Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 9)


CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN (Kỳ 9)




VI. QUYỀN HÀNH 


Sau khi chúng ta đã cùng nhau khảo luận các chương trên để gợi ra các diễn tiến của đời sống xã hội con người, được xem là các trạng huống, các phương diện, các hình thái và các nền tảng của chính trị, hầu nhận ra « bộ mặt » của chính trị. Để rồi từ đó con người hiểu được sự nhận ra này. Cũng thế, từ bộ mặt của chính trị ấy chúng tôi muốn nói đến một ngôn từ « quyền hành, pouvoir, power » hoặc nguời ta gọi là « quyền hành chính trị, pouvoir politique, politcal power », mà biềt bao người nói đến trong các tác phẩm, trong các văn kiện Hiến Pháp, Luật Pháp v.v., và ngay cả trong đời sống thường nhật của chúng ta. 

Do đó, các câu hỏi về ý nghĩa của quyền hành được gợi ra, hầu tìm ra sự thực thể của nó được xuất hiện một cách xác thực trong xã hội, sau khi người ta đã « nắm bắt » những sự thực hành của chính trị, hoặc là các sự việc liên quan đến chính trị. Hơn nữa, như chúng tôi đã nói một chương dài về bạo lực, thì chính quyền hành là một nhu cầu phục vụ cho cộng đồng và tài sản cộng đồng dân chúng và quốc gia – xác thực hơn là để ngăn cản bạo lực vẫn có thể xảy ra làm bất ổn đến đời sống con người, thì chính quyền hành được sinh ra từ trong ý nghĩa này. 


6.1. Sức Mạnh Và Quyền Hành 


Qủa thực sức mạnh và bạo lực không thể giống nhau. Vì trong quyền hành, thì sức mạnh tiếp tục được thể hiện, nhưng sức mạnh đó đã được tiết chế, điều gỉam, có thể nói là văn minh hóa hành động này, để chống lại sức mạnh tàn bạo của bạo lực và các sự tự do thiếu ý thức của các băng đảng mafia, trộm cắp, buôn bán thuốc phiện, các tổ chức khủng bố hay loạn quân vv., thường hăm dọa đến đời sống an sinh của người dân và xã hội. Do thế, sức mạnh trong quyền hành chỉ sử dụng một cách có giới hạn, là nhân danh cộng đồng quốc gia và tài sản chung của cộng đồng cùng sự sống của người dân trong cộng đống quốc gia, để tái lập an ninh và ổn định sự sống cho người dân. Đó là cách ngăn cản các hành vi ám muội phá hoại đến việc quyền hành thực thi bổn phận và trách nhiệm của mình. Cho dẫu một đôi khi việc thực thi quyền hành có lúc sinh ra một hành động như bạo lực, ví dụ như phải dẹp loạn quân, các băng đảng mafia, các tổ chức khủng bố… Tuy nhiên, chúng ta hiểu các hành động bạo lực quyền hành này, là để tái lập an ninh trật tự, hoặc là hoán cải người phá rối trị an, hầu phục vụ cho hết thảy mọi người có được đời sống an lành. 

Cũng thế, quyền hành có một đặc tính luân lý và cộng đồng, có nghĩa quyền hành được xem là dụng cụ của cộng đống và tài sản của họ, song quyền hành luôn là sức mạnh đặc biệt để bảo vệ đời sống chung của người dân trong xã hội. Do vậy mà đây cũng là lý do tiềm tàng của tranh đấu, của sở hữu, của bạo lực biểu lộ bên trong xã hội. Sự tỏ lộ này không chỉ xuất hiện ra bên ngoài xã hội, nhưng nó cũng là hành động xuất hiện ra bên ngoài của con người, tức là sức mạnh con người – như qua sự tương quan của các thành phần của xã hội chính trị tự tạo nên như thế. Nói như giáo sư Georges Burdeau, một trong những tác giả quan trọng của môn khoa học chính trị bằng tiếng Pháp của thế kỷ XX, theo ông nghĩ thì « quyền hành là một sức mạnh phụng sự một lý thuyết, le pouvoir est une force au service d’une idée ». Đây chính là sức mạnh được sinh ra của ý muốn xã hội, định hướng và hướng dẫn cộng đồng trong sự tìm kiếm tài sản chung, và có đủ khả năng để trao đổi trong mọi trường hợp, cũng như sức mạnh có trạng thái bảo đảm cho đời sống của cộng đồng » (29). Chúng tôi nghĩ sức mạnh như thế, thì trước hết phải nhấn mạnh trên phương diện của quyền hành này. 

Còn theo giáo sư Hobbes, thì chính ông đưa ra ý nghĩ rõ ràng hơn về quyền hành, cũng như ông khuyến khích và ủng hộ sự cần thiết của sức mạnh quyền hành. Chúng tôi thấy Hobbes là người nói một cách chính xác sự thực dụng của quyền hành. Ông chứng minh quyền hành là bởi ích lợi của người dân, là do nhu cầu của họ và để bảo vệ sự ổn định và bình an. Ở ông chúng tôi thấy luật tự nhiên thật rõ ràng như một bản năng phải được bảo giữ. Các nhu cầu bảo giữ này và sự bình an dẫn đến giao ước và khế ước. Nhưng căn gốc của khế ước này là khế ước chuyển giao cho Nhà Nước bằng các luật lệ và quyền lợi chung. Các quyền lợi và luật lệ chung này phải được bảo phòng, hầu có đuợc sự hòa bình cho mọi người. Như thế theo giáo sư Hobbes, thì phải có một sức mạnh là Nhà Nước (L’Etat). Nhà Nước ở đây đặc biệt là một dụng cụ phục vụ hữu ích cho dân chúng, chớ không phải là một guống máy trấn áp người dân như kiểu Nhà Nước phỉ quyến Hà Nội đã dùng công an thành một cái máy chém cổ dân hơn là lo cho dân. Nhà Nước có tính cách dân sự, chớ không là Đảng trị, như công sản Việt là Đảng cai trị và lãnh đạo tất cả : Đảng là Nhà Nước, Đảng là quân đội, Đảng là công an và cảnh sát, Đảng là cơ quan công quyền, chỗ nào cũng có bàn tay « bạch tuột » của Đảng thò tay vào cuốn xiết hết mọi người dân. 

Theo luật tự nhiên, thì mọi người đều bình đẳng với nhau, bình đẳng theo quan niệm làm người mà Tạo Hóa đã dựng nên con người đều bình đẳng truớc tôn nhan Ngài. Nhờ điểm bình đẳng này, và qua quan điểm đó, mà con người có các tương thuộc liên hệ của các khả năng, cùng nhau về thể lý cũng như các khả năng của tâm linh, đuợc xem một bẩm sinh để cậy dựa nhau mà sống. Tuy nhiên, nói vậy mà không được vậy, vì chúng ta thấy ở trong xã hội không đơn giản như quan niệm này. Bởi trong xã hội có người này bộc lộ tài năng hơn nguời, có người kia thông minh đa tài hơn người nọ, có chị này làm chơi mà tiền vô như nước, có anh kia làm lụng tối mắt mà khổ vẫn rõ khổ. Anh đó giàu có, sao chú kia nghèo rớt mồng tơi, chú kia đẻ ra đã làm vua, làm quan, còn nhà bác kia sinh ra bao kiếp cũng là dân đen làm thuê, làm mướn v.v., điền hình như các đẳng cấp trong nển văn hóa Ấn Độ. Qua các điều này, thì chúng ta thấy các sự việc nói này đã có sự khác biệt giữa người này với người khác. Để rồi từ sự thực tế đó, chúng ta nghĩ người này có quyền đòi hỏi cho mình các nhu cầu bằng hay hơn người khác, và xem người khác thua mình vì kém tài năng, bằng cấp, trình độ học vấn v.v.. 

Do thế, theo giáo sư Hobbes nghĩ, thì sự bình đẳng nói này bắt đầu có sự ngờ vực… Từ sự ngờ vực này bắt đầu có sự xung đột, rối nảy sinh ra tranh dành và tranh đầu, đôi khi tạo ra cuộc chiến : thực thế các quốc gia thường có sự xung đột, hạ bệ nhau của người này chống lại người kia. Trong một quốc gia mà xảy ra những chuyện như thế, sẽ không có một vị thế cho nền kinh tế và kỹ nghệ phát triển mạnh. Do vậy mà sự gặt hái không có kết quả, hậu qủa chỉ nhờ vào các canh tác nhỏ của nông nghiệp. Quốc gia thì không có các hải cảng tốt để giao thưong cùng chuyên chở hàng hoá trao đổi, còn người dân thì không có đủ các tiện nghi cần thiết, không có máy móc hóa làm giúp các công việc nặng nhọc quá sức người, không có sự học hỏi, khảo cứu đất đai, không có tính toán thời gian, không có nghệ thuật văn chương (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng), không có xã hội sinh động. Nói tóm lại, tất cả các điều nói này là sự tồi tệ, đó chính là cái sơ sài kéo dài, và là sự nguy hiểm kéo dài các tàn bạo của sự chết. Đời sống như thế làm đần độn con người, làm đời sống người dân nghèo khổ triền miên, làm cho cuộc sống ngắn ngủi và hóa ra u mê (30). Chúng tôi xin cám ơn giáo sư Hobbes đã nói rất đúng các điều kể trên, được xem là cụ thể và hiện thực cảnh thực trạng của Đất Nước Việt Nam chúng tôi dưói chế độ phỉ quyền Hà Nội! Chúng tôi xin phép đọc giả cho phép chúng tôi được phân tích sự thể Đất Nước chúng ta, với một chính sách « ngu dân » làm ngu dân hóa của Đảng cộng sản Việt, áp đặt trên miền Bắc hơn năm chục năm qua, và trong miền Nam hơn ba chục năm nay : Việt cộng đã áp đặt nào là cải cách ruộng đất, diệt trừ tư sản mại bản, cải tạo nông thương nghiệp, bắt dân vào các hợp tác xã thương nghiệp, nông nghiệp, đày dân đi kinh tế mới, bao lần đổi tiền, rồi các chương trình thủy lợi vv., « đề tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa ». Ôi bi đát và não nùng thay! Tiến lên đâu chẳng thấy mà quốc gia tụt hậu, thụt lùi xuống hàng một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới. Chúng tôi biết rõ có những người nông dân miền Bắc ước mơ từ đời ông đến đời cha, nay đến đời cháu để mua một con trâu cày bừa mà họ cũng không thể thực hiện nỗi ước mơ đó! Những quốc gia như Việt Nam ta, Bắc Hàn, Trung Cộng, Lào, Cu Ba v.v., đau lòng thay dân chúng vẫn còn nghèo khổ. Nhất là Bắc Hàn, dân đói qúa đến nỗi gặm cả cỏ mà ăn hầu sinh tồn. Ôi cái thiên đàng cộng sản, cái bình đẳng của mọi giai cấp như các cấp lãnh đạo cộng sản họ thường khoát lát, rêu rao, mà người dân vẫn còn làm thân trâu ngựa kéo cày, đạp xe xích lô, xe ba gát kiếm từng chén cơm, manh áo độ thân. 

Làm người, thì con người cũng có một khả thể vượt ra khỏi cái trình trạng đen tối nói trên do ý muốn được sống bình an. Họ sợ hãi cái chết, và có ý muốn thật tâm đuợc sống đời an lành. Hơn nữa con người ước mong thay vào đời sống làm việc cực nhọc của mình bằng các máy móc, hoặc là cơ khí hóa hay kỹ nghệ hóa cho đời sống của họ đỡ cơ cực hơn. Do thế mà các xã hội Tây phương đã đi tiên phong, họ đã làm các cuộc cách mạng kỹ nghệ , đẩy mạnh việc cơ khí hóa tân kỳ, để thay thế sức lao động cho thợ thuyền và con người. Nhờ từ đó dẫn đến các lý do đưa ra các điều khoản của hòa bình, hầu con người thỏa thuận sống bình an mà không cần đến các cuộc tranh đấu bằng bạo lực như người cộng sản. Hòa Bình và Khế Uớc, mỗi cái đều mang một ý nghĩa quyền lợi chung của nhau (của anh, của tôi) – Chúng tạo cho chúng ta một sức mạnh đấy đủ và hiệu lực, có đủ năng lực để nâng đỡ cho mỗi bên sự tôn trọng trong ranh giới của một sự tự do giới hạn của mình, hầu tránh đụng chạm đến các sự tự do của người khác. 

Bởi thế, chúng tôi nghĩ sức mạnh nói đây được xem là sự tự nguyện tôn trọng nhau của hai bên để giữ cho bản khế ước có hiệu nghiệm, và hòa bình thực được vãn hồi. Qủa chúng tôi thấy giáo sư Hobbes trong những nhận định của ông đưa ra đây, thì thật giáo sư là nhà tư tưởng lớn của chính trị. Có nghĩa giáo sư đã xác định vị trí của sức mạnh được thiết dụng giữa lòng chính trị ; và chính ông nhắc nhở chúng ta rằng đứng bao giờ mất đi cái nhìn thiết yếu này cho xã hội chúng ta sống. 


6.2. Quyền Hành Của Công Việc Và Quyền Hành Của Luật Lệ 


Giờ đây, chúng tôi muốn qúy vị có được cái nhìn phân biệt rõ ràng về quyền hành của công việc, là việc chung và ích lợi chung, và quyền hành của luật lệ. Qủa thực trong quyền hành thì luôn có một yều tố công việc, luôn có sự thiết thực của sức mạnh. Do từ ý đó mà khởi đầu của chương quyền hành này chúng tôi đã gợi ra ý của quyền hành ; qủa quyền hành thường là sức mạnh được biểu lộ do một cá nhân đặc biệt được xem là người lãnh đạo, lãnh tụ, được mọi người biết đến và thừa nhận họ là người phục vụ cộng đồng, phục vụ quốc gia dân tộc, và họ chính là « người đại diện » cho quyền hành. Tuy nhiên, quyền lực thô bạo của các tay bạo chúa độc tài như Lénine, Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Hố Cẩm Đào và Tập Cẩn Bình; Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Trường Chinh đến Nguyễn Minh Triết, Nông Đúc Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng ; Fidel Castro; Polpot ; cha con Kim Nhật Thành v.v.. và các nhà cầm quyền cộng sản trước cũng như nay, thì họ luôn lẫn lộn để đồng hóa quyền hành cùng quyền lực chính trị là ta (bản thân họ). Vì không hiểu rõ ý nghĩa của quyền hành và chính trị, thế nên các bạo chúa này đã tạo nên các tội ác tầy trời của mình, là một bằng chứng hiển nhiên thiên hạ ai cũng biết. Bởi hiểu rõ được quyền hành dễ trở nên quyền lực tàn bạo gây thảm họa cho con người này, nên bên cạnh đó chúng tôi muốn đưa ra sự quyền hành của luật pháp : có nghĩa tôn trọng nhân quyền và luật tự nhiên, để giảm bớt hoặc có thể gọi là ngăn cản các cuồng vọng độc ác của các tay bạo chúa. 

Qủa là tiến bộ thay của thời đại này! Khi chúng tôi muốn nói đến việc người ta càng ngày càng đưa ra các điều luật của sức mạnh quyền hành, để cho các nhà cầm quyền xem đó mà đối chiếu các việc làm của mình, hầu sử dụng quyền hành trong các công việc chung của chính trị và quốc gia. Vi thế, ở đoạn này chúng tôi muốn lấy lại tư tưởng của Hegel khi ông nói đến quyền hành giữa chủ và tớ, hầu đảo ngược quyền hành của chủ và làm hữu ích cho các người làm công :« người chủ có ý thức (lương tâm) cho mình (…) nhưng ý thức cho mình gián tiếp bởi một người khác » (31). Đây được xem là sự trật tự của cái có độc lập, để từ đó mà lãnh vực của công việc cùng người làm công và ông chủ thể hiện sự thương nhượng và tôn trọng (32). Chúng tôi thấy ở đây có một sự hiểu biết của chủ bởi một sự ý thức về người khác. Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng tư tưởng của Hegel nói đến quyền hành của chủ như là ý nghĩa của sức mạnh, để cho ta đối chiếu sự việc khi hành động chăng? 

Thường các dạng thái của lạm dụng quyền hành, và sự kiện thực của nó hay lộ ra bên ngoài, là khi ta có quyền hành và quyền lực trong tay mình, thì sự thường ta dễ sinh ra sự độc tài cùng độc đoán lúc hành động. Vấn nạn này chúng ta thấy thường xảy ra trong các xã hội chính trị xưa cũng như nay, đôi khi thật khó hoàn toàn làm tiêu tán nó đi. Nhưng không vì thế, chúng ta lại mất đi niềm hy vọng làm tiêu tán đi các quyền lực của bạo lực quyền hành này chăng. Bởi như chúng ta đã chứng nghiệm, thì quyền hành dựa trên bạo lực này đã bị loại bỏ do bởi sự ý thức chứa đựng các luân lý cùng đạo đức của con người, cũng như sự khao khát tự do an bình và luật pháp vv., mà người dân đã đánh ngã các sức mạnh quyền lực và bạo lực vô luân này – Như chúng ta đã mục kích và thấy tường tận tại khối Liên Sô, tại Nga và các nuớc Đông Âu cựu cộng sản trong những năm 1989-1991. Đây là điển hình và bằng chứng hùng hồn nhất, là khi nhà cầm quyền độc tài dùng quyền hành dựa trên sức mạnh bạo lực, để áp chế dân và bỏ tù hay sát hại các tiềng nói xây dựng của người đối lập, thì nhà cầm quyền ấy sẽ không được tồn tại mãi lâu, có một ngày họ sẽ bị nhận chìm cùng chôn vùi bởi sự quật khởi tự nhiên của người dân vùng dậy lật nhào họ. Nhà cầm quyền Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Miến Điện, Lào vv. ngày đó sẽ đến với họ không xa đâu : « tức nước vỡ bờ, dồn chó đến chân tường, chó xé quay đầu lại cắn xé » là lý lẽ tất nhiên của quy luật sinh tồn của con người hầu tồn tại.

(còn tiếp)
Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét