi dịch
- 5 bài do Đỗ văn Hỷ dịch
- 2 bài do Trần đức thọ dịch
- 1 bài do Nguyễn sỹ Lâm
- 1 bài do Băng Thanh
- 1 bài Hoàng trung Thông
- 1 bài Khương hữu Dụng
dịch chung:
- 7 bài do văn Trực, Văn Phụng dịch
- 5 bài do Nam Trân, Băng Thanh dịch
- 5 bài do Nam Trân, Huê Chi dịch
- 3 bài do Nam Trân, Hoàng Trung Thông dịch
- 1 bài do Nam Trân, Trần đức Thọ dịch
- 1 bài do Huệ chi, Sỹ Lâm dịch
Ở đây xin được ghi lại chân tướng mà Học gỉa Nguyễn hữu Mục đã trưng ra là: “Nhóm của Giáo Sư Lê Trí Viễn còn phát hiện ra một chuyện động trời trong bản Ngục Trung Nhật Ký của Viện Văn Học: Các nhà có trách nhiệm về việc dịch tập thơ này đã sửa lại mục lục của tập thơ, tự tiện thêm vào những bài thơ không có trong bản gốc, cuối cùng còn tựtiện sửa chữa lại nhiều câu thơ trong đó nữa. Đây là phần mục lục của bản Viện Văn Học (đổi thứ tự theo ý họ muốn) đối chiếu với mục lục nguyên bản của GS Lê trí Viễn”.
TÊN CÁC BÀI THƠ. BẢN VIỆN VĂN HỌC. BẢN LÊ TRÍ VIỄN
Từ Long An Đến ĐồngChính 40 (đổi thứ tự) 45 ( thứ tự nguyên bản)
Trên Đường Đi 41 46
Đồng Chính 42 40
Chăn Bằng Giấy Của Bạn Tù 43 41
Đêm Lạnh 44 42
Dây Trói 45 43
Rụng Một Cái Răng 46 44
Đêm Thu 110 110
Cảm Tửởng Khi Đọc Thiên Gia Thi 111 112
Tức Cảnh 112 111
Trời Hửng 113 Không có
“ Tôi không đánh giá bản nào đúng bản nào sai, lý do là vì tôi không có bản gốc trong tay, và đó cũng không phải là nhiệm vụ của tôi. Tôi chỉ nhận xét về thái độ của các nhà biên soạn đối với bản vănđang nghiên cứu, và quả thực phải công nhận rằng các nhà biên soạn trong Viện Văn Học đã làm việc trái qui tắc ( Nguyễn Hữu Mục, sách đã dẫn)
Phần II
Thân thế của tác giả Ngục Trung Nhật Ký.
Bảo Giang
10.2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét