Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Thế Chiến Tranh (Kỳ 11)


Thế Chiến Tranh (Kỳ 11)



XIII. Những Bài học Lịch Sử Để Hà Nội Rút Ra Kinh Nghiệm 


A). Vấn đề Biển Đông là vấn đề đa phương, chứ không phải là song phương. Do đó Hà Nội cần hiểu rẳng cuộc thương thuyết giữa hai bên chỉ là một mảng nhỏ của phương diện toàn cầu. Vi vậy, chiến tranh mới giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề thế giới, trong đó có vấn đề Biển Đông. 

B). Vấn đề Biển Đông qủa đã được quốc tế hóa, được thế giới hỗ trợ bằng các cuộc hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông, rồi bằng nghị quyết của Quốc Hội Mỹ lên án Trung Cộng sử dụng tàu hải quân cùng tàu tuần thám trong vùng Biển Đông. Mặc dù Nghị Quyết này không phải là Luật thành văn, nhưng cũng cho thấy Quốc Hội Mỹ muốn nhìn thấy hai bên giải quyết các tranh chấp bằng con đường thương thuyết. 

C). Việt Nam cần nắm vững đề nghị của Liên Hiep Quốc đã được tờ Time đăng tải. Việc tờ báo Time đua tin này, qủa không vô tình. Việc báo Time đăng tải, chính là sự hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á nói chuyện tay đôi với Bắc Kinh, trong khi chờ cho tình hình chuyẻn biến. Ta cần lưu ý rằng: là thơ hay công hàm do Phạm Văn Đồng ký cho Bắc Kinh năm 1958, hoàn toàn không có căn bản pháp lý chiếu theo luật pháp quốc tế hiện hành. Cũng năm này khá nhiều lính Tàu giả dạng ngư dân, đã bị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà bắt sống tại Hoàng Sa, khi chúng xâm nhập các hòn đảo này của Viêt Nam. Đó là cuộc chiến Hoàng Sa vào năm 1958. Do đó là thơ của Phạm Văn Đồng và Ung Văn Khiêm ký với Bắc Kinh là vô hệu lực. 

Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng

D). Hà Nội phải biết vấn đề Biển Đông hôm nay, cần được nhìn trên căn bản mới. Trong mọi văn bản chánh thức về bản dồ lãnh thổ hoăc lãnh hải và lịch sử của Việt Nam cùng các Nước Đông Nam Á, chỉ sử dụng từ ngữ duy nhất là « Biển Đông Nam Á ». Ta phải gạt bỏ hẳn từ ngữ Biển Nam Trung Hoa, vi do sự ngộ nhận của các nhà hàng hải Âu Châu trong thế kỷ 16, đi thám hiểm vùng đất này. Vì Danh có chánh thì Ngôn mới thuận. Một khi Đông Nam Á sử dụng tên gọi này, chắc chắn sẽ được thế giới đồng tình ủng hộ chúng ta.

E). Hà Nội nên cẩn trọng lưu ý, là chớ bao giờ để vấp ngã như kiểu hội nghị Thành Đô năm 1990. Lúc đó các cấp lánh đạo Đảng Cộng Sản Hà Nội bồng bế nhau qua dự hội nghị, mà không hề chuẩn bị Agenda cho Hội Nghị. Để cuối cùng trúng sách kế do Tàu giăng ra (những người này mang đại tối đối với Đất Nưóc và Đồng Bào vậy). Nay tình thế đã thay đổi nhiều, hầu như cả thế giới quay lưng lại với Tàu, trong khi vào năm 1990, thế giới vẫn còn thiẹn cảm với Tàu. Vả nữa, vấn đề lãnh hải trên Biển Đông Nam Á (gọi tắt là Biển Đông) là vấn đề quốc tế. Do thế Việt Nam không có thẩm quyền pháp lý để bàn luận tay đôi với Bắc Kinh. 

Đây không phải là vấn đề biên giới trên bộ hay vịnh Bắc Bộ, để Hà Nội có thể thỏa hiệp, dù Viẹt Nam bị thiệt do sức ép từ Bắc Kinh. Hà Nội đặc biệt lưu tâm: “Cấp bách trang bị các loại vũ khí mạnh, hiện đại và tối tân. Quân đội thưòng xuyên tập trận và trong tư thế sằn sáng chiến đấu cùng ứng phó với tình thế xảy ra. Chánh Quyèn phải một lòng đoàn kết vói dân và moị thành phần trong xã hội bất luận họ là ai, để tạo thêm sức mạnh chống Hán. Khi Dân và Quân cùng Chánh Quyền đã dống tâm hiệp ý, thi sử dụng vũ lực để lấy lại chủ quyền trên biển là lãnh thổ hợp pháp được thế giới công nhận theo Luật Biển và được Liên Hiệp Quốc công nhân và thông qua thành văn bản chính thúc vào năm 1982. 

Lý thực Bắc Kinh đang cố tình hù dọa ta như rằng chúng có sưc mạnh vô địch nghìên nát dân Việt. Cứ xem Hàng Không Mầu Hạm mua lại của ngưòi ta (loại phế thải), ra biển hù dạo các Nước trong Vùng Đông Nam Á chưa đưọc bao ngày, Hán phải âm thầm kéo tàu vể nằm ụ để sửa chửa. Súng ông vũ khí, máy bay chiến đấu cùng chỉ là học mót hay sao chép các loại vũ khí cùng ky thuật của Mỹ, Nga, và Tây Ạu. Kỹ thuật chế tạo của Tàu đi sau xa Mỹ, Pháp, Đúc, Anh vv hằng mấy chục năm. Cứ xem hai trận chiến Mỳ và Tây Âu cùng Nato dánh Taliban và Sadam Hussen. Ta thấy tưòng tận các loại vũ khí của Mỹ , Pháp, Anh đè bệp các loại vũ khi của Nga và Trung Cộng cung cấp cho Taliban và Irak như thế nào. Do thế Việt Nam không lý gì phải sợ Bắc Kinh. 

Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc

Xin tất cả qúy vị hãy nhớ cho, mọi toan tính từ Hà Nội vẫn không thể đi ngược lại với các toan tính của quyền lực toàn cầu được. Thế nên chẳng có giải pháp nào có giá trị dựa trên thỏa hiệp tay đôi theo chủ trương của Bắc Kinh, có giá trị thi hành. Bản đồ do Liên Hiệp Quốc đưa ra, là định hướng để các bên có bổn phận phải thi hành. Tuy nhiên, nếu ta khôn ngoan, biết chiếm cãm tính dư luận thế giới, và biết cách thực thi các chính sách để củng cố vai trò của Việt Nam trong lâu dài, thì tỷ lệ trong hiện thực của Việt Nam đối với Biển Đông Nam Á sẽ tăng lên đến 50o/o. Một sự vui mừng chung cho Dân Tộc. 

Câu hỏi của nhiều người lo ngại là : liệu Mỹ có can thiệp giúp Việt Nam, một khi Bắc Kinh ra quân đánh Việt Nam, để gây sức ép buộc Việt Nam phải ký kết thỏa hiệp phân chia thềm lục địa hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào thời điểm, cũng như quy ưưoc mở rộng chiến tranh đến đâu. Do thế trong giới hạn hẹp và chưa đúng lúc, Mỹ sẽ không can thiệp, Mỹ vẫn chủ trương giải quyết trong hòa bình và thương thảo giữa các bên liên quan. Nhưng khi chiến tranh gia tăng đến tầm dộ nguy hại, bắt buộc Mỹ và các nước đồng minh phải can thiệp. Do đo, nếu không thấy thế giới can thiệp bằng quân sự như mong đợi của nhiều người, xin cứ bình tĩnh. Vì chiến tranh này là chiến tranh trọng đại, thiên hạ gọi là thế chiến III, hay Apocalypse hoặc ngày tận thế đều đúng. Vấn đề Biển Đông chỉ là một trong nhiều mặt trận, trong đó chúng ta phải tham dự trận chiến theo sách lược và kế hoạch riêng của mình. 

Nhà cầm quyền Hà Nội, theo phương diẹn pháp lý quốc tế và trên chính tường quốc tế, là đại diện cho chanh thức cho quyền lợi của Nưóc Việt Nam, đê bảo vệ nền độc lập cho Đất Nước. Thế nhưng trong qúa khứ Cấp Lãnh Đạo và Đảng Cộng Sản Việt đã tham sự nhiều hội nghi quốc tế, họ đã dùng đuòng lối và chính sách thân Tàu và tỏ lộ sự phục tùng Tàu. Thế đó, Đảng Cộng Sản đã phạm qúa nhiều sai lầm chết người. Đơn cử, công hàm do Phạm Văn Đồng ký kết với Bắc Kinh, hay hội nghị Thành Đô năm 1990, là bắng chứng cụ thể. Các hành động ky kết một cách sai trái này, được xem là việc làm Bán Nước, đẻ lại tiếng xấu, tiếng dơ muôn đời. « Trăm năm bia đá cũng mòn, nghàn năm bia miệng vần còn trơ trơ ». 

Quyền lực toàn cầu (Mỹ) sắp xếp và dàn dựng để Mao Trạch Đông tiến hành thao túng Việt Nam trong suốt hơn 60 năm, đó chỉ là một trong nhiều yếu tố sách lược của Mỹ. Lý ra Cộng Sản Việt Nam không cần thiết phải đâm đầu ký công hàm như Phạm Văn Đồng đã ký vào năm 1958, hay mù quáng đến dự hội nghị Thành Đô vào năm 1990. Phạm Quang Cơ là người khôn ngoan, các đám Tổng Bí Thư như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, đều là những người đắc trọng tội với Tổ Quốc và Đồng Bào. 

Do thế, khi nói đến đoàn kết, người Việt còn tấm lòng với tiền đồ Dân Tộc, phãi biết mình: “đoàn kết với ai, trong vấn đề gì”. Vi việc đoàn kết này, không dễ biết tỏ tường trong mặt trận tình báo gài người của Bắc Kinh khắp nơi trong Nước cũng như Hải Ngoại. 

Hội Nghị an ninh hàng hải Biển Đông cho thấy Hà Nội hoàn toàn không biết cách vận động dư luận thế giới. Nhiều vấn đề liên quan đến Bìển Dông cùng lãnh hải của ta… Song quan trọng hơn, chính là các cấp cán bộ và Bộ Chính Trị Cộng Sản trong Nước vẫn chưa dám khẳng định lập trường chống Tàu ra mặt, cư chơ thòi cơ khi tình hình chưa đủ chin mùi. Thực là họ tỏ vẻ như người bàng quan trước vận mạng Đất Nước một mất một còn. Những vị nằm ngoài chánh quyền Cộng Sãn và Hải Ngoại, hiện làm công việc vận động dư luận thế giới, tất thuận tiện và hữu hiệu hơn người Việt trong Nước nhiều. Tuy thế, người Việt Hải Ngoại cần biết vận động dư luận quốc tế, hoặc cần biết sử dụng các chiêu thức đặc biệt để dành được những người nắm quyền lực toàn cầu ở cấp cao. Việc vận động dư luận này không dễ, song nếu biết cách, ta vẫn có thể hành động theo phương pháp riêng của ta. 

Đoàn kết nguời Việt trong Nước và người Việt Hải Ngoại, là điều khẩn thiết, để kết hợp sức mạnh chống kẻ thù chung của dân tộc cũng như của nhân loại : như lời Đức Cha Hợp địa phận Vinh, vùa qua trả lời phỏng vấn trên đài Á Châu Tự Do. Việc kết hợp này, thực ra là một số tinh hoa người Việt, mới biết đoàn kết với ai và đoàn kết như thế nào cho phải lẻ. Còn Quần chúng không hiểu được những tinh tế, sâu sắc và cụ thể những diễn tiến bên trong hậu trường chính trị toàn cầu. Và trong đó Việt Nam, là một thành phần nhỏ, nhưng là thành phần nhỏ rất quan trọng đối với những sách lưọc toàn cầu hoá. 

Một lần nữa, Đất Nước có thể phải trải qua chiến tranh lần thứ ba kể từ năm 1946 đến nay. Các chế độ Cộng Sản Việt Nam, Hán Hoa hay Việt Nam Cộng Hòa, lý thực là nhưng công cụ do quyền lực toàn cầu nặn ra tùy theo nhu cầu sách lược của mồi giai đoạn khác nhau, mà áp dụng cho phù hợp với tinh thế theo kế hoạch bài trí của họ. Với Mỹ đưọc xem là quyền lực toàn câu, thì ai cai trị ở Bắc Kinh hay Hà Nội, qủa không quan trọng đối với họ. Bỡi bản kịch đã viết, đã chọn lưạ và vai diễn cùng được bố trí dàn dựng rồi. Do đó các bên phải thực thi theo bản kích đó. 

Bắc Kinh vẫn tưởng mình là người chơi cờ, song trong thực tế, họ chỉ là con rối trên bàn cờ Mỹ tạo kịch và dàn dựng. Tuy nhiên trước Công Pháp Quốc Tế, mọi sự phải được sắp xếp đúng theo thủ tục trong chiến tranh cũng như hòa bình, để xây dựng một khung pháp lý hầu càc bên thi hành sau này. Ta gọi đó là sự dàn dựng (Scenario, hay Conspiracy, cũng đúng cả). 

Vì đó, tất nhiên chúng ta phải cương quyết bước vào cuộc chiến tranh lần III này, một cách ý thúc và can đảm. Thế giới họ coi trọng ta là ở chỗ đó, những ai ở trong Nước được chọn để thi hành những sách kế khác nhau. Xin cứ việc thi hành, bất chấp các chống đối đến từ đâu. Bắc Kinh, hiện thực ngày càng sa lầy ngay trong sách kế của mình. Quyền lực Mỳ họ cho được thì họ lấy lại được, đơn giản vì cho mà anh không biết đem lại phúc lợi cho người dân Nước anh, và cho con người nói chung (Give and Take Policy). Tất cả những tiến trình và diễn tiến đã qua, cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn không chấp nhận phương cách của người văn minh, và không thể tự quản trị Đất Nước Hán Hoa được. Thế nên Hán Hoa có bị phân rã làm nhiều mảnh, quả là đúng với thực trạng của xã hội Hán Hoa hiện nay. 

Phần trên, chúng tôi có nói đến nấc thang chiến tranh (tiếng Anh là Rungs theo thuật ngữ chuyên môn). Đối với các nhà nghiên cứu, khi xem xét một cuộc chiến đơn lẻ thường phải trải qua khoảng 32 rungs (nếu chúng tôi nhớ không lầm, vì học lâu quá rồi, đã qua nhieu thâp niên). Nhưng cuộc chiến ở một vùng nào đó xảy ra, chỉ là một phần của chiến tranh rộng lớn hơn, nên nấc thang chiến tranh khu vực lại lệ thuộc vào nấc thang chiến tranh toàn cầu. Do thế, người quan sát phải biết nhìn toàn cảnh để biết vùng nào sãn sàng sắp chiến tranh, vùng nào chưa sẵn sàng, thế nên phải chờ cho cuộc chiến lớn nổ ra trên căn bản toàn diện. Trên căn bản toàn diện đó, nếu chúng ta đánh giá là thế giới chưa sẵn sàng cho chiến tranh lớn, nếu một khi chiến tranh nhỏ cấp vùng xảy ra (như Irak, hay Afghanistan chẳng hạn), ta tính toán được ngay mục tiêu cùng các hệ lụy của cuộc chiến khu vực đó, rồi ý đồ chiến lược của cuộc chiến đó, cùng các đối sách của các bên liên quan đến cuộc chiến. 

Chúng tôi thiết nghĩ lịch sử Việt Nam cận đại, phải được thẩm định lại toàn diện trên nền tảng mới. Vì theo đó mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau. Hơn nữa, chúng ta đã bị đưa đẩy vào cuộc chiến đầy phức tạp trong suốt thế kỷ 20. Ly thực, chúng ta là người Quốc Gia thuộc Vìệt Nam Cộng Hoà, hay là Cộng Sản thuôc Xã Hội Chủ Nghĩa Miền Bắc : cả hai không có quyền làm chủ đưọc vận mạng Quốc Gia. Buốn thay và đau dón thay! 

Tất cả chúng ta hai bên Nam Bắc đều bị đẩy vào vòng xoáy của lịch sử toàn cầu do sách lược của những quyền lực thế giói như chúng tôi đà luận trên. Nhìn trong tầm mắt gần và ý nghĩa hẹp, thì rõ ràng đó là chiến tranh giữa người Việt với người Việt. Vì các cuộc chiến này, nên Bắc Kinh đã chuẩn bị đầy đủ về các sách lược cùng các kế hoạch, về các lãnh vực chính trị, kính tế và văn hoá, hầu xâm lăng chúng ta trong suốt thời gian dài kể từ năm 1945 đến nay. Nhìn trong toàn cảnh của phuong diện toàn toàn cầu, thì chiến tranh lần thứ III này, sẽ giải quyết một lần tất cả nhũng tồn đọng của lịch sử hàng ngàn năm tranh đấu giữa người Việt với người Hán. 

Quả cánh cửa lớn của lịch sử, hàng ngàn năm mới mở ra một lần là thế. Đây là dịp may ngàn thủa cùng vận hội mới, để cả Dân Tộc chúng ta biết chọn lựa hướng đi cho phù hợp với tiến trình tiến hóa của lịch sử nhân loại. Từ đó chúng ta mới loại hẳn ra ngoài những tàn tích của di độc Hán, đã cố tình gài vào lòng dân ta để biến chúng ta thành nô lệ cho Hán. Những ai có duyên được đi vào vận hội lịch sử ngàn năm này dường như đang từ từ xuất hiện, đê cứu nguy Đất Nước và Dân Tộc hầu lam cho Dất Nưóc thăng hoa. 

Trong tiến trình và diễn tiến cùng điều kiện hiện nay, Đất Nước đang tiến vào cuộc chiến tranh lần thứ ba với kẻ thù đích thực và truyền kiếp của giống (Bắch) Việt. Cuốc chiến thứ ba này, khác hẳn với hai cuộc chiến trước đây. Vì cuộc chiến thứ ba ngày nay, chúng ta toàn quyền quyết định về vận mạng của Dân Tộc trong hướng đi chung của thế giới. Do thế chúng ta nên hợp quần, đoàn kết một lòng đánh trả kẻ thù truyền kiếp là Hán. Còn các vấn đề khác, sẽ được giải quyết sau này khi chiến tranh chấm dứt (cũng chẳng còn lâu nữa đâu). 

Đối với những ai còn chần chờ, còn hoài nghi, xin qúy vị cứ xem cách thức Hoa Kỳ thân cận toàn vùng Đông Nam Á, đủ cho quý vị thấy chủ trương chiến lược cũng như sách lưọc ngoại giao của Mỹ, đã thay đổi toàn diện so với thời chiến tranh lạnh (trưóc dây báo chí Miền Nam đã từng gọi ông Bunker Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn là Toàn Quyền). Ngày nay phương sách của Mỹ đả khác xứ, chính yếu là dựa vào thuyết phục, giải thích chứ không áp đặt. 

Chánh Phủ nào trong vùng không đủ nhận thức để nhìn thấy các thay đổi sách lược căn bản đó của Mỹ, cứ khăng khăng ngoan cố vẫn không chịu thay đổi lập trường minh, thì phương pháp thuyết phục có thể khác hơn, như Mỹ hành xử tại Ai Cập, nhất là tại Libya với cái chết thê thảm của Kadafi là chứng minh tỏ tưòng ai ai cũng thấy. Khi thuyết phục nói ngọt, cho một con đưòng sống không chịu, cứ bám lấy quyền lực đe dầu dè cồ dân, đi nguoc lại lòng dân cùng tiên trinh dân chủ hóa toàn cầu, cực chẳng đã Mỹ và Nato phải nhổ vật cản Kadafi đi thôi, cho tiến trình và sách lược toàn cầu hoá của Mỹ và Liên Âu được diễn tiên theo kế hoạch một trât tự mói và một thê giới mói, như chúng tôi đã luân qua. 

Ngay cả trong trường hợp như vậy, mọi việc cũng phải diễn tiến theo đúng luật pháp quốc tế như thông qua Liên Hiêp Quốc (tại Lybia với nghị quyết 1973 của Liên Hiêp Quốc), hoặc nhân dân đứng lên lật đổ như tại Ai Cập, Tunisia, Yemen, sắp tới đây là Syria và cả Iran). 

Thế lực do điệp viên hay tình báo cuả Bắc Kinh giăng ra và gaì vào trong Nước lẫn Hải Ngoại, là một sự thực hiển nhiên. Các nhóm điệp viên hay tình báo văn hóa, truyền thông, tổ chức tội ác, điệp viên hoặc tình báo thương mại, tài chánh vv… Chúng vẫn luôn sử dụng các chiêu thức để đánh lạc hướng hoặc lung lạc tinh thần người Việt chúng ta. Chính là bằng cách phao tin đồn nhảm, tuyên truyền ba sám, rồi mạ lỵ người khác, để làm mất tình đoàn kết trong người Việt chúng ta. Song chúng sẽ thất bại vì quyền lực lãnh đạo cuộc chiến này, vẫn ẩn mặt lặn sâu, nên kẻ thù chẳng thể biết được. Dĩ nhiên mặt nổi vẫn là Đảng Cộng Sản cũng như nhà cầm quyền trong Nước trong mọi quan hệ quốc tế. 

Như chúng tôi đã trình bày các phần trên, tranh chấp Biển Đông là vấn đề quốc tế, không bao giờ là vấn đề song phương như Hán nghĩ. Không một thỏa hiệp song phương nào ký kết giữa Hán với bất cứ Nước nào đưọc xem có giá trị pháp lý thi hành. Tất cả đó, chỉ là những chiêu thức ngoại giao của Hán đưa ra, để trưng dẫn trong các hội nghị quốc tế sau này thôi. Đảng Cộng Sản Việt Nam, phải biết ý thức thật rõ điều này. Bởi chính trị sai một ly đi một dặm, nguy hại đến vận mạng Dân Tộc, nếu không sẽ trúng sách kế do Hán giăng bẩy ngay lập tức. 

đàm phán đa phương

Nhưng cứ thương thuyết, nếu không sẽ trúng kế Hán, hơn nữa ta không tạo được sự thân thiện và thiện cảm của dư luận quốc tế. Hán sẽ tố cao ta cứ ngoan cố chủ chiến. Thảo luận thì cứ thảo luận - chứ chưa phải thương thuyết, chính thức là thăm dò và làm sáng tỏ lập trường và quan điểm của ta trước dư luận thế giới - cần dựa trên một số định hướng căn bản như sau: 

- Nắm vững nguyên tắc nhất lý nhì lỳ trong thảo luận với Hán. Kỹ thuật thương thuyết này cần được nghiên cứu học tập thật kỹ lưỡng đối với phái đoàn Việt Nam lúc tham gia thảo luận với Hán về hồ sơ Biển Đông. Xin các vi nên nhớ cùng thận trọng, là thảo luận để chờ cho tình hình diễn tiến hoạc biến chuyển cụ thể trong vài năm tới đây. 

- Nắm vững thật sát định hướng bản đồ do Liên Hiệp Quốc đề nghị, được xem là cái khung chinh thức sẽ được thi hành trong tương lai tới đây. Vì không Nước nào cãi được đâu. 

- Nắm vững nguyên tắc xử thế tại Biển Đông (DOC) đã được các bên liên quan chấp nhận. 

- Nắm vững Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Qưố đã được các bên thông qua. Đó là Luật Quốc Tế hiện hành, cho dù bất cứ ai ký hay không ký vào Hiệp Ước này, họ vẫn phải thi hành trong thực tế. 

- Nắm vững nguyên tắc thương thuyết trong thế mạnh. Khi cần đàm thoại thi ta đàm, khi phải đánh ta đánh. Trong khi nói chuyện với Với Bác Kinh, ta vẫn phải luôn đề cao cảnh giác với các nhóm điệp viên tình báo của Bắc Kinh cài trong Nước. Do thế, quân đội phải hằng sẵn sàng bảo vệ Đất Nước và trong tư thế tham gia vào cuộc chiến trọng đạì trên phương diện toàn cầu này. 

Vả nữa, nguòi Quốc Nội cần bí mật mở rộng sự hợp tác chân tình với ngườì Hải Ngoại, hầu tạo sự thiền cảm để thu hút dư luận thế giới đứng về phiá ta. Chánh phủ nên khiển trách phái Đoàn Việt Nam tham gia hội thảo an ninh hàng hải trên Biển Đông tại Washington D vừa qua : tin cho hay đoàn này đã dùng nĩa gõ vào thành ly để phản đối bài phát biểu của một người nào đó trong các phái đoàn tham dự hội thảo. Hành động lỗ mãng thế này, tỏ cho ngươì ta thấy mình kém văn minh, thiếu văn hoá, làm nhục Quốc Thể. Nhất là đối với nhà ngoại giao hoặc đại diện chánh phủ. Thế giới họ xem người qua cung cách rối đánh giá nhân vị cùng văn hóa của Nưóc ta. 


(còn tiếp)
NLB
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét