Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Suy niệm CHÚA NHẬT THỨ HAI MÙA CHAY: 'Đi Đến Cùng Đích'

LTCGVN (16.03.2014)

CHÚA NHẬT THỨ HAI MÙA CHAY
SÁNG THÊ 12,1-4a ; TI-MÔ THÊ 1,8-10 ; MÁT-THÊU 17, 1-9
Đi Đến Cùng Đích




Để hiểu được bối cảnh biến hình của Chúa Giê-su hôm nay, tất chúng ta phải nhớ lại thời gian trước đó đúng sáu ngày, thì Chúa Giê-su đã tuyên bố với các môn đệ mình rằng : « Thầy phải lên Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ bởi những kỳ lão, các thầy thông luật, các kinh sư, các trưởng tư tế, bị giết chết, rồi ngày thứ ba sống lại » (Mát thêu 16,21).

Ông Phê-rô sau khi nghe xong những lời Chúa Giê-su nói, liền can ngăn Thầy mình rằng nỡ lòng nào Thầy lại chịu cảnh thảm thương như thế « xin Thiên Chúa giữ gìn Thầy ». Song Chúa Giê-su đã đáp lại một cách cương quyết và mạnh bạo rằng « Sa-tan, hãy cút đi, người làm cản trở trên đường đi của Ta, ý tưởng của người không phải là ý tưởng của Thiên Chúa » (Mát thêu16, 23). Rồi Chúa Giê-su tuyên bố tiếp « nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình và vác thập giá của mình » (Mát thêu16, 24).

Có lẽ các thánh tông đồ lúc đó vẫn chưa tiêu hoá được những lời dạy này, và Chúa Giê-su ý thức rằng, khi thời gian đó đến và xảy ra với Ngài đúng như những điều Ngài đã báo trước cho họ, thì lúc ấy các môn đệ Ngài sẽ hoàn toàn hiểu và tiêu hóa được các điều nói này. Nhất là, thời điểm Chúa Giê-su phải vượt qua. Lúc ấy, Chúa Giê-su đem theo bên mình ba tông đồ Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi đến vườn Cây Dầu – Cũng ba môn đệ này luôn được Ngài chọn hiện diện bên Ngài trong các biến cố quan trọng của đời mình. Như lúc ở và tỉnh thức cầu nguyện với Ngài hay vào những giờ Chúa chịu thương khó khổ nạn (Mát thêu 26,37). Cũng chính ba môn đệ này, để rồi Chúa Giê-su biến hình trước mặt các ông.

Thế đó, những sự việc xảy ra chỉ trong một chốc lát lịch sử này, phải chăng là những điều quan trọng tạo sự lưu ý của chúng ta. Như bài Tin Mừng ở câu thứ 9 nói rằng đây là một thị kiến. Vâng chính là một thị kiến mà ba môn đệ đã được Chúa chọn này, thực các ông đã có một kinh nghiệm. Đó là sống thực kỳ diệu sự gặp gỡ với Chúa Ki-tô hiển vinh trong thiên tính, và Ngài đã tạo cho họ sống chính bằng trực giác của mình, bằng chứng là đôi mắt họ thấy rõ vinh quang của Chúa Giê-su, cũng là vị Tôn Sư họ đã đi theo bấy lâu nay. Cũng thế, cái kinh nghiệm này là mục đích giúp cho ba Tông Đồ Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an hằng nhớ lại thời gian của Ngài sẽ đến, đó là vào lúc Chúa Giê-su sống trong những khoảnh khắc hấp hối, sống trong những giờ đau thương khổ nạn, rồi sau cùng chết một cách nhục nhã trên thập giá. Tuy thế, cả ba tông đồ này đầu óc vẫn còn nặc mùi tục lụy, tinh thần chưa được thanh thoát – Như vào giờ Chúa chịu thương khó, cả ba ông mặc dầu đã thấy được vinh quang rạng ngời lúc Chúa Giê-su biến hình và hiển dung, thế nhưng các ông đã quên tất cả. Họ đã chẳng hiểu gì hết việc Chúa Ki-tô hiển dung đã báo trước rằng Ngài sẽ sống lại vinh quang.

Sự thường thuật về việc Chúa biến hình cùng hiển dung đưa đến cho chúng ta một điều cụ thể. Đó là việc này nhắc nhở chúng ta sụ quan trong để gặp gỡ Chúa Ki-tô và biết Ngài thực là Đấng Cứu Thế, và để cho ta nhất quyết nghe lời Ngài, hoàn toàn phó thác tin tưởng vào Ngài, nhất là để cho chúng ta dấn thân không còn ngần ngại đi trên con đường thập giá chông gai đấy khó khăn mà Ngài đã để lại dấu tích cho chúng ta dấn bước.

Con đường này là con đường đổi hướng, hoán cải và chiến đấu chống lại sự dữ, sự xấu trong người ta và bên ngoài con người của ta. Nhất là mỗi năm trong mùa chay thánh, thì mọi người chúng ta hết thảy đều được Chúa mời gọi trở lại dùng con đưòng đặc biệt này để chiến đầu, hầu đạt đến vinh quang của đời minh với Chúa Ki-tô.

Nhiệm vụ chiến đầu này rất đòi hỏi, đó là hãy chết cho bản thân, có nghĩa là sống đời khổ hạnh đền tội. Có lẽ khi làm các việc khổ hạnh, ép xác, chấp nhận hy sinh vác thập giá e chúng ta không mấy được bằng lòng và vui vẻ. Bởi thế, ngay từ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay, Giào Hội đả cho chúng ta nghe bài Tin Mừng này, để cho đôi mắt ta hình dung được các việc Biến Hình cùng Hiển Dung của Chúa Ki-tô. Bối cảnh này nhắc lại cho chúng ta hay rằng kể từ đó đưa chúng ta vào mùa chay, vào sự thống hối, vào việc khổ hạnh… Và qua các việc làm khổ chế này, Chúa Trời mời gọi chúng ta bước đi trên con đường thập giá, và với các cố gắng hầu sống hoàn toàn theo tinh thần Chuá Ki-tô, chớ không theo tình thần thế thế tục. Nhờ đó tất cả nhửng sự cố gắng khổ chế vác thập giá này sẽ dẫn chúng ta đến sự Biến Hình cùng Hiển Dung, đến ánh sáng rực rỡ và sự sống trường tồn. Các việc làm khổ chế này là nguồn suối của một sự canh tân nội tâm của tất cả con người của ta. Sự biến hình nói lại với chúng ta rằng chúng ta có thể trở nên hữu thể khác, hạnh phúc hơn, là chúng ta bằng lòng chấp nhận cái chết truớc trong con người ta nhũng điếu làm cho đời ta xa cách Chúa Ki-tô, từ chỗ đó chúng ta nên cấy trồng điếu lành, diều chân thât, thiện mỹ làm cho chúng ta xích lại gần với Chúa Ki-tô hơn.

Chúng ta đang ở trong tuần thứ hai của mùa chay. Chúng ta mỗi người tự hỏi lại lòng mình, rằng đã hai tuần qua cho đến ngày mai chúng ta đã hoàn thành được công việc nào để dần thân vào mùa chay, như bằng cầu nguyện, bằng tinh yêu các anh chị em ta, hay bằng cách chia sẻ cơm bánh, tiền bạc, áo quần cho những người nghèo khổ. Cuộc chiến nào chúng ta đã thật tình chiến đầu để chống lại, để loại trừ trăm thứ tội lỗi trong người ta ? Ưóc muốn nào, dự tinh sao để bộc lộ cỏi lòng chúng ta luôn sẵn sàng mở rộng theo tiếng gọi của Chúa Thánh Thần trong mùa chay này hay cho cả năm nay ? Những lời mời gọi của Chúa Thánh Thần luôn luôn là mới, là cụ thể sinh động. Những lời mời gọi của Ngài đưọc thể hiện qua những gì chúng ta sống : như một sự thành công, một sự thất bại, một quyết định quan trọng chúng ta cân nhắc để chọn hành động, hoặc một sự đau khổ xảy ra làm chúng ta đảo điên, rúng động, một tai nạn sức khỏe, bệnh tật hay một ngưòi nào đó làm ta thất vọng, tin báo thân nhân ta qua đời vv.., chúng ta có sẵn sàng vui nhận các lời mời gọi của Chúa Thánh Thần chăng ?

Nhiều người nói rằng, những mùa chay của thời đại tiên tiến của chúng ta đây, qủa thật không có thể so sánh được với các mùa chay mà cha me hay ông bà chúng ta đã sống qua xưa kia. Một phần nào đúng theo tinh thần giữ chay, khổ chế của người xưa. Có vẽ tự nhiên hơn bây giờ. Thế nhưng, khi sống tinh thần mùa chay, đó chính là sự tuân phục những đòi hỏi bên ngoài một cách tỉ mĩ cố định, và cứ thế mà thi hành. Tuy nhiên về nền tảng và căn bản thì ý nghĩa mùa chay của chúng ta hôm nay không khác biệt gì với người xưa, bởi vì những gì trước đây hay thời nay, thì mùa chay đều mời gọi chúng ta hãy biết lằng nghe lời Con yêu dấu của Chúa Cha, để ta bước vững vàng hơn theo Ngài, và để chúng ta dấn thân một cách kiên cường trên con đường thập giá gồ ghề, đầy sỏi đá và bụi bặm khô khan. Song chỉ có con đường này, qủa con đưòng này mới dẫn chúng ta đến Phục Sinh, và niềm vui bất tận với Chúa Ki-tô cùng được biến hình và vinh quang với Ngài Amen. 


Lm. Phêrô Lê Quang Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét