Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

TIN MỪNG VÀ NHÂN QUYỀN (Kỳ 4)



LTCGVN (08.01.2014) 



TIN MỪNG VÀ NHÂN QUYỀN (Kỳ 4)



« God Helps Those Who Help Themselves 


Aides-Toi Toi Même, Le Ciel T’aidera 

Hãy Cứu Lấy Mình Trước, Thượng Đế Sẽ Cứu Bạn » 

Mến Tặng Qúy Em BBT Lương Tâm Công Giáo và Quý Độc Giả


3.2. Ý Nghĩa Cùng Mang Lại Sự Tiến Hóa Do Giáo Hội Hoàn Thành 


Qủa thực, sự ló dạng của những nhân quyền và sự thỉnh cầu các tự do nền tảng cho hết mọi người – chúng tôi đã nói qua ở phần trên (II)- Như là một cơ hội tốt, cho những quyền bính cúng thẩm quyền của Giáo Hội, là một đề nghị và một sự bênh vực chính đáng cho phẩm giá cùng quyền lợi và những quyền căn bản của con người. Đáng buồn thay các Vị Giáo Hoàng của thế kỷ XVIII và của thế kỳ XIX đã không biết nhận ra những lý tưởng cách mạng của tự do, của bình đẳng và tinh huynh đệ, có thể trở nên trong xã hội trần thế những chân thật, tạo ảnh hưởng vang dội cho « phẩm giá tự nhiên của con ngưòi, dignitas nature humanae, mà theo truyền thống của các Giáo Phụ xưa kia, đã xem trọng hình ảnh con người là phản chiếu hình ảnh của Thiên Chúa, và cộng đồng Giáo Hội là phản chiếu cái ơn gọi con người được làm người đến từ Chúa Trời. Thế nên trong thế giới hiện đại, thì những nhân quyền và sự đòi hỏi các tự do căn bản, tất được xem là những đặc quyền của phẩm giá con người, phải được các xã hội đời và các thể chế chính trị, dõi theo cùng thực thi và áp dụng cho người dân. 

Còn những ngôn thức của triết học về phẩm giá con người, sẽ được nói đến trong một học thuyết nhân bản (humanisme- humnism) – và ngưòi ta thấy nơi một học thuyết nhân loại bản vị, là hoàn toàn hợp lý. Đơn cử với F. Compagnoni, thì người ta có thể nói đến một diễn tiến được tiếp tục và không ngừng gián đoạn của sự thần học hoá. Sự diễn tiến này đựợc bắt thấy những cội rễ xa hơn, đó chình trong những trường phái và cao trào nhân loại bản vị (anthropocentrique » cuả thời kỳ Phục Hưng (Renaissance), với Nicolas de Cuse hay Pic de la Mirandole. Nhưng được gạn lọc bởi Kant, rồi được trở nên với Hegel và Marx. Từ đó có một sức mạnh thay đổi về văn hóa và xã hội. Con những đề án hữu ích của các vị Thủ Lãnh Giáo Hội đương thời, rồi những sự kiện trước hết, là sự tán thành và chuẩn nhận cho những học thuyết nhân quyền, là thời về sau này cùng những diễn tiến của « thần học hóa-théologisation » hầu sử dụng trong hành động. Tất cả những phong trào cùng sự chuyển động của lịch sử xã hội đời, có tính cách là đột ngột, và ngưòi ta cố gắng dung hoà trở nên đồng nhất với những cảm tưởng chung của các người ki-tô hữu. 

Vì tự bản chất, thì Giáo Hội đã nâng cao và đặt những giá trị độc lập của con người: chẳng hạn sự thật và tự do. Cũng thế Giáo Hội qủa quyết một cách minh bạch và vững vàng trong những lãnh vực riêng tư trần thế : như chính trị, kinh tế, và văn hóa vv., đó chính là trong ý nghĩa của Thông Điệp Thánh Kinh về sự tạo dựng và là điểm khác biệt rõ nét của trần gian : « cái gì cùa Ceésar thì thuộc về Ceésar ») và về lãnh vực tâm linh (« cái gì của Thiên Chúa thì thuộc về Thiên Chúa »). Vả nữa, qua Thông Điệp Pacem In Terris-Hoà Bình Dưới Thế thời danh nay, là được thiên hạ công nhận và tán thánh như một biểu lộ của « dấu chỉ thời đại ». Để rồi ngưòi ta lắng nghe những giáo huấn của Giáo Hội, mà mở rộng cõi lòng mình ra và toả ra cho thế giới hiện đại lời mời gọi của Tin Mừng Tinh Yêu của Chúa Cứu Thế - Và rồi giống như trăm hoa đua nở, nào những phong trào giải phóng phụ nữ (les mouvements d’émancipation de la femme), khỏi những áp chế của chế độ gia trưởng, chế độ nô lệ lao động, cùng những áp chế hà khắc của tôn giáo như Hồi Giáo cực đoan, nho giáo cổ hủ, còn theo chế độ phong kiến, rồi sự chủ xướng của những xã hội kém tươi nở hoặc những dân tộc kém phát triển và vẫn còn nghèo đói được no ấm, dân chủ cùng hạnh phúc (xin xem Thông Điệp ở số 39 và tiếp theo). Thế nhưng một phiá, thì Chánh Quyền cứ khăng khăng đóng kín tai lòng, cứ ngoan cố chỉ trích Giáo Hội, tuy thế Giáo Hội Công Giáo cho họ thấy được những giá trị tích cực và hiệu nghiệm trong những tư tưởng mới của thời đại mà họ sẽ đối đầu; còn một phiá nữa, thì những chủ nghĩa tự do có quan điểm quá khoáng đạt và chủ nghĩa xã hội cộng sản thì độc đoán, độc tài và dành hết mọi quyền tự do căn bản và phẩm giá con người cho mình và Đảng thôi. Họ đối kháng lại những định chế cùng ngay cả học thuyết Nhân Bản Ki-tô giao của Giáo Hội. 

Vì đó thiên hạ không thể đồng nhất tư tưởng chân thiện mỹ, nên mới nhiều lầm lỗi sai trái của những lý thuyêt triết học về sự tự nhiên tiến hoá con ngưòi, về lý thuyết không tưởng của Marx. Rồi vi những ly do sai lầm cùng nguyên nhân tạo nên đau khổ và cảnh đấu tố kính hoàng, là cảnh máu đổ đầu rơi của trăm triệu sinh linh gục ngã. Do thế, Giáo Hội có bổn phận tạo cứu cánh cho thế giới và con người phát sinh: đó là với những phong trào và những chuyển động của lịch sử thiết tạo nên, với một mục đích cho kinh tế, cho xã hội, cho văn hoá hay chính trị một thứ học thuyết tình người và tình yêu tôn trọng phẩm gíá con người và các quyền căn bản của họ. Và chính những quan điểm thiết tạo cho kinh tế, xã hội, cho văn hóa cùng chính trị này, đó chính là nguyên nhân vẫn còn tạo nguồn cảm hứng trong cái lý thuyết nhân bản vị người của Học Thuyết Ki-tô giáo. 

Thêm nữa, chúng ta phải nhìn nhận rằng những phong trào và những chuyển động lịch sử này, tạo nên một khởi xướng cho các chủ nghĩa đạo đức nhân bản, cho các cao trào cách mạng tự do, cho các đòi hỏi sự công chính và công bình trong xã hội cũng như cho thể chế chính trị. Nhất là người ta đáp ứng đúng nguồn khao khát của con người về tự do, về phẩm giá con người và những quyền căn bản, như chúng tôi đã nghị luận với qúy vị qua nhiếu bài chúng tôi viết vế « dân chủ và nhân quyền ». 

Với chương trình cùng đế án tốt đẹp này, thì học thuyết về sự cao trọng của phẩm giá con người của Giáo Hội Công Giáo được bảo đảm cho đời sống nhân loại, và cùng một thời gian chú ý đến sự biến chuyển của lịch sử, để rồi mở rộng cho những sự tiến bộ của cá nhân cũng như cộng đồng về nhũng ý thức luơng tri, hầu dẫn họ đến gần với những cảm nghĩ minh bạch của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II. Chính Ngài mang lại cho Giáo Hội Công Giáo và Thế Giới một luồng gió mới, một sinh khí mới về cái nhìn thần học, mà Ngài là người luợng giá được những biển chuyển của lích sữ cùng lay động của thế giới, và cho chúng ta cái cảm nếm được những tiên đoán và việc làm thần kỳ của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II có một không hai này của Giáo Hội và Nhân Loại. 


3.3. Học Thuyết Nhân Bản Của Ki-Tô Giáo : Một Học Thuyết Chín Chắn Với Thời Gian 


Quả thế không ai phủ nhận rằng, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II hằng quy chiếu những đề án của mình, quy hướng vào những đặc điểm của hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm cuối, là Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII và Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI. Để rồi Ngài đánh giá như là « một gia tài phong phú », một « gia tài đặc thù » cho mình. Ngài nhạy cảm trước trạng huống của thời đại, và nhờ những di sản qúy tặng này, nhất là Công Đồng Vatican II mà Đúc Thánh Cha Gio-an Phao-lô II phó thác Giáo Hội hiện thời dưới sự phù trợ cùng quyền năng tác động của Chúa Thánh Thần : « Cái di sản qúy báu đó là ăn rễ sâu một cách mãnh liệt vào trong luơng tâm và tín ngưỡng của Giáo Hội, hoàn toàn là một hình thái mới, mà chúng ta không biết trước cho đến ngày hôm nay, đó chính là ân huệ của thánh Công Đồng Vatican II » (Đấng Cứu Thế Số 3). Chắc chắn là không có sự đổi mới trệch hướng theo thực chất cái nhìn của Thông Điệp Tin Mừng Chúa Giê-su. Song là sự ý thức sâu thẳm cùng đào sâu hơn vào Tin Mừng, học hỏi những tương quan mới của Giáo Hội và thế giới ngày nay, hầu bảo đảm cho con người rằng, hạnh phúc của người ta gìờ đây nhân vị đươc nâng cao. Đó chính la do công trạng và việc khỏi xướng đáng lưu ý của các triều đại Giáo Hoàng từ thế kỷ XVIII, của thế kỳ XIX và một phần của thế kỳ XX và XXI. Giáo Hội xuất hiện ngày nay : « già dặn hơn trong tinh thần phân biệt, đủ khả năng hơn để rút tỉa kho báu vĩnh cữu của mình « từ tân đến cổ », tập trung hơn về mầu nhiệm của mình (Giáo Hội), và tất cả đều là hồng ân, giúp sẵn sàng hơn cho sứ mạng cứu độ hết thảy con người » (Đấng Cứu Thế số 4). Và Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đưa ra câu hỏi « Làm thế nào, bằng phương tiện nào để cho những di sản của Thánh Công Đồng Vatican II, của các Thông Điệp của Giáo Hội được tiến hành mọi mặt trong Giáo Hội và Thế Giới ? ». 

Tất cả những phần học thuyết của các Thông Điệp cùng chương trình cho câu hỏi này, chính là một sự trả lời phong phú cho việc khai triển, hầu cô đọng lại sự khai tâm tuyên xưng niềm tin này: chính là sự duy nhất quy về tâm linh chúng ta, duy nhất hướng chiều về trí thông minh chúng ta, duy nhật ý muốn của chúng ta lại, và con tim chúng ta phải là Chúa Ki-tô, Đấng Cứu Độ con người, Đấng Cứu Độ toàn Thế Giới. 

Trong Thông Điệp Đấng Cứu Thế này, cùng trong nhửng sự can thiệp khác, và trong nhiều diễn văn của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong những chuyến Công Du Mục Vụ của Ngài : cho chúng tha thấy rằng, hầu như Ngài muốn tín thác vào cái chìa khóa của học thuyết Ki-tô Giáo và giá trị nhân phẩm của con người bằng những suy tư của mình (Nhân Quyền). Từ nhừng Thông Điệp, từ những Huấn Dụ, từ những chuơng trình mục vụ, từ những bài diễn văn bênh vực quyền lợi chính đáng của Giáo Hội và giá trị nhân phẩm con người, thì chúng ta thấy Ngài hé lộ một chút bí mật về nhân cách thông minh cùng tài trí phi phàm, và một con tim thương xót con người và hết lòng vì Giáo Hội và tha nhân, cùng một tâm linh và niểm tin kiên vững như tảng đá của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II vào Chúa Giê-su Ki-tô, va một sự phó thác cùng tin cậy tuyệt đối của Đúc Thánh Cha vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. (Ưóc gì Giáo Hội Việt Nam có đuợc một Đấng Mục Tử, có tâm tư, có con tim, có lòng tin, và một nhân cách phi phàm, thông minh như Đức Chân Phuớc Gio-an Phao-lô II, ắt chúng tôi thiển nghĩ bộ mặt Giáo Hội, xã hội và Đất Nước Việt Nam đã chuyển động, chuyển biến và thay đổi từ lâu rồi. Đáng buồn thay có lẽ chúng ta chưa cộng tác và hoàn toàn tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh cùng quyền năng của Chúa Thánh Thần có thể biến đổi được tất cả mọi sự cho nhân loại, nhưng tiên khởi chính con người chúng ta phải biển đổi tư tâm tư đến hành động). 

Theo Đức Giáo Hoàng, những tiến bộ của Giáo Hội, đó chính là việc ý thức sâu sắc hơn về sứ mạng của mình, và Giáo Hội ngày nay phải cởi mở hơn về mầu nhiệm đặc thù của mình. Mầu nhiệm đó phải trở nên ăn sâu, thấm sâu vào Chúa Ki-tô do một sự khai triển về Ki-tô học, do một cái nhìn « trông rộng, nhìn xa » của Giáo Hội về con người, về thế giới cho đến ánh sáng của sự cứu độ. Do đó phẩm giá con người, tất yếu phải tôn trọng và các tự do cùng những quyền căn bản của con ngươì, là thực thể tiên khởi, được xem trong một tiến trình của học thuyết Ki-tô gíáo (hầu thực thi các quyền nói này cho người dân), giống như sự chiếu theo sự hiệu qủa hay những đòi hỏi của sự cứu độ do Chúa Ki-tô đem đến cho nhân loại. 

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã giải thoát cho thế giới hôm nay một thông điệp thần học. Thông điệp đó hằng luôn là trọng tâm cho những suy nghĩ cùng tư tưởng của Ngài, rồi chính Ngài là người nâng đỡ, cổ võ một cách nhiệt tình với Công Đồng Vatican II. Có nghĩa làm sao tạo được một thị kiến ki-tô giáo nhìn thấu đáo về con người, đây chính là những nan giải, những khó khăn, để từ đó trong suy tư, trong cầu nguyện, trong sự gạn lọc, và trong sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tạo lập được Hiến Chương Vui Mừng Và Hy Vọng-Gaudium Et Spec về « Giáo Hội trong thế giới hôm nay ». Chúng ta biết rằng trong một khoảnh khắc quyết định, thì vào lúc khối thứ tư của công đồng nghị hội, khi mà các Nghị Phụ bắt đầu dừng lại vê sự ghi lại bản văn nơi chương 1 : « về phẩm giá con người », lúc ấy có ba khuynh hướng đối nghịch giữa các Nghi Phụ công đồng. Nhiều người trong các Nghị Phụ công đồng thỉnh cầu và đòi hỏi, là chúng ta dùng một khởi điểm về chính sự mạc khải của Ki-tô giáo. Một số Nghị Phụ khác, thì đòi hỏi một nền tảng nhân loại học phải được thiếp lập trong lãnh vực tự nhiên (của con người). Khuynh hướng mạnh hơn cả, đó chính là trong ý nghĩa nâng cao « chân lý Thánh Kinh » về con người : là « đưọc tạo dựng bằng hình ảnh của Thiên Chúa, vá cái phẩm giá đó đã được Chúa Ki-tô tái tạo lại ». chúng ta thấy từ đó có một sự tổng hợp, rồi phân tích và gạn lọc ba khuynh hưóng của các Nghị Phụ Công Đồng, hầu rút ra những tinh túy cho Hiến Chưong Vui Mừng và Hy Vọng, cũng như nhiều Hiến Chương và các Tông Huấn khác của Công Đồng. 

Lúc hội Công Đồng, thì Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, còn là Đức Tổng Giám Mục của địa phận Cracovie, Ngài là một trong những Nghi Phụ đáng chú ý đặc biệt. Ngài lên tiếng trong 137 phiên hội trọng thể của kỳ hội 4, Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla bắt đầu chấp nhận hướng về trọng tâm đề án của phẩm giá con người. Song lúc đó phần đóng góp riêng của Ngài về điểm tranh luận rất hùng hồn: Ngài cố gằng thuyết phục và đề nghị cùng các Nghị Phụ Công Đồng, là cần cho sự việc quan trọng hơn cho «phương diện học thuyết Ki-tô giáo-aspect sotériologique ». Chớ có chiều theo cùng tự mãn khẳng định rằng kỳ công sáng tạo đã được tích hợp trong công việc cứu thế, người ta nên nhấn mạnh rằng công cuộc cứu độ này đã hoàn toàn hoàn tất. Thật công cuôc tạo dựng của Chúa Trời trong công cuộc cứu độ do Thánh Giá của Chúa Ki-tô xác minh, luôn mài là dấu chỉ Ki-tô giáo giữa lòng thế gian. Công cuộc cứu thế cấu thành yêu tố đặc thù và kết tạo nên chương trình về « Giáo Hội trong thế gian…». Một thị kiến học thuyết Ki-tô giáo như thế, theo ý đức Tổng Giám Mục Wojtyla nói, là bảo đảm cho hành động siêu việt và phi thường của Giáo Hội, cùng lúc Giáo Hội bảo đảm cho sự vững bền, cho sự độc lập của mình với các thực tại trần thế. Giữa những hệ luận thực hành, trước hết là nhũng nan giải của lý thuyết vô thần (athéisme-atheism) thực tiễn, lý thuyết vô thần này toả sáng một ánh sáng được xem tất cả đếu mới: do đó lý thuyết vô thần này (cộng sản) tạo nên một nan giải cho nhân vị con người, ở trong nội tâm, là một nan giải của tâm hồn, của tinh thần và con tim họ. 

Chúng ta rõ Đấng Cứu Thế Tối Cao đến thế gian này, với một mục đích và một chương trình giải thoát con người ra khỏi cảnh khổ trầm luân.. Thế nên Ngài đã thực hiện hoàn tất sứ mạng mình và thiếp lập lại sự sáng tạo, đây chính là điểm độc đáo của sự nhận thức đặc biệt của Ki-tô giáo về con người, về phẩm giá của họ, về các quyền căn bản của con người. Như thế tất được xem thể hiện sự tối trọng của nguyên thủy thông điêp Tin Mừng, không khác gì là nghĩ đến nội dung của Tin Mừng. Thế đó cũng trong suốt thời kỳ của công đồng, ngưòi ta thấy sự xuất hiện thường can thiệp của Đúc Tổng Giám Mục Karol Wojtyla về những điểm bổ túc cho học thuyết Ki-tô giá cho phẩm giá con người này, Ngài vói một thái độ đón nhận, nghị luận và thỉnh cầu các Nghi Phụ Công Đồng. Nhất là, nhân danh toàn thể hàng Giám Mục Ba Lan, Đức Tổng Giám Mục Cracovie tuyên bố một bài diển văn hùng hồn về sư tự do tôn giáo (la liberté religieuse-The religious liberty), mở ra những tranh luận của khoá hội trong thể của Công Đồng - Để rồi từ đó được công nhận cho đề án của bản Tuyên Ngôn Phẩm Giá Con Người-Déclaration Digmitatis Humanae thời danh, bản Tuyên Ngôn Phẩm Giá con người được nhìn nhận là một trong những điểm Công Đồng thực sự canh tân. Vẫn còn nói thêm ở đây, là Đức Tổng Giám Mục Wojtyla đánh dấu cho một sự khởi đầu của nền tảng biểu thị những đề án của Giáo Hội về sự tự do: Quả học thuyết Giáo Hội là thể hiện và hoà điệu với chân lý cùng nhũng ly do thuần lý, trong những lãnh vực có thể đạt tới về cái lý trí thông đạt cũng những lý do hiểu biết. Thế nhưng vẫn còn hơn nữa, tất cả sự thiết yếu thần học, là phải cố gắng tỏ lộ việc đem đến sự mạc khải tương hợp với lý trí con người. Và trong một ý kiến tuyệt vời. người ta thấy nảy sinh một tư tưởng, sẽ là một đề tài nền tảng của Thông Điệp Đấng Cứu Thế. Chúng tôi xin nhấn mạnh hai cái thực chất của bản liệt khai: Qủa thế trong những điều mới mẻ, người ta sẽ thấy chính sự kiện trong những điêu mơi mẻ ấy một học thuyết chân thật và sâu sắc về sự tự do tôn giáo, một học thuyết mà thiên hạ trở thành biết bao ý thức hơn mà họ vừa mới khám phá ra, học thuyết vừa là lý thuyết vừa là thực hành về cái phẩm giá nhân vị của con người. Và trong một lời phát biểu và diễn văn khác, người ta thấy Đức Tổng Wojtyla đề ra một sự tu chỉnh, một sự cải thiện của chương trình, nhắm hường về con người và thế giới, nó tỏ lộ sự hoà điệu của tự do với chân lý cùng sự công bình, như thế chân lý và công bình do từ việc nhận thức cùng hiểu biết, mà Giáo Hội là nơi tích chứa các mạc khải của Thiên Chúa. 

Để rồi Công Đồng dung nạp ý gợi ra này trong việc soạn thảo phần cuối của tiêu đề số 1 của Tuyền Ngôn về Tự Do Tôn Giáo. Thực một vài tư tưởng cùng thực tiễn của các Nghị phụ được khai triển trong Thông Điệp Đấng Cứu Thế này. Như thế sự tương quan của tự do với xã hội cùng những Nhà cầm quyền dân sự đã xác thực, và Giáo Hội công bố rằng : « sự Tự Do, đó là cái nhìn tiên khởi cùng trực tiếp chính vào con người họ ». Một sự tự do như vậy đưọc xem là « ý nghĩa đạo đức xã hội-signification éthico-sociale », là thai nghén trong bổn phận cùng trách nhiệm. Trách nhiệm là tuyệt đỉnh và thiết yếu bổ sung cho sự tự do. Tự do phải được chúng ta nhấn mạnh cho Bản Tuyên Ngôn của chúng ta trở thành một nền tảng, một lý thuyết nhân vị cùng phẩm cách vói ý nghĩa Ki-tô giáo. Qủa Giáo Hội không cần mở cánh cửa ra cho chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa vô cảm, lãnh đạm (libéralisme et indifférentisme- liberalism and indifferentism) xen vào. Từ đó người ta nhận ra những cái học thuyết giống nhau với tác phẩm Responsabilité et Amour – Tình Yêu và Trách Nhiệm của Đức Tổng Karol Wojtyla đuợc xuất bản tại Ba Lan vào năm 1960. Thực đi vào vấn đề của trách nhiệm này, được xác định như tính cách « liên quan đến tự do ». Bổn phận tin đi từ sự phối hợp của tự do và chân lý, được con người chiếm hữu, và qua đó như là một sứ điệp tôn giáo (Giáo Hội Công Giáo) loan báo cho mọi người. 

Người ta biết rằng vai trò của Đức Hồng Y Tổng giáo phận Cracovie ( lúc này Ngài đã được thăng lên phẩm Hồng Y), trong kỳ Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vào năm 1971. Ngài là một nhân tố quan trọng cho việc bênh vực « sự công bằng trong thế giới- the fairness in the world, la justice dans le monde). Trong một lá thư viết vào ngày 22.10.1971, Đức Hồng Y Wojtyla đã khai triển môt vài tư tưởng chủ yếu của mình. Chúng tôi rút ra ba điểm nỗi bật, được xem và bắt thấy như là chủ đề đưọc Ngài lập đi lập lại trong những lời giáo huần của mình trong suốt thời gian Ngài làm Giáo Hoàng. 

Sự xác minh đầu tiên mà Đức Hồng Y Wojtyla muốn mang đến cho chuơng trình hành động dấn thân này, chính là thể hiện sự công bằng trong xã hội trước hết, từ đó người ta mới thích ứng của sự theo lương tâm. 

Điểm thứ hai một hình thức rộng nghĩa hơn, đó chính là Ngài đề cập đến phẩm giá con người, không thể từ chối được cái giá trị cao cả này (bởi con người là hình ảnh Thiên Chúa, khi người ta xúc phạm đến con người tất là xúc phạm đến Chúa Trời. Vả nữa con người chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần, xúc phạm đến chúng ta là phá đổ đền thờ Chúa Thánh Thần ngự trị). Do đó ngưòi ta phải thăng tiến những quyền căn bản thiết thực của con người vào trong lãnh vực xã hội-kinh tế và chính trị. Một điểm Đức Hồng Y Wojtyla nhấn mạnh, chúng ta hãy nhìn vào xã hội hiện thực, phẩm giá con người đang bi chà đạp (Ngài ám chỉ dến các nước độc tài cộng sản và quân phiệt thời đó) . Chúng ta cũng hãy nhìn đến sự công bình trong cánh đồng văn hóa : (toàn là thứ văn hóa đấu tố, hận thù và mất tình nhân đạo). Vì thứ văn hoá thống trị này (domination culturelle) tự tuyên bố giống như một cách thức bất công bình trong đời sống cộng đồng quốc tế. 

Điểm cuối cùng là một đối tượng đáng lưu ý, nó là một trong những điểm làm Ngài quan tâm khi đăng quang Giáo Hoàng : chính là sự nan giải về công bình trong đời sống cung lòng Giáo Hội. 


Công Đồng Vatican II

Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề Công Đồng : Quả những việc can thiệp của Đức Hồng Y Karol Wojtyla trong Công Đồng Vatican II, hay những khoá họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, Ngài phát biểu và đưa ra đề án thời danh biết bao cái triết thuyết của mình về phẩm giá con người và nhân quyền, từ đó nó trở thành sự chín mùi với thời gian, và ngài muốn làm thế nào học thuyết đó đâm rễ sâu trong truyền thống Ki-tô giáo, để con người chiếm hữu và sống một đời sống thực chất con người của họ mà Thượng Đế đã phú cho khi còn là bào thai trong dạ mẹ. Tuyệt thay chúng ta phải nhìn nhận rằng Đức Hồng Y Wojtyla là một thần học gia xuất chúng, vượt lên hẳn những tư tưởng của người đương thời : đó chính là nhờ những hòa điệu giữa kinh nghiệm sống cùng suy tư của mình, khi ngài sống trong lòng chế độ cộng sản phi nhân. Nói tóm lại, đó chính là những học hỏi những học thuyết đạo đức nhân bản của Ki-tô gáo và sự giao tiếp với mọi người. Vì giới hạn của bài viết, nên chúng ta không thể bàn luận rộng hơn. Do thế, để tiếp tục thảo luận con đường nói này, chúng ta phải tạm giới hạn ở đây, để đưa ra những tương hợp của những Thông Điệp, Tông Huấn và các bài diễn văn, huấn từ của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II từ lúc Ngài thốt ra những ngôn từ « bùng nồ » của mình giải nghĩa cho những tâm điểm: về sự liên quan của Ki-tô giáo và phẩm giá con người cùng nhân quyền.

(còn tiếp)

Nam Giao Lê Thiện Bình
Tác giả viết riêng cho Lương Tâm Công Giáo Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét