Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Danh sách các Giám mục bị bãi chức

LTCGVN (25.06.2012) 

Nghĩa là bị Đức Thánh Cha buộc phải rời bỏ chức vụ do có những hành vi trái đạo đức, những sai lỗi trong quản lý,hành chính hoặc những vi phạm nghiêm trọng khác. Con số các Vị nầy đã lên tới hàng chục. Danh tính họ biến mất khỏi Niên Giám Giáo Hoàng.
Những người kỳ cựu trong Giáo Triều nhớ lại một câu dí dỏm mà một Hồng y ưa lặp đi lặp lại : “Trong các tông đồ,một trong số 12 đã phản bội và ngày nay tromg những người kế vị các tông đồ, bình quân ắt hẳn không khá hơn”. Ngày nay, chưa kể các giáo phái Kitô giáo khác, thì các giám mục Công giáo thừa kế các tông đồ đã lên đến khoảng 5.200 vị và vì thế nếu áp dụng tỷ lệ “theo Phúc Âm”, thì phải có đến 400 đối thủ của Ju-dà Iscariot trong Giáo Hội La Mã. Một con số có thể quá lạc quan trong mắt của nhóm [duy truyền thống] Lefèvre hoặc từ quan điểm đối nghịch, của nhóm tinh hoa cấp tiến trong Giáo Hội, nhưng chắc chắn là nhiều hơn con số các vị giáo phẩm lãnh án phạt trong những năm vừa qua trong nhiều cách, do một người duy nhất có quyền hành nầy : Đức Giáo Hoàng.
Không có con số thống kê đầy đủ về vấn đề nầy, một phần vì nằm ngoài các trường hợp bị nhiều người để ý, bình thường tình cờ một giám mục xin rời bỏ cương vị lãnh đạo một giáo phận vì những lý do về tín lý hoặc đạo đức luân lý, hoặc vì quản lý yếu kém về hành chính hoặc về giáo sĩ, được thuyết phục nộp đơn từ chức cho Đức Giáo Hoàng trước khi đến tuổi nghỉ hưu 75, căn cứ khoản 2 Giáo luật số 401, quy định :” Một giám muc giáo phận trở nên ít khả năng hơn để chu toàn nhiệm vụ của mình do sức khoẻ suy yếu hoặc vì nguyên nhân trầm trọng nào khác, thì được đòi buộc một cách thành khẩn nghiêm túc đệ trình đơn xin từ chức” . Đức Giáo Hoàng mau chóng chấp nhận đơn xin từ chức của Vị ấy.
Bình thường, khoản 2 Giáo Luật số 401 nầy liên quan đến các tu sĩ có vấn đề về sức khoẻ tâm lý hoăhc thể lý, nhưng không thiếu những trường hợp “do nguyên nhân trầm trọng khác”. Chẳng hạn mới đây, ngày 07-6/2012, đơn xin từ chức sớm của giám mục phụ tá Giáo phận Canberra ở Úc, Patrick Percival Power, được biết là do các lập trường cấp tiến của Ngài. Trong khi ngày 04/01/2012 có thông báo đơn từ chức của giám mục phó giáo phận Los Angeles, Gabino Zavala, vì ông đã có hai con. Chưa biết năm tới tên ngài còn được liệt kê trong Niên Giám Giáo Hoàng hay không.
Trong quá khứ, quả thật, tên của các giám mục đã rời bỏ chức vụ để lập gia đình, đã hầu như mau lẹ bị xoá khỏi cuốn sách dày màu đỏ hằng năm vẫn trình bày tỉ mỉ cấu trúc tổ chức của Giáo Hội Công giáo. Không cần bới lại những trường hợp của GM Jeronimo Podesta người Á-Căn-Đình và GM James Patrick Shannon người Mỹ, trong triều đại giáo hoàng của Đức Phaolô VI, người ta có thể nhớ lại một số trường hợp tương đối mới hơn, như các trường hợp của GM người Ái Nhĩ Lan Eamon Casey,Giáo phận Galway (từ chức năm 1992 ở tuổi 65 và biến mất khỏi Niên Giám năm 1997); GM người Thuỵ Sĩ giáo phận Basel, Hansjoerg Vogel (từ chức năm 1995 ở tuổi 44 và không còn tên trong Niên Giám 1997); GM người Tô Cách Lan giáo phận Argill, Roderick Wright (từ chức năm 1996 ở tuổi 56 và tên cũng bị đưa ra khỏi Niên Giám năm 1997); GM nười Canada giáo phận Gaspe, Raymond Dumas (từ chức năm 2001 ở tuổi 51 và tên bị xoá trong Niên giám 2003). Niên Giám Giáo Hoàng năm nay cũng hết xuất hiện tên của GM giáo phận Pointe-Noire,Congo, Jean-claude Makaya Loembe, người bị Đức Thánh Cha cách chức ngày 31/03/2011. Thực tế trong trường hợp một Giám mục,bất chấp bị thúc ép phải làm như thế,nhưng không chịu đệ trình đơn xin từ chức, thì đích thân Đức Thánh Cha sẽ cách chức ngài. Điều nầy hiếm khi xảy ra, song không phải là không có. Chẳng hạn ngày 19/03 vừa rồi, GM người Ý giáo phận Trapani,Francesco Micciche, 69 tuổi, đã bị cách chức do các vấn nạn hành chính, trong khi ngày 02/05/2011, vì những lý do tín lý, GM người Úc giáo phận Toowoomba,William M.Morris, đã bị cách chức.
Tuy vậy,năm 1995, GM người Pháp giáo phận Evreux, Jacques Gaillot,60 tuổi, cũng vì các lý do tín lý mà đã bị cho thôi chức, nhưng lại được chuyển tới hiệu toà Partenia. Cả GM Morris lẫn Gaillot bị cách chức vì các vị quá cấp tiến. Nhưng không thiếu những ví dụ ở mặt trận khác. Chẳng hạn như vào năm 2003, đơn từ chức của GM người Thái Lan giáo phận Ratchaburi,Gioan Bosco Manat Chuabsamai, 67 tuổi, được chấp nhận sau khi ngài tỏ ra quá gần gũi với nhóm duy truyền thống Lefebvre, trong khi vào tháng 03/2009, Đức Thánh Cha “miễn” cho GM Gerhard Wagner khỏi nhận vị trí giám mục phụ tá giáo phận Linz mà ngài được bổ nhiệm vào tháng 01. Ở Úc, GM Wagner chịu một loạt tấn công dữ dội từ phía những người cấp tiến, do các lập trường bảo thủ của Ngài.
Các GM khác bị đưa ra khỏi Niên Giám Giáo Hoàng là những Vị đã bị cho hồi tục, bằng thẩm quyền như trong trường hợp nổi tiếng của GM Emmanuel Milingo năm 2009 hoặc bằng thỉnh cầu của bên liên quan, như xảy ra năm 2008 với tổng thống đắc cử nước Paraguay,Fernando Lugo, nguyên là GM giáo phận San Pedro. Có thể dự đoán trước một danh tính khác sẽ biến mất khỏi Niên Giám là nguyên GM giáo phận Antigonish, Canada, Raymond Leahy, người bị cho hồi tục một tháng qua sau khi toà án dân sự kết án vì sở hữu hình ảnh khiêu dâm trẻ em.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đa số các “lý do nghiêm trọng” dẫn tới việc từ chức sớm của các giám mục có liên quan tới những vấn đề đạo đức luân lý.
Danh sách này hãy còn dài. Thêm vào những trường hợp đã nêu, là các trường hợp các Tổng giàm mục giáo phận Atlanta năm 1990 và TGP Santa Fe năm 1993; của Tổng GM giáo phận La Serena,Chile năm 1997; của hai GM giáo phận Palm Beach,Hoa Kỳ năm 1998 và 2002; của GM giào phận Santa Rosa, Hoa Kỳ năm 1999; của GM người Ba Lan giáo phận Poznan năm 2002; của  TGM giáo phận Milwaukee,Hoa Kỳ, năm 2002’của Lexington,Hoa Kỳ cũng vào năm 2002; của TGM Á-Căn-Đình giáo phận Santa Fe năm 2002; của GM người Phi Luật Tân giáo phận Novaliches năm 2003; của GM A-Căn-Đình giáo phận Santiago del Estero năm 2005; của GM giáo phận Zamora,Mễ-Tây-Cơ, năm 2006; của Giáo hạt quân đội Hun-Gia-Lợi năm 2007; của các GM Trung Phi giáo phận Bangui và Giáo phận Bossangoa năm 2009; của GM người Ba-Tây giáo phận Minas năm 2009; của HM người Hoà Lan Ngong ở Kenya năm 2009; vủa GM người Ái Nhĩ Lan giáo phận Thành phố Benin ở Nigeria năm 2010.
Các phương tiện truyền thông đặc biệt chú ý tới các trường hợp GM người Bỉ giáo phận Bruges năm 2010 và GM người Đức giáo phận Trondheim năm 2009. Hồng y TGP Vienne, Hans Hermann Groer, bị cáo giác quấy rối [tình dục] đã từ chức sau khi đến tuổi 75 và không thừa nhận có tội. Một trường hợp khác biệt là trường hợp các GM đã phải từ chức sớm [hơn tuổi quy định] không phải vì các vị phạm những hành vi vô đạo đức nghiêm trọng, mà là vì bị cáo giác là đã bao che cho những hành động do các linh mục của các Vị, Ngoạn mục nhất ấy là trường hợp của ĐHY giáo phận Boston,Bernard Francis Law,từ chức vào tháng 12 năm 2002 ở tuổi 71. Nhưng cũng có trường hợp của ĐGM người Ái Nhĩ Lan giáo phận Ferns (từ chức vào năm 2002); của GM giáo phận Limerick (từ chức năm 2009); của GM phụ tá giáo phận Dublin (từ chức năm 2010), cũng như của GM giáo phận Msitland-Newcastle,Úc, từ chức vào năm 2011.
Nhưng “các lý do nghiêm trọng dẫn đến việc từ chức của một GM không chỉ giới hạn vào các vấn đề luân lý tình dục. Còn có thể do một tai nạn (như trường hợp ĐGM giào phận Phoenix,Hoa Kỳ,năm 2003); do nghiện rượu ( GM Ba Lan giáo phận Elblag vào năm 2003); nuôi một cô gái trẻ (GM Ấn Độ giáo phận Cochin vào năm 2009); không có khả năng quản lý (GM giáo phận Koudougou,Burkina Faso,năm 2011).
Cuối cùng, có những trường hợp đặc biệt của các GM phái Fefebvre [“duy truyền thống”.ND và các GM người Trung quốc. Các GM phái Lefebvre đã được giải vạ tuyệt thông,nhưng chỉ được cho vào Niên Giám Giáo Hoàng nếu và khi các Vị hiệp thông trọn vẹn với Roma. Còn các GM Người Trung quốc thì hiện hoàn toàn không có tên trong Niên Giám Giáo Hoàng,mặc dù các Vị được Toà Thánh công nhận bằng các phương tiện không theo đường thẳng. Chỉ có thể đưa tên các Ngài vào khi nào Tòa Thánh có thể giải quyết với các Ngài theo những quy tắc hợp lệ và đúng đắn cho toàn Giáo Hội.
Tuy nhiên, vẫn còn ghi trong Niên Giám Giáo Hoàng tên của ĐGM giáo phận Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên : ĐGM Francis Hong Yong-ho, nếu còn sống thì nay đã gần 106 tuổi, song thực tề đã qua đời từ nhiều thập niên qua, nạn nhân của chế độ cộng sản. Toà Thánh biết rõ điều nầy, nhưng vẫn không thôi ghi tên Ngài vào Niên Giám, ghi là “mất tích”.
Nhật ký Vatican 15.06.2012

0 nhận xét:

Đăng nhận xét