Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

SN LỄ THÁNH GIA: "Giải Thoát Các Gia Đình"


LỄ THÁNH GIA

HUẤN CA 3,2-6. 12-14 ; CÔ-LÔ-SÊ 3, 12-21 ; MÁT-THIÊU 2, 13-15. 19-23

Giải Thoát Các Gia Đình



Đoạn Tin Mừng Thánh Sử Mát-thiêu kể lại hôm nay bao hàm nhiều yếu tố biểu hiện chính chương trình của Thiên Chúa, qua đó mang lại cho chúng ta sự lưu ý về các diễn tiến của ý định Chúa Trời.

Trươc hết, đau khổ thay ! Khi Con Thiên Chúa và Mẹ Ma-ri-a, vừa mới xuất hiện trong thế giới này, thì đă bị người ta tìm kiếm và diệt trừ . Sự hiện hữu của Chúa Hài Nhi làm cho thiên hạ lo sợ mất thế lực, chức quyền, ngôi báu của mình. Sự Sống, chính là từ lúc vừa mới chào đời Ngài đã lâm cảnh như thế, và diễn tiến cho đến lúc người ta bắt Ngài giang tay và rồi họ đóng đinh chân tay Ngài trên cây thập giá. Định mạng của Ngài thật oan gia đă bị người Do Thái, dân Ngài khước từ và loại bỏ trong những giây phút đầu tiên khi Ngài sinh hạ và mở mắt chào thế gian này.

Tiếp, Thiên Sứ đó là người mặc khải ý định của Thiên Chúa nói cho Thánh Giu-se phải đem Chúa Giê-su Hài Nhi và Mẹ Ma-ri-a chạy trốn, đi tị nạn qua Ai Cập. Đất Nước này, chính là nơi mà Thiên Chúa đă gửi ông Mô-sê để giải cứu các con dân Do Thái bị làm cảnh nô lệ ở xứ người. Nay Chúa Giê-su được giới thiệu và mô tả như một Mô-sê mới, sẽ giải thoát cho hết mọi người nô lệ.

Vả nữa, khi Thánh Giu-se định cư ở Ga-li-lê thì cũng có giá trị biểu tượng vậy. Thực vậy miền Ga-li-lê là một vùng đất của người tứ xứ. Thiên hạ có thể bắt thấy ở đây nhiếu giống dân, nhiếu ngôn ngữ sống ở đây. Vi thế khi gọi tên, Thánh Sử Mát-thiêu nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su sẽ là Đấng Cứu Tinh, Người cứu thoát không chỉ một dân tộc nhưng cho hết mọi dân tộc. Có nghĩa việc giải thoát cảnh nô lệ của con người có tính cách phổ quát và hoàn vũ trong chương trình cứu độ chúng sinh của Thiên Chúa. 

Còn Na-da-rét là một phố nhỏ, nơi đây Chúa Giê-su sẽ khai mạc sứ mạng mục vụ của mình một cách công khai, như khi vào trong Hội Đường người Do Thái, Ngài cầm Sách Thánh và đọc to tiếng những lời tuyên bố của Ngôn Sứ I-sa-i-a nói về minh : Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, và Chúa đă xức dầu tấn phong tôi, Người gửi tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ, cho người bị giam cầm biết họ được trả tự do, cho người mù biết mình được sáng mắt, trả tự do cho những người bị áp bức (Luca 4,14-19). Ở đây, thì đoạn tường tả Tin Mừng theo Thánh Mát-thiêu cho người ta thấy bản phác họa tương lai của Chúa Giê-su : chính Ngài sẽ là Đấng cứu độ nhân loại !

Chúng ta có thể thỉnh cầu và hỏi rằng : thế nào là việc tường thuật của một đoạn Sách Tin Mừng biểu tượng như thế với ngày Lễ hôm nay ? Trong đoạn Tin Mừng này làm sáng tỏ được gì cho đời sống gia đinh thời nay? Chúng ta phải trả lời rằng Chúa Ki-tô, Đấng cứu độ nhân loại, và cũng là một Đấng cứu thoát cho các gia đinh. Chúa Ki-tô là Người mang lại một thông điệp sự sống và nguồn hy vọng cho hết mọi gia đình thời đại nay. Tuy nhiên, làm thế nào và làm sao Chúa Ki-tô cùng thông điệp của Ngài có thể giúp đỡ cho các gia đình thời nay tự giải thoát các cản trở, chướng ngại của mình? Làm thế nào và làm gì đây để họ có thể kìm hảm đuợc sự tan vỡ của gia đình, và góp sức chung phần xây dựng lại gia đ́nh mình?

Với những câu hỏi này, thì những Sách Tin Mừng hiển nhiên không mang lại câu phép lạ trả lời, và không ban tặng một mánh lới xử dụng đơn giản cùng dễ dàng, hầu có thể giải quyết mọi khó khăn trong một nháy mắt. Tuy nhiên, thiên hạ có thể bắt thấy trong thông điệp của Chúa Ki-tô một con đường giải thoát, và giá trị sự sống hầu cho hết mọi người sống lành mạnh trong lòng gia đình họ.

Thông Điệp này là bản tóm lượt trong bản trích dẫn lá thư gửi cho giáo đoàn Cô-lô-sê của thánh Phao-lô mà chúng ta vừa nghe qua. Đoạn Thánh Thư này là câu nói về các nhân đức, các thái độ, cách cư xử hằng ngày của chúng ta, hầu có thể tạo nên một gia đình hoan hỉ, vui tươi, hạnh phúc và làm cho phong phú đời sống gia đình. Thánh nhân khuyên chúng ta rằng « Anh em hãy có lòng yêu mến và nhân hậu, khiêm nhu, hiền hậu và nhẫn nại » (Côlôsê 3,12). Lời khuyên qủa là đơn giản, không có gì là phức tạp. Thế đó, lời khuyên đó mang lại mọi hữu ích cho các gia đình, thế nhưng đã có bao gia đình biết sống theo các lời khuyên thiết thực cùng cốt yếu của thánh Phao-lô. Thực sự các thành phần trong gia đ́nh đă không sống đúng các lời dạy của thánh nhân, nên mới có những cảnh sống giống như hỏa ngục, hay đỡ hơn thì thấy họ thường xung đột, đấu đá nhau.

Thánh Phao-lô đă biết được các chuyện không hay như « cơm không ngon, canh không ngọt » này, cho nên thánh nhân mới khuyên nhủ tiếp « Anh chị em hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh chi em người này có điều gì trách móc người kia » (Côlôsê 3,13). Tha thứ, đó là cho người anh em có cơ hội hồi sinh. Tha thứ, đó cũng chính là cho phép mình được sống. Thực thế khi thiếu đi cái không khí tươi mát này, cũng như thiếu sinh khí của sự tha thứ, tất nhiên gia đinh sẽ ngột ngạt. Do thế, chúng ta nên tập từng bước tha thứ nhỏ, rồi đến các sự tha thứ lớn hơn, làm cho gia đ́nh mình có được bầu khí tươi mát, vui vẻ và hạnh phúc bao trùm.

Để bảo đảm cho các lời mình khuyên bảo, thì Thánh Nhân kết luận bằng những lời được xem là nền tảng cho tất cả : đó là « trên hết mọi đức tính, anh chị em phải có lòng yêu thương » (Côlôsê 3,14). Thánh Nhân qủa có lý! Vì không có yêu thương, tất không có âu yếm, cũng không có thông cảm, không có nhân hậu, từ bi, khiêm nhu, hiền lành, nhẫn nại và chịu đựng lẫn nhau. Không có yêu thương, tất sự tha thứ là không thể có. Không có tình yêu, ắt gia đình không hơn gì một vỏ ốc trống rỗng, một tổ chim trống trơn, không thể trở thành giòng suối sự sống được. Không có tình yêu hiện diện trong gia đình, một ngày nào đó, sớm hay muộn, thì gia đình sẽ tự tan vỡ thôi.

Thời nay người ta nói rất nhiều về cảnh các gia đinh bi sự khủng hoảng trầm trọng. Chúng ta cần nhận ra nhựng hiện tượng của sự khủng hoảng này, nhũng gì các nhà phân tâm học, luân lý hay đạo đức và xã hội tuờng tŕnh và phân tích cái nguyên nhân gây nên sự khủng hoảng, đổ vỡ các gia đình, đó là điều cần thiết cho các gia đình ki-tô hữu chúng ta nên học hỏi cùng lắng nghe. Tuy nhiên, sự học hỏi và lắng nghe hữu ích cho chúng ta khi đối diện với thực trạng khủng hỏang này : đó là các bài Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đề nghị chúng ta phải biết lắng nghe Lời Chúa khuyên nhủ và quay hướng cái nhìn của minh vào Chúa Ki-tô, chính là bằng cách đón nhận thông điệp của Ngài để sống, để yêu và tha thứ, để thông cảm cùng hiểu biết, thì gia đình mới có thuận hòa, êm ấm, vui tươi, hạnh phúc và bình an. Amen. 


LM. Phê-rô Lê Quang Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét