LTCGVN (12.06.2012) - Người Việt xưa nay rất có lòng tự trọng. Họ sẵn sàng chấp nhận cái chết chứ không chịu nhục, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, cao hơn chính sinh mạng mình. Trần Bình Trọng - chỉ là một tướng nhỏ trong binh đội Việt thuở ấy - khi bị giặc phương Bắc bắt, và mua chuộc bằng quyền cao tước trọng để phản bội lại đất nước - đã khẳng khái nói "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Một câu nói được lưu danh sử sách đến muôn đời.
Tiếc thay, sau ngàn năm Thăng Long, tư tưởng thế giới đại đồng (trong chủ thuyết cộng sản ngoại lai) của Lý Thụy / Hồ Chí Minh du nhập từ Liên-xô - đã làm thui chột tinh thần của cả một dân tộc. Đại đồng đến mức, một bồi bút có hạng của đảng đã viết thành 2 câu thơ "Bên đây biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương". Tư tưởng này dẫn đến việc khơi mào một cuộc chiến nồi da xáo thịt với hàng chục triệu người Việt hai bên bờ Bến Hải phải bỏ mạng trong đau thương tang tóc. Vậy mà một tên đầu to (óc trái nho) của đảng còn lớn tiếng cho rằng: "người Việt đánh Mỹ giùm cho tàu" (với vũ khí, đạn dược, chất nổ tàu), "Việt Nam là thành trì của xã hội chủ nghĩa" hay nói nôm na là "phên dậu của tàu", và sẵn sàng "đốt cháy cả dãy Trường Sơn vì mục đích "cao cả" trên.
Đến năm 1979 tàu "dạy" cho ta một bài học sưng mỏ, đỏ màu với 2,6 vạn vừa bộ đội, vừa dân thường bị tàn sát, năm 1984, 3 ngàn bộ đội bị giết trên cao điểm 529 (đã bị thành Lão sơn của TQ bây giờ), năm 1988, 64 bộ đội hải quân bị bắn bia trên đảo Gạc-ma, nay cũng đã bị TQ chiếm đóng. Nhưng vì sự sống còn của đảng - mà không vì sự tồn vong của đất nước - đảng CSVN đành phải quay đầu qui thuận tàu. Đầu năm 2001, Hồ Xuân Sơn ký "Hiệp ước biên giới", nhượng cho tàu một nữa thác Bản giốc (phần thác chính), dời ải Nam quan về sâu trong VN, mất đứt bãi Tục Lãm và một nữa lãnh hải, để đổi lấy "4 Tốt, 16 chữ Vàng" ngậm bồ hòn làm ngọt.
Và để lấp liếm nỗi nhục mất đất, dưới sự chỉ đạo của ban Tuyên giáo đảng, bộ máy truyền thông-truyền hình của nhà nước cho chiếu nhiều phim sử thi Trung Quốc (từ Đông Châu liệt quốc, Tam Quốc diễn nghĩa đến Tư Mã Thiên, từ Từ Hy thái hậu đến Tây du ký), ra sức truyền bá sử tàu và lối sống của dân tàu. Trẻ em VN rành "sáu câu" chữ hán như hoàng a-mã, hoàng châu các-các, công-công... Và bộ phim "Đường về Thăng Long" được quay bên tàu, rặt mùi tàu từ áo-mão-cân-đai cho đến ngựa-xe. "Nhờ" ban Tuyên giáo của đảng, thanh niên cả một thế hệ HCM thuộc làu sử tàu hơn sử ta, dẫn đến hơn 4.000 thí sinh "được" điểm "0" môn sử Việt trong kỳ thi tuyển đại học năm 2011. Và nhiều năm trước đây, Đỗ thị Ngọc Bích - tự xưng là tiến sĩ môn ngôn ngữ học VN - viết một bài trên BBC online nói rằng "người Việt có nguồn gốc từ nước tàu, vua nước Việt gọi vua nước tàu là anh"(hết biết!).
Nhưng điều đau lòng hơn hết là lối sống chụp giựt, làm ăn gian dối chánh hiệu Trung quốc (mếch-in-chai-na) đã du nhập vào nước ta, làm biến chất bản tính người Việt vốn thuần phác. Sự thâm độc của TQ là đánh vào lòng tham của con người để trục lợi. Nhiều chuyện cay đắng mà bọn thương lái TQ đã để lại trên cả chiều dài của đất nước VN, âu cũng là do dân trí của người Việt quá thấp - hậu quả của nền giáo dục XHCN, tính hám lợi trước mắt của đảng CSVN mà quên đi cái hại lâu dài (như khai thác boxit trên TN, chủ trương lớn của nhà nước cộng sản VN).
Có một thời, thương lái TQ thu mua 4 chân móng của con trâu với giá cao gần bằng giá một con trâu cày. Thế là bà con ta nhất loạt làm thịt cả con trâu chỉ để lấy 4 chân móng đem bán. Thậm chí bọn trộm (dĩ nhiên là người Việt) tàn ác - còn chặt đứt 4 chân con trâu còn đang sống, mặc nó kêu rống giãy giụa, để mang đi. Sau đó thì ai cũng biết là không còn trâu để kéo cày, người dân phải vay tiền mua máy cày TQ với giá hơn nhiều lần giá con trâu.
Trong miền Nam, thương lái TQ thu mua ốc bươu vàng, con đĩa với giá cao, sau đó ngưng mua, (gây khốn đốn cho người bỏ vốn ra nuôi và các sinh vật này gây tàn phá lúa má, cây trồng, gây hại cho môi trường sống và con người) mục đích là để bán thực phẩm nuôi và sau đó là thuốc diệt côn trùng mếch-in-chai-na.
Gần đây nhất là thương lái TQ tranh mua hải sản với giá cao (làm các nhà máy sản xuất hải sản đông lạnh thiếu nguyên liệu phải đóng cửa) để phá sự cạnh tranh xuất cảng hải sản của VN. Hay bọn chúng thu mua khoai lang giá cao để người dân phá đất trồng lúa, làm giảm sản lượng xuất cảng lúa VN.
Còn nhiều, còn nhiều chuyện đã và đang xảy ra như thế trên dãy đất hình cong chữ S này. Tựu trung là bọn TQ gài bẫy mua của VN một cái gì đó với giá cao để tạo khủng hoảng thừa, sau đó ngưng mua để ép giá mua xuống thấp. Hoặc là thu gom hết tất cả hàng, đóng nhản TQ để sau đó xuất đi với giá cao hơn. Thủ đoạn của con buôn TQ đã có từ bao đời nay, vậy mà người dân VN vẫn bị dính bẫy vì không có hiệp hội để tự bảo vệ mình (buôn có bạn, bán có phường), thiếu đoàn kết và thiếu thông tin ra quốc tế để biết giá cả thị trường.
Nhà nước cộng sản lẽ ra phải là người bảo vệ thương trường, dành những đặc quyền, ưu tiên cho dân, hoặc có chính sách cảnh báo người dân... thì lại kiếm lợi trong việc ăn tiền lót tay, làm ngơ cho con buôn TQ tha hồ giở thủ đoạn mua bán lừa gạt. Ngay cả với những công trình trọng yếu thuộc lãnh vực an ninh quốc phòng cũng được giao cho TQ thầu làm và trang thiết bị, dù đã được biết hàng TQ là dõm. Tất cả chỉ vì tiền lợi quả cao, để rồi ngậm đắng nuốt cay khi đưa vào vận hành khai thác (như nhà máy nhiệt điện UB không hoạt động được sau khi nhà thầu TQ bàn giao). Nhưng "sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi" và "tiền vô túi quan là của quan", mặc cho công trình hư hỏng. Sự tham lam đến vô cảm đã ngấm vào huyết mạch của các cán bộ cộng sản nắm quyền trong tay.
Phổ biến hơn, là lũ ăn tàn, phá mạt - mang danh thiên tài đảng ta - mượn tiếng chủ trương lớn để vay tiền mua tàu bè, thiết bị cũ, quá hạn về làm sắt vụng, ăn chia nhau tiền khai khống, như vụ Vinashin (4 tỷ đô-la) và Vinalines mới đây (77 đống sắt (tàu cũ) và Ụ nổi quá đát đội giá thành 26 triệu đô-la). Hậu quả để lại là dân VN phải è cổ ra trả nợ đến đời con, đời cháu chưa hết.
Một trong những hậu quả sự tham lam vô độ đến tàn ác của tập đoàn cầm quyền được thấy trước mắt, là khi báo chí đưa tin "máy bay chở khách của Vina-e-lai nhiều lần bị nổ bánh đáp do sử dụng lốp đắp mua từ Hồng Kông", Cục HKVN đã xác định và yêu cầu VNA chấm dứt việc mua bán trên. Thật hết biết! Sinh mạng của hàng trăm con người VN trên máy bay bị họ coi quá rẻ.
Sự vô cảm không dừng lại ở đó, mà lây nhiễm vào bọn con buôn "thừa tiền nhưng thiếu lương tâm" người VN. Đã có những chuyến hàng lên đến nhiều tạ thịt trâu bò, heo, gà bị sình ươn, bốc mùi hôi thúi được nhập lậu từ TQ qua cửa khẩu vào Hà Nội (trong phóng sự chợ gà "chảy nước" giá rẻ 35. 000đ/kg của báo Dân Việt gần đây).
Ở Bình dương (Nam bộ) 8 tấn thịt heo ôi chở từ Bắc vào bị đưa đi thiêu hủy, nhưng lại được chủ hàng lấy ra làm sạch, bán lại cho các nhà hàng, quán ăn.
Rồi có tin "Đổ thủy ngân vào “bể nước ăn” của người Hà Nội?" khi dòng sông Đà - nguồn nước dẫn vào HN - bị nhiễm độc thủy ngân và cyanua do nạn khai thác vàng ở đầu nguồn."Hết tiền tiêu xài, hai nam sinh đã bàn kế hoạch, dụ dỗ hai cô gái cùng quê bán sang một ổ mại dâm ở Trung Quốc"(Dân trí 25/5/2012)
Sự vô cảm có ở khắp nơi, vì đâu ?
Phải chăng là dưới mái trường XHCN, được sự dạy dỗ của những người thầy xuống cấp, vô đạo đức (như hiệu trưởng họ Sầm ở Hà Giang), học sinh VN của thế hệ "sống, chiến đấu và học tập theo gương HCM" đã tự đánh mất mình, đánh mất tính nhân bản của người Việt, mà từ xưa đã được thừa hưởng một nền giáo dục đặt nền tảng trên "đạo làm người" do Ông cha để lại, trong đó có lòng tự hào dân tộc. Là một người VN, thì dù là dân hay quan, đều thấy được bổn phận phải làm cho dân giàu, thì nước mạnh. Những gì làm phương hại đến dân tộc VN thì dứt khoát sẽ không làm, cho dù là bản thân có được lợi ích riêng tư thật nhiều. Đó là một đất nước, một con người, một dân tộc có lòng tự trọng.
Vì đồng tiền mua được tất cả, nhưng không mua được nhân cách.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét