LTCGVN (15.02.2013)
USA today – Ký giả Cathy Lynn Grossman của Báo USA TODAY đưa ra 5 nhân vật, mà theo vị này là có thể được bầu vào vị trí Giáo hoàng, kế tục sứ vụ của Đức Bênêđictô XVI. Nhận định này dựa trên ý kiến của ba chuyên viên thường xuyên quan sát vấn đề của Vatican. Đây là thông tin theo kiểu “tám” của giới truyền thông, không đáng tín, chỉ nên đọc cho biết.
Ba quan sát viên Vatican đưa ra danh sách các ứng viên sáng giá cho chức vụ Giáo hoàng là 5 vị:
1. ĐHY Angelo Scola, TGM Milan, sinh năm 1941. Ngài có trong danh sách của sử gia Công giáo Matthew Bunson và là “người Ý có cách thay đổi thông minh đối với công việc” của người sẽ đem sự nhiệt thành của ĐGH Biển Đức XVI để lấy lại sự sôi nổi Công giáo tại Âu châu.
ĐGH Biển Đức XVI đã chuyển ngài từ một cương vị cao khác ở Venice hồi tháng 7-2011, đưa ngài vào Vatican ở một giáo phận lớn nhất Âu châu. Milan và Venice đã sản sinh 5 vị giáo hoàng trong 100 năm qua.
Ngài là học giả hàng đầu về Hồi giáo và đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Ngài giải quyết các thử thách của chủ nghĩa tục hóa và duy vật tại Tây phương.
Có lần ngài đã nói: “Công việc của chúng ta là phải giúp người ta nhớ tới Chúa. Người ta bị chứng quên Thiên Chúa và chúng ta phải nhắc họ tái đánh thức Thiên Chúa trong tâm hồn và trong trí nhớ của họ”.
2. ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genoa, sinh năm 1943. Ngài đã trở nên nổi bật vào năm ngoái vì đã tấn công vào Silvio Berlusconi lúc đó là thủ tướng và các nhà lãnh đạo Ý khi họ chủ trương vô luân lý.
Chuyên gia John Allen của National Catholic Reporter, thuộc Vatican, viết:“Ngài khá thông thạo về cả chính trị phần đời và truyền thông”.
Ngài là cựu giáo sư về siêu hình học và chủ nghĩa vô thần đương đại, là nhà trí thức “hạng nặng” nói được nhiều ngôn ngữ, và rất mạnh về giáo lý.
Điều quan trọng là ngài đã hai lần làm chủ tịch HĐGM Ý. Số người Ý “giữ” khoảng 4 chỗ trong Hồng y đoàn để bầu chọn giáo hoàng kế tiếp.
3. ĐHY Marc Ouellet, TGM Quebec (Canada), sinh năm 1944. Ngài hiện là bộ trưởng Thánh bộ về Giám mục, theo chuyên gia Allen, đó là “một điểm mạnh để kết bạn và ảnh hưởng người khác”, bằng cách chọn cương vị lãnh đạo toàn cầu của Giáo hội. Chuyên gia Allen diễn tả ĐHY Ouellet là người người dày kinh nghiệm trong việc giao tiếp với Tây phương bị tục hóa, là người thông minh, nhạy bén với thế giới.
Ngài gần gũi với ĐGH Biển Đức XVI về suy tư thần học và là người có thể đưa “bàn tay mạnh” vào giáo triều.
David Gibson, tác giả vài cuốn sách về Giáo hội Công giáo và tiểu sử ĐGH Biển Đức XVI, nói: “Các cử tri có thể chọn theo cách truyền thống và nói mình là những người canh tân. Chúng ta đi tới Bắc Mỹ để chọn lựa”.
4. ĐHY Gianfranco Ravasi, sinh năm 1942. Ngài được thăng chức hồng y năm 2010, là trưởng Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, và là người thông minh. Chuyên gia John Allen nói: “Nếu phải làm trắc nghiệm trong Hồng y đoàn, đa số sẽ bắt đầu bằng ĐHY Ravasi”.
Allen gọi ngài là “bậc thầy về giao tiếp có thể dẫn dắt thế giới khi bão tố. Ngài có thể nhen nhóm phong phú, trung tín với sự chính thống của Công giáo mà không cần la mắng”.
Ngài là học giả Kinh thánh và có lợi thế ở Rôma. Các hồng y trong giáo triều gặp gỡ nhiều cử tri hồng y ở các vị trí khác đều biết.
Chuyên gia Allen thấy có cái khó cho ĐHY Ravasi là ngài chưa bao giờ làm giám mục giáo phận. Một số người không biết có thực chất bên dưới vẻ quyến rũ kia hay không. Ngài dành nhiều thời gian đối thoại với thế giới bên ngoài hơn thế giới bên trong Giáo hội. Một số người thấy ngài cố gắng nhiều. Đó là vấn đề.
5. ĐHY Leonardo Sandri của Argentina, sinh năm 1943, là Bộ trưởng Bộ Công giáo Đông phương, và là nhà ngoại giao của Tòa Thánh trong thời gian dài. Nếu được chọn, ngài sẽ là giáo hoàng đầu tiên của Nam Mỹ, trung tâm của Công giáo toàn cầu ngày nay.
Sử gia Công giáo Matthew Bunson nói: “Ngài là người cầu nguyện, được thế giới yêu quý và biết rõ, vì ngài có kinh nghiệm ngoại giao, mang chiều kích Giáo hội toàn cầu”.
Có thể ngài được biết nhiều nhất trong vai trò số 2 trong chức vụ thư ký Tòa Thánh. Ngài là người đọc thông báo việc ĐGH Gioan Phaolô II qua đời hồi tháng 4-2005.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Bunson, nền tảng lâu dài của ngài trong giáo triều và thái độ dè dặt của ngài có thể lại bất lợi cho ngài.
Cathy Lynn Grossman (Báo USA TODAY)
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét