Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT THỨ NHẤT MÙA CHAY: 'Thời Gian Chiến Đấu'


CHÚA NHẬT THỨ NHẤT MÙA CHAY

SÁNG THẾ 2,7-9. 3,1-7 ; RÔ MA. 5,12-19 ; MÁT-THÊU 4, 1-11

Thời Gian Chiến Đấu



Khi Chúa Giê-su chịụ bị cám dỗ ở nơi hoang địa, đó không phải là sự tình cờ đưa đến, song là một biến cố quan trọng trong chương trình cứu độ, và một thử thách lớn trong đời sống của Ngài. Vì thế thánh sử Mát-thêu đã nói đến chính Chúa Thánh Thần đã đưa Chúa Ki-tô vào nơi hoang địa để ở đó Chúa Giê-su chịu sự cám dỗ của Qủy Satan.

Thời gian chịu sự thử thách và cám dỗ này chắc rằng là mục đích nghiệm xét và tôi luyện khí lực cùng khí phách của Chúa Giê-su, để thể hiện thế nào là sự gắn bó của Ngài đối với Thiên Chúa, Cha Ngài. Còn chúng ta, chính trong sự thử thách này mới thể lộ hơn cả lòng trung thành của chúng ta, cùng những việc tuân phục ý Chúa Trời trong đời ta, nhất là sự gắn bó tha thiết đối với Ngài. Riêng đối với Chúa Ki-tô, đây cũng là đối tượng giúp đỡ Ngài hiểu và thấy rõ dược hoàn cảnh khó khăn và đau thương chắc chắn sẽ xảy ra khi đối mặt với định mệnh mình. Chính ở nơi hoang địa mà Chúa Giê-su đã sửa soạn cho hành trình xuất hiện đời sống công khai. 

Quả thực Thiên Chúa đã muốn Con mình trải qua các cơn thử thách. Chính Thiên Chúa cho phép đề Con Ngài thực thi sự thử thách như thế. Chúa Trời đã nâng đỡ và ủy lạo Chúa Con trong cơn thử thách, và chính Chúa Ki-tô cũng biết phương thế chiến đấu lại các cám dỗ và sự thách đố của Satan này. Còn phần chúng ta, chúng ta cũng thường chịu sự cám dỗ và thử thách như thế trong đời mình. Tuy nhiên chúng ta không có được cái khí lực, khí phách của Chúa Ki-tô, bởi đó chúng ta hằng ngày luôn đọc lời kinh Lạy Cha khấn xin Thiên Chúa : « xin chớ để chúng ta sa chước cám dỗ ». Thế nhưng chúng ta cũng phải biết sự cám dỗ là một phần của đời sống, và một đôi khi, có thể là đi vào trong chương trình của Thiên Chúa trên con người chúng ta. Như thánh Gióp đã chịu bao thử thách cám dỗ. Rồi các Ngôn Sứ, các Thánh và tất cả các môn đệ Chúa Giê-su đều phải chịu thử thách. Do thế, không gì ngạc nhiên cả khi chúng ta bị cám dỗ và chịu sự thử thách trong đời mình. 

Thực tế giống như Chúa Ki-tô, chúng ta thường bị cám dổ, một trong những cám dỗ quan trọng, đó là ta muốn đưọc có nhiều của cải trần thế hơn là thích đưọc tích lũy các giá trị tinh thần cho mình. Thêm nữa, chúng ta thường bị sự cám dỗ lười biếng phụng sự Thiên Chúa : như là đọc kinh, đi tham dự Thánh Lễ, viếng thăm anh chi em bệnh hoạn vv, Chúng ta sẵn sàng bỏ nhiều giờ để ăn nhậu, đi chơi nhiều hơn, cám dỗ nữa là yêu thích tôn thờ các thần tưọng ca nhạc, thể thao, đá banh của thế gian, rồi lao đầu chạy theo họ hơn là qùy gối tỏ lòng tôn thờ, kính yêu chỉ một mình Thiên Chúa Toàn Năng.

Khi đối diện với các cám dỗ của Sa-tan, Chúa Ki-tô đã chiến đấu anh dũng can trường hết mình. Sự chiến đấu của Ngài là mẫu gương của các sự chiến đấu mà chúng ta cần bắt chuớc và dấn thân. Khi đối diện với sự xấu, với qủy dữ, thì kỷ thuật và chiến lược kháng cự của Ngài phải là nguồn linh ứng cho chúng ta. 

Chúa Ki-tô đã kháng cự với Sa-tan do các trò chơi dụ dỗ của nó, là bằng cách ý thức đặt trước mặt mình các lòi của Cha Ngài. Những lời đó nhắc nhở cho Ngài rằng những gì Chúa Cha đang chờ ở Ngài, lời đó chép rằng : « người ta sống không chỉ bằng cơm bánh, nhưng sống là do những lời bỡi miệng Thiên Chúa phán ra » (Mt. 3,4). Tiếp có lòi chép rằng : « Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá ». Cũng có lời chếp rằng : « người chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của người ». Sau cùng có lời chép rằng « đứng trước Thiên Chúa là Chúa Trời nguơi, ngươi phải qùy gối và bái lạy Ngài, và chỉ thờ phưọng một mình Ngài Thôi ». 

Sự cậy dựa vào Lời Chúa đây có hai hiệu qủa. Có nghĩa vào những giờ mà ý muốn Thiên Chúa chưa xuất hiện hoàn toàn tỏ tường, thì trước hết Lời Chúa cho phép chúng ta khám phá ra những dấu hiệu chỉ lối thoát, như ngọn hải đăng soi chiếu cho việc tìm kiếm sự thật và sự thiện lành. Tiếp theo, Lời Chúa nhắc nhở cho chúng ta thế nào là lý tưởng phải dỏi theo, để trả lời cho ta những điều trọn hảo tốt lành mà Chúa Trời đang chờ mong ở nơi bản thân ta.

Sự cậy dựa vào Lời Chúa cũng là một phương thức tiếp nhận vào mình chính sức mạnh của Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa tự thông hiệp trong Lời của Ngài, đó là lương thực bồi dưỡng và sinh ích cho đời chúng ta : như lời Ngài phán « Lời Ta, mỗi khi phát xuất từ miệng Ta, sẽ không trở về vời Ta nếu chưa đạt kết qủa, chưa thực hiện ý muốn của Ta » (Is. 55,11).

Giờ đây, chúng ta nghĩ đến thời gian của việc chay tịnh, của Mùa Chay thánh được bắt đầu. Chúng ta sống như thế nào với thời gian mùa chay này ? Có chăng là một thời gian đến như mọi thời gian khác ? Hay phải chăng trong thời gian mùa chay này chúng ta sẽ cố gắng sống đời thân mật tha thiết gắn bó với Thiên Chúa : như luôn trung thành lắng nghe Lời Chúa và chiến đấu một cách mạnh mẽ, để càng ngày càng tiến bộ trên đường thánh thiện hơn, hầu phù hợp cho những mong muốn của Chúa Trời ở nơi bản thân ta ? Chúng ta có thể sống với mùa chay đi qua trong thầm lặng và êm ái, chúng ta vui lòng thêm một vài giây phút cầu nguyệu, mà chúng ta cầu nguyện mỗi ngày, hay đọc thêm một vài kinh, lần thêm một xâu chuổi, đi thêm đàng thánh giá, vả nữa nhịn ăn nhịn uống, bớt hút thuốc, rượu bia, ân nhậu, bớt ngủ một chút, là chúng ta cảm thấy hài lòng, hạnh phúc hơn những việc chúng ta làm ở các mùa khác. Vâng, các việc làm này là tốt đó, song các việc làm hảm mình hy sinh này chúng không thể dẫn đưa chúng ta đi xa được.

Lý hơn, chúng ta phải đối mặt, đối đầu với các cám dỗ, thử thách như Chúa Giê-su đã hiến thân chiến đầu một cách dữ dội. Ngài đã phải vận động toàn nghị lực, sinh lực, nhiệt khí của mình đẻ phục hồi trước trước mặt Thiên Chúa và hồi sinh cái ý muốn của Thiên Chúa về sự trung thành của Ngài, nhất là trong mọi sự Thiên Chúa đàng chờ mong ở Ngài.

Thực vậy, ai không dấn thân chiến đấu, thì không thể hy vọng cử hành lễ chiến thằng. Ai chỉ dấn thân chiến đấu sơ sơ, thì không thể trông chờ có được sự chiến thằng vĩ đại. Và mùa chay mời gọi chúng ta phải dấn thân chiến đấu chống trả tất cả những ngăn trở làm cho ta xa cách Chúa Trời. Mùa chay kêu mời chúng ta làm một sự « tái điều hòa tâm linh » hầu sống lành mạnh hơn theo lời dạy của Chúa Ki-tô.

Chúng ta chiến đầu ra sao và sẵn sàng chiến đấu và thân như thế nào, để có thể lưu mãi là người môn đệ đích thực của Chúa Ki-tô ? Xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta thêm nghị lực, lòng can trường dấn thân chiến đấu loại trừ những sự xấu, sự tồi bại và các cám dỗ của qủy dữ đang hoành hành trong người ta, cũng như ở đời thường của xã hội. Amen ! 

Lm. Phêrô Lê Quang Dũng, 
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN





0 nhận xét:

Đăng nhận xét