Có nhiều ý kiến khác nhau về chuyến viếng thăm của ông ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Việt Nam cuối tuần này. Giáo sư Việt Kiều thì đặt vấn đề bàn bạc của ông John Kerry với Việt Nam là nhân quyền theo như yêu cầu của 47 nghị sĩ Hoa Kỳ, vì bị thua sút Trung Hoa sau chuyến viếng thăm của ông Lý Khắc Cường trước khi quốc hội Việt Nam quyết định có thay đổi hiến pháp 2013 hay không? Chuyên gia kinh tế trong nước thì cho rằng chuyến đi này sẽ nghiêng về việc bàn luận kinh tế.
Tôi cũng thêm lời bàn cho vui cửa vui nhà, có cái để mọi người đọc chơi. Vì thấy, ngay cả ông Johyn Kerry cũng làm công tác dân vận trước khi vào đến Việt Nam ngay trên website của bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Ông John Kerry đang làm công tác dân vận trước khi đặt chân đến Việt Nam
Kết quả hiến pháp 2013 thì ai cũng rõ, chỉ thay đổi câu chữ, thay đổi vị trí các cụm từ từ trước ra sau, còn bản chất của 2 vấn đề kinh tế và chính trị vẫn như cũ. Kinh tế vẫn nhà nước làm chủ đạo, sở hữu công tư liệu sản xuất vẫn như xưa. Chính trị thì vẫn đơn nguyên tập quyền do đảng cộng sản đang cầm quyền tiếp tục lãnh đạo, mặc dù Việt Nam đã vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngay lúc này. Nó có liên quan gì đến chuyến đi của ông Lý Khắc Cường không, khi hôm nay có tin hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông lên đến 50 tỷ đô la, trong đó có sự tham gia của các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan; tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây của Trung Hoa.
Chiến lược ngoại giao của Việt Nam sau khi cởi trói bất di bất dịch là, ngoại giao đa phương, Việt Nam muốn là bạn của cả thế giới, không ngả về với bất kỳ quốc gia nào như trước đây đã sai lầm. Chiến lược ấy lấy chiêu thức cốt lõi của Tôn Tử: Dĩ bất biến ứng vạn biến. Nó có nghĩa là chiến lược đa phương ngoại giao là bất biến, tùy cơ ứng biến với những cái thay đổi của đối tác ngoại giao. Chuyến công du Nhật Bản hôm qua của ông thủ tướng Việt Nam trong khi ông John Kerry đến Việt Nam cũng chứng minh rõ điều này. Càng rõ ràng hơn khi đảng cầm quyền ở Việt Nam cũng tuyên bố là, muốn ổn định chính trị để phát triển kinh tế cũng là bất di bất dịch trong cương lĩnh của đảng cầm quyền.
Từ đó chúng ta thấy rằng, chuyến đi của ông John Kerry chỉ làm hâm nóng lại mối quan hệ song phương gần đây đang "nồng ấm" hơn theo kiểu ngoại giao mà cả 2 bên cùng nhau bắt 1 tay phải để hòng kiếm tìm quan hệ an ninh quốc phòng ở khu vực Thái Bình Dương, còn tay trái là đang cùng nhau thò vào túi đối tác để kiếm tiền, trong lúc Trung Hoa đang trổi dậy trong hung hăng.
Có một nguyên tắc ngoại giao trở thành nguyên lý là, khi anh đến nhà tôi để bàn chuyện gì thì anh cũng là kẻ cần tôi nhiều hơn là tôi cần anh. Khi ông chủ tịch nước và thủ tướng của Việt Nam sang Hoa Kỳ, thì Việt Nam cần Hoa Kỳ, còn lúc này nhân vật số 2 nước Mỹ sang Việt Nam thì Hoa Kỳ cần Việt Nam. Thế thôi cũng đã rõ mọi vấn đề sau khi Việt Nam tỏ rõ thái độ thân thiện với Trung Hoa trong kỳ họp quốc hội dài nhất lịch sử vừa qua.
Hơn thế nữa, Việt Nam cũng không dại mà phải nghe theo cường quốc nào. Ở giữa hưởng oản cả 2 thằng bằng ngoại giao đu dây vẫn hơn. Đó là chính sách ngoại giao đa phương theo kiểu win-win mà Việt Nam đang cho là tốt nhất trong tình hình hiện tại của toàn cầu. Nước xa chả cứu được lửa gần, Hoa Kỳ làm sao cứu được Việt Nam, khi Trung Hoa hãm hại? Lời nói ông cựu Đại sứ Anh Derek Tonkin vẫn còn vang vọng: "90% chính sách đối ngoại Việt Nam là với Trung Quốc". Nhất là trong lịch sử gần, Mỹ và Trung Hoa đã câu kết bán cả Việt Nam và Đông Dương cho Trung Hoa sau hiệp định Paris 1973 mà ai cũng còn nhớ như in.
Còn hơn thế nữa, chính quyền Việt Nam được điều hành bằng nghị quyết của đảng cầm quyền để chính phủ đưa ra những nghị định và thông tư làm chuẩn mực luật lệ của quốc gia. Hiến pháp và các bộ luật chỉ là những cái thứ yếu đứng sau nghị quyết và nghị định như ông tổng bí thư đã từng khẳng định rõ ràng. Nên chuyện gia nhập vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một thắng lợi đúng nghĩa của chính quyền Việt Nam, vì Việt Nam vào chiếc ghế này là để dạy cho thế giới hiểu về nhân quyền xã hội chủ nghĩa nó như thế nào, chứ không phải để làm theo cái mà thế giới quy định trong bản tuyên ngôn nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bằng chứng này đã được Việt Nam chứng minh bằng việc trấn áp những người dân đòi nhân quyền ngay trong ngày Quốc tế nhân quyền 10/12/2013 vừa qua. Có nghĩa là, nhân quyền của dân Việt phải nằm trong nghị quyết của đảng cầm quyền: chính trị phải ổn định để phát triển kinh tế.
Và tất cả những điều trên càng khẳng định cho sự dè dặt của Việt Nam khi đàm phán để vào TPP vừa mới chấm dứt cách đây 3 hôm tại Singapore vẫn còn bỏ ngõ dài hạn. Nó cho thấy câu nói của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiêu ngày nào rất đúng: "Làm bạn với Mỹ khó hơn làm kẻ thù của Mỹ".
Công an Việt Nam trấn áp buổi ra mắt của Mạng lưới Bloggers Việt Nam tại Sài Gòn trong ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2013
Và tất cả những điều trên càng khẳng định cho sự dè dặt của Việt Nam khi đàm phán để vào TPP vừa mới chấm dứt cách đây 3 hôm tại Singapore vẫn còn bỏ ngõ dài hạn. Nó cho thấy câu nói của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiêu ngày nào rất đúng: "Làm bạn với Mỹ khó hơn làm kẻ thù của Mỹ".
Với những vấn đề trên, chuyến đi của ông John Kerry về phía Hoa Kỳ không ngoài mục đích kéo Việt Nam về phía Mỹ để làm cân bằng quan hệ tay ba giữa ả đào Việt Nam với hai anh chàng nhà giàu Mỹ Trung. Về phía Việt Nam, sao cũng được, miễn các anh cho tôi cơ hội, của cải, và sức mạnh an ninh quốc phòng, để tôi làm cái mà hai anh muốn là cân bằng khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhưng phải trong cái quan hệ đa phương, Việt Nam muốn là bạn của thế giới, và Việt Nam có cái kiểu nhân quyền của Việt Nam, không thể đem văn hóa nhân quyền của Hoa Kỳ áp đặt vào Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét