CHÚA NHẬT THỨ MƯỜI CHÍN THƯỜNG NIÊN
KHÔN NGOAN 18, 6-9 ; DO THÁI 11,1-2.8-19 ; LU-CA 12, 32-48
Những Kiều Dân Và Những Người Lữ Khách
Thiên Chúa đã không tạo dựng trái đất chúng ta sống, để trái đất này trở nên một thung lũng của nước mắt. Lý thực Chúa Trời tạo dựng trái đất này quả tốt đẹp dường bao : như với muôn vàn dị thảo, có muôn chim thú cùng hoa lá, cỏ cây xinh tươi, rồi Chúa giao trái đất đó cho chúng ta trông nom, hầu để ta sống có được hạnh phúc. Do thế chúng ta phải yêu thương trái đất này, và chúng ta cố gắng yêu thương sự sống chúng ta đang có cùng đang sống. Ðể từ đó những công việc cùng lòng nhiệt tình của chúng ta, rồi tình yêu và sự tìm kiếm của ta, đòi hỏi chúng ta biết đánh giá cùng lượng định các giá trị của chúng.
Chúng ta cảm thấy rằng tất cả những gi liên thuộc đời sống trên trái đất này, hẳn không hoàn toàn là những cành hoa hồng nhung tươi nở. Bởi đời sống trần thế này : có bệnh tật, ốm đau, có hận thù, ghen ghét, có ganh tị, đố kỵ, có thất bại, chua cay, có không thông cảm, vô cảm, có loại bỏ, thải hồi, có xung khắc và chiến tranh cùng đẩy dẫy bất công xã hội, và không có công bình cùng công lý vv.. Co những người giàu sang dư dả vật chất, tiền bạc, nhưng lại thiếu lòng từ tâm chia sẻ của mình có cho những nguười nghèo khổ. Lại nữa có tai biến luôn xảy ra, và có vô vàn chuyện thương tâm đau lòng nguời, hằng hiện thực với chúng ta trên địa cầu ta sinh sống mỗi ngày. Từ đó, chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống ở trên trái đất này là vô thường.
Ðúng thế ! Trái đất chúng ta sống không là thiên đàng tại thế, và trái đất không phải là mục đích tối hậu mà ta bắt thấy ở nó là nơi cư ngụ vĩnh cửu của đời ta. Trái đất sẽ đi qua như mọi người chúng ta sẽ đi qua.Trái đất không phải là nơi chốn để chúng ta có thể xây dựng mài nhà cùa mình mãi mãi. Vì trên trái đất này, sẽ đến một lúc, một khoảnh khắc, chúng ta mỗi người đều phải vĩnh biệt những người thân yêu : ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, bằng hữu… Thế đó, trái đất là nơi con người sinh ra, và cũng là nơi họ xuôi tay nằm xuống.
Ðây là những sự thực và hiện thực, là những câu hỏi đưa ra, để chúng ta có thái độ như thế nào khi chấp nhận trái đất này ? Nhiều người nghĩ rắng : họ biết khi họ chết, hõ sẽ gắn chặt thân mình vào với trái đất này. Họ không cảm thấy gì hoặc không hiểu gì ở thế giới bên kia sau cái chết. Theo họ, khi họ nằm xuống trên trái đất này, thì chính là lúc đời người chấm dứt tất cả. Chân trời cùng dự kiện sự sống của họ, tình yêu cùng mọi lý tưởng của họ là thuộc về trái đất này.
Trong lúc đó, thái độ cùng quan niệm và niềm tin của một Ki-tô hữu như chúng ta, là rõ ràng khác hẳn. Theo niềm tin của người Ki-tô hữu, thì trái đất là nơi chốn đi qua hay chuyển tiếp, và trên trái đất này người Ki-tô hữu chúng ta tự biết mình là kiều dân cùng người lữ hành. Chúng ta cảm nhận được mình là lữ hành đang dấn bước hướng về một quê hương khác, một trái đất khác, quê hương đó chính là Nước Trời Vĩnh Củu, là nơi Thiên Chúa Ba Ngôi cùng Ðức Mẹ và các triều thần thánh đang sống và chờ chúng ta hội ngộ.
Thật thế, tất cả các điều nói đây đã được tường tả cách tuyệt vời trong thư Do Thái. Thánh Phao-lô nói về Tổ Phụ A-bờ-ra ham, Tổ Phụ đức tin của chúng ta, và Tổ Mẫu Sa-ra mặc dầu tuổi đã già nua, nhưng nhờ đức tin vẫn có thể thụ thai, sinh con nối giòng. Vì Tổ Mẫu chúng ta tin là Chúa Trời đã hứa, Ngài chính là Chúa Trời trung tín (Do Thái 11,11). Ðể rồi từ đó Tổ Phụ A-bờ-ra-ham cùng Tổ Mẫu Sa-ra, đã sinh ra một giòng giống vô vàn con cháu, sinh ra một dân nước mới : một dân nước của các tín hữu, và từ đó « họ khao khát có được một quê hương tốt đẹp hơn, quê hương đó là trên trời » (Do-Thái 11,16).
Chúng ta thấy một quê hương mới ở trong Nước Trời, cũng được bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến, mặc dầu theo dụ ngôn Chúa Giê-su giảng dạy có hơi khác. Ðó là câu hỏi vể giờ giấc mà Con Người sẽ đến (Lu-ca 12, 40). Qua dụ ngôn đó, Chúa Giê-su nói đến người chủ tín thác các đầy tớ của mình, nên giao nhà cửa ruộng vườn cho họ trông nom, sau đó ông chủ sẽ trở về xem xét của các đầy tớ mình làm ra sao. Qua đoạn Tin Mừng này khi chúng ta nghe cùng đọc, chúng ta liên tưởng đến việc tiên báo Nước Chúa ở đây. Nước Chúa đó đã được thiếp lập trên trái đất, tuy nhiên sự sung mãn thì chúng ta sẽ có được trong một thế giới khác. Thực Chúa nói ở đây được xác quyết cho mỗi một Chúa Nhật lúc chúng ta tham dự Thánh Lễ. Có nghĩa chúng ta tuyên xưng niềm tin mình rằng : « tôi tin kẻ chết sống lại cùng sự sống đời sau ».Vâng chúng ta tin ! Giống như Tổ Phụ và Tổ Mẫu A-bờ-ra-ham cùng Sa-ra, giống như các thánh và biết bao tín hữu khác đã tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Phần chúng ta, chũng ta cũng tin chắc như thế.
Chân thật với sâu sắc của con tim mình, thì hành động đức tin này sẽ đánh dấu cho tất cả sự hiện hữu của chúng ta. Sự hiện hữu cùng niềm tin đó sẽ cho ta một ý nghĩa mới. Quả vậy, ý nghĩa mà chúng ta sống, là sống cho Nước Chúa ở trần gian này. Nước Chúa đó là cả đời sống chúng ta tin cùng hướng về một thế giới ở trên trời, nơi đó ta sẽ đến và sống với Thiên Chúa. Do thế, chúng ta tin mình được mời gọi có một ngày ta sẽ sống với thế giới này, tất cả những gì chúng ta đã sống ở trên trái đất này sẽ thấy lại ở trên đó. Tuy nhiên không hẳn nhân loại, tất cả đều sống và có cùng niềm tin tuyệt đối như chúng ta.
Ðời sống sẽ bớt phần khó khăn hơn chăng khi chúng ta tin vào đời sống vĩnh cửu ? Người Ki-tô hữu sẽ không còn bệnh tật, hay các tai ương không xảy ra nữa sao ? Phải chăng các gia đình công giáo sẽ hết sự gặp khó khăn khi giáo dục cùng nuôi nấng con cháu mình ? Thế đó, ngay cả trong tình yêu của họ, thi người Ki-tô hữu cũng gặp các khó khăn nan giải giống như các người không tín ngưỡng. Từ quan điểm này, tất cả mọi người đều giống nhau, là phải chiến đấu vượt qua những khó khăn đó. Nói tóm lại, tất cả con người, là ai ai cũng gặp khó khăn. Không găp khó khăn này, thì ta sẽ găp khó khăn khác.
Tuy nhiên người Ki-tô hữu chúng ta tin và biết rằng khi mình sống đây, là sống phụng sự cho hướng đi về Nước Trời, và chuẩn bị sữa soạn cho ngày bước vào Nước Trời Vĩnh Cửu ấy. Cũng chính là ở trái đất này, và trải qua những đau khổ cùng niềm vui và hy vọng mà chúng ta thiết tạo nên sự vĩnh cửu của minh. Ðây chính là lời mời gọi của Thiên Chúa đến sự khôn ngoan của chúng ta. Ðó cũng là sự tỉnh thức cùng lòng trung thành của ta đối với Chúa Trời. Nhất là, để cho cuộc đời và tâm hồn chúng ta luôn được trầm tĩnh dù gặp những lúc gió mạnh, bảo táp hay biển động, thì suy gẫm Lời Chúa dạy : « các con hãy tạo cho mình một kho tàng ở trên trời, nơi kẻ trộm cùng mối mọt không đục phá » (Lu-ca 12,33). Hay nữa « các con hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về »( Lu-ca 12,36). Và Chúa nói thêm « hạnh phúc cho người tôi tớ khi chủ về thấy anh ta đang làm việc » (Lu-ca 12,43).
Quả thực, đời sống của chúng ta hằng ngày không dễ gì sống được cách như thế. Chúng ta thường quên đời sống của mình ở trái đất này chỉ là « những kiều dân và những người lữ hành ». Thế nhưng, may thay cứ mỗi Chúa Nhật hoặc mỗi Thánh Lễ hằng ngày, qua Bí Tích Thánh Thể chúng ta hằng được nhắc nhở lại điều này. Qua Thánh Lễ cử hành, thì Chúa Giê-su Phục Sinh đã hiến ban cho chúng ta Mình Thánh Ngài, hay là Bánh Thánh. Bánh Thánh đó là Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng ta, giúp chúng ta tiến bước mỗi ngày đi vào Nước Chúa, là Nước Vĩnh Cửu.
Sự sống lại này, qua đó chúng ta tin vào Chúa Giê-su, thì chính Ngài sẽ trở lại đón nhận chúng ta, mà qua việc làm, qua niềm vui cùng sự đau khổ, ta hoàn toàn chấp nhận trong niềm vui cùng hy vọng vào lời phán của Chúa, thi Chúa sẽ cho chúng ta sống lại, để cùng vào chung bàn tiệc thiết đãi mà Chúa đã dọn sẵn cho những người trung tín với Ngài.
Ðẹp thay Tin Mừng khẳng định rằng Chúa Giê-su đã sống lại, Ngài sẽ dọn tiệc thiết đãi. Nhất là, chính Chúa Giê-su sẽ phục dịch, Ngài sẽ đi đến chỗ của mỗi người để tiếp đãi các món ăn sơn hà hảo vị. Và có thể nhiều món ăn hơn thế nữa, nhiều hơn nữa sự thiết đãi yến tiệc của Chúa mà chúng ta hy vọng cùng nghĩ đến ngày hạnh phúc tuyệt trần đó. Amen !
Lm. Phêrô Lê Quang Dũng,
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCGVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét