LTCGVN (09.01.2014)
TIN MỪNG VÀ NHÂN QUYỀN (Kỳ 5)
« God Helps Those Who Help Themselves
Aides-Toi Toi Même, Le Ciel T’aidera
Hãy Cứu Lấy Mình Trước, Thượng Đế Sẽ Cứu Bạn »
Mến Tặng Qúy Em BBT Lương Tâm Công Giáo và Quý Độc Giả
IV. Những Nền Tảng Và Căn Nguyên Ki-tô Giáo Về Nhân Phẩm Cùng Nhân Quyền
Lý do và sự mạch lạc của học thuyết của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, chúng ta có thể bắt thấy được trong sự phối hợp của những yếu tố sau đây :
- Đấng Nhập Thể Cứu Độ, chính là nền tảng Tin Mừng của Ki-tô giáo, cô đọng chính trong sự thực và biểu lộ cái phẩm giá của mỗi một người.
- Sự mạc khải của Ki-tô giáo đưọc xem là tin mừng hướng về con người, khởi đàu do nhận thức và làm cho giá trị tự do con nguời được công nhận như điều kiện tất yếu, để rồi đón nhận đức tin.
- Bởi vậy, đời sống xã hội của Giáo Hội cùng tất cả đời sống xã hội dân sự, tiến vàn tiến tới sự đòi hỏi các xã hội loài người (Nhà cầm quyền) phải tôn trọng cac tự do căn bản và thực thi nhân quyền.
4.1. Đấng Cứu Thế Và Nhân Phẩm Của Mỗi Một Con Người
Đến đây chúng ta thấy Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã thỉnh cầu trực tiếp những cảm nghĩ và đề án của mình với Công Đồng Vatican II, hay nói đúng hơn, ngài đã mang lại cho truyền thống Ki-tô học hình ảnh chân chính của con người, là phẩm giá của họ được in dấu khuôn mặt của Thiên Chúa trong nguời họ. Để đặt vòng hoa vinh dự cho chương sách « phẩm giá của con người » , thì trong Thông Diệp Gaudium Et Spec- Vui Mừng Và Hy Vọng ỏ số 22, nói đến « Chúa Ki-tô, con người mới », đó chímh là nguồn suối hoàn hảo trong tất cả chiều độ vinh quang của con nguời. Những Công Đồng Tiên Khởi như Công Đồng II Constantinople và Công Đồng Chalcédoine, đã dạy chúng ta rằng chính Chúa Ki-tô là « Con Người toàn hảo », ở trong Ngài cưu mang và đã « đảm nhận bản thể con người, không phải là đồng hóa ». Và Công Đồng Vatican II tuyên bố rằng, trong viễn tưởng này thì ngưòi ta nói đến thuyết duy bản thể (essentialiste) : « Bản thể con người này cũng đã được nâng lên trong con ngưòi một phẩm giá như Chúa Ki-tô ». Và để khai triển cái ưu tư lo âu đó, thì phẩm tính nhân vị được nói đên những ý sau « Bởi do Sự Nhập Thể của Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa tự chính Mình kết hợp với mỗi một cá thể con người » (Vui Mừng Và Hy Vọng 22,2).
Do đó phẩm giá con người chúng ta chính là phẩm giá cao trọng của Chuá Trời ban cho. Thế nên phẩm giá của chúng ta cũng là phẩm giá của Con Chúa Trời. Khi con người bị xúc phạm đên phẩm giá thánh thiêng này, chính là xúc phạm đến Thiên Chúa Tối Cao. Không lên tiếng bênh vực con nguời khi bị xúc phạm vào phẩm giá của họ, chính là ta đã không làm tròn « chữ hiếu » của người làm con đối với Chúa Trời, Ta chưa phụng sự Ngài cho đúng cách. Thế đó, Chúa Trời đang bị bỏ đói, bị người ta cướp nhà, cướp đất, bị ngưòi ta bắt bỏ tù ngang xương vi lên tiêng bênh vực tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, cho công lý và công bằng vv.. Đang bi cường quyền của người ta khinh thị, nhục mạ cùng xúc phạm một cách trầm trọng như thế, mà ta cứ ngoảnh mặt làm ngơ không dám lên tiếng bênh vực, hay lên án những con người đã xúc phạm đến Phẩm Giá của Ngài. Thử hỏi ta là ai, có con xứng danh là Ki-tô hũu, là con Chúa Trời nữa chăng ? Xin các vị ấy hãy nghe lại những lời đáng sợ của Ngài phán cho số phận cuả mỗi người : Chúa phán vói chúng ta rằng : « vì lúc Ta đói các ngươi đã không cho ăn ; Ta khát các ngươi không cho uống ; Ta là khách lạ, các người đã không tiếp rước ; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc ; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã không thăm non » (Mát-thiêu 25, 42-43). Vi Chúa đã kết hợp với chúng ta nên một, Ngài tự đồng hóa mình với con người bé nhỏ, thấp cố bé miệng, khố rách áo ôm của trần gian : « Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy » (Mát-thiêu 25, 45 ). Thế là số phận của những ngưòi ấy : « họ ra đi chịu cực hình muôn kiếp » (Mát-thiêu 25,46).
Chúng ta rõ Công Đồng rút ra những hiệu qủa phổ quát cái nghĩa hàm súc của Sự Nhập Thể của Đấng Cứu Thế, bằng cách hoàn toàn nâng phẩm giá nhân loại lên cùng với Con Chúa Trời. Đây chính là một học thuyết Ki-tô giáo mang thực chất vừa đạo đức vừa nhân bản và tình người cùng tình phụ tử. Thử hỏi có một học thuyêt nào xem trọng con người như thế ? Và vì phẩm giá con người, Con Chúa Trời dám đền tội và chết thay cho con người và nhân loại chúng ta. Còn chúng ta có dám chết để bênh vực cho phẩm giá con người cùng phẩm giá của Con Thiên Chúa chăng ?.
Trở lại vấn đề ở đây, quả tư tưởng tỏa sáng của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II được nhận ra như học thuyết cổ xưa về Đấng Nhập Thể cứu độ. Đấng Cứu Thế, là Con Chúa Trời Toàn Năng, đã kết hợp chính Ngài với mỗi một con người chúng ta. Nên từ đó cái phẩm giá của ta thật là cao trọng và qúy giá là vậy. Cái phẩm giá này như một đặc quyền, một giá trị bất khả xâm phạm.
Cái phẩm giá này là một trong những chủ đề đuợc lập đi lập lại trong tất cả sự khai triển học thuyết của Thông Điệp. Và Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II khẳng định sứ mạng của Gíáo Hội bằng những ngôn từ sau : « Giáo Hội nhận thức bổn phận căn bản của mình bằng cách hành động sao cho sự hợp nhất này, có thể diễn tiến liên tục được hợp thời hoá cùng canh tân luôn. Giáo Hội mong muốn phục vụ cho đối tượng duy nhất này : rằng tất cả mọi ngưòi có thể khám phá ra khuôn mặt Chúa Ki-tô giữa lòng trần gian này». Và Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh thêm rắng : « Phải nói rằng tất cả con người, trong tất cả thực tại tuyệt đối duy nhất của hữu thể và của hành động con người, của trí khôn và của ý muốn, của lương tâm và của con tim của họ : Thì con người trong chân lý đặc thù của mình phải có được sự tôn trọng nhân vị. » (đã trích số 13 và 14). Từ con người này, của tất cả mọi hữu thể con người không phân biệt một ai, và mỗi một cá thể con người được xem là trong « chân lý đặc thù » của con người họ. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II còn tán dương cái phẩm gía cao trọng này, được xem là đức hạnh, một cách chính xác hơn, đó là sự liên hệ mà Chúa Ki-tô, Chúa chúng ta đã muốn thiết lập giữa Ngài và mỗi một cá thể con người chúng ta. Ngôn từ « phẩm gíá » áp dụng cho con người, áp dụng vào cá thể con người đựợc trông thấy 12 lần trong phần trọng tâm của Thông Điệp Đấng Cứu Thế.
Cái phẩm giá con người này, qủa là nền tảng gắn liền với những gì là thực chất trong Tin Mừng cùng nối kết và gắn bó với những khát vọng của nhân loại hiện nay, mà Đức Thánh Cha đã không ngần ngại nỗ lực đề nghi cùng với những giáo hội Ki-tô anh em, cùng chung nhau liên kết cho cái giá trị phẩm giá con người này, được xem như dấu chỉ liên đới đòan kết của tất cả mọi ki-tô hữu trong một tiến trình Đại Kết (Œcuménique), và một cách thức phổ qưát, như điểm hội tụ của tất cả con người.
4.2. Phẩm Giá Và Tự Do Được Tán Dương Trong Lời Tuyên Báo Cùng Đón Nhận Đức Tin
Đề tài được khai triển của Thông Điệp Đấng Cứu Thế trong tiết « Sứ Mạng của Giáo Hội và Tự Do của con người » (số 12), lấy lại một trong những tư tưởng rất độc đáo và những nguyên bản của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II. Nhờ vậy Thông Điệp tỏa sáng một ánh sáng mới về học thuyết truyền thống hoàn toàn tự do khi đuợc tuyên báo , và đón nhận sự trường tồn của đức tin. Dưạ vào những bài giảng và niềm tin của các Thánh Tông Đồ, Thông Điệp công bố rằng : « thái độ truyền giáo hằng luôn bắt đầu do một cảm thức sâu xa lòng ước mong đối với « nhửng gì ẩn chứa trong mọi người », cho những gì chính họ, vào tận tâm tư của họ, để gạn lọc nhũng lý do nan giải sâu thẳm nhất cùng hệ trọng nhất nơi con ngưòi ; điều đòi hỏi người truyền giáo là phải thể hiện sự tôn trọng cho tất cá những điều Chuá Thánh Thần, Ngài muốn « thổi đâu Ngài muốn » theo công việc của Ngài nơi con người.
Thế đó, một thái độ hiểu biết và tế nhị như thế, là phối hợp cùng hòa hợp với sự thật và tự do, nói lên cái biểu thị cùng sứ mạng đặc trưng của Gíáo Hội, cũng thế là ơn gọi của con người bước đi trong cái định mệnh của mình. Và Đức Thánh Cha dùng lại sự tin tưỏng của Ngài, cũng như những tư tuởng và suy tư của mình khi nghị hội Công Đồng Vatican II. Tư tưởng cùng suy tư đó, gợi ra những ý kiến thực tiển – đã tích hợp trong Tuyên Ngôn Dignitatis Humanae-Phẩm Giá Con Người. Rồi « Tuyên Ngôn về sự tự do tôn giáo biểu lộ cho chúng ta một cách thức tin chắc rằng khi tuyên báo sự thật, sự thật đó không đến từ loài người nhưng đến từ Thiên Chúa…, Và tất cả đó, là trong hành động với tất cả sức mạnh của tinh thần họ, của Chúa Thánh Thần, của Chúa Ki-tô, và tiếp theo là của các Thánh Tông Đồ, được duy trì môt cách sâu xa sự định giá này cho con người, cho trí khôn, cho sự hiểu biết , cho ý muồn, cho ý thức, cho lương tâm và sự tự do của họ ».
Từ những lời giáo huấn đẹp này của Thông Điệp Phẩm Giá Con Người, thiên hạ biết rằng mình còn được tiếp diễn thêm những ngôn từ tích chứa một lòng quảng đại vị người bao la của Đúc Thánh Cha Gio-an Phao-lô : « Từ cách thức này, phẩm giá của con người vừa mới được hoàn thành của phần chính của lời tuyên báo này (Thông Điệp), đó là nhũng ngôn từ này không nhằm duy hướng cho người Công Giáo, nhưng là cho hết mọi tin hừu tôn giáo, bất kể họ là ai đều được Giáo Hội Công Giáo kính trọng nhân phẩm của họ. Đẹp thay cách hành sử như thế rất cần thiết và tương hợp một cách đặc biệt vào thời đại chúng ta. Quả chúng ta nhận định ở đây, ngôn ngữ của vị Cha chung, không là loại ngôn ngữ trong tất cả những gì của hệ thống phức tạp, và ngay cả những ngôn ngữ của triết lý không tưởng, mù mờ (cuả cộng sản như Mark, Lénine, Mao, toàn là rặt thứ ngôn ngữ đấu tranh, đổ máu, chém giết cùng chà đạp phẩm giá cao cả của con ngưòi và nhân vị của họ). Lý thực ngôn ngữ của vị Cha Chung, là đặc tính của ngôn ngữ tự do, và là nơi lưu trú đích thực tự do cho con người dung thân. Do thế, nói rằng Giáo Hội, trong niềm tin và đức hạnh của sứ mạng thiên định của minh, phải trở thành là nguời bảo vệ sự tự do này hơn ai khác, bỏi sự tự do là nhu cầu, điều kiện cùng nền tảng đích thực cho phẩm giá con người, mà Thiên Chuá đòi hỏi mỗi ngưởi chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ sự tự do này bất cứ giá nào.
Vô vàn tạ ơn Chúa Thánh Thần và hạnh phúc thay sứ điệp của đức tin, bao hàm biết bao là sự tôn trọng nhân vị và phẩm giá của con người, phẩm giá đó hưóng về chúng ta cùng nhân loại. Quả phẩm giá và tự do của con người, truớc tiên đuợc công bố do lòng tuyên báo sự tạo dựng và sự cứu độ của Thiên Chúa, rằng biết bao những yếu tố quan trọng mời gọi và đề nghi chúng ta phải can đảm loan báo « Sự Thật » cùng đón nhận đức tin và chân lý này đến từ Thiên Chúa, chớ không phải loài ngưòi phàm tục như chúng ta. Phẩm giá cùng tự do lưu ngụ cùng được nâng cao trong những người kính tin Chúa Trời. Vì thế phẩm giá và tự do là những đặc quyền bẩm sinh, không một cuờng quyền, tà quyền nào có thể hủy diệt hết mọi người, khi những tín hữu đã kết ước với Chúa Trời Ba Ngôi trong niềm tin sắt son của mình.
Chúng ta hiểu rằng lời giáo huấn này cho chúng ta biết sự hệ trọng dường nào về việc nhận thức sứ mạng của Giáo Hội, làm vài trò thông hiệp, liên đới với các tôn giáo anh em, hầu mưu cầu hoà bình, hạnh phúc cùng sự ổn định cho thế giới, là điều cam go, nhất là với những anh em hồi giáo quá khích, cuồng tín.
4.3. Tôn Trọng Các Tự Do Và Những Quyền Căn Bản
Giáo Hội biết, với tất cả xác thực của đức tin, rằng Đấng Cứu Thế dứt khoát thể hiện tình yêu của minh, bằng phương cách chấp nhận chịu chết trên thập giá để trao ban lại cho con người cái phẩm giá cao trọng của họ, cùng ý nghĩa hiện hữu của họ trong lòng thế giói này, vi trong lúc đó con ngưòi đã mất đi một phần lớn cái ý nghĩa này bởi nguyên nhân do tội lỗi mình (xin xem Thông Điệp Đấng Cứu Thế, số 10). Đây chính là tâm điểm của những lời giáo huấn của Đúc Thánh Cha Gio-an Phao-lô II. Bắt đầu từ tâm điểm này, Ngài biểu dương cùng bảy tỏ ý nghĩ mình về các tự do cùng những quyền căn bản của con người, mà tất cả các xã hội dân sự cùng thể chế chính trị, đều được kêu mời phải tôn trọng những quyền nói đó, cùng ra sức thực thi một cách hiệu nghiệm cho quần chúng. Thực vậy chính trong phẩm giá của con người mà nhân quyền được bắr thấy tức thì nguồn suối của nó. Và chính sự tôn trọng cái phẩm giá này mà nảy sinh ra sự bảo hộ cho những quyền tất yếu này. Con người nhân loại, cho dù khi họ nhầm lẫn, vẫn hằng luôn duy trì cái nhân phẩm vốn sẵn và không bao giờ mất đi cái phẩm giá con người này.
Nguyên tắc này được Đức Giáo Hoàng Pie XII và Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII công bố chính là nền tảng các vị thế của Giáo Hội. Còn Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II không những ngài chỉ tuyên bố một cách mạnh mẽ, song ngài tạo cho nó nên như người dẫn đường và cấu trúc thành nhũng tài liệu chính yếu của mình.
Khi nhân quyền được xem đã có trong học thuyết nhân bản của truyền thống Ki-tô giáo và Tin Mừng, thì nhân quyền được nhận biết và được công bố như lời phẩm bình ngay chính, hữu ích, và qua đó nhân quyền khả thể phẩm bình, kết án tất cả các thể chế, các Nhà Nưóc, các hệ thống và các chính sách chính trị phi nhân bản, vô nhân đạo. Qủa thế từ lúc Giáo Hội xem giá trị nhân phẩm là cái quyền tối cao, vì nó mang hinh ảnh và khuôn mặt của Thiên Chúa như đã nói trên. Giáo Hội Công Giáo nhiều lần công khai tuyên bố lên án những sự sai lầm tràm trọng, những hành vi méo mó, những sự bất công của nhiều Nhà Nước Cộng Sản và độc tài , và rồi mời gọi cụ thể bằng hành động, bằng khuyến khích họ xây dựng lại hoặc tái tạo lại một trật tự công bình cho xã hội con người. Hơn nữa, Đức Thánh Cha đã tạo được uy tín cho mình về bản kê khai nhân quyền, đã được Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trịnh trọng công bố trước diễn đàn công luận, đó chính là Đúc Giáo Hoàng Gio-an XXIII với Thông Điệp Thời Danh Pacem In Terris-Hòa Bình Dưói Thế.
Từ đó, người ta thấy một đôi khi Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đề nghị thu ngắn lại những quyền ngài xem là quan trọng và thiết yếu hơn, hay đôi lần ngài yêu cầu một sự can thiệp cấp thời, chẳng hạn như : « quyền sinh nở, quyền sự sống, quyền trách nhiệm sinh đẻ, quyền làm việc, quyền an bình, quyền tự do và quyền công bằng xã hội, quyền tham dự vào những quyết định liên quan đến vận mạng dân tộc và đất nước ; Le droit à la naissance, le doit à la vie, le droit à une procréation responsable, le droit au travail, le droit à la paix, le droit à la liberté et à la justice sociale, le droit de participer aux décisions qui concernent les peuples et les nations » Thực thế những quyền liệt kê này qủa là súc tích và thiết thực cho con người và dân chúng - Bởi vậy cái quyền sống là tất yếu cùng hoàn thành cho cái quyền tham dự vào chính trị - là cái quyền tối thượng của ngưòi dân quyết định cho vận mạng của mình và dân tộc, không thể tước đoạt cái quyền này của ngưòi dân, chỉ trừ nhũng chế độ tà quyền như Hà Nội, Bắc Kinh, Bình Nhữỡng, Cu Ba, Vạn Tượng (Lào) chưa lột bỏ được cái tính « man rợ » vẫn còn bám chật trong thân thể của họ, nên vẫn còn kém văn minh, còn thiếu văn hoá, chưa thông hiểu được các quyến nói trên, nên chúng mới làm càn, làm gở bất chấp sự khinh bỉ cùng dư luận quốc tế, chúng thẳng tay tước đoạt những quyền tối thượng này của người dân.
Với một cách khác, chúng ta thấy Đức Thánh Cha nhân danh Giáo Hôi phát họa một chương trình lớn, cùng quan tâm và chuẩn bị, nhất là với sự cấp bách của thời dại, Ngài muốn thiết tạo lại về chính sách kinh tế, chính sách chính trị, cùng những hệ thống giáo dục và văn hóa, như những điều kiện cốt yếu thực thi cho các quyền lý tưởng này, cũng như một sự đóng góp thể hiện công bình cùng sự thật, ắt xã hội sẽ đưa đến bộ mặt của những hiệu qủa tốt đẹp, được trải rộng hết thày cho mọi người cùng huởng thành qủa đó.
Ở đây người ta thấy được những sự can thiệp có khi trực tiếp, có khi gián tiếp của Đưc Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II về những vi phạm các quyền tự do cốt yếu, và những nhân quyền xem như bẩm sinh (qyền sự sống, quyền sinh nở vv.., như chúng tôi đã nói trên) ở trong các chính thể độc tài : cộng sản, quân phiệt, độc đảng, hay loại tư bản trục lợi sức lao động của thợ thuyền. Thế đó người ta có thể dự đoán cùng hiểu đưọc sự lo lắng và bận tâm cho nhiều tài liệu quan trọng, cũng như nhiều tai liệu được Ngài gạn lọc, rút ra những tinh túy, đẻ lập nên một học thuyết nhân bản Ki-tô giáo, có nhiều giai tầng giá trị trong đó.
Trong tiến trình này, thì sự tự do với phẩm giá con người hổ tương như sự đồng nhất. Thực thế sự tự do đích thực là biểu hiện cái đặc quyền ưu việt của nhân loại. Đó chính là nguồn suối mà ở đó toát ra phẩm gíá con người. Trong sự tự do này đưọc xem là đặc quyền của con người, từ đó người ta có thể nhận ra một vài nghĩa làm nền tảng sau:
- Tuyệt điểm của ngôi vị « đích thực tự do », chính là « tự do xây trên sự thực ». Tự do là lý tưởng đạo đức và tinh thần nhân bản để hoàn toàn giải phóng con người đang làm kiếp nô lê. Tự do được tán dương như nhu cầu và nền tảng chân chính của phẩm giá con người cùng giá trị của nó. Tự do này thể hiện sự hoàn thành của sự hoàn thiện và hoàn mỹ, bắt buộc phải có khi đối xử với những cá nhân con người, cũng như cho các hệ thống chính trị xem tự do như là tiêu chuẩn đạo đức tối thuợng, cũng như mục đích cuối cùng - Để rồi tự do đó tổ chức nên những xã hội hoàn mỹ cùng hướng về cho tất cả mọi cá thể người dân có được bình an cùng hạnh phúc.
- Khi phục vụ sự khởi xuớng cho việc giải phóng toàn diện này, ngành pháp luật và chính trị phải bảo đảm một chỗ thiết yếu quan trọng cho « những tự do căn bản », làm nền tảng cho chính sách chính trị và kinh tế. Bởi những tự do căn bản này cấu thành những quyền đặc biệt của con người, được xem như trực tiếp liên quan đến cái phẩm giá của con người. Từ đó chúng cấu tạo như một không gian của xã hội, trong đó người ta xác thực sự vững chắc cho nhân vị như một hữu thể phú bẩm một yếu tố tự do, để rồi tự do-phẩm giá, là đặc quyền tuyệt đối bất khả di nhượng ( la liberté-dignité, prérogative absolument inalinéable).
- Bên cạnh sự cao trọng tuyệt hảo, thì phẩm chất của tự do và sự hiện diện của các tự do là đòi hỏi trong xã hội chính trị, thể hiện đức hạnh mình bằng lý do thực thi nghiêm túc các tự do đó cho ngưòi dân. Chẳng hạn thi hành các tự do lương tâm, tự do tôn giáo và ngôn luận, tự do truyền đạt tư tường và tự do phổ biến tin tức (thời sự) cùng lập hội, tự do tham dự chính trị. Tự do tham dự chinh trị duy là con đường xứng hợp với con ngưòi đi tìm kiếm sự thực hiện cho định mệnh của mình, để thực hiện hóa một cách hiệu nghiệm cho tất các các quyền căn bản của con người, nhất là làm thỏa măn những nhu cầu, những thiết yếu của ngưòi dân một cách vừa hợp pháp và hợp lý.
Khi phán đoán nghiêm khắc về nhũng hệ thống áp bức con người, thì Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II bắt đầu từ «nền văn minh tiêu thụ-civilisation de consommation » (Xin xem TD Đấng Cứu Thế số 16). Trong Thông Điệp này ngài yêu cầu phải có một thái độ trách nhiệm tự do của mình, cũng thế Ngài yêu cầu xã hội-chính trị phải thực hiện hoá một cách hiệu lực sự tự do trách nhiệm này đối với toàn thể con người. Chính đây là tấm lòng ưu ái vì Giáo Hội vì người của Đức Giáo Hoàng mến tặng cho nhân loại hoàn vũ hiện nay. Do đó trách nhiệm và bổn phận của mỗi người chúng ta, là cố gắng dấn thân trong mọi khiá cạnh mà Ngài chủ xướng cho con ngưòi và cho sự tự do của họ. Vì quả thế những hệ thống triết thuyết phi nhân bản, những xã hội chính trị, kinh tế độc quyền và độc tài cùng độc đoán cùng tập đoàn gia đình trị (như Bác Kinh, Việt Nam, Cu Ba, Lào, Bắc Hàn vv..), chẳng quan tâm gì đến sự sinh sống của dân chúng cùng những tự do của họ. Những mối ưu tư và lo lắng lớn lao này, những nguyên tăc quan trọng của những lời giáo huấn của mình, đã đưọc Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, nhân chuyến công du mục vụ tông đồ tại Ba Lan, Ngài tuyên bố công khai với một cung giọng hùng hồn một cách gan dạ hơn người, Ngài điểm thẳng mặt vào Nhà Nước Ba Lan lúc đó chà đạp phẩm giá dân mình, cũng như tước đoạt hết mọi quyền tự do căn bản của Dân Ba Lan, rồi Ngài khuyến khích dân Ba Lan và Nghiệp Đoàn Liên Đới Đoàn Kết rằng: Các con đừng sợ ! Hãy vững tin vào quyền năng Chúa Tròi để cứu mình !
Chúng tôi còn nhớ vào thời điểm lúc đó, khi Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô Leonid Brejnev và Hồng Qụân Liên Sô của chúng, lăm le muốn đem quân cùng xe tăng qua Ba Lan để đàn áp phong trào Nghiệp Đoàn và Dân Ba Lan, tức thì Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-Lô II tuyên bố một câu bất hủ để đời : « nếu Hông Qụân và xe tăng Liên Sô tràn qua biên giới Ba Lan, thi tôi xin từ chức Giáo Hoàng, về nước bên cạnh dân Ba Lan, làm kháng chiến qụân chống quân Liên Sô xâm thực » Vì lời nói mạnh bạo này, làm Brejnev nhụt chí, không dám ngông cuồng, ngang tàng xua Hồng Quân vuợt biên giới, lủi thủi rút quân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét