1

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

2

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

3

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

4

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

5

www.luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

[Video] Truyền hình vệ tinh VOA Asia 28/2/2013



Ký giả bị sa thải vì chỉ trích Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Đắc Kiên, kiên quyết đấu tranh cho dân chủ. Blogger Điếu Cày tiếp tục bị phân biệt đối xử trong trại giam. VOA, BBC phản đối Trung Quốc phá sóng phát thanh.Nguyễn Đắc Kiên. Việt Nam có thể trong danh sách 5 nước bạn hàng lớn nhất của Hong Kong vào năm 2030. Việt Nam và Ấn Độ có thể thế chỗ Nhật và Đức trong danh sách 5 nước bạn hàng lớn nhất của Hong Kong vào năm 


[Video] Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trả lời phỏng vấn RFA



Nhà bào Nguyễn Đắc Kiên nói về chuyện ông bị buộc thôi việc sau khi viết bài chỉ trích quan điểm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

[Video] RFA: Thế giới trong tuần



Mỹ-Nhật củng cố liên minh, đối phó với Trung Quốc


Trại giam Xuyên Mộc đối phó với với gia đình Điếu Cày, công an tiếp tục vi phạm nhân quyền



Bà Rịa Vũng Tàu – Đầu năm âm lịch Quý Tỵ, gia đình ông Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày bị quản giáo và giám thị trại giam Xuyên Mộc gây khó khăn, không cho bà Dương Thị Tân gặp ông Hải.
Bà Tân kể: “Ngày 24 tháng 2 năm 2013. Đó là lần thứ hai, tôi cùng cháu Dũng đi đến trại giam Xuyên Mộc để thăm gặp ông Hải và là lần đầu tiên sau tết. 
Trung tá Vũ Quang Thông (cán bộ tiếp dân trại K3) đã ngăn cản không cho tôi vào gặp ông Nguyễn Văn Hải mà chỉ cho một mình cháu Dũng vào thăm gặp. Khi hỏi tại sao, thì ông Thông chỉ trả lời là làm theo lệnh của giám thị trại”.
Bà Tân cho biết, các viên công an ở đây rất sợ thông tin lên mạng. Kỳ thăm trước tết về, mọi thong tin đều được bố cáo cho mọi người biết, đã gây ra cho họ gặp không ít khó khăn với cấp trên và dư luận, nhất là thân nhân của những người bị giam tại trại Xuyên Mộc đã thấy hả lòng hả dạ, vì trước đây chỉ có dân sợ công an, bây giờ với thong tin internet thì công an phải sợ dân.

Sao đảng cứ mãi lội ngược dòng?



Washington DC, USA – Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chỉ biết dựa vào Quân đội và Công an để cai trị độc quyền và độc đảng là một sai lầm chính trị làm suy yếu dân tộc, kìm hãm phát triển đất nước và gia tăng hiểm họa bị Trung Cộng đè đầu bóp cổ.
Sau đây là những bằng chứng:
Thứ nhất, trong hầu hết các bài viết chống bỏ Điều 4 Hiến pháp thừa nhận đảng có quyền “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”  không qua bầu cử tự do và dân chủ trong qúa khứ cũng như hiện tại, từ sau khi Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 được đem ra lấy ý kiến toàn dân từ ngày 02/01/2013, đều xuất phát từ hai lực lượng Quân đội và Công an.
Lực lượng thứ ba, Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan có trách nhiệm giữ vững tư tưởng cán bộ, đảng viên cũng có một số bài viết bảo vệ “quyền lãnh đạo tuyệt đối và đương nhiên” cho đảng, nhưng giọng điệu băng đảng ít hơn trong hai phe Quân đội và Công an.
Tại sao có chuyện này?

Mục sư Thân Văn Trường: Hãy xây nhà Việt Nam trên vầng đá vĩnh an



Sài Gòn – Bài viết của Mục sư Thân Văn Trường, TP.HCM, đáp ứng thỉnh cầu của Đảng cộng sản và Quốc hội Việt Nam, về sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
VRNs xin giới thiệu để quý độc giả được tường.
——-

Người gửi: Mục sư Thân Văn TrườngTP Hồ Chí Minh
Nơi nhận:
1/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (banbientap@nguyenphutrong.net)
2/ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (banbientap@truongtansang.net)
3/ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (banbientap@nguyensinhhung.net)
4/ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (banbientap@nguyentandung.org)
5/ Văn phòng Quốc hội (ph-ncth@qh.gov.vn)
6/ Các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế khác.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Thanh Hóa góp ý sửa đổi Hiến pháp



 Thanh Hóa – “Điều 4: Đảng phái chính trị: 1. Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng. 2. Pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị. Vì nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền. Vì tập thể, cá nhân nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ” là một trong những góp ý đề nghị sửa đổi cụ thể của mục sư Nguyễn Trung Tôn ở thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
VRNs xin chuyển ý kiến này đến quý độc giả để tham khảo.

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Phát triển các dân tộc (52)



 Sàigòn



PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC, đó là vấn đề sống còn của thế giới ngày nay, mà Đức Phaolô VI đã đề cập tới trong thông điệp Populorum Progressio ban hành vào dịp Lễ Phục Sinh vừa qua. Một lần nữa, Đức Thánh Cha nói lên nỗi lo âu của ngài trước bao bất công xã hội và lớn tiếng kêu gọi mọi dân tộc cũng như mọi cá nhân hoạt động liên lỉ để giúp các dân tộc thắng tiến.
Từ ngày lên ngôi Giáo hoàng, Đức Phaolô VI đã nhiều lần kêu gọi lương tri và tình thương của nhân loại, trong công cuộc loại trừ chiến tranh và xây dựng hòa bình. Nhưng hòa bình không thể có được, nếu các dân tộc không tăng tiến đồng đều. Đó là một đòi hỏi của thế giới ngày nay đồng thời cũng là đòi hỏi của Phúc Âm. Hơn bao giờ hết Giáo hội ý thức tầm quan trọng của vấn đề phát triển các dân tộc: “Sự phát triển của các dân tộc, nhất là những dân tộc đang cố thoát khỏi cảnh ô nhục vì đói khát, cùng cực, bệnh tật, ngu dốt, đang tìm cách tham gia nhiều hơn vào thành quả của thông minh, đang đòi hỏi phải đánh giá đúng mứa hơn những khả năng của con người họ trong mọi hoạt động đang quyết chí vươn mình đến một sự nẩy nở trọn vẹn: sự phát triển của các dân tộc đó được Giáo hội Công giáo hằng tha thiết lưu ý. Thực vậy, sau khi Công đồng vatican II kết thúc, Giáo hội đã nhận thấy rõ ràng và sâu xa hơn đòi hỏi của Phúc Âm là phải dấn thân phục vụ con người, không những để giúp họ nhận thấy rõ mọi kích thước của vấn đề tối quan trọng này mà còn để thuyết phục họ phải cấp tốc hành động liên đới với mọi người trong khúc quanh quyết định này của lịch sử nhân loại”.

Con thuyền Giáo Hội là của Chúa



Vatican- Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn cả qua các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế. Thiên Chúa hướng dẫn giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội nhất là trong những lúc khó khăn. Người luôn ở gần chúng ta, Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở gần chúng ta và bao bọc chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta đừng bao giờ mất đi quan niệm đức tin này, là quan niệm duy nhất đích thật của con đường của Giáo Hội và của thế giới. 
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 170.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ngài tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 27-2-2013. Thật thế, buổi tiếp kiến sáng 27-2-2013 đã là buổi gặp gỡ cuối cùng với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong triều đại của ngài, vì vào lúc 20 giờ tối thứ năm 28-2-2013 giờ Roma, Đức Thánh Cha kết thúc nhiệm vụ giáo hoàng. Tông Tòa sẽ trống ngôi, và trong vài ngày nữa, có thể là thứ hai tuần tới đây Đức Hồng Y Nhiếp Chính sẽ chủ sự buổi họp của Hồng Y Đoàn để quyết định ngày khai mạc Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng mới.

[Video] Hơn 200,000 người dự buổi triều yết chung cuối cùng triều Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16



Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới


Từ sáng sớm ngày hôm nay, hơn 200,000 anh chị em tín hữu và khách hành hương đã tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô và đại lộ Hòa Giải để chào từ biệt Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trong buổi triều yết chung cuối cùng của ngài.



Chỉ có 50,000 người có vé để vào bên trong khu vực Quảng trường Thánh Phêrô. Nhưng điều đó không ngăn các khách hành hương và anh chị em tín hữu khác đến gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và nghe ngài giảng dạy lần sau cùng.

Lời tạm biệt của ĐTC Bênêđictô XVI: Giáo Hội được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, ngay cả trong gian truân và thử thách


Trong buổi tiếp kiến ​​chung cuối cùng và cũng là lần chót ngài xuất hiện trước công chúng trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã cám ơn Giáo Hội vì tất cả các nâng đỡ trong thời gian triều Giáo Hoàng của ngài và đặc biệt trong thời gian chuyển tiếp sắp tới. Suy niệm về ngày ngài được bầu làm Giáo 
Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 khích lệ anh chị em tín hữu rằng Giáo Hội được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, ngay cả trong gian truân và thử thách.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

[Video] Tin Công giáo thế giới - 27.02.2013

Theo bước chân Mẹ





“Như một vầng trăng, vầng trăng tuyệt vời.
Muôn ngàn tia sáng lung linh chốn thiên cung.
Muôn ngàn đóa hồng khoe mầu đẹp xinh.
Hương băng trinh say đắm trong tình người.
Maria ! Trinh Vương mến yêu, Mẹ ơi !
Xin giơ tay ban hồng ân tràn đầy…”
( Phạm Đức Huyến – Trinh Vương Maria )
Thời gian qua đi gần nửa thế kỷ đời người, nhưng tôi chẳng thể nào quên niềm hạnh phúc ấu thơ, ngồi lên lòng người cô ruột, mỗi thứ bẩy đầu tháng trên những chuyến xe lam chở các cô đoàn Con Đức Mẹ viếng Đền Đức Mẹ DCCT Kỳ Đồng, Sàigòn. Với tôi, tuổi vừa đủ trí khôn, lòng đạo đức yêu mến Mẹ còn non nớt, nao nức đợi chờ cả tháng chỉ mong được ngồi trên xe, ngắm nhìn những con đường đẹp, san sát nhà cửa nơi phố thị xe cộ ngược xuôi, người người quần áo thanh lịch, tấp nập đông vui, hơn là ở Xóm Đạo di cư chỉ thấy xe đạp, những dãy nhà vách đất đơn sơ, người bộ hành lao động chân lấm tay bùn. Như người quê ra tỉnh, tôi và vài đứa bạn đi theo thấy cái gì cũng lạ, cũng đẹp, chỉ muốn xe chạy thật chậm để được ngắm nhìn lâu hơn, khi bước xuống xe về nhà đứa nào cũng nuối tiếc, niềm hy vọng lại chờ đợi đến thứ bẩy đầu tháng sau.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

[Video] Nhà báo chỉ trích Tổng bí thư bị đuổi



Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, người chỉ trích tổng bí thư đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng, là "không đủ tư cách," vừa bị đuổi việc khỏi báo Gia Đình và Xã Hội.
Trong một thông báo ngắn ngày 26 Tháng Hai, báo điện tử Gia đình và Xã hội (thuộc Bộ Y tế -- Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình) nói "do anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên".
Chỉ một ngày hôm trước, một bài viết của ký giả Nguyễn Đắc Kiên viết trên facebook phê phán ông tổng bí thư đảng CSVN với những lời lẽ rất nặng. Nhà báo này phê bình ông Trọng là "không đủ tư cách" khi ông đến "chỉ đạo" trong một phiên họp ở tỉnh Phú Thọ.


[Video] RFA: Phản ứng về lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng




Giới tranh đấu trong nước phản ứng mạnh mẽ trước những phát biểu của Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Về bố cáo: "Không tiếp người Nhật, ngưới Phi, người Việt Nam và chó"




Gần đây, một nhà hàng bán thức ăn nhanh "Snacks Bắc Kinh", gần khu vực tử cấm thành của Trung Cộng dán một bố cáo với nội dung  là "Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật - Người Philippines - Người Việt Nam và CHÓ". Bố cáo đó đã được một người Mỹ gốc Hoa chụp lại và phổ biến trên mạng xã hội vào ngày 22 tháng 02 vừa qua, đã gây bất bình và phẫn nộ không chỉ riêng ở Việt Nam, mà cả Nhật Bản và Philippines. Đối với những người có lòng tự trọng dân tộc, thì bố cáo đó là một đại xúc phạm danh dự dân tộc, khó có thể bỏ qua.

Ngoại trừ giới lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, vốn quen luồn cúi, bợ đỡ, ăn mày và nô lệ Trung cộng ngót một thế kỷ qua, nên họ dững dưng, vô cảm trước sự xúc phạm đó của tên doanh gia Tàu Phù, còn lại thì mọi người dân Việt Nam, không một ai lại không cảm thấy phẫn nộ trước cách hình thức lăng nhục dân tộc Việt Nam một cách khốn nạn của tên tàu phù khốn kiếp này.

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Giáo dân dấn thân vào đời (51)




Sàigòn

 

 

 

“Đã đến lúc người Công giáo phải ý thức sâu rộng phận sự của mình trong Giáo hội như là thành phần của Nhiệm Thể, phải sẵn sàng để nhận lãnh trách nhiệm trong các lãnh vực thuộc phạm vi giáo dân. Người Công giáo hãy mạnh dạn dấn thân vào đời, hòa mình với hết mọi người trên mọi lãnh vực, để góp sức xây dựng một xã hội thịnh vượng, công bằng và nhân ái… là công dân trong một nước, người Công giáo hãy can đảm nhận lãnh trách nhiệm trong mọi lãnh vực xã hội, kinh tế, xã hội, chính trị, nghề nghệp, quyết tâm thực hiện công bằng, bác ái”.

RFA: Thân nhân các thanh niên công giáo bị tù kêu cứu





Việc đấu tranh kêu oan cho những người thân bị kết án trong phiên tòa diễn ra hai ngày 8 và 9 tháng 1 vừa qua tại Nghệ An được chính các thân nhân của 14 người đưa ra trong văn bản có tên Bản lên tiếng phản đối phiên tòa phi pháp tại Vinh ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013. Bản lên tiếng đó được công khai trên mạng Internet từ ngày 27 tháng giêng vừa qua.

Tự thân kêu gọi

Căn cứ vào những điểm bị cho là phi pháp, đại diện của 14 thanh niên Công giáo và Tin lành trong vụ việc đó kêu gọi chính quyền Việt Nam hiện nay phải trả tự do cho người thân của họ.
Ngòai ra những người thân của 14 người đang bị tù còn mang Bản Lên tiếng đến với người khác để trình bày vấn đề và lấy chữ ký của họ. Tính đến những ngày cuối tháng hai này, số chữ ký đồng thuận với việc kêu gọi chính quyền trả tự do cho 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành vừa nói đã lên đến con số cả chục ngàn người.

Cơ hội Hồng Y Hoa Kỳ như ĐHY Dolan hay ĐHY O'Malley trở thành Giáo hoàng không



Lý do một người Mỹ có thể trở thành giáó hoàng.

Trong bài nói về ĐHY Tagle cuả Phi Luật Tân, chúng ta đã bàn về một câu ngạn ngử rằng :"Vị nào đi vào cuộc Mật Nghị giống như một giáo hoàng thì khi ra vẫn là một hồng y" (he who enters a conclave as pope exits as a cardinal), nghiã là không có gì chắc chắn cả, dù cho dư luận có thuận lợi thế nào chăng nữa thì vẫn luôn luôn có những bất ngờ từ những cuộc Mật Nghị. Lịch sử cuả các cuộc Mật Nghị chứng minh một điều "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên".

Tuy nhiên những cơ hội bàn về thân thế cuả các hồng y 'có khả năng làm giáo hoàng' cũng đem lại một kết quả tích cực, đó là nêu cao những đức độ cuả các đấng bản quyền đang chăm sóc giaó hội ngày hôm nay, điều mà báo chí thường xuyên và cố tình bỏ qua.

Một Giaó Hoàng người Mỹ là một điều khó tưởng tượng bởi vì cũng như Liên Hiệp Quốc, người ta không chọn một công dân cuả một siêu cường làm Tổng Thư Ký, vì như vậy Liên Hiệp Quốc sẽ có nguy cơ trở thành một sân chơi riêng cho một cường quốc.

"Hoa Kỳ đang thống trị thế giới về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa" theo lời cuả Linh mục dòng Tên Thomas Worcester, giáo sư Sử cuả đại học Holy Cross...chỉ còn lại Tôn Giáo, "người ta không muốn nhìn thấy bị thống trị cả về tôn giáo nữa".

Tuy nhiên đã có một số suy đoán, rằng quyền lực chính trị cuả Hoa Kỳ đã suy yếu, và sự 'toàn cầu hóa' đã làm giảm bớt tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch, do đó các vị hồng y có thể mạo hiểm chọn một người Mỹ.

Theo tờ báo La Repubblica bên Roma thì các hồng y cuả nước Ý có vẻ đi tiên phong trong việc mạo hiểm này, tờ báo loan tin đồn rằng Đức Hồng Y Tarcisio Bertone đầy quyền lực đang lặng lẽ làm việc đằng sau những vận động hành lang để thúc đẩy 'ứng viên' Dolan.

Đức Benedictô XVI, những chặng đường kế vị Phêrô (2)



Hà Nội - Đường hội thánh đi
Năm 2005, khi Đức Hồng Y Ratzinger lên ngôi thánh  Phêrô với danh hiệu Benedictô XVI, thì tiếng tăm (-hay tai tiếng ?-) về sự “bảo thủ” của tân giáo hoàng đã lan xa, đã đi trước con người. Một số giới nào đó, có cả những nhà thần học, đã hằn học dành cho ngài những mỹ từ làm biệt hiệu- Rottweiler của Chúa, hồng y Panzer ( Rottweiler là một loài chó Đức chuyên giúp việc chăn giữ các đàn chiên cừu, còn Panzer là xe thiết giáp của quân đội Đức hồi thế chiến thứ 2). Đó là vì trong những năm dài sát cánh với Đức Gioan Phao-lô II trong nhiệm vụ bộ trưởng giáo lý đức tin; ngài đã phê bình, kiểm duyệt, thậm chí thanh trừng những tư tưởng mà ngài cảm thấy có hàm lượng vi trùng lệch lạc. Cách Ngài khẳng định tín lý bị nhiều người coi là quá cứng nhắc, quá hẹp nghĩa.

"Người đi, một nửa hồn tôi..."


Thật bất ngờ…
Ngày mồng Hai Tết, ngay khi kết thúc cuộc rước và hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đầu năm Âm lịch, tôi ngồi ở nhà cơm Tu Viện uống nước với một số anh em, một người anh em đi vội vào nhà cơm trên tay cầm tờ giấy, anh ấy nói “Đức Giáo Hoàng từ chức rồi”, giơ cao tờ giấy “đây là bản tin con vừa đọc được và in ra”, mọi người đổ xô đến đọc, đó là sự thật gây bàng hoàng đầu năm, bất ngờ đến không tưởng tượng được.
Gần như chưa có tiền lệ…
Tôi lẩm bẩm: “Không tin được, chưa bao giờ có sự kiện này”, quay trở lại phòng tôi vào một số trang mạng Công Giáo, tin Đức Thánh cha từ nhiệm là một tin thật, không còn nghi ngờ gì nữa; từ đó cho đến các ngày sau, hàng loạt các bài nhận định, phê bình, dự đoán chung quanh cuộc từ nhiệm này. Chúng tôi thường xuyên phải trả lời các câu hỏi từ nhiều người, thuộc nhiều thành phần, nói chung mọi người băn khoăn và thắc mắc về biến cố từ gần 600 năm nay mới xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo Roma.
Hôm qua gặp một người quen, tôi hỏi thăm về cha xứ của anh như chúng tôi vẫn thường hỏi thăm nhau, ngài hỏi thăm về tôi và tôi cũng hay hỏi thăm về ngài; anh bạn cho biết: “Cha xứ con buồn lắm, ngài như mất tinh thần về vụ Đức Thánh Cha từ nhiệm, ngài nói với con sao lại xảy ra như vậy ?”
Tôi có một bà chị con ông bác, hai chị em tôi thân nhau khi còn bé, chị đi lấy chồng rất sớm ngay sau khi đậu tú tài hai ( tốt nghiệp trung học ), hiện định cư ở nước ngoài, bây giờ hai chị em đã “tóc bạc như nhau”, mấy hôm nay chị gởi E-mail cho tôi nhiều bài viết về biến cố này, chị không viết gì trong E-mail ngoài những lời thăm hỏi dặn dò quen thuộc, như: “Cậu cẩn thận và giữ gìn sức khỏe”, nhưng đọc nội dung các bài đính kèm thì nhận ra chị hoang mang lắm.

Nhận định về những lời sấm gán cho Thánh Malachy


Trích từ 1 forum: Thư trả lời của một Nữ Tu cho một nữ độc giả
Mình dùng chữ lời sấm trong những phần sau đây vì nó gần với kiểu sấm Trạng Trình của Việt Nam; còn chữ tiên tri trong Giáo Hội không có ý nghĩa 'báo trước' theo kiểu dự đoán / tiên báo khoa học hay bói toán.
1. Những lời sấm gán cho Thánh Malachy là một phản ánh của một giai đoạn đáng buồn cho Giáo Hội. Những chuyện đáng buồn này rất tiếc có thể sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Trước nhất, vì thánh Malachy là một thánh nhỏ, hầu như chỉ được biết đến ở Ái Nhĩ Lan. Khoảng 400 năm sau khi ngài qua đời, người ta đã lợi dụng sự khiêm tốn của Thánh nhân để gán cho ngài những lời sấm hầu không ai kiểm chứng được.
Các sử gia từ xưa đã nghiên cứu và thấy rằng những lời sấm này xuất hiện vào năm 1590 trong dịp bầu Giáo Hoàng. Một nhóm ủng hộ Đức Hồng Y Simoncelli muốn ngài lên làm Giáo Hoàng đã tung ra những lời sấm này, tương tự như mưu kế của Nguyễn Trãi cho viết câu 'Lê Lợi vi quân. Nguyễn Trãi vi thần' bằng mật / đường lên lá để kiến ăn thủng rồi phát tán khắp nơi, hầu mọi người tin rằng ý trời muốn Lê Lợi đánh thắng quân Thanh để lên làm vua.
Cũng thế, câu chính xác nhất trong toàn bộ 112 lời sấm này là câu nói về Đức Hồng Y Simoncelli. Lời sấm đó như sau: 'Từ một thành phố cổ', tiếng La Tinh là: 'Ex antiquitate urbis'. Ý nói Đức Tân Giáo Hoàng trong mật nghị 1590 sẽ đến từ một thành phố cổ. Tuy nhiên thành phố nào ở Ý lúc đó cũng cổ kính cả thì biết ai sẽ là Giáo Hoàng. Tất nhiên những người tung ra lời sấm này đã chơi chữ vì Đức Hồng Y Simoncelli sinh ra ở thành phố Orvieto có nghĩa là thành phố cổ. Kế hoạch của nhóm không thành vì người được bầu không phải là Đức Hồng Y Simoncelli, mà là Đức Hồng Y Niccolo Sfondrati, lấy hiệu là Giáo Hoàng Gregory XIV.
Nói chung, những câu tính từ đời Đức Giáo Hoàng Celestin II ( 1143 – 1144 ) đến năm 1590 đều có độ chính xác cao tùy theo cách suy diễn. Tuy nhiên từ sau năm 1590 thì cần phải có óc tưởng tượng thật phong phú mới có thể ghép một câu sấm vào một triều đại Giáo Hoàng hoặc ngụy Giáo Hoàng. Nói trắng ra từ năm 1590 trở về sau thì sai bét ! Nói một cách khác đi là những lời sấm được viết vào năm 1590, nên những gì trở về trước đã xảy ra. Nhóm tạo ra lời sấm dựa trên lịch sử, sửa chữa đôi chút cho có vẻ thần bí. Còn từ năm 1590 trở về sau thì họ bó tay, nhưng những người suy diễn giầu óc tưởng tượng ngày nay cố gượng ép gán vào.
Xem thêm thông tin này xin vào website http://en.wikipedia.org/wiki/Prophecy_of_the_Popes
2. Cũng cần nói thêm là những lời sấm là những câu ngắn, nói theo kiểu bói toán: 'Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai' của Việt Nam. Ai muốn suy thế nào thì tùy ý. Phần 1 của bài viết trong email chị gửi nói rằng lời sấm nói chính xác tên và niên đại của Giáo Hoàng là một cách viết dối trá trắng trợn, hoặc thiếu hiểu biết nghiêm trọng. Wikipedia có chụp một phần những lời sấm này đăng trên góc phía bên phải của website cho thấy chỉ là từng câu ngắn, không theo trình tự nào.
Ví dụ có vị Giáo Hoàng nào từ thành phố Ostia lên ngôi thì người ta xem có câu nào có chữ Ostia, và gán cho vị Giáo Hoàng đó, và từ đó đến nay có khá nhiều vị Giáo Hoàng xuất thân từ Ostia, kể cả Đức Giáo Hoàng Benedict cũng là từng là Hồng Y Giám Mục Ostia. Hoặc như câu 'Mục tử và thủy thủ' thì Giáo Hoàng nào chả là mục tử, còn thủy thủ thì người ta suy rằng vị Giáo Hoàng đó xuất thân từ vùng sông nước. Ai biết địa lý nước Ý thì chung quanh là biển, chỗ nào mà chả có nước. Câu này mà suy thì có lẽ đúng với hầu hết các vị Giáo Hoàng từ trước tới nay, kể cả thánh Phêrô !
Tóm lại, những câu nói chung chung ngắn gọn như vậy thì suy tới suy lui thế nào cũng có điểm trùng nhau, tương tự như những lời sấm của Trạng Trình Việt Nam vậy. Đây chẳng qua là một lối suy diễn bình dân tương đối thịnh hành ở thời xưa. Ngày nay ít thấy xuất hiện, nhưng việc bàn tán thì có lẽ sẽ vẫn còn tiếp diễn dài dài.
3. Việc có 112 câu ứng với 112 triều đại Giáo Hoàng cũng chẳng có chút gì là hợp lý. Người ta tính từ thời Đức Giáo Hoàng Celestine II là vị Giáo Hoàng thứ 166 thì nếu cộng vào sẽ đến vị Giáo Hoàng thứ 278. Tuy nhiên, những người muốn cho lời sấm hiệu nghiệm thì họ cho thêm một số ngụy Giáo Hoàng mà họ muốn vào, những vị không muốn thì họ bỏ ra, để tính toán sao cho đến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI là đủ 112 vị theo số lời sấm. Cách tính toán tùy tiện này ai làm cũng được chứ đâu cần phải sấm truyền.

Từ những tin đồn, nhìn về Giáo Hội thời sơ khai



Mong rằng, câu chuyện này giúp củng cố niềm tin của người tín hữu CG đối với hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh, tuyệt đối không tin theo những đồn đoán hồ đồ. Chúng ta cầu nguyện cho sự thành công của Mật nghị Hồng Y sắp diễn ra vào Tháng Ba này và không quên Hội Thánh Chúa ở trần gian được chính Chúa Giêsu Kitô xây dựng trên Đá “bao nhiêu sức hùng mưu ma vẫy vùng không làm chuyển rung”. (Hình ảnh bên chỉ có tính minh họa)
Ngụy giáo hoàng thời nay
Thánh Hippolytô (khoảng 170-236) Ngụy giáo hoàng trở thành Thánh.
Vài ngày trước khi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II băng hà (02/4/2005 ), một “giáo hoàng” khác tại nước Tây Ban Nha cũng đã từ trần trước đó mấy tuần – Clemente Dominguez y Gómez, người tự xưng là Giáo hoàng Grêgôriô XVII, lìa đời ngày 22/3/2005.
Dominguez y Gómez, chống Công đồng Vatican II, cáo buộc Giáo Hội Rôma đủ thứ tội, đáng kể là tội để cho các phần tử Tam Điểm, Cộng sản và Lạc giáo xâm nhập lũng đoạn Hội Thánh. Dominguez y Gómez tự cho rằng chỉ có mỗi mình ông và một ít phần tử phe ông là những người Công giáo đích thực còn rơi rớt lại trên thế gian này. Rồi từ đó, ông tự phong mình làm giáo hoàng.
Người ta gọi Dominguez y Gómez là ngụy giáo hoàng – giáo hoàng giả (antipope). Đó là kẻ chống lại vị Giáo hoàng chính tông được bầu chọn hợp pháp.
Piô XIII là ai?
Trong thời đại chúng ta, không phải chỉ có mỗi Dominguez y Gómez tự xưng giáo hoàng –  ngụy giáo hoàng. Tại Hoa Kỳ cũng đã xuất hiện một ngụy giáo hoàng với ngụy danhPiô XIII. Ngụy giáo hoàng này vốn là một linh mục có tên Lucian Pulvermacher, Dòng Phanxicô (OFM) Capuchin.
Lucian Pulvermacher sinh ngày 20/4/1918 tại thành phố Rock, quận Wood, gần Marshfield, Wisconsin, Hoa Kỳ. Năm 1942, vào tuổi 24, ông gia nhập Dòng Phanxicô, thụ phong linh mục ngày 05/6/1946. Lucian ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma sau Công đồng Vatican II (1962-1965).

Đừng lo trời sập đè người


Sài Gòn – Của rơi từ trời, ai là chủ?
Năm ngày sau khi trận động đất rung chuyển dữ dội và tàn phá thủ đô Port-au-Prince của Haiti làm chết 316.000 người, từ trời cao lại xẩy ra một biến cố ngoài tầm tay kiểm soát của loài người.
Chiều 18/01/2010, ba cục đá từ ngoại tầng không gian lao vào trái đất, vẽ một đường khói khi vật thể chạm vào bầu khí quyển với tốc độ cực nhanh. Trong ngành thiên văn học, các hòn đá có tên gọi “vẫn thạch” đã rơi xuống đất cách dinh tổng thống Mỹ 17 dặm về phía tây bắc, đúng chóc địa chỉ 9500 Richmond Highway, thuộc thị trấn Lorton, tiểu bang Virginia, lọt vào phòng khám số 2 của các bác sĩ Marc Gallini và Frank Ciampi khi cả hai ông đang làm việc.
Hai ông thầy thuốc sau khi nghe những tiếng động giống như tủ sách bị đổ xuống đã lục soát cơ ngơi của mình và tìm thấy ba hòn đá, hòn lớn nhất có kích thước 8 cm x 5 cm x 5 cm cân nặng 329.7 grams (gần bằng một lon sữa bò nặng 397 grams), đục qua mái, xuyên suốt lớp thảm và lớp gạch nền, cắm sâu xuống nền xi măng của phòng khám. Cái tên của thị trấn bé nhỏ của tiểu bang từ đó được vinh dự đi vào lịch sử, sau khi thế giới đồng lòng gọi viên lớn nhất bằng nắm tay ấy là “viên vẫn thạch Lorton”, tiếng Anh là chondrite meteorite, tiếng Việt chưa có, và tiếng Hán gọi là cầu lạp vẫn thạch (球粒隕石) trong đó chữ “vẫn” dấu ngã (隕) dạng danh từ có nghĩaviên, động từ là rơi. Cái tên của hòn đá dừng lại ở đó, nhưng giá trị của nó thì không, sau khi Viện Smithsonian đề nghị trả cho hai ông bác sĩ 10.000 đô để mang viên đá về.
Viện Smithsonian (Smithsonian Institution) là một học viện chuyên nghiên cứu và là bảo tàng viện của chính phủ Hoa Kỳ, có trụ sở chính tại Washington, DC và các phân viện ở Panama, tiểu bang Virginia và thành phố New York, nơi họ triển lãm 142 triệu di vật trong các bộ sưu tập của viện.
Nhưng tới đó, viên đá mới bắt đầu số phận long đong, sau khi luật sư của phía chủ nhà thưa 2 ông bác sĩ ra tòa để đòi quyền sở hữu viên đá, và đòi viện Smithsonian hoàn trả viên đá. Hai bác sĩ bèn mướn luật sư Keith Marino để biện hộ, nhưng vụ kiện vẫn chưa tưng bừng bằng khi luật sư Marino, một cựu sinh viên của Viện đại học Luật khoa William & Mary ở Virginia tìm gặp thầy cũ của mình là khoa trưởng Ronald Rosenberg để vấn kế. Giáo sư Rosenberg thay vì tự mình đứng ra làm việc với cựu sinh Marino, lại mang thông tin về vụ kiện vào lớp, cỗ võ học trò mình nghiên cứu quyền sở hữu về thiên thạch rơi xuống từ trời.

Tám mối phúc của ma quỷ


Phúc cho những ai quá mỏi mệt, quá bận bịu hoặc không biết lo liệu 
đến độ chẳng thể đến gặp gỡ anh chị em giáo hữu vào các Chúa Nhật hàng tuần: 
tâm hồn của chúng để ở đâu đâu…

Phúc cho những ai thích xét nét cung cách và điệu bộ của các Giáo Sĩ và của các ca đoàn:
tâm hồn của chúng không để ở chính sự…

Phúc cho những tín hữu nào chần chừ khi được yêu cầu và mong được người ta cảm ơn:
Ta có thể sử dụng bọn này…

Phúc cho những ai quá dễ động lòng. Hở một chút là họ có thể bỏ đi Nhà Thờ:
họ được chọn làm những Thừa Sai đặc biệt của ta…

Phúc cho những ai tự xưng mình yêu mến Thiên Chúa nhưng đồng thời lại căm ghét tha nhân:
chúng sẽ thuộc về ta mãi mãi…

Phúc cho những ai phá rối đảo điên:
họ sẽ được gọi là con cái của ta…

Phúc cho những ai không có thời giờ cầu nguyện:
họ dễ dàng trở thành mồi ngon cho ta…

Phúc cho các ngươi là những kẻ đang đọc những lời này 
nhưng cứ ngỡ rằng đang nói về kẻ nào khác chứ không phải về ngươi:
Ta đã sở hữu được các ngươi rồi !

Lm. JACK MCARDLE, SSCC 


Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cái bẫy và tác dụng ngược



Những cái bẫy
Cái bẫy, thường là vật dụng để dụ đối tượng mắc vào trạng thái bất lợi mà mình mong muốn. Thông thường, cái bẫy được dùng để bẫy thú vật, chim chuột hoặc đi săn thú rừng. Thế nhưng, trong đời sống xã hội không thiếu gì các loại bẫy dùng để bẫy người. Thứ bẫy này tinh vi hơn, đa dạng hơn và tác hại hơn nhiều những thứ bẫy thông thường kia. Nhất là trong xã hội chúng ta hiện nay.
Cái bẫy đó có thể là một sự việc đơn giản nhưng cũng có thể là một chính sách, một chủ trương. Cũng có thể là “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân”…  cũng có thể là một câu slogan như “Vì nhân dân phục vụ” nhưng lại “Còn đảng, còn mình”. Hoặc Quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, song lại “Trung với đảng”.
Tất cả đều dụ nhân dân, những người được đảng và nhà nước coi là “dân trí thấp” để thực hiện các mưu đồ của đảng mà gọi một cách rất văn minh là “Chủ trương, chính sách”.
cambay
Chẳng hạn, cái bẫy “hai bao cao su đã qua sử dụng” đã đưa Cù Huy Hà Vũ vào tù 7 năm vì tội tuyên truyền chống  nhà nước trong cái bẫy lớn “Người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do báo chí”. Cái bẫy “Nhìn thẳng vào sự thật” “chấp nhận sự khác biệt” đã đưa nhiều người vào nhà tù vì dám nói lên chính kiến của mình. Cái bẫy đó cũng có thể là mụ “tổ trưởng dân phố”đến chửi bới thô tục một người dân, khi người dân nói lại thì alê hấp, công an bắt vào đồn làm việc vài ngày. Có thể là đám “quần chúng tự phát” được chính quyền tổ chức, công an bảo trợ để bao vây, xông vào nhà thờ hò hét, đập phá, đánh người mà hoàn toàn vô tội. Cũng có thể cái bẫy là cuộc mời họp trịnh trọng, cảm ơn đầy đủ lịch sự để rồi sau đó mấy tiếng đồng hồ cắt nửa câu nói biêu riếu đánh đòn hội đồng, đẩy cả đám người dân thất học lên đồng tập thể vì “lòng yêu nước và tự hào dân tộc”.